THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

17 December 2010

Re: # Tho^ng Ba'o 2 - Skype Va` Blog Cu?a LS Le^ Tra^`n Lua^.t Dda~ Bi. Cu+o+'p

 
 
In a message dated 12/16/2010 7:41:26 P.M. Eastern Standard Time, xxx@googlemail.com writes:
Cám ơn chị rất nhiều. Xin làm phiền chị thông báo lại giúp là password skype của Ls Lê Trần Luật đã nhờ anh em giúp thiết lập được new pass, còn blog thì chưa làm được. Từ nay cho đến khi thông báo lại, xin mọi người đừng tin những gì viết trong blog của Ls Lê Trần Luật là của anh ấy.
Kính mến

Quyền lực và quyền người !!!


Xã luận bán nguyệt san Tự do Ngôn luận số 113 (15-12-2010)

            Trong một đất nước theo thể chế văn minh hiện đại, các quyền con người ghi trong Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền công bố cách đây 62 năm (10-12-1948) và sau đó được chi tiết hóa hơn trong 2 Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự, Chính trị, Kinh tế, Văn hóa và Xã hội công bố ngày 16-12-1966 (tính ra có tới 26 quyền), tất cả đều được công nhận và được bảo vệ bằng nhiều cơ chế trong xã hội mà ta có thể gọi là những quyền lực, những quyền lực phục vụ quyền người. Theo ý kiến chung thì có 7: đó là lập pháp, hành pháp, tư pháp, công an, quân đội, báo chí và tôn giáo.

            Nhân dịp thế giới vừa mừng Ngày Nhân quyền quốc tế lần thứ 62, chúng ta thử xem 7 quyền lực ấy phục vụ quyền người như thế nào trong chế độ Cộng sản Việt Nam hôm nay, sau đó sẽ xét xem nguyên nhân và hậu quả của sự việc này.

            1- Các quyền lực phục vụ thế nào ?

            a- Ai cũng biết Quyền lập pháp (nằm trong tay Quốc hội do dân bầu) là quyền soạn thảo Hiến pháp rồi các luật lệ phục vụ nhân quần xã hội. Quốc hội còn đóng vai trò xem xét, chất vấn hành pháp, tức là chính phủ. Thế nhưng tại Việt Nam, thành viên Quốc hội qua 11 khóa đều do đảng CS chọn lựa, đều là thành viên hoặc cảm tình viên của đảng, thay vì làm dân biểu thì làm đảng biểu (đảng biểu gì làm nấy). Họ đã soạn ra nhiều bản Hiến pháp dành quyền cai trị tuyệt đối và vĩnh viễn cho đảng, soạn ra những luật lệ phần lớn có lợi cho đảng hay các phe nhóm trong đảng. Trong quá khứ, họ chẳng bao giờ dám chất vấn chính phủ, càng không dám chất vấn đảng. Gần đây thì có hiện tượng một số đại biểu xem xét nội các của Nguyễn Tấn Dũng, phản đối dự án đường sắt cao tốc, hạch hỏi về việc khai thác bauxite, đòi điều tra vụ vỡ nợ của Vinashin, đề nghị bỏ phiếu tín nhiệm thủ tướng… Nhưng rồi chẳng đi tới đâu. Cơ quan quyền lực tối cao trên danh nghĩa vẫn là cơ quan bất lực thê thảm trên thực tế!

            b- Quyền tư pháp nơi Tối cao Pháp viện là quyền xem xét Hiến pháp và các Luật do Quốc hội ban hành. Xem xét Hiến pháp có đúng và đủ không, các luật có vi hiến và mâu thuẫn nhau không. Quyền tư pháp nơi các tòa án là xem xét những vụ việc và những con người vi phạm luật pháp, bảo vệ công lý, trừng trị kẻ gian ác và bênh vực người ngay lành. Thế nhưng tại Việt Nam, cho tới giờ này chẳng hề có viện Bảo hiến, và các luật chồng chéo nhau thì vô số kể, dù đó là từ trung ương hay địa phương. Tòa án thì trở thành công cụ để hợp thức hóa các hành động sai trái hay các quyết định bất công của đảng, của phe phái trong đảng, của thành viên đảng tại bản địa. Trong vô số các vụ án hình sự, công lý thuộc về kẻ có quyền lớn hay tiền nhiều. Trong mọi vụ án chính trị, quan tòa luôn có sẵn bản án trong túi, và kẻ chiến thắng cuối cùng bao giờ cũng là đảng.

            c- Quyền hành pháp nằm nơi bộ máy nhà nước, bộ máy hành chính, có mục đích phục vụ các vấn đề, các nhu cầu, các quan hệ của công dân mà có liên quan tới luật pháp, tới trật tự xã hội. Người dân đến các cơ quan công quyền để giải quyết giấy tờ có liên quan đến việc sinh tử, việc làm ăn, việc cư ngụ, việc sở hữu… trong tư thế của một chủ nhân đến với đầy tớ được mình trả lương và tự xưng là công bộc. Thế nhưng tại Việt Nam, hành chính đã trở nên "hành là chính". Nhân viên nhà nước tự coi mình như kẻ ban ơn, bắt người dân phải đợi chờ, phải lui tới, phải khúm núm, phải xin xỏ, thậm chí phải hối lộ (thủ tục "đầu tiên")… Rủi "có vấn đề" (tức là liên quan tới một vụ việc chính trị hoặc đơn giản là xung đột với quan trên) thì đừng hòng mong xét đơn, cấp giấy, giải quyết vụ việc một cách suôn sẻ…

            d- Công an cảnh sát, theo định nghĩa, là lực lượng có nhiệm vụ bảo vệ an ninh, giúp đỡ dân lành, duy trì trật tự xã hội. Họ thường được gọi là bạn dân. Thế nhưng ngành công an trong các chế độ CS đã khét tiếng với những cái tên không bao giờ xóa mờ trong lịch sử tội ác của nhân loại, như KGB (Liên Xô), Securitate (Rumani), Stasi (Đông Đức)… Công an Việt Nam cũng chẳng kém. Với châm ngôn "Chỉ biết còn đảng còn mình" (tức "chỉ biết có đảng có mình"), công an cảnh sát thay vì làm đầy tớ nhân dân (như họ thường nói) thì lại làm đầy tớ, chó săn của đảng (CSCĐ), của những đảng viên cấp cao hay cấp thấp đang có quyền lực điều động họ. Họ là lực lượng sách nhiễu hăm dọa các nhà đối kháng, khủng bố ép cung các bị cáo chính trị, đánh đập hành hạ các dân oan đấu tranh, thậm chí đôi lúc còn gây thương vong cho những công dân chỉ vi phạm luật đi đường. Họ bị gọi là "xã hội đỏ", tàn ác và nham hiểm hơn cả "xã hội đen". Hiện nay, vô số công an mang tâm tính của côn đồ cũng như vô số côn đồ mang sắc phục công an. Bằng chứng thì nhiều vô kể.

            e- Quân đội là lực lượng bảo vệ quốc gia, giữ gìn bờ cõi, canh giữ vùng trời vùng biển của Tổ quốc, chống lại mọi lực lượng ngoại thù. Họ là công cụ của nhân dân, của đất nước, không bao giờ bị chính trị hóa thành công cụ của một giai cấp, một đảng phái, một thế lực nào cả. Thế nhưng cái tên gọi "Quân đội nhân dân" tại Việt Nam chỉ là một từ mai mỉa. Điều này càng thấy rõ qua một bài viết gần đây, "Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng làm thất bại âm mưu "phi chính trị hoá quân đội" của các thế lực thù địch trong tình hình hiện nay", đăng trên www.tuyengiao.vn ngày 29-11-2010. Trong thực tế, quân đội nhân dân VN một thời nằm dưới sự điều động của CS Quốc tế (để xâm lăng VNCH) và nay thì nằm dưới sự khống chế của CS Trung Hoa và thái thú Trung Hoa, nên bao vùng đất vùng biển đã lọt vào tay Đại Hán, bao ngư dân đã sa vào tay Tàu Cộng, và bao con dân đang phập phồng trước nguy cơ xâm lược từ phương Bắc.

