THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

23 July 2011

Ông Trương Tấn Sang được đề cử làm Chủ tịch nước


Chiều nay, ngay sau khi nhậm chức, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã đọc tờ trình đề cử ông Trương Tấn Sang, Thường trực Ban bí thư làm Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2011-2016.
Chiều nay đề cử ứng viên Chủ tịch nước

Ông Trương Tấn Sang. Ảnh: Nguyễn Hưng
Ông Trương Tấn Sang. Ảnh: Nguyễn Hưng

Ông Trương Tấn Sang năm nay 62 tuổi, quê xã Mỹ Hạnh (Đức Hòa, Long An), là cử nhân luật. Năm 1991, khi mới 42 tuổi, ông được bầu vào ủy viên Trung ương Đảng khóa 7. Liên tiếp các khóa 8, 9, 10, 11, ông Sang là ủy viên Bộ Chính trị.

Cũng như Chủ tịch nước khóa 12 Nguyễn Minh Triết, ông Trương Tấn Sang từng làm Bí thư Thành ủy TP HCM. Sau đó, ông trải qua các cương vị Trưởng ban kinh tế Trung ương, Thường trực Ban bí thư.

Chiều 25/7, sau khi được Quốc hội thảo luận và bỏ phiếu bầu, tân Chủ tịch nước sẽ làm lễ nhậm chức.

Tiến Dũng

Xử phúc thẩm TS Cù Huy Hà Vũ vào ngày 2 tháng 8


Nhân vật bất đồng chính kiến đang bị cầm tù là tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ sẽ ra tòa phúc thẩm vào ngày 2 tháng 8 tới. Một giới chức tòa án cho biết như vậy ngày hôm qua.

Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ trước đó đã bị kết án 7 năm tù và 3 năm quản chế vì đã viết bài và trả lời phỏng vấn các đài báo nước ngoài chỉ trích chính phủ Việt Nam và đảng cộng sản.

Cũng vào ngày hôm qua, vợ ông Cù Huy Hà Vũ là luật sư Nguyễn Thị Dương Hà đã gửi yêu cầu giải quyết khiếu nại đến chánh án tòa án nhân dân tối cao Hà nội. Bà đã nhiều lần đề nghị được làm luật sư bào chữa cho chồng nhưng vẫn chưa nhận được sự trả lời từ phía các cơ quan chức năng. Trong phần thời sự chúng tôi sẽ có bài phỏng vấn luật sư Nguyễn Thị Dương Hà về vấn đề này. Mời quý vị đón nghe.


Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

Cựu Phó Tổng thống Nguyễn Cao Kỳ qua đời ở Malaysia


2011-07-22

Cựu Phó tổng thống Việt Nam Cộng Hòa, ông Nguyễn Cao Kỳ đã qua đời tại một bệnh viện ở Malaysia, vì bệnh phổi.

RFA file photo

Cựu Phó Tổng thống VNCH Nguyễn Cao Kỳ trong chuyến về thăm Việt Nam tháng 1-2005.

Nguồn tin thân cận với gia đình cựu Tướng không quân Nguyễn Cao Kỳ cho biết ông từ trần vào khong 1 gi sáng th By ngày 23 tháng 7-2011, theo gi Vit Nam.

Tin cho hay, cô Nguyn Cao Kỳ Duyên, con gái ông Nguyn Cao Kỳ, đang trên đường sang Malaysia mang thi hài thân ph v Vit Nam an táng.

Ông Nguyn Cao Kỳ sinh năm 1930 ti Sơn Tây, nhp ngũ và qua khóa hun luyn sĩ quan quân đi quc gia Vit Nam khóa Nam Đnh năm 1952, ri được tuyn đưa đi hc phi công  Marrakech, Morocco, cho ti năm 1954.

Trong Không quân Vit Nam Cng Hòa, ông tiến nhanh tchc v phi đoàn trưởng vn ti lên ti ch huy trưởng căn c không quân Tân Sơn Nhất

Ông được qua Hoa Kỳ mt thi gian đ theo hc trường chhuy tham mưu không quân  Alabama và khi tr v nước đã thăng cp mau chóng cùng vi nhu cu phát trin ca không quân Vit Nam Cng Hòa.

Năm 1963 ông tham gia cuc đo chính Tng thng Ngô Đình Dim và sau đó được thăng cp Thiếu tướng, gi chc v Tư lnh Không quân.

Tướng Kỳ ni b giai đon 1964-1965 vì tính cách đc lp ca ông và vai trò ca không quân trong s tranh chp gia các tướng lãnh đưa ti nhng cuc đo chính liên tiếp.

