la` vie^.c co' the^? xa?y ra, ha~y ddo`i cho ddu+o+.c ga(.p ma(.t o^ng Nguye^~n Va(n Ha?i.
Mylinhng@aol.com
From: vpttmtphap@gmail.com
To: lmpqvn06@gmail.com, duyact@yahoo.com.au, ple151@yahoo.com.au, email@dtvt.org, conglysuthat.100@gmail.com, info@cosunam.ch, b_minhquoc@yahoo.com.vn, nguyenbactruyen@gmail.com, do.manh-tri@neuf.fr, clbdanchutudo@gmail.com, phungtrangia@yahoo.com, vanphong8406@gmail.com, quang.bui-xuan@orange.fr, giadinhphattukimquang@gmail.com, phattuvietnam.net@gmail.com, dtndcvn@gmail.com, quang.bui-xuan@orange.fr, ltqvina@yahoo.fr, sinhviendanchu@yahoo.com, baosinhvienyeunuoc@gmail.com, sinhvienbinhdinh@gmail.com, mangluoi@lenduong.net, hanoihoabinhxanh@yahoo.com�, ngothihien@gmail.com, ngthihien09@gmail.com, phanthido09@googlemail.com, lethile655@gmail.com, Mylinhng@aol.com, bvinh2@aol.com, thanhnienvn2010@gmail.com, bt.pcm909@free.fr, tl.maido@gmail.com, ubcv.ibib@buddhist.com, Ngainguyen@aol.com, vuongkyson@yahoo.com, trankhuesaigon@yahoo.com, kimjune1944@gmail.com, huongtra13@gmail.com, thegioivihoabinh@gmail.com, honnhien29@gmail.com, bbt.danchimviet@gmail.com, vkt84@yahoo.com, vkt84@yahoo.com, baotudodanchuvn@gmail.com, harryvudin@gmail.com, longho4282@yahoo.ca, Crfvietnam@aol.com
Sent: 4/20/2011 9:13:28 P.M. Eastern Daylight Time
Subj: đề nghị yểm trợ chiến dịch điện thoại việt nam
20/04/2011 16:48 Ngày 20/4, Văn phòng Chủ tịch nước đã tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước về việc công bố Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Phòng, chống mua bán người, Luật Kiểm toán độc lập và Nghị quyết của Quốc hội về việc thi hành Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự. * Bổ sung quy định thủ tục đặc biệt xem xét lại quyết định của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự được Quốc hội thông qua ngày 29/3/2011 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2012. Luật đã thể chế hóa các chủ trương, đường lối, quan điểm về cải cách tư pháp đã được xác định trong các nghị quyết, văn kiện của Đảng, đặc biệt là Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.
Luật tập trung sửa đổi, bổ sung những vấn đề mà trong quá trình thực hiện Luật gặp nhiều vướng mắc, bức xúc, bao gồm những nội dung cụ thể trong 16 chương của Luật. Về nội dung xem xét lại quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, thực tiễn công tác giám đốc thẩm của Tòa án nhân dân tối cao cũng đã phát hiện một số quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có sai lầm nghiêm trọng nhưng pháp luật tố tụng hiện hành cũng chưa có quy định về vấn đề xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Mặt khác, khoản 1 Điều 21 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân chỉ quy định Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm chứ không quy định quyết định của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao là quyết định cuối cùng, do vậy cần thiết kế cơ chế đặc biệt khắc phục bất cập nêu trên. Do đó, khoản 52 Điều 1 của Luật đã bổ sung Chương XIXa quy định thủ tục đặc biệt xem xét lại quyết định của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Theo đó, Điều 310a quy định về yêu cầu, kiến nghị, đề nghị xem xét lại quyết định của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Điều 310b quy định về thủ tục và thẩm quyền xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. * Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội là đầu mối chính tiếp nhận và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán Luật Phòng, chống mua bán người gồm 8 chương, 58 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2012. Luật xác định rõ những hành vi bị nghiêm cấm, bao gồm: hành vi mua bán người theo quy định của Bộ luật hình sự và các hành vi trực tiếp liên quan đến việc mua bán người mà Công ước về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia liệt vào danh sách các hành vi buôn bán người để điều chỉnh một cách có đầy đủ, toàn diện các hành vi vi phạm trong lĩnh vực phòng, chống mua bán người. Bên cạnh việc xác định các nguyên tắc phòng, chống mua bán người, Luật cũng quy định rõ các chính sách của Nhà nước trong phòng, chống mua bán người; trong đó đáng chú ý là chính sách kết hợp phòng, chống mua bán người với việc thực hiện chương trình phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và các chương trình khác về phát triển kinh tế-xã hội. Về tiếp nhận, xác minh nạn nhân, Luật xác định Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội là đầu mối chính tiếp nhận và hỗ trợ cho nạn nhân. Tuy nhiên, để tạo thuận lợi cho nạn nhân thì Luật cũng quy định trước khi đến với Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội, nạn nhân có thể được một số cơ quan khác tiếp nhận, hỗ trợ ban đầu trong trường hợp cần thiết như UBND cấp xã, cơ quan giải cứu, cơ quan, tổ chức khác. Ủy ban Nhân dân cấp xã thực hiện việc hỗ trợ ban đầu các nhu cầu thiết yếu cho nạn nhân trong những trường hợp cần thiết và thông báo ngay với Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội. Trong thời hạn chậm nhất là 3 ngày, kể từ khi nhận được thông báo của Ủy ban Nhân dân cấp xã, Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội thực hiện việc tiếp nhận, hỗ trợ nạn nhân và phối hợp với cơ quan công an cùng cấp xác định thông tin ban đầu về nạn nhân trong trường hợp nạn nhân chưa có giấy tờ, tài liệu chứng nhận nạn nhân. * Luật Kiểm toán độc lập có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2012 Luật Kiểm toán độc lập có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2012, gồm 8 chương, 64 điều. Luật quy định về nguyên tắc, điều kiện, phạm vi, hình thức hoạt động kiểm toán độc lập; quyền, nghĩa vụ của kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam và đơn vị được kiểm toán. Luật cũng quy định một số nội dung liên quan đến kiểm toán các đơn vị có lợi ích công chúng; quy định về xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp trong hoạt động kiểm toán độc lập. Một số điểm mới của Luật Kiểm toán độc lập, bao gồm: quản lý nhà nước hoạt động kiểm toán độc lập, kiểm toán viên và kiểm toán viên hành nghề, điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán, nghĩa vụ của doanh nghiệp kiểm toán, nghĩa vụ của đơn vị được kiểm toán, kiểm toán các đơn vị có lợi ích công chúng, xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp. Luật quy định cơ quan quản lý Nhà nước (Bộ Tài chính) cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán; thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong lĩnh vực kiểm toán độc lập. Luật cũng quy định giao Bộ Tài chính hướng dẫn việc đăng ký và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề cho kiểm toán viên hành nghề. Văn phòng Chủ tịch nước cũng đã công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố Nghị quyết của Quốc hội về việc thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự. Theo TTXVN/Vietnam |
Thứ tư, 20/4/2011, 08:12 GMT+7 5 năm tới, Hà Nội cần gần 260.000 tỷ đồng, tương đương 12,9 tỷ USD để phát triển giao thông, giải quyết ùn tắc. Thành phố dự kiến xây hàng chục bãi đỗ xe cao tầng, lắp ghép và ngầm trong nội đô. |
Tắc đường thường xuyên tại nội thành Hà Nội vào giờ cao điểm. Ảnh: Hoàng Hà. |
Lãnh đạo Sở Giao thông Vận tải cho rằng, hiện quỹ đất dành cho giao thông quá thiếu, mới chiếm 7-8% đất đô thị, trong khi nhu cầu phải đạt 20-26%. Do vậy, thành phố cần tập trung mọi nguồn lực để phát triển đột phá về hạ tầng giao thông, giải quyết ùn tắc phương tiện tại nội đô.
Theo đề án của Sở, Hà Nội cần 259.888 tỷ đồng để đầu tư hạ tầng, trong đó vốn tập trung xây dựng các tuyến vành đai là khoảng 102.000 tỷ đồng, các trục chính đô thị hơn 50.000 tỷ đồng, quốc lộ hướng tâm 15.800 tỷ đồng...