            f- Báo chí, theo một định nghĩa rất tuyệt vời, là "tôi tớ của Sự Thật". Nhà báo là người ghi lại trung thực các sự kiện xã hội, các tâm tư quần chúng, là kẻ dám công bố sự thật và trình bày lẽ phải. Đó là tiếng nói của nhân dân, là đối trọng của chính quyền, tồn tại nhờ vào sự tín nhiệm của quần chúng và sự công nhận của xã hội. Thế nhưng tại Việt Nam, các cơ quan ngôn luận được nuôi bằng "bầu sữa nhà nước" (đa phần), được trơ trẽn quy chụp danh hiệu "báo chí cách mạng", bị áp đặt nhiệm vụ "tiếng nói của đảng". Tiếng nói tuyên truyền chính sách, đường lối của trung ương đảng (giúp đảng thống trị), tiếng nói bênh vực kế hoạch, hành vi của đảng bộ địa phương (giúp đảng viên cướp giật), tiếng nói lên án các nhà đối kháng đòi dân chủ, vu khống các oan dân đòi quyền lợi. Thành thử người dân gặp bất công chẳng biết thông tin cho công luận như thế nào (ngoại trừ nhờ các nhà dân báo "lề trái" trên mạng). Các tờ báo và nhà báo "lề phải" có lương tâm ngay chính, có ý thức độc lập, có tinh thần phục vụ thật là hiếm hoi.

            g- Quyền lực cuối cùng phục vụ quyền người chính là tôn giáo. Với nhiệm vụ hướng tín đồ đến Đấng Chân Thiện Mỹ và giúp tín đồ sống theo chân thiện mỹ, tôn giáo là tiếng nói của lương tâm, muối men của xã hội, ngôn sứ của sự thật và chiến sĩ của lẽ phải. Ngoài ra, với tính cách là một tổ chức độc lập, các giáo hội là lực lượng nối kết tín đồ để bênh vực dân lành bị áp bức, tố cáo cường quyền hành xử bất công, lên án các sai lầm và tội ác của chế độ, góp phần xây dựng một xã hội tự do dân chủ. Thế nhưng tại VN, các tôn giáo đang bị phân hóa và lũng đoạn: có những giáo hội quốc doanh bên cạnh những giáo hội chính truyền và có những thành phần quốc doanh trong lòng một giáo hội. Rất nhiều chức sắc giáo hội trở thành cán bộ tôn giáo và rất nhiều lãnh đạo tinh thần để tinh thần cho CS lãnh đạo. Im lặng trước, thỏa hiệp với hay bênh vực cho chính quyền; trở thành con chó câm, vật trang trí hay ủng hộ viên của chế độ là điều không thể chối cãi nơi các tôn giáo hiện nay. Tín đồ lẫn phi tín đồ mong mỏi lời bênh vực hay việc hỗ trợ từ cá nhân hay tập thể lãnh đạo, từ một phần hay từ toàn phần giáo hội, rất nhiều phen đã phải thất vọng. Các tôn giáo tại VN hiện nay lẽ ra phải đóng vai trò như các tôn giáo tại Đông Âu thập niên 80-90 của thế kỷ trước.

            2- Nguyên nhân sự yếu kém của các quyền lực.

            Nguyên nhân chính là đảng CS đang nắm quyền độc tài và toàn trị tại VN. Độc tài là một mình thống lĩnh và toàn trị là quản lý mọi thực thể trong xã hội, từ mọi cá nhân đến mọi tập thể, từ mọi tổ chức đến mọi sinh hoạt, nhất là bảy quyền lực phục vụ quyền người nói trên. Tất cả phải trở thành công cụ cho đảng, phục vụ cho quyền và lợi của đảng, hay đúng hơn cho các nhóm lợi ích trong đảng. Hạnh phúc của nhân dân, tiến bộ của quốc gia, phú cường của đất nước, tồn tại của giống nòi; phát triển của kinh tế, thăng hoa của văn hóa, trong lành của môi trường, thành công của giáo dục đều trở thành bất khả, đều không thể nhờ vào 7 quyền lực phục vụ nói trên, vì như thế có nghĩa là cái đảng vô tôn giáo và vô tổ quốc, vô đối thoại và vô đối lập không thể tồn tại trên ghế quyền lực.

            3- Hậu quả thê thảm cho quyền người:

            Một khi 7 quyền lực phục vụ quyền người trên kia chỉ còn phục vụ quyền đảng, thì ai ai cũng nhận thấy : Người dân không còn được Quốc hội đại diện và không còn được luật pháp bảo vệ; không còn được bênh vực công lý và quyền lợi trước tòa án, cũng như phải gánh chịu những luật lệ chồng chéo, mâu thuẫn nhau; không còn được hệ thống hành chánh phục vụ trong mọi vấn đề cuộc sống như cư trú, hành nghề, sở hữu, quan hệ; không còn được công an bảo vệ tính mạng và tài sản; không còn được cùng đồng bào sống trong an ninh của đất nước nhờ lực lượng quân đội; không còn được nghe tiếng nói của sự thật hay không còn có thể cất lên tiếng nói của lẽ phải qua báo chí và mọi phương tiện truyền thông; cuối cùng là không còn được tự do diễn tả niềm tin và thực hiện những đòi hỏi của niềm tin qua tôn giáo, qua giáo hội của mình nữa.

            Việc mất mọi quyền con người như thế là thực trạng tại Việt Nam hôm nay. Từ đó đi đến chỗ mất quyền dân tộc là chuyện cận kề.

            BAN BIÊN TẬP


“Xơi tái” chim trời ngay trong sân chim


 
14/12/2010 0:11 
Thịt chim trời trên bàn nhậu 

Du khách đến tham quan sân chim Gáo Giồng không khỏi bị sốc khi tận mắt chứng kiến thực đơn phục vụ ăn uống tại đây có rất nhiều món được chế biến từ chim trời.

Sân chim Gáo Giồng thuộc khu du lịch sinh thái Gáo Giồng tọa lạc tại ấp 6, xã Gáo Giồng, huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp. Sân chim rộng 36 ha với 15 loại chim nước sinh sống và làm tổ quanh năm như trích mồng đỏ, cò, cồng cộc, le le, vịt trời, diệc, điên điển... Riêng cò trắng chiếm số đông với hàng chục nghìn con nên sân chim này được xem là vườn cò lớn nhất vùng Đồng Tháp Mười.

Một ngày cuối tháng 11, chúng tôi tháp tùng đoàn du khách vào Gáo Giồng ngắm chim. Trong khu vực dành riêng ngắm chim trời xây cao 18m, du khách mê say trước hàng vạn chim trời chao cánh, kêu inh ỏi. Sau khi mãn nhãn với vũ điệu chim trời, đoàn trở về khu ẩm thực trong khuôn viên và thực sự sốc khi nhìn thực đơn có hàng loạt món ăn được chế biến từ chim, cò như: nướng, rô ti, khìa, chiên nước mắm, xào mướp, hấp gừng, cháo…

Một du khách tên H. đi đơn lẻ gọi món cò xào mướp, không lâu sau món ăn được mang lên. Lúc tính tiền, anh H. chỉ vào đĩa thịt cò và nói với nhân viên rằng con cò này lớn quá ăn một mình không hết nên xin cái bọc đem về. Chúng tôi cầm thực đơn anh H. vừa thanh toán, giá thịt con cò 40.000 đồng. Vài phút sau, có thêm nhóm du khách 6 người tới, gọi 2 con cò xào lăn.

Một nhân viên tên T. cho biết khẩu phần 10 người ăn thì phải 3 con cò mới đủ. Chị T. còn nhiệt tình tư vấn nên ăn cò xào mướp vì món này ngon hơn so với món cò khìa hoặc chiên nước mắm. Khi chúng tôi phân vân liệu đây là chim còn sống hay chết trước khi được chế biến, chị T. liền quả quyết: "Chim cò sống nhăn, ở đây không bán cho khách chim cò chết hay bị ngộ độc".

Một đĩa thịt cò gồm 3 con có giá 95.000 đồng. Chị M. đi chung đoàn chúng tôi lắc đầu: "Kinh khủng quá, vừa ngắm chim trời bay lượn trên không xong giờ vào ăn thịt chúng. Tại sao sân chim do Nhà nước quản lý lại xảy ra chuyện tệ hại này?".

Rời Gáo Giồng, chúng tôi mua đĩa phim Nét đẹp Gáo Giồng giá 20.000 đồng và thực sự xúc động trước hình ảnh hoang dã tự nhiên của sân chim Gáo Giồng được ghi trong đĩa. Thầm nghĩ, chính lũ chim đã tô điểm cho khu du lịch sinh thái Gáo Giồng, tạo nét hấp dẫn riêng biệt say mê lòng người nhưng không hiểu sao người ta lại bạc đãi chúng!

Theo thống kê của đơn vị quản lý là Công ty TNHH dịch vụ du lịch Gáo Giồng, năm 2009 có trên 32 ngàn lượt khách đến tham quan, 10 tháng đầu năm 2010 có 33 ngàn lượt khách. Tính theo ngần ấy thời gian đã có bao nhiêu chim trời bị tiêu diệt? Liệu có cần thiết phải hạ sát chim trời để làm món ăn lạ miệng phục vụ du khách hay không trong khi khu du lịch sinh thái Gáo Giồng vốn không thiếu những món ăn dân dã Nam Bộ?