Gia năm 1965 khi chính ph dân s trao quyn lc cho quân đi, tướng Nguyn Cao Kỳ làm Ch tch y ban Hành pháp Trung ương, tương đương Th tướng.

Năm 1967, Thiếu  tướng Nguyn Cao Kỳ đc c Phó Tng thng trong liên danh tướng Nguyn Văn Thiu và phc vti năm 1971.

Năm 1975 khi quân đi miền Bc tiến chiếm min Nam, tướng Nguyn Cao Kỳ ri khi Sài Gòn trước gi chót bng trc thăng ra tàu USS Blue Ridge ca hm đi 7 Hoa Kỳ ngoài khơi Vũng Tàu.

Nhng năm đu lưu vong ti M ông Kỳ định cư  thành phố Westminster, tiểu bang California.

Đến năm 2004 ông tr v thăm Vit Nam, và c vũ cho các công ty Mỹ vào làm ăn  Vit Nam.

T năm 2005 ông Nguyn Cao Kỳ chính thc tr v sng ti Vit Nam và ch tr li Hoa Kỳ tng thi gian.

Ông Kỳ có ba người v. V th nht ca ông là mt ph nPháp ông ly trong thi gian được hun luyn phi công Bc Phi. Sau cuc đo chính năm 1963 ông kết hôn vi mt n tiếp viên Air Vietnam, bà Đng Tuyết Mai. Người v thba là bà Lê Kim, sng cùng ông cho đến cuối đời.


 

Cuộc sống đời thường qua ảnh


Bạn đọc Bùi Thanh Quan chia sẻ cùng độc giả album về cụ già 70 tuổi thường đi lượm ve chai giữa trung tâm Sài Gòn. Tuy vất vả khó khăn ở tuổi xế chiều, nhưng nét mặt cụ vẫn luôn thanh thản, yêu đời.
Hành động đẹp giữa đời thường

Hằng ngày từ sáng đến chiều tối, giữa mọi người vui chơi giải trí ở giữa khu sầm uất nhất thành phố thì luôn có cụ già lủi thủi lượm ve chai để mưu sinh.
Cụ lượm lon và ly của những người đến khu vui chơi sầm uống cafe.
Cụ có vợ 60 tuổi và 2 người con. Hai con cụ đã lập gia đình nhưng hoàn cảnh cũng rất khó khăn.
Số tiền cụ kiếm được hằng ngày chỉ đủ để cụ và vợ cụ sống qua ngày.
Tuy vất vả khó khăn ở tuổi xế chiều, nhưng nét mặt vẫn luôn thanh thản yêu đời.

Bùi Thanh Quan

Cú đạp lịch sử, Hà Nội ơi!


2011-07-22

Người Việt khắp thế giới đang bàng hoàng với một video clip do người biểu tình quay được trong cuộc biểu tình ngày 17/7 vừa qua.

Hình do anh Đức gửi RFA

Anh Nguyễn Chí Đức (áo tím), nạn nhân của cú đạp lịch sử, nhận hoa từ người thân sau khi được công an thả hôm 17/7/2011

"Đây là cái đạp vào Nhân quyền"

Video clip này được quay bằng điện thoại cầm tay cho thấy cảnh một công an chìm đứng trên xe đạp liên tục vào mặt một thanh niên đang bị bốn công an khác khiêng ngửa người này ném lên xe đem về trụ sở công an. 

Kẻ ra tay là đại úy công an tên Minh, đội phó an ninh Công an quận Hoàn Kiếm Hà Nội một đơn vị ngay tại trung tâm thủ đô ngàn năm văn hiến.
Cái đạp của viên đại úy công an này như một thùng thuốc súng, ban đầu tiếng nổ còn thưa thớt nhưng càng về sau khi dư luận đã xác định viên công an này là người thật việc thật thì tiếng phê phán ngày một mạnh mẽ hơn. Phê phán không chỉ dành riêng cho kẻ bị dư luận đặt tất cả những cái tên xấu xa nhất, mà những chủ nhân của kẻ này cũng bị nêu đích danh ra trước công luận.

Cái đạp vào mặt người dân của viên an ninh chìm mang tên Minh đã lập lại vòng quay lịch sử.

Những sai lầm mà hơn sáu mươi năm trước đây một bộ phận ác ôn rải rác trên cả nước đã làm và đã bị tiêu diệt được công an Minh diễn lại trong một video clip đang được lan truyền khắp thế giới. 