Ông Nguyễn Quốc Hùng, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải cho biết, nguồn vốn sẽ được huy động từ nhiều kênh khác nhau, như ngân sách trung ương, thành phố và xã hội hóa. Ngoài ra, cần khai thác và sử dụng lợi thế của quỹ đất đô thị để đấu giá quyền sử dụng đất, tạo vốn cho mạng lưới giao thông, hoặc thu phí trên một số tuyến đường huyết mạch.
Tại cuộc họp với lãnh đạo các sở ngành của Hà Nội, nhiều ý kiến băn khoăn trước lượng vốn đầu tư lớn, các hạng mục đầu tư còn dàn trải. Ông Trần Đức Vũ, Phó giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư nhận định, số vốn 259.888 tỷ đồng tương đương nguồn chi ngân sách của cả thành phố, cố gắng lắm mới có thể huy động được một nửa. Ông Vũ cho rằng, thành phố nên tạo quỹ đất để phát triển hạ tầng, huy động vốn từ nguồn lực đất đai.
Ông Nguyễn Văn Dục, Phó giám đốc Sở Xây dựng nhận xét, ngành giao thông cần lường trước mức độ gia tăng dân số, gia tăng phương tiện cá nhân trong những năm tới để đưa ra chi tiêu phù hợp, nếu không sẽ lạc hậu với tốc độ phát triển. Ngoài ra, để hạn chế ùn tắc giao thông, thành phố cần hạn chế xây dựng nhà cao tầng trong thành phố, giãn dân nội thành.
Theo đại diện Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội, đề án của Sở có nhiều dự án dàn trải rất khó thực hiện, như thành phố sẽ hoàn thiện 4 vành đai trong 5 năm là khó khả thi. Đặc biệt, các bãi đỗ xe không thể xây dựng nhiều vì thiếu diện tích đất, do vậy có thể tận dụng các tuyến đường để đỗ xe.
Tại cuộc họp, Phó chủ tịch Hà Nội Nguyễn Văn Khôi đã đồng ý tới những đề xuất của Sở Giao thông Vận tải. Ông nhấn mạnh cần tăng thêm các bãi đỗ xe ở vành đai 2, 3 để đáp ứng cho phương tiện bên ngoài vào nội thành. Ngoài ra, cần hạn chế tăng dân cư trong trung tâm, yêu cầu các tòa nhà cao tầng phải đáp ứng đủ chỗ đỗ xe không chỉ cho cư dân trong tòa nhà mà cả lượng khách đến.
Đoàn Loan
Rùng rợn phận con người ngày nay dưới chế độ công an trị giữa thủ đô Hà Nội
Năm 1945, ông Hồ Chí Minh đã trịnh trọng đưa quyền con người được nêu trong bản Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ năm 1976 và bản Tuyên ngôn Nhân quyền của cách mạng Pháp năm 1978 chiếm vị trí trọng tâm trong bản Tuyên ngôn của mình ngày 2-9 và tái khẳng định quyền bất khả xâm phạm đó. Trong bản Hiến pháp trang trọng của nước CHXHCN Việt
Điều 8 :
Các cơ quan Nhà nước, cán bộ, viên chức Nhà nước phải tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng.
Điều 69 :
Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật
Điều 71 :
Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm. Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt và giam giữ người phải đúng pháp luật. Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của công dân.
Điều 72 :
Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật. Người bị bắt, bị giam giữ, bị truy tố, xét xử trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất và phục hồi danh dự. Người làm trái pháp luật trong việc bắt, giam giữ, truy tố, xét xử gây thiệt hại cho người khác phải bị xử lý nghiêm minh
………………..vv và vv…………….
Nhưng thực tế thân phận người dân Việt Nam dưới chế độ độc đảng, công an trị hiện nay ở thủ đô Hà Nội hoàn toàn ngược lại với những gì mà ông Hồ Chí Minh tuyên ngôn năm 1945 và với những điều trong bản hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam đã nêu trên đây. Bản thân tôi và rất nhiều đồng bào bị công an bắt, khủng bố đe dọa đánh đập nhục mạ ngày 4-4-2011 là những bằng chứng mạnh mẽ tố cáo việc coi thường luật pháp và vi hiến của công an và nhà cầm quyền cộng sản Hà Nội .