Không nên! 

Ông Võ Văn Lô, PGĐ Công ty TNHH dịch vụ du lịch sinh thái Gáo Giồng: "Do khách du lịch thích nhậu thịt chim, cò nên khu du lịch làm để đáp ứng". Ông Lô giải thích số chim, cò đó khu du lịch mua lại bên ngoài của người dân, có khi khu du lịch đặt hàng trước rồi ra mua gom. Trả lời câu hỏi việc khu bảo tồn chim lại mua chim, cò về làm thịt liệu có phản cảm, ông Lô cho rằng khi làm chim bán cho du khách nhân viên đều giải thích rõ đây là chim, cò mua từ bên ngoài, không phải bắt ở trong khu bảo tồn chim. 

Về câu hỏi chim, cò người dân bắt từ đâu và liệu việc nhân viên sân chim đi mua chim, cò có vô tình khuyến khích người dân bẫy, bắt chim, ông Lô trả lời: "Không biết người dân bắt chim từ đâu. Chim, cò trong khu bảo tồn ban quản lý ngăn cấm người dân săn bắt nhưng nếu chim cò bay ra ngoài thì vô phương quản lý". (Thanh Dũng) 

Bà Nguyễn Phương Dung - PGĐ TT Giáo dục thiên nhiên Việt Nam: Nếu các loài chim bị giết thịt và bày bán ở đây nằm trong danh mục được pháp luật bảo vệ, sân chim Gáo Giồng đã tiếp tay cho hoạt động săn bắn, tiêu thụ động vật hoang dã trái phép. Thứ hai, tôn chỉ mục đích của các sân chim, trong đó có sân chim Gáo Giồng là thông qua hoạt động tham quan của du khách để giáo dục, bồi đắp lòng yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ các loài chim. Đáng ra, với chức năng và nhiệm vụ của mình, theo tôi, sân chim Gáo Giồng cần thông qua hoạt động để khẳng định với người dân rằng: các loài chim cần được bảo vệ và thực tế ở sân chim này, chúng đang được bảo vệ chu đáo, được an toàn. Việc làm của sân chim Gáo Giồng rất thiếu tính giáo dục, vô tình khuyến khích việc săn bắn, mua bán chim trời. Vừa làm công tác bảo tồn chim trời, vừa bán thịt chim trời, tôi cho là không nên một chút nào. 

Bà Phạm Tuấn Anh - GĐ Chương trình Birdlife Việt Nam: Tôi nghĩ mua chim do người dân săn bắt bên ngoài hay bắt chim trong vườn sinh thái để chế biến đồ ăn bán cho du khách cũng thế thôi. Vườn chim mở cửa đón du khách tham quan, vừa kết hợp làm ăn kinh tế nhưng vẫn phải góp phần giáo dục tình yêu thiên nhiên cho mọi người. Việc làm kia rất phản tác dụng, không chỉ đi ngược lại mục đích tốt đẹp nêu trên mà còn tạo ra áp lực đối với chính đàn chim trong vườn. Nếu khu vườn chim này cứ thu mua chim của người dân thì chẳng khác nào khuyến khích họ tăng cường bẫy bắt chim trời. Đây là việc làm hại đơn, hại kép, lãnh đạo vườn chim nên nghiêm túc xem xét lại.

Quang Duẩn (ghi)

Ngọc Nhung


Bé trai 9 tuổi khai bị bác ruột hành hạ


 
17/12/2010 1:33 
Cháu Khải tại Bệnh viện Đa khoa Cà Mau -  Ảnh: Gia Bách 

Ngày 15.12, cháu Nguyễn Minh Khải (9 tuổi, ngụ xã Tân Hưng, huyện Cái Nước, Cà Mau) phải nhập Bệnh viện Đa khoa Cà Mau lần thứ hai trong tình trạng mắt bị mờ, mà theo em là do những trận đòn của bác ruột gây ra.

Cháu Khải là con anh Nguyễn Minh D. và chị Nguyễn Thị Th. . Năm Khải 7 tuổi, cha mẹ chia tay và cả hai đều có gia đình riêng nên em về sống chung với ông bà ngoại. Nhà ngoại nghèo, bà ngoại lại đau nặng nên ông ngoại đưa Khải về ở với bà nội và vợ chồng bác ruột là Nguyễn Văn C. (32 tuổi) và Nguyễn Thị Ngọc A. (31 tuổi). Theo lời Khải khai với Công an huyện Cái Nước, vào ngày 9.11.2010, sau khi đi nhà ngoại chơi về, Khải bị bác ruột la mắng và hăm dọa đánh chết. Sợ quá, cháu trốn dưới đám dừa nước gần nhà nhưng bị con của bác tìm ra và lôi vào nhà. Bác gái dùng cây mắm đánh lên người. Tiếp đến, bác trai đi chơi về lại dùng cây mắm đánh tiếp, sau đó túm tóc đập đầu xuống ván đến chảy máu.

Trưa 16.12, tiếp xúc với PV, cháu Khải cho biết mắt em vẫn không nhìn rõ. Em kể lại: "Sau khi bị bác Năm (Nguyễn Văn C.) đánh, tối đó mình con đau nhức kinh khủng. Hôm sau đi học về, vì sợ những trận đòn của vợ chồng bác nên con xin bà nội để con đi cho vịt ăn rồi lén trốn luôn. Đi được một đoạn xa nhà nội, con điện thoại cho ông ngoại đến rước. Trong 2 năm ở với bác ruột, con không nhớ mình đã bao nhiêu lần bị đánh. Hằng ngày con phải quét nhà, rửa chén và nấu cơm… Nếu làm chậm, không vừa ý là bị 2 bác đánh".

Bác sĩ Huỳnh Trung Lâm, Trưởng khoa Mắt Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau, cho biết: "Lần nhập viện trước, mắt cháu Khải nhìn chỉ đến 0,5 mét, đồng tử hơi giãn. Chẩn đoán cháu bị chấn thương đụng giập nhãn cầu. Lần nhập viện này cháu có dấu hiệu tinh thần hốt hoảng và nhìn song thị (nhìn 1 vật ra 2).  Chúng tôi sẽ theo dõi và điều trị nội khoa cho thần kinh mắt của cháu ổn định. Với thương tích của Khải, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì sẽ không có khả năng khôi phục thị lực".

Ông  Hồ Trần Hùng, Trưởng ấp Tân Hiệp, xã Tân Hưng, huyện Cái Nước, xác nhận: "Qua xác minh tại ấp Tân Hiệp, nơi Khải chung sống với bác ruột, bước đầu xác định có dấu hiệu em Khải bị ngược đãi. Tuy nhiên,  người dân không dám làm chứng". Chiều 16.12, ông Trần Thanh Lộng, Phó trưởng Công an huyện Cái Nước, cho biết: "Vụ việc đã được công an lập biên bản chi tiết nhưng đến nay ông Nguyễn Văn C. vẫn chưa khai nhận hành vi dùng tay túm đầu cháu Khải đập xuống ván. Đáng lẽ hôm nay (16.12) chúng tôi đưa cháu Khải đi giám định thương tật, nhưng do cháu nhập viện trở lại nên phải hoãn. Khi có kết quả giám định thương tật, chúng tôi sẽ tiến hành xử lý đúng người, đúng tội".

Ngày 16.12, đoàn công tác của Ủy ban MTTQ, Phòng LĐ-TB & XH  huyện Cái Nước và xã Tân Hưng đã đến bệnh viện thăm hỏi và tặng quà cho cháu Khải.

Gia Bách


Bất lực trong kiểm nghiệm thực phẩm

 
 
17/12/2010 0:15 
Một khâu trong kiểm nghiệm thực phẩm tại Viện Vệ sinh y tế công cộng, TP.HCM - ảnh: Thanh Tùng 

Trong khi tình trạng ngộ độc thực phẩm vẫn nhức nhối thì năng lực kiểm nghiệm thực phẩm, hệ thống cảnh báo nguy cơ về an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) trong nước lại đang rất thiếu và yếu.

TP.HCM hiện có các trung tâm kiểm nghiệm (trong đó có kiểm nghiệm về thực phẩm) được xem là lớn nhất nước như Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 (thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng - Bộ Khoa học và Công nghệ); Viện Vệ sinh y tế công cộng (thuộc Bộ Y tế); Trung tâm Dịch vụ phân tích thí nghiệm… nhưng theo các chuyên gia, khi người dân muốn kiểm tra một loại thực phẩm họ thường dùng xem có chất độc hại gì không thì các phòng kiểm nghiệm "bó tay", mà người đến kiểm nghiệm phải khu trú, chỉ định trước là kiểm nghiệm chất gì, độc tố gì thì các trung tâm mới làm được.