Cái đạp này không thể có diễn tả nào chính xác hơn như nhà thơ Trần Mạnh Hảo viết là "đạp lên mặt nhân dân, đạp lên mặt tổ quốc". Không biết những người có họ Nguyễn, họ Lê, họ Trần có ai là người không xúc động trước hành vi này hay không nhưng cho tới nay các người cùng mang những họ như vậy đang ngồi phía sau viên công an Minh của quận Hoàn Kiếm vẫn im lặng một cách nguy hiểm khi khuôn mặt tổ quốc, nhân dân đang bị bộ hạ của họ làm cho lem luốc, nhơ bẩn.

Nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo cho rằng cái đạp phát xuất từ lòng căm thù người dân của viên an ninh này cao lắm mới có thể thúc đẩy một con người đối xử với một người khác như thế, ông nói:

Tất cả các người trách nhiệm từ ông cao nhất cho tới những người trực tiếp trong ngành đó là ngành công an cho đến hôm nay không ai lên tiếng cả.

Nhà văn Nguyên Ngọc

"Chỉ có lòng căm thù người dân sâu sắc lắm thì người ta mới dám đạp vào mặt người dân như thế. Anh này là một an ninh bên ngành công an mà lại căm thù dân thì anh ta yêu ai? Anh ta căm thù dân tức là kẻ thù của nhân dân mà như thế thì cần phải xử lý nghiêm túc. 

Tôi đề nghị Bộ công an không được dung thứ những hành động này trong lực lượng của mình. Ở đây cái hành động này người ta nói con sâu làm rầu nồi canh, nhưng tôi nghĩ nói như ông Trương Tấn Sang bây giờ thì quá nhiều sâu rồi nên rất nguy hiểm."

Tại sao guồng máy an ninh của Bộ Công an lại lộng hành như thế, và những kẻ coi thường dư luận nhân dân này có phải được bảo kê từ một thế lực nào đó hay không? Nhà văn Nguyên Ngọc, nguyên Tổng biên tập tạp chí Văn Nghệ nhận xét:

"Chuyện công an lộng hành đó là do họ được phép lộng hành. Họ được phép nên mới lộng hành chứ! Sự lộng hành của họ không nguy hiểm bằng cái việc họ được dung túng để lộng hành. Những lộng hành này lâu nay rất phổ biến, càng ngày càng phổ biến đặc biệt trong việc đàn áp những biểu lộ thái độ của nhân dân bất bình về hững hành động của Trung Quốc, tôi cho rằng sự dung túng đó còn nguy hiểm hơn sự lộng hành vì cái lộng hành đó nó không thể như thế và đặc biệt đối với chuyện biểu tình chống Trung Quốc vừa rồi thì càng ngày càng lộng hành hơn, quyết liệt hơn mà không ai nói cả.

Tất cả các người trách nhiệm từ ông cao nhất cho tới những người trực tiếp trong ngành đó là ngành công an cho đến hôm nay không ai lên tiếng cả."

Được dung túng để lộng hành 

Bieu-tinh-caminh-200.jpg
Đại úy công an tên Minh (đánh dấu đỏ), người đạp vào mặt anh Đức hôm 17/7/2011. RFA file
Đối với nhà giáo Phạm Toàn, người đã bỏ ra cả đời mình để viết những cuốn sách xây dựng cho nhiều thế hệ thanh thiếu niên một ý thức văn hoá mang tính nhân văn, cũng như trân trọng các giá trị đạo đức của xã hội. Ông đã không dằn lòng được khi cho rằng cái đạp này do cả hệ thống thai nghén và bảo trợ, thậm chí lưu manh hoá cả ngành an ninh để cai trị, ông nói:

"Tôi thì tôi vẫn nghĩ rằng bọn công an nó phải nghĩ lại, nó phải có chỉ thị cho cán bộ của nó, đấy là mình quá tốt nên mình hy vọng thế thôi chứ còn việc nó đánh người bao nhiêu lâu nay rồi có bao giờ nó có chỉ thị gì đâu?

Tỉnh nào cũng có đánh người, tỉnh nào cũng có làm chết người, tỉnh nào cũng bắt nạt, tỉnh nào cũng có những chuyện như thế.
Thế nhưng lần này chuyện xảy ra của một thằng cha công an thuộc quận Hoàn Kiếm là một quận văn minh nhất của thủ đô Hà Nội. Thế mà họ tuyển dụng lưu manh! Hoặc là họ tuyển dụng người tử tế rồi lưu manh hoá.

Không thể tưởng tượng được nó đạp vào mặt người khác được! Kể cả một xác chết cũng không được đạp vào mặt người ta, thế mà nó dám đạp thì không hiểu cái đầu nó là đầu thú vật chứ không phải là người được. Nó lưu manh, thú vật, xúc vật! Họ sẽ phải nghĩ lại nếu không thì họ sẽ hoàn toàn mất dân. Mà mất dân thì Tàu nó vào lúc nào cũng được."