Báo chí trong nước đưa tin sáng ngày 4-4-2011, tại trụ sở tòa án thành phố Hà Nội đặt trên số 43 phố Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm sẽ mở phiên tòa xét xử tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ. Nhưng trước đó nhiều ngày nhà tôi ở nhờ đã bị công an, an ninh liên tục đến sách nhiễu với lý do kiểm tra tạm trú…Các trường hợp đặc biệt là những nhà tranh đấu dân chủ khác, như nhà riêng nhà báo Nguyễn Khắc Toàn, luật sư Nguyễn Văn Đài vừa mới ra khỏi nhà tù thì đã bị công an chăm sóc đặt chốt canh gác suốt từ chiều tối ngày 3/4/2011 đến suốt cả đêm rồi đến hết sáng và đầu giờ chiều ngày 4/4/2011, họ chỉ giải tán chốt canh gác khi phiên tòa Ts Hà Vũ đã khép lại mà thôi. Đối với hoàn cảnh của riêng tôi, không chỉ có vậy toán an ninh của sở công an thành phố còn gọi điện khủng bố chồng tôi hãy về nhà để ngăn cản không cho tôi đến dự phiên tòa sáng ngày 4/4/2011. Mặc dù phiên tòa này đã được báo chí của đảng, nhà nước tuyên truyền rầm rộ là " xét xử công khai theo đúng luật pháp"…, dù tôi hiểu rằng mình có đến được ở đây thì cũng chỉ được đứng ở vỉa hè cách xa phòng xử án nhiều lớp công an chìm nổi mà thôi. Nhà nước CSVN thì thông tin là xử công khai nhưng có người dân thường nào được đến bên ngoài tòa án đàng hoàng, an toàn đâu, đến ngay như vợ của tiến sĩ Hà Vũ là luật sư Nguyễn Thị Dương Hà phải đấu tranh mãi chính quyền, tòa án mới cho giấy đến dự vào ngày giờ chót trước khi màn kịch xét xử được kéo màn trình diễn qua loa, chiếu lệ trước sự chê cười của cả thế giới văn minh, tiến bộ. Liên hệ việc này tôi lại nhớ đến vụ tòa án tỉnh Thái Bình "xét xử" cựu trung tá quân đội nhân dân VN - Trần Anh Kim- cựu phó tổng thư ký đảng Dân chủ Việt Nam, chị Nguyễn Thị Thơm – vợ Anh Kim- khi hỏi cán bộ tòa giấy mời dự phiên tòa của chồng mình thì được họ nói : "Mai chị đến tòa chúng tôi "xé vé" cho chị vào". Quyền của các thân nhân mà nhà nước cho đến mới được đến, nhà nước có "xé vé" mới được vào… Như vậy phải chăng nhà cầm quyền dựa vào luật quyền "riêng" của mình để hành xử với người dân như vậy. Thế nên để đến được khu vực phiên tòa diễn ra sáng 4-4-2011, tôi đã phải dùng mọi mưu mẹo mới thoát được sự canh gác của hệ thống an ninh, mật vụ của họ…
Khoảng lúc 8 giờ sáng, tôi đã có mặt tại ngã tư phố Hai Bà Trưng – Quang Trung (khu vực này cách trụ sở tòa án Hà Nội khoảng 200 mét) tôi thấy có rất nhiều công an đang kéo hàng rào sắt và dây chão to ra ngăn đường, tất cả những ai muốn vào khu này đều phải có giấy mới được công an cho đi. Tôi đổi hướng đi sang các đường phố khác để hy vọng đi vào gần khu vực tòa án hơn. Nhưng mong muốn của tôi bị nhà cầm quyền cho hàng trăm, ngàn công an và hàng rào barie ngăn cản, tất cả các con đường dẫn đến trụ sở phiên tòa đều bị chặn lại, đường phố vắng lặng không bóng người qua. Tôi đành chọn cho mình một chỗ đứng trên vỉa hè phố Quán Sứ cạnh khách sạn Hanoi Tower – địa điểm nhà tù Hỏa Lò cũ để