Thiếu chuyên sâu

PGS.TS Phạm Thành Quân, Trưởng khoa Kỹ thuật hóa học (ĐH Bách khoa TP.HCM), nói: "Chúng tôi đã đề xuất với Hội Hóa học TP và các cơ quan chức năng khác về việc đầu tư xây dựng phòng thí nghiệm chuyên kiểm tra về phụ gia, hóa chất, hương liệu… trong thực phẩm - từ cá, thịt, đến những loại thực phẩm khác, đặt tại TP.HCM. Tuy nhiên, khó khăn là về mặt kinh phí đầu tư cho việc này rất lớn".

Thiếu các quy chuẩn, thiếu chủ động trong giám sát dẫn đến hạn chế trong cảnh báo nguy cơ

Cục trưởng Cục ATVSTP Nguyễn Công Khẩn

Bác sĩ Trần Văn Ký, phụ trách chuyên môn Văn phòng phía Nam của Hội Khoa học kỹ thuật an toàn thực phẩm VN, lại chỉ ra cái thiếu về nguồn nhân lực: "Năng lực kiểm nghiệm thực phẩm không chỉ dựa vào máy móc, thiết bị, mà quan trọng cần con người có chuyên môn sâu. Lâu nay chúng ta chưa có đào tạo bài bản, chuyên nghiệp cho lĩnh vực này. Chẳng hạn, một mẫu thực phẩm đem về không đơn giản lấy một miếng cho vào máy là xong, mà cần có con người chuyên môn chuẩn bị mẫu trước khi đưa vào máy đọc".

Tương tự, một kỹ sư hóa tại TP.HCM cũng cho rằng: "Khâu kiểm nghiệm thực phẩm của chúng ta còn yếu về con người, thiếu nhân lực chuyên môn. Do vậy, phần lớn các vụ việc liên quan đến thực phẩm như phát hiện chất độc, chất ung thư… trong thực phẩm, khi báo chí đăng tải thì cơ quan quản lý mới tập trung nhân lực làm theo kiểu chạy theo thời vụ, qua đợt rồi lại thôi. Hóa chất, phụ gia hiện nay rất đa dạng, thường mỗi năm có vài trăm loại hóa chất, phụ gia, phẩm màu… mới ra đời. Nhà sản xuất dùng hóa chất, phụ gia pha chế cho ra các sản phẩm thực phẩm của họ. Do vậy, đặt ra vấn đề cần có đội ngũ chuyên môn, có năng lực về kiểm nghiệm trong lĩnh vực thực phẩm. Nhưng phía y tế hiện rất thiếu nhân lực chuyên môn này".

Chưa có hệ thống cảnh báo

Sữa nhiễm độc chất melamine từng dấy lên sự lo ngại về năng lực kiểm nghiệm thực phẩm - ảnh: Thanh Tùng

Tại Hội nghị Khoa học về kiểm nghiệm ATVSTP hôm 16.12, do Cục ATVSTP tổ chức, các hạn chế về năng lực xét nghiệm và cảnh báo nguy cơ về ATVSTP được các đại biểu đề cập. "Chúng ta vẫn còn thụ động trước việc phát hiện các sự cố về ATVSTP và mới ở mức sơ khai trong việc tham gia hệ thống cảnh báo ATVSTP quốc tế. Hiện nay chủ yếu dừng ở mức nhận thông tin mặc dù có tiến bộ là đã cập nhật thông tin sớm nhất có thể", Cục trưởng Cục ATVSTP Nguyễn Công Khẩn nhìn nhận.

Theo ông Khẩn, trong nước còn hạn chế việc chủ động đánh giá nguy cơ, cần đưa ra được các cảnh báo sản phẩm nào, vào giai đoạn nào, đối tượng nào sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất. Ví dụ như bánh giò là món ăn phổ biến, nguy cơ xảy ra sự cố về ATVSTP cũng khá cao do chủ yếu sản xuất tại cơ sở nhỏ lẻ. Thế nhưng, chưa có tiêu chuẩn an toàn riêng cho sản phẩm này ở trong nước và như vậy càng chưa có trong danh mục của CODEX. Hay rượu lá chuối, rượu ngâm động vật của chúng ta cứ bảo uống ngon nhưng quy chuẩn an toàn cho loại sản phẩm này lại chưa có. "Thiếu các quy chuẩn, thiếu chủ động trong giám sát dẫn đến hạn chế trong cảnh báo nguy cơ", ông Khẩn nói.

Cũng do năng lực kiểm nghiệm còn hạn chế mà thực tế từng xảy ra việc cùng một sản phẩm đem xét nghiệm ở các trung tâm khác nhau thì cho kết quả khác nhau, dẫn đến khiếu nại của đơn vị bị cho là vi phạm. "Chúng ta sẽ phải đầu tư phòng thí nghiệm tập trung thay vì đầu tư dàn trải, ưu tiên cho những nơi có vấn đề về thực phẩm biên giới, nơi đông dân cư...  Phấn đấu trong năm 2011, sau khi được Thủ tướng phê duyệt, dự án triển khai hệ thống cảnh báo nhanh và đánh giá nguy cơ chủ động với nhóm các mặt hàng nguy cơ cao", ông Khẩn nhấn mạnh về giải pháp.

Ngoài ra, để chủ động trong giám sát ATVSTP, ông Khẩn đề nghị các địa phương thường xuyên tiến hành lấy mẫu với một số mẫu thực phẩm để kiểm nghiệm, xác định các thành phần gây mất an toàn. Các chỉ số (hàm lượng, tần suất, loại chất gây độc xuất hiện...) được lưu lại sẽ giúp cơ quan quản lý có thể đánh giá mức độ nguy cơ về ATTP là chất nào, loại sản phẩm nào, đối tượng nào dễ bị ảnh hưởng, từ đó có thể chủ động ngăn ngừa…

Chưa tự giác kiểm soát năng lực xét nghiệm 

TS Phạm Xuân Đà, Viện trưởng Viện Kiểm nghiệm ATVSTP quốc gia, cho rằng để đảm bảo chất lượng phòng thí nghiệm, cần phải có hệ thống kiểm soát chất lượng nội bộ và đánh giá bên ngoài. Một trong các hình thức của kiểm soát chất lượng từ bên ngoài là các chương trình thử nghiệm thành thạo (TNTT)/so sánh liên phòng thông qua việc các phòng thí nghiệm cần tham gia phân tích các mẫu giống nhau. Qua các kết quả xét nghiệm sẽ đánh giá năng lực của các phòng xét nghiệm tham gia. "Không làm TNTT/so sánh liên phòng thì sẽ không đảm bảo được độ tin cậy cho các kết quả xét nghiệm. Tuy nhiên, nhiều phòng xét nghiệm chưa chú trọng việc này bởi thực hiện khó, tốn kém và đặc biệt là dễ lộ sai sót, chứng tỏ năng lực xét nghiệm còn hạn chế", ông Đà nói. 

Cùng quan điểm này, tác giả Lương Thanh Uyên (Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lượng chất lượng 3) cho rằng TNTT là nội dung quan trọng và cần thiết để đảm bảo chất lượng thí nghiệm của các phòng thí nghiệm. Tuy nhiên, thực tế hiện nay ở Việt Nam các phòng thí nghiệm vẫn chưa thực sự chủ động tham gia hoặc chỉ tham gia thử nghiệm này một cách hình thức. 

Nhiều vụ ngộ độc 

Theo Bộ Y tế, từ đầu năm đến nay, toàn quốc đã xảy ra 128 vụ ngộ độc thực phẩm ở nhiều tỉnh, thành phố, với 4.660 người mắc, 3.266 người nhập viện và 40 trường hợp tử vong. Đáng lưu ý, vẫn còn tình trạng không xác định được nguyên nhân gây ngộ độc. Chẳng hạn, trong số 17 vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra vào tháng 5-6 tại các tỉnh, thành phố: Bắc Kạn, Lào Cai, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Nghệ An, Gia Lai, Long An, Tây Ninh, Quảng Trị, Bạc Liêu, Bình Thuận, TP.HCM với 1.079 người mắc (1.005 người phải nhập viện và 4 trường hợp tử vong) có đến 9 vụ qua xét nghiệm chư a xác định được nguyên nhân.

Liên Châu

Liên Châu - Thanh Tùng


Hàng loạt tàu gặp nạn trên biển


 
17/12/2010 1:41 
Vị trí các tàu gặp nạn trên biển Đông vào ngày hôm qua - Đồ họa: Du Sơn 

Chỉ trong ngày hôm qua, đã có ít nhất 14 tàu gặp nạn, hàng chục người được cứu sống, nhiều người còn mất tích.