Nhà văn Nguyên Ngọc nhớ lại hành động của những kẻ ác ôn trong cuộc chiến tranh vừa qua và ông liên tưởng tới cái đạp của viên công an cho thấy có sự liên hệ mật thiết với cường hào ác bá ngày xưa, ông nói:

Thế nhưng lần này chuyện xảy ra của một thằng cha công an thuộc quận Hoàn Kiếm là một quận văn minh nhất của thủ đô Hà Nội. Thế mà họ tuyển dụng lưu manh! Hoặc là họ tuyển dụng người tử tế rồi lưu manh hoá.

Nhà giáo Phạm Toàn

"Cái vụ đó nó cực kỳ thô bạo, dã man tôi gọi là ác ôn. Ở miền Nam ngày xưa loại ác ôn tức là loại cùng cực trong chế độ mà ngày xưa ác ôn thì chỉ có diệt thôi. Việc đó nhất định phải làm rõ và những người có trách nhiệm như Bộ trưởng Bộ Công an, toàn bộ Bộ công an, lãnh đạo thành phố Hà Nội, công an Hoàn Kiếm….

Nhưng theo tôi nó còn cao hơn nữa rất nhiều bởi vì việc này chắc chắn là có chủ trương. Cái người thực hiện chủ trương đó có thể thô bạo hơn bởi bản chất lưu manh vốn có của chúng."

Cái đạp này không dừng lại ở những góc nhìn xã hội và đạo đức, nó chứa đựng nhiều câu hỏi lớn hơn trước các hoạt động của trung tâm bộ máy cai trị đang vận hành khi các nỗ lực xâm lấn biển Đông của Trung Quốc xảy ra. Liệu "cái đạp" này có liên quan gì đến các thoả thuận mà ông đặc phái viên Hồ Xuân Sơn mang về trình cho Ban bí thư Bộ Chính Trị sau khi công cán Bắc Kinh hay không? 

Hèn với giặc, ác với dân 

Nhà văn Nguyên Ngọc, người nhiều lần kiên trì kiến nghị nhà nuớc thay đổi các chính sách sai lầm nhưng cuối cùng không còn kiên nhẫn trước những chuỗi sự việc đáng ngờ dẫn tới cái đạp lịch sử này, ông nói:

bieu-tinh-ngay-26-06-2011-250.jpg
Anh Nguyễn Chí Đức (áo trắng thứ hai từ phải sang) trong cuộc biểu tình ngày 26/6/2011. Hình do anh Đức cung cấp.
"Tôi cho là còn có cái gì đó phía sau nó nữa và hôm nay tôi có thể nói rõ ra như thế này: đó là không thể không sâu chuỗi những việc gọi là thông tin báo chí chung mà Trung Quốc nó đưa tin là Việt Nam đã ký. Rồi Bộ Ngoại giao quanh co trong chuyện nhân sĩ yêu cầu làm rõ thông báo đó và từ đó đi đến những hoạt động đàn áp biểu tình. Tôi cho rằng có sự khuất tất ở phía sau. Rõ ràng muốn hay không người ta cũng liên hệ ngay tới hai việc này. Từ khi có cái ông đặc phái viên Hồ Xuân Sơn đi Trung Quốc về thì những đàn áp biểu tình ngày càng dữ dội, quyết liệt và thô bạo hơn.

Còn những tên thủ phạm ác ôn mà nó đang làm tôi cho là nhất định họ làm theo một cái chủ trương, một cái lệnh. Đây là điểm nguy hiểm nhất. Vậy thì chủ trương tối cao đối với Trung Quốc là như thế nào? Mà tại sao người dân lại không có quyền đặt câu hỏi đó.

Tôi cho đây là điểm nguy hiểm chứ mấy thằng lưu manh đó do được dạy dỗ tuy là rất bậy bạ nhưng điều quan trọng hơn vẫn là chỗ dựa của đám này. Có sự thay đổi nào trong chủ trương, trong cái quan hệ với Trung Quốc mà anh quay lại anh đàn áp dân của mình như vậy?

Có sự thay đổi nào trong chủ trương, trong cái quan hệ với Trung Quốc mà anh quay lại anh đàn áp dân của mình như vậy?