đứng cùng với hàng trăm, ngàn đồng bào khác kéo đến dự vụ xử án Ts Hà Vũ. Tại địa điểm này tôi nhìn thấy rất đông các cụ lão thành cách mạng Cộng sản, những người đã cống hiến cả cuộc đời cho cuộc "cách mạng cộng sản" mà trong nước hay được gọi cái tên mỹ miều là " cách mạng giải phóng dân tộc"; nhiều người dân lam lũ từ các quê nghèo xa Hà Nội hôm nay đã cố gắng lên Hà Nội tay đang cầm bánh mỳ ăn cho đỡ đói đứng ngóng vào nơi trụ sở tòa án Hà Nội và còn rất nhiều bà con công nhân, trí thức khác. Đặc biệt cũng có rất nhiều những gương mặt trẻ trung của các cựu sinh viên khoảng 25-27 tuổi, những sinh viên cách đây mấy năm tham gia biểu tình Hoàng Sa – Trường Sa ở tòa sứ quán Trung Quốc cũng có mặt. Tất cả mọi người sôi nổi tranh luận, trao đổi với nhau về việc tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ sẽ bị ra tòa sáng hôm nay. Có cụ nói : "tôi đã tham dự nhiều phiên tòa như phiên tòa xử ông Tạ Đình Đề, phiên tòa xử các luật sư Nguyễn Văn Đài – Lê Thị Công Nhân và gần đây phiên xử 2 nhà báo Nguyễn Văn Hải, Nguyễn Việt Chiến. Thế nhưng tôi thấy "chưa bao giờ nhà nước lại ngăn đường để cản trở người dân đến gần nơi xử án như ngày hôm nay, cũng như chưa bao giờ nhiều công an nổi, chìm đông như hôm nay. Riêng ở khu này công an sắc phục có cả áo sơ mi, áo cộc, quần bò… đã hàng trăm đứng thành hàng lớp để theo dõi xua đuổi dân như vụ xử này "….
Việc phải đứng từ xa trụ sở tòa án và luôn bị công an đàn áp, hù dọa cũng không làm ai nản lòng, mọi người vẫn liên tục đổ về tập trung. Cuộc tranh luận về việc tiến sĩ luật Hà Vũ kiện thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vụ việc đã cho Trung Quốc vào khai thác bauxit ở Tây Nguyên là việc làm ở Việt Nam gọi là kinh thiên động địa. Ở các nước dân chủ thì việc người dân kiện lãnh đạo quốc gia như việc tiến sĩ họ Cù đã làm là một việc rất bình thường. Nhưng ở Việt
Lúc ngồi trên xe tải nhỏ có gắn chữ 113 thì tên lái xe mặc sắc phục công an mầu xanh rêu côn đồ quay lại đánh tôi. Tôi kêu to tôi làm gì mà bắt tôi, đánh tôi. Tên này vẫn hung hăng bỏ cả lái xe để quay lại đánh tôi đến khi tôi nói giữa xe công an ban ngày mà công an còn đánh dân thế thì người đàn ông Trịnh Xuân Tùng ở bến xe Giáp Bát hôm nọ các ông đánh gẫy cổ người ta là không thể chối cãi được nữa đâu. Thấy tôi nói có lý, nên viên công an nhiều tuổi ngồi cạnh tôi mới can ngăn không cho tên kia đánh tôi nữa. Nhưng tên này vẫn hăm dọa tôi, hắn kể lúc nãy có mấy bà bị đánh, hắn nói lái đi là không biết ai đánh. Tôi bảo hắn : các bà bị đánh không biết ai đánh mình, nhưng tôi, tôi biết ông – ông mặc quần áo đeo lon ngồi trên xe gắn biển công an mà ông ngang nhiên đánh tôi, đến lúc này hắn mới thôi hăm dọa tôi. Tôi bị công an bắt vào quận công an Hoàn Kiếm – trụ sở đóng đối diện với Tháp rùa – Hồ Hoàn Kiếm – Hà Nội có con đường phố Lý Thái Tổ. Vào đến trụ sở họ hỏi cung thẩm vấn và đòi khám xét thu giữ giấy tờ của tôi. Tôi nói : "vở