Do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường kết hợp với gió mùa đông bắc đã gây biển động, lốc xoáy trên biển Đông, làm thiệt hại nhiều tàu thuyền. Theo thống kê của Phòng Cứu hộ, cứu nạn, Bộ Tham mưu, Bộ Tư lệnh biên phòng, chỉ trong ngày hôm qua, cả nước đã có nhiều tàu thuyền với hàng chục người gặp sự cố.

8 giờ 45 phút ngày 16.12, Trung tâm Phối hợp Tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực 1 nhận được tin báo tàu chở container mang tên Phú Tân của Công ty vận tải biển

Container Vinalines (thuộc Tổng công ty hàng hải Việt Nam - Vinalines) gặp nạn tại khu vực ngoài khơi vùng biển Quảng Bình, cách đảo Hòn La 64 hải lý. Trên tàu khi đó có 27 người, gồm 25 thủy thủ và 2 khách, chở theo gần 1.000 container. Tàu xuất phát từ TP.HCM, theo hành trình TP.HCM - Đà Nẵng - Hải Phòng, khi từ Đà Nẵng ra đến vùng biển ngoài khơi Quảng Bình thì gặp gió mạnh, sóng lớn, đến 10 giờ tàu từ từ chìm.

20 giờ 50 phút tối qua, khi PV Thanh Niên gọi điện cho ông Nguyễn Cảnh Việt, Tổng giám đốc Vinalines để hỏi về số phận những thủy thủ trên tàu, ông Việt trả lời: "Tôi không thể nói gì vào giờ này". 21 giờ 7 phút, theo thông tin từ Văn phòng Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn, 27 người trên tàu đã lên xuồng cứu nạn an toàn. Tàu hải quân đang tiếp cận mục tiêu để đưa người vào bờ.

Quảng Ninh: Cứu sống 26 ngư dân bị chìm tàu 

Quảng Bình: Tàu container chìm, 27 người được cứu

Thừa Thiên-Huế: 4 ngư dân mất tích

Quảng Ngãi: Nhiều tàu đang gặp nguy hiểm

Quảng Nam: 3 tàu trôi dạt do sóng to, hỏng máy

Tàu Phú Tân có trọng tải 14.000 tấn, do Đức sản xuất từ năm 1988, mới đây tàu này đã được bán giải bản (bán theo giá sắt vụn) cho một công ty tại Hải Phòng. Nguồn tin trong ngành hàng hải cho biết, chuyến đi lần này của tàu Phú Tân là một trong những chuyến làm nhiệm vụ cuối cùng theo sự điều động của Container Vinalines trước khi được chuyển về chủ mới. 

Tại Quảng Ninh, vào lúc 9 giờ 30 sáng qua, tàu QN-7408 chở 26 ngư dân của huyện Tiên Yên đã đâm phải ghềnh đá thuộc khu vực biển gần đảo Mã Cháu. Nhận được tin báo, Bộ đội biên phòng Quảng Ninh đã điều tàu ra ứng cứu. Đến 12 giờ, tàu cứu hộ đã cứu được toàn bộ 26 ngư dân.

Tại Thừa Thiên-Huế, vào khoảng 6 giờ sáng qua, tàu cá TTH-40498 của ông Nguyễn Thanh Câu (55 tuổi, thuyền trưởng) cùng với 4 người khác là Nguyễn Duân (35 tuổi, con trai ông Câu) và 3 ngư dân Trần Nô (60 tuổi), Trần Trương (53 tuổi), Hồ Chạy (45 tuổi) đều ở xã Phú Diên (huyện Phú Vang) đang trên đường ra khơi ở khu vực cảng Chân Mây thì bất ngờ gặp sóng to, gió lớn cấp 9-10 và bị nạn. Ngay khi nhận được tin báo, Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão - Tìm kiếm cứu nạn tỉnh đã điều động tàu cứu nạn, nhưng do sóng lớn nên mọi nỗ lực tiếp cận tàu cá không thành. Lực lượng cứu nạn đã hướng dẫn tàu cá này chạy vào phía Đà Nẵng để yêu cầu Trung tâm Tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực 2 ra ứng cứu nhưng không kịp vì tàu đã bị sóng đánh chìm tại khu vực ngoài khơi cảng Chân Mây. Trong 5 ngư dân chỉ có anh Nguyễn Duân may mắn trôi dạt vào bãi cát và được cứu sống, 4 người còn lại bị mất tích.

Tại Quảng Ngãi, trưa qua 16.12,  hàng loạt tàu cá đã bị nạn trong gió giật cấp 9. Theo Ban chỉ huy Phòng, chống lụt bão - Tìm kiếm cứu nạn Quảng Ngãi, đến 19 giờ cùng ngày có 8 tàu cá với 53 ngư dân bị nạn trên biển; trong đó có 2 tàu chìm, 2 tàu đã được lai dắt đưa vào bờ an toàn; còn 4 tàu cá gồm: QNg-11574TS, QNg-22308TS, QNg-92525 TS và QNg-92115TS bị phá nước đang gặp nguy hiểm.

Ngay khi nhận được thông tin, Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng Quảng Ngãi đã đề nghị Bộ tư lệnh Bộ đội biên phòng chỉ đạo lực lượng cứu hộ các tỉnh Bình Định, Đà Nẵng, Phú Yên tổ chức ứng cứu ngư dân và các tàu bị nạn. Ngay trong tối qua, UBND tỉnh Quảng Ngãi cũng đã tổ chức cuộc họp khẩn cấp để tìm biện pháp cứu nạn và yêu cầu các ngành chức năng kêu gọi các tàu cá đang hoạt động trên biển tìm nơi trú ẩn an toàn.

Tại Quảng Nam, sáng qua 16.12, tàu cá QNa3788 do ông Đặng Ngọc Anh (54 tuổi, trú tại Minh An, TP Hội An) làm thuyền trưởng, trên tàu có 2 lao động khi đang trên đường vào đất liền cách Cửa Đại 3 hải lý thì bị hỏng máy, gặp thời tiết bất lợi, gió cấp 8 nên trôi dạt. Đến gần 14 giờ cùng ngày, tàu trôi đến khu vực bãi biển thôn Hà Bình (xã Bình Minh, huyện Thăng Bình), cách bờ khoảng 1 km. Nhận tin báo, Đồn biên phòng 264 đã tiến hành cứu nạn được 2 thuyền viên trong tình trạng hôn mê, hiện tiếp tục sơ cứu và tổ chức lai dắt tàu vào bờ.

Cùng ngày, thêm 2 tàu đánh cá ở huyện Núi Thành gồm QNa0164 (do ông Lê Ngọc Trực, trú thôn 2, xã Tam Giang làm thuyền trưởng, có 5 lao động) và QNa0855 (do ông Dương Văn Duyệt, trú xã Tam Quang làm thuyền trưởng, có 4 lao động) cũng bị hỏng máy trôi dạt tại vùng biển cách cửa An Hòa (huyện Núi Thành) khoảng 4 hải lý.

Bộ đội biên phòng tỉnh điều động 2 tàu của Hải đội 2 tham gia tìm kiếm cứu nạn, đến 14 giờ cùng ngày liên lạc được với 2 phương tiện bị nạn QNa0855 và xác định tàu QNa0855 trôi dạt ở vùng biển cách Cù Lao Chàm khoảng 14 hải lý về hướng đông nam. Nhưng do sóng to, tàu Hải đội 2 không thể tiếp cận nên phối hợp với Trung tâm Tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực 2 tổ chức ứng cứu. Riêng tàu QNa0164 hiện ở mũi Nam Châm, tọa độ 15020 kinh Bắc - 108030 kinh đông, lực lượng Bộ đội biên phòng tỉnh và Cảnh sát biển Vùng 2 đang tham gia cứu nạn...

Nhóm PV


Dân chặn xe môi trường, Quy Nhơn ngập rác


16/12/2010 22:48:02

 - Trong hai ngày 15 và 16/12, nhiều người dân sống gần bãi rác Long Mỹ (xã Phước Mỹ, thành phố Quy Nhơn) "phong tỏa" đường vào bãi rác này, kiên quyết không cho xe chuyên dụng của Công ty TNHH Môi trường đô thị Quy Nhơn vào đổ rác.

Theo những người dân này, việc đền bù, di dời các hộ nằm trong khu vực ảnh hưởng của bãi rác Long Mỹ quá chậm. Nếu tiếp tục đổ rác vào bãi, tình trạng ô nhiễm môi trường càng nghiêm trọng.

Trong khi đó, gần 1.000 m3 rác thải bị ứ đọng được tập kết ở nhiều tuyến đường trong nội thành Quy Nhơn đã bốc mùi hôi thối, ảnh hưởng đến sức khỏe và công việc kinh doanh, buôn bán của người dân.

Đặc biệt, tại khu vực ngã tư Tăng Bạt Hổ- Phan Bội Châu (gần chợ Lớn Quy Nhơn cũ) rác được tập kết lại khá nhiều nên bốc mùi rất khó chịu. Trong ngày 16/12, nhiều tiểu thương buôn bán gần khu vực này phải dùng chiếu, bao ni lông… phủ lên các đống rác để giảm mùi hôi thối.

Sau hai ngày bị dồn ứ, rác thải ở thành phố Quy Nhơn đã bốc mùi hôi thối
Sau hai ngày bị dồn ứ, rác thải ở thành phố Quy Nhơn đã bốc mùi hôi thối

Ông Ngô Hoàng Nam, Phó Chủ tịch UBND TP Quy Nhơn cho biết: "Phương án đền bù các hộ dân bị ảnh hưởng trong khu vực bãi rác chưa duyệt xong nhưng người dân đòi phải có tiền để nhận ngay, UBND thành phố chưa đáp ứng nên dân chặn xe vào bãi rác".

Đây là lần thứ 3 trong năm 2010, người dân sống gần Bãi rác Long Mỹ "cấm cửa" không cho xe của Công ty TNHH Môi trường đô thị Quy Nhơn vào đổ rác.

Rác thải được tập kết thành đống ở đường Phan Bội Châu, gần nơi buôn bán, kinh doanh thực phẩm của các tiểu thương
Rác thải được tập kết thành đống ở đường Phan Bội Châu, gần nơi buôn bán, kinh doanh thực phẩm của các tiểu thương

Lần thứ nhất, người dân dựng lều ngay trước cổng bãi rác Long Mỹ không cho xe vào đổ rác kéo dài từ ngày 16/12/2009 đến ngày 30/1/2010 khiến thành phố Quy Nhơn bị ứ gần 10.000 m3 rác. UBND TP Quy Nhơn và UBND xã Phước Mỹ vận động, thuyết phục, cam kết hỗ trợ người dân mới tháo bỏ lều trại.

Lần thứ 2 người dân cũng chặn không cho xe vào bãi rác kéo dài từ ngày 15 đến 17/11/2010 cũng vì lý do chính quyền địa phương thực hiện việc hỗ trợ di dời quá chậm.

Vĩnh Thuận


Vincom muốn ủng hộ gần 4,5 tỉ đồng mua nhà GS Châu


16/12/2010 06:46:09

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Bùi Phạm Khánh vừa có văn bản báo cáo Văn phòng Chính phủ về việc mua nhà ở cho giáo sư Ngô Bảo Châu. 

TIN LIÊN QUAN

Theo đó, giá căn hộ tại tòa nhà Vincom B (số 191, phố Bà Triệu, Hà Nội) được giao dịch trên sàn bất động sản là 12.244.050.000 đồng. Vừa qua, công ty cổ phần Vincom đã có văn bản đề xuất ủng hộ tổng số tiền là 4.444.050.000 đồng để thanh toán một phần cho việc mua căn hộ cho giáo sư Ngô Bảo Châu.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tới thăm gia đình GS Ngô Bảo Châu tại căn hộ mới do chính phủ tặng. Ảnh: Chinhphu.vn
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tới thăm gia đình GS Ngô Bảo Châu tại căn hộ mới do chính phủ tặng. Ảnh: Chinhphu.vn


Như vậy, nếu đề xuất này được chấp thuận, ngân sách Nhà nước chỉ thanh toán số tiền mua nhà cho giáo sư Châu khoảng 7,8 tỷ đồng.

Trước đó, từ tháng 11/2010, gia đình GS. Ngô Bảo Châu đã chính thức dọn về ở căn hộ mới do Chính phủ tặng. Căn hộ này rộng 160m2 thuộc khu căn hộ cao cấp của tòa nhà cao tầng Vincom B. 

(Theo SGTT)


Hé lộ đường dây chuyên môi giới tín dụng


16/12/2010 10:25:26

Liên quan vụ một đại gia đòi gửi tiết kiệm 10.000 tỷ đồng, đêm 8/12, ngay sau khi bị đưa về cơ quan công an, ông Vũ Xuân Lai và cô Nguyễn Thị Trúc Kiều đã khai những lời khai ban đầu.

TIN LIÊN QUAN

Từ đây, hé lộ một đường dây môi giới tín dụng với rất nhiều người tham gia…

Theo lời khai của cô Kiều, từ đầu tháng 11/2010, anh Vương cùng cơ quan đã giới thiệu bà Trần Thị Nhàn (ở Nha Trang), chuyên buôn bán vật liệu xây dựng, có nguồn vốn 10.000 tỷ đồng muốn gửi SHB Khánh Hoà. Cô Kiều và cô Nga đã lập tức báo cáo sự việc cho Giám đốc. Sau đó, bà Nhàn dẫn hai cô vào TP.HCM và giới thiệu gặp ba người tên Di, Thi và Lai, những người xưng là có mối quan hệ với chủ nguồn tiền.

Sau khi bàn bạc thỏa thuận, hai cô đã về lại Nha Trang để soạn thảo hợp đồng, đưa cho Giám đốc SHB Khánh Hoà chỉnh sửa và phê duyệt. Mẫu hợp đồng này đã được hai cô mang vào TP.HCM, ở đây, hai cô lại gặp thêm một người tên Phi, người này đã đưa ra danh sách những người phải được trích thưởng tổng cộng 50 tỷ đồng, trong đó có ông Vũ Xuân Lai.

Về lại Nha Trang, hai cô đã làm sổ tiết kiệm khống mang tên ông Vũ Xuân Lai trị giá 50 tỷ đồng. Ngày 7/12 hai cô đã mang vào TP.HCM, đưa cho ông Lai xem như thỏa thuận. Cuốn sổ này bị ông Lai giữ lại với lý do để trình cho chủ nguồn tiền là một người khác…

Cũng trong đêm 8/12, ông Vũ Xuân Lai đã khai những lời khai ban đầu với những tình tiết trùng khớp với lời khai của cô Kiều, nhưng lại hé lộ thêm một số đối tượng khác ngoài nhóm môi giới gồm 6 người như cô Kiều đã khai.

Đầu tháng 12/2010, ông Lai được anh Tuấn (nhà ở Gia Lâm, Hà Nội) giới thiệu vào TP.HCM để gặp nhóm người nói trên. Tại đây, nhóm này lại có thêm một người phụ nữ tên Liên xuất hiện và cùng thống nhất với hai cô Nga và Kiều cách thức nhận lãi suất và hoa hồng. Sau thỏa thuận này, lại xuất hiện thêm 1 nhân vật "tối quan trọng" khác tên Trí, người được giới thiệu là đại diện chủ nguồn vốn.

Tối 7/12, một nhóm gồm 6 người: Ông Lai, Trí, Thi, Di, bà Liên cùng hai cô Nga, Kiều đã ra Nha Trang làm việc với lãnh đạo SHB Khánh Hoà. Ông Trí yêu cầu đàm phán riêng với lãnh đạo ngân hàng nhưng không thành và bay về TP.HCM.

Đến 6h chiều 8/12, cô Nga đến khánh sạn 36 Trần Phú hỏi xin lại cuốn sổ tiết kiệm đã đưa cho ông Lai. Nhóm người của ông Lai không trả sổ tiết kiệm, còn khống chế, ép Giám đốc SHB Khánh Hoà ký hợp đồng tín dụng như Dân Việt đã đưa tin.

(Theo Dân Việt)

Tàu Phú Tân của Viêt Nam gặp nạn ở Biển Đông 27 người mất tích


Một chiếc tàu mang tên Phú Tân, được cho là của Việt Nam đã bị chìm tại biển Đông làm 27 người mất tích. Hãng tin AFP cho biết tin này vào ngày hôm nay

Theo bản tin thì đây là chiếc tàu đánh cá bị chìm tại vị trí khoảng 185 km về phía Tây thành phố Sanya, thuộc đảo Hải Nam của Trung Quốc, vì gió quá lớn.
Khi bị chìm, chiếc tàu này đã phát tín hiệu kêu cứu.

Tuy nhiên, theo tin từ Ủy ban tìm kiếm cứu nạn quốc gia Việt Nam thì đây là tàu chở hàng chứ không phải tàu dánh cá của ngư dân. Theo nguồn tin này, chiếc tàu chìm do gió lớn và bị chết máy. Trong tổng số 27 người trên tàu có 25 người là thủy thủ và 2 người khác không phải là thủy thủ trên tàu. Tất cả đều có áo phao cứu hộ.