viết của tôi, tôi chỉ chép lại những điều mà báo chí trong nước đưa tin thôi". Tôi mở ra và viên công an này xem thì thấy toàn những đoạn văn tôi chép báo Thanh niên, Tuổi trẻ, Tiền phong… Tôi còn đọc và đưa cho ông này xem đoạn văn tôi trích báo Thanh niên chủ nhật ngày 07-11-2010 bài "Thiên tai và tái nghèo" : Muốn quy hoạch dân cư đến nơi cao hơn, mỗi xã phải mất đến cả trăm tỷ đồng… Nhiều địa phương không có lấy một chiếc thuyền công để đi cứu dân thì lấy đâu ngân sách để đầu tư chừng đó tiền. Một chủ tịch xã trong vùng lũ Hà Tĩnh nói thật lòng : " Nếu nhà nước đầu tư cho mỗi xã chúng tôi chục chiếc thuyền thì lãnh đạo cấp trên cứ ngủ ngon giấc chứ chẳng phải lo ai chết cả". Tôi còn cho ông ta xem đoạn văn tôi ghi ở báo Tiền phong đại ý : Đại lễ 1000 năm Thăng Long vừa qua ngày 10-10 có 10 chiếc máy bay trực thăng bay diễu qua bầu trời thủ đô. Và báo đưa tin hôm trước 09-10 thì chỉ có 02 chiếc trực thăng vào cứu bà con vùng lũ lụt nhưng 01 chiếc thì hết xăng, chiếc còn lại thì thả hàng cứu trợ giữa vùng nước mênh mông. Đọc xong tôi hỏi viên sĩ quan công an : "ông có thấy đau lòng không, tôi đấu tranh để cho nhiều người được sống chứ không phải bị chết oan như vậy. Tiền của dân mà dân đâu được dùng…". Ông này nghe vậy đã định trả tôi giấy tờ thì ông công an khác lại đọc đoạn tôi chép : "Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ – phiên tòa của Đ & N2 xét xử niềm tin của Việt tộc". (tôi viết tắt chữ đảng và nhà nước), ông ta kêu lên thu giấy tờ của tôi nhưng khi đọc đoạn tôi chép : "Ngày niềm tin và hành động" 1- Nếu bạn tin rằng dự án khai thác bau xite ở Tây Nguyên là hiểm họa cho đất nước. việc kiện ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ra quyết định trái pháp luật khi vẫn tiếp tục dự án này, bất chấp những phản đối của dư luận là một việc làm chính đáng. Phiên tòa ngày 4-4 của Đ & N2 là phiên tòa phán xét niềm tin của bạn… Tôi hỏi các ông này, việc tôi chép những đoạn văn như vậy có sai không ? Các viên công an CS này không nói gì, nhưng lúc này họ nhận được lệnh nhốt tôi xuống buồng giam ở tầng trệt của tòa nhà. Vào dãy phòng giam tôi nhìn thấy hơn 10 người dân cũng đã bị bắt đang ngồi trong đó. Lúc này là buổi trưa, chắc công an đi ăn hết, chúng tôi tranh thủ hỏi thăm nhau thì có 2 người đàn bà tên Liên và Hồng mà lúc nãy tên lái xe công an đã đánh họ, họ kể việc bị bắt đánh chỉ vì những lý do rất đơn giản. Bà Liên, 56 tuổi nói : "tôi đi đến tòa Hà Nội nộp đơn vì tên chánh án tòa Nguyễn Sơn hơn một năm nay không chịu cho giấy tờ. Tôi thấy căng dây, ngăn đường không cho đi mới hỏi sao lại ngăn đường thế này thế là chúng bắt vào đây ". Bà Hồng đi cùng buột mồm nói : "nó ngăn đường để bọn tham nhũng cướp cho dễ ấy mà". Nghe bà Hồng nói thế đám mật vụ xông vào kéo tay đẩy bà này lên xe cảnh sát, thấy bà Hồng bị bắt, bà Liên hỏi sao lại bắt bà Hồng, chỉ có vậy mà công an lại xô bắt tiếp bà Liên…