Hiện tại giới hữu trách đang tổ chức tìm cứu những người bị nạn này.

Copyright © 1998-2010 Radio Free Asia. All rights reserved.

Indonesia bắt giữ 16 tàu đánh cá Việt Nam vì đánh bắt trái phép?


Khoảng 157 ngư dân Việt Nam bị phía Indoniesia bắt giữ gần vùng biển đảo Natuna (thuộc quần đảo Riau) ngày 16 tháng 12.

Lực lượng cảnh sát Indonesia đã bắt 16 tàu cá Việt Nam và cáo buộc các ngư dân này đánh bắt trái phép. Theo đó, ngư dân Việt Nam đã bị tịch thu khoảng 20 tấn cá, trị giá khoảng 1,2 triệu USD.
Phía Indonesia đã cho kéo 8 tàu Việt Nam về đảo Batam, và sau đó kéo số tàu còn lại về phía tây Kalimantan.
Sĩ quan chiếc tàu Bisma 520 sau khi kéo các tàu Việt Nam về đã cho biết các tàu này của Việt Nam không có giấy tờ hợp pháp nào nên đã bị bắt giữ theo luật thủy sản 2004, luật hàng không 1992 và luật di trú.


ĐCSVN ủng hộ ông Nguyễn Tấn Dũng tiếp tục làm thủ tướng


Ông Nguyễn Tấn Dũng được Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ủng hộ đảm nhiệm thêm một nhiệm kỳ thủ tướng năm năm nữa.

Mạng Dow Jones trích dẫn một nguồn tin thân cận cho biết tin này trong ngày hôm qua ( 16/12).

Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam cũng tiến cử ông Nguyễn Phú Trọng, người hiện là chủ tịch quốc hội Việt Nam, lên giữ chức tổng bí thư Đảng.

Người được giới thiệu thay thế cho chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết sẽ về hưu là ông Trương Tấn Sang. 

Những chức vụ bổ nhiệm vừa nêu vào hàng ngũ lãnh đạo đảng và chính phủ Việt Nam được quyết tại hội nghị Ban chấp hành trung ương thứ 14 khai diễn từ hôm 13 tháng 12 vừa qua và đang còn tiếp diễn.

Copyright © 1998-2010 Radio Free Asia. All rights reserved.


Công bố khảo sát tình trạng nghèo đô thị VN


Kết quả khảo sát về tình trạng nghèo đô thị tại hai thành phố lớn nhất Việt Nam vừa được công bố hôm ngày 15 tháng 12 vừa qua.

Theo kết quả khảo sát đó thì thành phố Hồ Chí Minh có tỷ lệ nghèo cao hơn Hà Nội xét theo các mặt thiếu hụt về an sinh xã hội, nhà ở; mặc dù con số thu nhập bình quân đầu người hằng tháng tại Sài Gòn có cao hơn Hà Nội. Con số cụ thể không được tiếp cận hệ thống an sinh xã hội tại Hà Nội là khoảng 38%; trong khi đó số này ở Thành phố Hồ Chí Minh lên đến khoảng 54%.

Khái niệm nghèo đa chiều được nêu ra trong khảo sát hàm nghiã mức độ tiếp cận với hệ thống an sinh xã hội, tiếp cận nhà ở có chất lượng và diện tích phù hợp, tiếp cận các dịch vụ nhà ở thích hợp , bao gồm dịch vụ điện, nước và rác thải.

Công trình mang tên 'Khảo sát nghèo đô thị 2009' do Chuơng trình Phát triển Liên hiệp quốc, UNDP, tài trợ tiến hành tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Cuộc điều tra được tiến hành trong hai tháng 10 và 11 năm ngoái. 

Copyright © 1998-2010 Radio Free Asia. All rights reserved.


Đóng cửa trại tị nạn người Thượng có liên quan đến chuyến thăm của TT Nguyễn Tấn Dũng


Nhóm nhân quyền địa phương đã liên kết việc đóng cửa trại tị nạn người Thượng của Cao ủy tị nạn LHQ (UNHCR) tại Phnom Penh với chuyến thăm Campuchia của phái đoàn Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng.

Quốc Việt, RFA

Hình ảnh người Khmer Krom khiếu nại trước cơ quan Cao ủy tị nạn LHQ tại Thủ đô Phnom Penh


Những chỉ thị đằng sau các chuyến viếng thăm?

Trước đây Việt Nam đã từng yêu cầu công khai cho nước này hạn chế đến mức thấp nhất với những hoạt động của nhóm bất đồng chính kiến.
Trung tâm Nhân quyền Campuchia cùng nhiều người đang vận động cho nhân quyền Campuchia cáo buộc rằng việc Chính phủ hoàng gia nước này muốn đóng cửa trại tị nạn người Thượng Tây nguyên và có kế hoạch hồi hương 14 người Thượng về Việt Nam là có liên quan đến chuyến thăm của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng vào giữa tháng 11 vừa qua. 
Trước đây Việt Nam đã từng yêu cầu công khai cho nước này hạn chế đến mức thấp nhất với những hoạt động của nhóm bất đồng chính kiến.
Thông cáo của Trung tâm Nhân quyền Campuchia mà Đài Á Châu tự do nhận được viết rằng, quyết định này là thêm bằng chứng cho thấy việc trục xuất người tị nạn chính trị tại Campuchia, Chính phủ hoàng gia nằm dưới áp lực chính trị và kinh tế. Trong tháng 12 năm 2009 vừa qua, Chính phủ đã trục xuất 20 người Duy Ngô Nhĩ về Trung Quốc trước khi cơ quan UNHCR tại Campuchia phỏng vấn và cấp quy chế tị nạn cho họ. 
Những người này bị trục xuất trước khi Chính phủ Trung Quốc và Chính phủ hoàng gia Campuchia công bố ký kết một thỏa thuận bao gồm sự trợ giúp và cho vay tiền 1,2 tỷ USD.
Ông Ou Virak, Giám đốc Trung tâm Nhân quyền Campuchia nói với Đài Á Châu tự do hôm thứ năm, ngày 16/12 rằng, quyết 
Nhà sư Tim Sakhorn bị bắt cóc đem đi bỏ tù ở tỉnh An Giang. RFA file
Nhà sư Tim Sakhorn bị bắt cóc đem đi bỏ tù ở tỉnh An Giang. RFA file
định đóng cửa trại người Thượng Tây nguyên và buộc hồi hương về Việt Nam được thực hiện một tháng sau, khi Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng và phái đoàn cấp cao sang Campuchia theo lời mời của Thủ tướng Hun Sen. 
Trong tháng 12 năm 2009 vừa qua, Chính phủ đã trục xuất 20 người Duy Ngô Nhĩ về Trung Quốc trước khi cơ quan UNHCR tại Campuchia phỏng vấn và cấp quy chế tị nạn cho họ.
Mục đích của chuyến thăm đó là nhằm tăng cường hợp tác giữa các nước láng giềng trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế, thương mại, và đầu tư. Thương mại hai chiều giữa hai nước dự kiến đạt 2 tỷ USD vào năm 2010 khi Việt Nam đầu tư vào hơn 60 dự án tại Campuchia có giá trị hơn 900 triệu USD. Ông Ou Virak đưa ra nhận định:
"Sau chuyến thăm của Thủ tướng Việt Nam, chúng ta thấy có nhiều thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam và Campuchia gồm lĩnh vực kinh tế và nhiều dự án khác. Song song đó, chúng tôi tin rằng, vấn đề người Thượng sang tị nạn ở Campuchia là cây kim trong đôi mắt của Chính phủ Việt Nam cho nên Chính phủ Việt Nam không vui lòng chút nào, vì vấn đề người Thượng thể hiện cho thấy Việt Nam đàp áp, vi phạm nhân quyền công dân mình. 
Quyết định đóng cửa trại người Thượng Tây nguyên và buộc hồi hương về Việt Nam được thực hiện một tháng sau, khi Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng và phái đoàn cấp cao sang Campuchia
Và đây là nguyên nhân, Việt Nam không muốn Campuchia giữ lại trại, đặc biệt có trường hợp công dân từ Việt Nam sang xin tị nạn…"