Còn 2 người đàn bà ở ngoại thành thì vừa nửa khóc mếu nói : "chị em tôi có biết gì đâu, 2 chị em ở huyện Sóc Sơn cách Hà Nội 30 kilomet, hôm nay lên thủ đô đi chợ Đồng Xuân chơi mua áo cho con cháu, đi bộ đến đây thấy đông đứng lại ngó thì thấy họ bắt một anh thanh niên mới nói : sao anh bị bắt, chỉ vậy họ bắt tôi, cô em đi cùng đây thấy tôi bị bắt gọi chị ơi công an nghe gọi quay lại bắt nốt. Hai chị em bị bắt từ 9 giờ sáng tới giờ, đã đi chơi ngắm phố được đâu. Một người đàn ông thì lặng im, gãi đầu nói : tôi thì đưa vợ đi khám bệnh (bệnh viện phụ sản trên phố Triệu Quốc Đạt ở gần trụ sở tòa án Hà Nội). Vợ vào phòng khám, tôi đứng ngoài đường thấy đông người đứng tụ tập gần đấy, thấy nhiều người chụp ảnh, điện thoại của tôi cũng chụp ảnh được nên tôi cũng giơ điện thoại chụp. Thấy thế mấy thanh niên nam giới mặc áo sơ mi xông vào bẻ tay bắt vào giam ở đây. Vào đây tôi mới biết đấy là an ninh, mật vụ chìm bắt tôi, mà tôi chẳng hiểu tôi bị tội gì mà bị bắt ? Còn mấy em nam tuổi khoảng 25-27 kể : "cháu đứng đấy cũng thấy mọi người chụp ảnh cũng giơ máy ảnh chụp cũng bị công an và mấy ông mặc quần áo đeo băng trật tự dùng dùi cui đánh, bẻ tay dồn lên ô tô nhốt vô đây". Mọi người trao đổi với nhau, họ thắc mắc sao lại ngăn đường và công an đông thế tôi có nói cho họ biết hôm nay tòa xử ông tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ vì ông kiện thủ tướng… mấy bà nông dân không rõ việc ông họ Cù này dám "Cù" cả thủ tướng nên thắc mắc có thế thôi chị em tôi đi đường làm sao mà bị bắt và hỏi tôi khoảng bao giờ chúng tôi được thả ra về. Tôi chủ quan đoán chắc, nói : như mọi lần có những phiên tòa chính trị thì chúng tôi có bị bắt vào đồn công an thì khi nào phiên tòa bế mạc thì mọi người sẽ được thả. Nhưng sự thật tôi đã nhầm, vì lần này chúng tôi bị nhốt vào phòng giam cùng những kẻ trộm cắp. Và lúc này các thủ đoạn khủng bố, đàn áp của công an CS đã được dở ra để tra tấn chúng tôi, lúc này tôi càng thấy câu dặn của ông cha ta thật quá đúng : "một ngày trong tù bằng nghìn thu ở ngoài ".
Đến buổi trưa họ mua bánh mì kẹp chả đưa vào cho chúng tôi, nhưng không ai dám ăn vì sợ bị đánh thuốc độc, chúng tôi nhịn đói vì nghĩ tí nữa tòa xử xong thì căng lắm đến chiều họ thả cho về lúc ấy về nhà ăn bù sau. Nhưng đến chiều công an liên tục thẩm vấn tra hỏi chúng tôi xoay quanh việc tại sao chúng tôi đến gần trụ sở tòa án Hà Nội nơi có phiên tòa xử ông tiến sĩ họ Cù. Công an họ không tin mấy người đàn bà nông dân chỉ vô tình đi qua họ tra hỏi các bà này gần chục cuộc làm các bà khóc dở mếu dở. Nên đến tối khoảng 20 giờ công an dụ dỗ các bà lăn tay, chụp ảnh viết giấy cam đoan rồi họ thả các bà ra về là các bà tin đi lăn tay ngay. Còn mấy người chúng tôi ở phố thì cương quyết phản đối : "chúng tôi đang đi ngoài đường, các ông bắt nhốt vào đây, chúng tôi không có tội tình gì chúng tôi không lăn tay chụp ảnh". Mấy người đàn bà nông dân cứ van nài chúng tôi : "chị ơi nếu chị không lăn tay