Chính sách độc tài lấn áp của Việt Nam

Ông Ou Virak còn cho biết, Chính phủ Cộng sản Việt Nam không hài lòng với Dân tộc Tây nguyên bởi vì những người này thường nổi dậy đấu tranh đòi đất đai, quyền tự do tín ngưỡng…Chính phủ Cộng sản Việt Nam cho rằng, những người này đang làm loạn và chia rẽ khối đoàn kết Dân tộc trong đất nước Việt Nam. Ông cho biết thủ đoạn Cộng sản Việt Nam cáo buộc các nhà đẩu tranh:
Cộng sản Việt Nam cáo buộc người bất đồng chính kiến làm chia rẻ khối đoàn kết sau đó họ bắt. Cũng dựa vào cáo buộc này, Chính phủ Việt Nam đã từng đến bắt Nhà sư Tim Sakhorn trên đất Campuchia.
"Cộng sản Việt Nam cáo buộc người bất đồng chính kiến làm chia rẻ khối đoàn kết sau đó họ bắt. Cũng dựa vào cáo buộc này, Chính phủ Việt Nam đã từng đến bắt Nhà sư Tim Sakhorn trên đất Campuchia. Vậy, chúng tôi nghĩ rằng Việt Nam muốn được trục xuất người Thượng về để truy tố, đàn áp cảnh cáo và làm thế nào đừng cho người Thượng Tây nguyên cũng như Công dân Việt Nam đứng lên đấu tranh. Đây là vấn đề chính trị Việt Nam. Vấn đề này họ xâm phạm vào lãnh thổ Campuchia, thực tế như trường hợp họ bắt Nhà sư Tim Sakhorn."
Một số bạn trẻ người dân tộc Thượng đã chọn Hoa Kỳ là nước thứ 3 đang sinh hoạt tại North Carolina. Ảnh minh họa RFA file
Một số bạn trẻ người dân tộc Thượng đã chọn Hoa Kỳ là nước thứ 3 đang sinh hoạt tại North Carolina. Ảnh minh họa RFA file
Nhà sư Tim Sakhorn hiện đang định cư tại Thụy Điển từng bị Tăng hoàng Tep Vong của Campuchia buộc hoàn tục vào ngày 30 tháng 6 năm 2007 với cáo buộc phá hoại bang giao giữa 2 nước Campuchia và Việt Nam. Sau đó Sư bị bắt cóc đem đi bỏ tù ở tỉnh An Giang. Nhà sư Tim Sakhorn nói rằng, nếu như Campuchia không chịu áp lực từ Cộng sản Việt Nam thì Chính quyền Phnom Penh không bao giờ buộc ông hoàn tục rồi đem đi bỏ tù ở Việt Nam. Nhà sư nói:
Thực tế chúng ta thấy rằng, mọi thứ đều nằm dưới sự điều khuyển của Việt Nam, trong đó gồm biên giới và chính bản thân tôi là minh chứng cụ thể. Điều này cho thấy, Chính phủ Campuchia chịu áp lực Việt Nam.
Nhà sư Tim Sakhorn
"Vấn đề Chính phủ muốn đóng cửa trại tị nạn người Thượng, bắt tôi đem đi bỏ tù ở Việt Nam đều làm theo chỉ đạo của Việt Nam. Còn nếu như Việt Nam không chỉ đạo, thì Campuchia cũng không làm. Thực tế chúng ta thấy rằng, mọi thứ đều nằm dưới sự điều khuyển của Việt Nam, trong đó gồm biên giới và chính bản thân tôi là minh chứng cụ thể. Điều này cho thấy, Chính phủ Campuchia chịu áp lực Việt Nam. Việt Nam xâm phạm chủ quyền lãnh thổ Campuchia. Lúc trưởng Công an Việt Nam điều tra tôi trong nhà tù họ nói rằng, khắp nơi trên đất nước Campuchia đều có Bộ đội và Công dân Việt Nam…chạy đi đâu cũng không thóat khỏi. Campuchia muốn làm gì cũng nằm dưới sự điều khuyển của Việt Nam."
Trưởng Công an Việt Nam điều tra tôi trong nhà tù họ nói rằng, khắp nơi trên đất nước Campuchia đều có Bộ đội và Công dân Việt Nam…chạy đi đâu cũng không thóat khỏi. Campuchia muốn làm gì cũng nằm dưới sự điều khuyển của Việt Nam
Nhà sư Tim Sakhorn

Campuchia không bị áp lực của nước nào?

Phát ngôn viên Bộ Ngoai giao Campuchia Koy Kuong bác bỏ cáo buộc này. Ông khẳng định rằng, Campuchia không chịu ảnh hưởng chính sách từ bất kỳ nước nào. Campuchia quyết định đóng cửa trại người Thượng Tây nguyên bởi vì trại này chỉ là nơi tạm trú. Ông Koy Kuông giải thích:
"Việc họ cáo buộc là quyền họ, nhưng những gì chúng ta đang làm thì làm theo ý chí, chính sách và  Pháp Luật của Chính phủ hoàng gia. Việc này không phải làm theo bất cứ lời chỉ đạo của nước nào. Tất cả các nước Trung Quốc, Campuchia và Việt Nam đều độc lập, có chủ quyền lãnh thổ riêng; không nước nào gây áp lực nước nào. "
Giáo sư Sok Touch, nhà phân tích chính trị Campuchia đưa ra đề nghị rằng Chính phủ xứ Chùa Tháp nên xem xét lại tình hình chính trị và việc tôn trọng nhân quyền trong những nước có công dân sang Campuchia xin tị nạn. Trong trường hợp Chính phủ trục xuất người tị nạn về nước thì có nghĩa Chính phủ vi phạm bản thỏa thuận hay Hiệp ước Quốc tế bảo vệ người tị nạn mà Chính phủ ký kết với Liên Hiệp Quốc vào năm 1953.
những gì chúng ta đang làm thì làm theo ý chí, chính sách và  Pháp Luật của Chính phủ hoàng gia. Việc này không phải làm theo bất cứ lời chỉ đạo của nước nào. Tất cả các nước Trung Quốc, Campuchia và Việt Nam đều độc lập, có chủ quyền lãnh thổ riêng
Ông Koy Kuông
Giáo sư cho biết thêm, "Chúng ta đều thấy, mọi vấn đề đều vì muốn giữ mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước. Chúng ta có thể thấy xu hướng chính trị giữa hai nước là để giữ quan hệ hữu nghị, vậy có nghĩa là họ buộc phải có gì để trao đổi…Muốn hay không, thì Campuchia phải chịu ảnh hưởng chính trị."
Theo nguồn tin từ một người Thượng Tây nguyên xin giấu tên đang trú ẩn trong trại 3 ở quận Sen Sok, thủ đô Phnom Penh cho Đài Á Châu tự do biết vào chiều thứ Năm rằng, cả 62 người Thượng nhận được quy chế định cư nước thứ 3 đã được ký tên vào thủ tục để sang định cư ở Canađa. Ông cho biết kết quả cuộc họp tại trại với nhân viên cơ quan UNHCR:
"Có 65 người tham gia trong cuộc họp, còn 11 người thì không được tham gia. Nhân viên của cơ quan UNHCR báo cho chúng tôi và tạo điều kiện cho chúng tôi phải ký tên để chuyển hồ sơ đi Canađa bởi vì đây là cơ hội cuối cùng. 
Ngoài ra cũng trong cuộc họp sáng thứ năm, một số người mới sang và đang chờ phỏng vấn cũng đã đồng ý ký tên để về Việt Nam, nhưng thực tế không ai biết đã có điều gì xảy ra đối với họ.
Nếu như anh em mình không ký đi Canađa thì UNHCR giao lại cho Chính phủ hoàng gia Campuchia. Nếu giao chúng tôi cho Chính phủ hoàng gia Campuchia, thì chắc có lẽ chính phủ trục xuất chúng tôi về Việt Nam. 
Sau khi anh em mình đã ký tên vào hồ sơ chuyển về Canađa, thì UNHCR sẽ cố gắng làm sao chuyển hồ sơ mình đi Canađa càng sớm càng tốt nhất." Ngoài ra cũng trong cuộc họp sáng thứ năm, một số người mới sang và đang chờ phỏng vấn cũng đã đồng ý ký tên để về Việt Nam, nhưng thực tế không ai biết đã có điều gì xảy ra đối với họ.

Theo dòng thời sự:

  • Gặp gỡ 54 người Thượng từ Tây Nguyên mới trốn sang Cambodia
  • Tại sao người Thượng Tây Nguyên tiếp tục chạy trốn sang Campuchia?
  • Việt Nam tiếp tục đàn áp người Thượng theo đạo Tin Lành
  • Nhà truyền đạoY-Djik: "...bị ép buộc phải ký vào văn bản bỏ đạo..."
  • Tiếng kêu cứu của đồng bào Thượng ở Cao nguyên Trung phần
  • Mục sư Daniel: "Dân làng ủng hộ các Mục sư và nhà truyền đạo"
  • Mục sư Y-Kor: "Chúng tôi bị buộc ký văn bản không thông công với hội Menonites"
  • RFA phỏng vấn nhân chứng vụ đàn áp người Thượng theo đạo Tin Lành