chụp ảnh thì họ không cho chúng em ra về đâu". Tôi nói : "mấy ông công an, các bà đã lăn tay, chụp ảnh rồi họ còn không biết rõ quyền của mình bị các ông dọa họ còn viết bản cam đoan với các ông thì các ông thả họ ra về đi. Còn tôi không lăn tay, chụp ảnh các ông vô cớ bắt tôi thì các ông phải thả tôi về. Mà tôi thấy các bà ấy còn cam kết không dám đi lên Hà Nội và khi nào công an gọi thì họ đến ngay. Thế thì thân phận con người ở Việt
Tôi đã bị công an CS Hà Nội bắt giữ, đánh đập tàn nhẫn rất nhiều lần nhưng lần này là lần đầu bị nhốt trong phòng giam, bị hành hạ đe dọa nhục mạ đến từ 11 giờ ngày 4-4 sang đến khoảng 3 giờ sáng ngày 5-4-2011 tôi mới được tạm thả về nhà. Tôi thấy rùng rợn thương cho thân phận của người dân Việt
Hà Nội ngày 10-15 / 4 / 2011
Nhà báo Dương Thị Xuân - Thư ký Tập San Tự Do Dân Chủ
Nhà ở gia đình tôi đã bị chính quyền và công an Hà Nội phá hoại tan hoang năm 2008 nay đang phải đi ở nhờ bà con họ hàng
Điện thoại : 0124-361-4421
Email : hanoihoabinhxanh@yahoo.com
Chú thích : Trong bài này, tôi có kèm tấm hình ảnh minh họa quang cảnh bên ngoài trụ sở công an quận Hoàn Kiếm, nơi đã bắt giam, đánh đập, ngược đãi hàng chục đồng bào VN vô tội chỉ vì đến dự phiên tòa xứ án Ts Cù Huy Hà Vũ vào sáng ngày 4/4/2011 mà trong đó có Ls Lê Quốc Quân, Bs Phạm Hồng Sơn và tôi
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Lời bàn tí: Ngộ thiệt, chế độ Nguyễn Tấn Dũng bắt người phạm tội chính trị, những chối leo lẻo là chẳng bao giờ có tù nhân chính trị. Đơn giản, họ chỉ có Bộ Luật Hình Sự, chẳng có một bộ luật chính trị nào. Mà có sao được, khi chế độ Dũng đang là thành viên của WTO và là thành viên không thường trực của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc. Lẽ dĩ nhiên chế độ Dũng phải tuân thủ những nguyên tắc, luật lệ của WTO và LHQ, trong đó có Điều 19 của Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyến, và cũng Điều 19 của Bản Công Ước Về Quyền Dân Sự Và Chính Trị. Họ tuân thủ qua Bản Hiến Pháp, nhưng thật ra bản chất cố hữu vẫn là những trò bịp bợm thế giới. Thế giới văn minh họ chế tạo ra căn-nhà-di-động, điện-thoại-di-động, còn nước CHXHCNVN chế ra "Biển-Cấm-Di-Động", thế là bất cứ lúc nào, bất cứ tại đâu, họ chỉ cần dí cái BCDĐ này vào mặt bạn, là họ có quyền giam giữ bạn, vì bạn đã vi phạm luật pháp của nước CHXHCNVN. Họ đã bắt LS Lê Quốc Quân và BS Phạm Hồng Sơn vào trường hợp này. Chế độ Dũng sẵn sàng ngồi xổm lên luật pháp. Thí dụ bạn chụp hình vài con khỉ đột, bọn chúng chỉ cần cầm tay cái biển "Cấm-Chụp-Hình" dí vào mặt của bạn, và bắt bạn vào tù vì tội vi phạm luật pháp của nước CHXHCNVN.
Ở đời, khi muốn làm bạn với nhau phải chân thành, những kẻ chuyên môn bịp bợm, sớm muộn sau cũng sẽ bị phơi bày trước ánh sáng. Đó là lý do tại sao Thụy Điển, sau 42 năm làm bạn với nước CHXHCNVN đã bỏ chạy, theo sau Hoa Kỳ đóng của Văn Phòng Di Trú, Anh chấm dứt những viện trợ, và Nhật cũng cắt hết viện trợ...