Nhà văn Nguyên Ngọc

Nếu như thế thì đừng có hy vọng là người ta có lòng tin, mà khi dân không có lòng tin nữa thì cực kỳ nguy hiểm, nhất là trong tình hình đất nước như thế này. Chúng ta đang đứng nguy cơ xâm lược mà có lẽ là nóng bỏng nhất từ sau cuộc chiến tranh vừa qua."
Người biểu tình chống Trung Quốc đã bị cái đạp này làm chùn lại bởi nỗi sợ bị đàn áp, tấn công. Thế nhưng không phải ai cũng sợ nếu được trang bị bằng lòng yêu nước nồng nàn và lòng tự hào dân tộc không thể chịu nhục trước ngoại bang lớn hơn nỗi sợ.

Cái đạp này sẽ là cái đạp lịch sử, đạp mạnh vào hàng triệu trái tim, đánh thức và báo động mối hoạ thù trong giặc ngoài ngày càng lộ rõ hơn qua cách hành xử đầy bí ẩn của những người thiếu đức kém tài hiện nay.


Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

Báo chí trong nước trước các cuộc biểu tình


2011-07-22

Mai Khôi có buổi nói chuyện với ba nhà truyền thông trong nước là nhà báo Lê Anh Hoài, Nhà báo Thanh Tuy, và ông Huỳnh Văn Thông về vai trò báo chí trước các cuộc biểu tình chống Trung Quốc.

RFA photo

Báo chí chính thống trong nước

Bưng bít thông tin 

Mai Khôi: Trước tiên chúng tôi xin được hỏi chuyện với nhà báo Lê Anh Hoài, báo Tiền Phong. 
Thưa anh chúng tôi rất cảm ơn anh đã đồng ý trả lời cuộc phỏng vấn này. Thưa, anh suy nghĩ như thế nào về chức năng của một nhà báo trước những dòng thông tin mà xã hội bức xúc chẳng hạn như vụ lấn biển của Trung Quốc hay các cuộc biểu tình hồi gần đây?

Lê Anh Hoài: "Tôi nghĩ là nhà báo thì trước hết là phải thực hiện đúng trách nhiệm của mình, đó là việc đưa thông tin đúng sự thật. Thế thì trước vấn đề của đất nước là như gần đây ta thấy sự can thiệp của nước ngoài, thì tôi nghĩ các nhà báo tùy theo vị trí của mình cần phải đưa đúng thông tin đến cho tất cả nhân dân dều biết. Ở đây tôi nghĩ có hai hướng mà theo tôi là không nên. 

Một đó là bưng bít thông tin làm cho cái thông tin đó không tới được với người dân. Và một xu hướng thứ hai tôi cũng cho là không nên như là vì tự ái cho dân tộc, hay là vì đau xót cho vận mệnh đất nước quá mà lại đưa những thông tin không có. Thế thì tôi nghĩ trước hết là nhà báo, anh là một người trí thức, thì trước hết anh phải là một người đưa tin hoàn toàn trung thực không theo một hướng nào hết. 

Tuy nhiên tôi hiểu nếu mà theo một nhà trí thức thì nó cũng không phải là một cỗ máy vô cảm mà cũng là người xót thương cho vận mệnh đất nước. Tôi nghĩ là ngoài việc đưa thông tin thì nhà báo đó cũng nên có những bình luận, những bài phản ánh được lòng yêu nước của chính mình, và truyền lòng yêu nước đó đến người đọc."

Mai Khôi: Chắc anh cũng hiểu được là chúng ta đang sống trong thời đại thông tin của internet. Mọi thông tin được lan truyền rất nhanh. Không trang mạng này thì cũng trang mạng khác…anh có cùng suy nghĩ với mọi người là nếu chính quyền VN có bưng bít thì cũng không có hiệu quả không ạ?

Nhưng mà về góc độ nghề nghiệp thì tôi cho việc bưng bít thông tin là không thể, bởi vì hiện nay ngoài hệ thống báo chí sống còn có hệ thống internet...

NB Lê Anh Hoài

Lê Anh Hoài: "Tôi nghĩ, ở phạm vi văn hóa của tôi, tôi không thể hiểu hết được các động thái của cơ quan quản lý và của phía chính phủ. Nhưng mà về góc độ nghề nghiệp thì tôi cho việc bưng bít thông tin là không thể, bởi vì hiện nay ngoài hệ thống báo chí sống còn có hệ thống internet, và tôi nghĩ người đọc người xem internet với một thông tin không được kiểm chứng hoặc nó không toàn là thông tin tốt. Người xem internet đa phần là có trình độ, và người ta có thể lọc được ra thông tin bổ ích và biết được sự thật đang diễn ra."

Mai Khôi: Thưa anh, nhưng mà trong luật báo chí VN có ghi rõ là chức năng của một nhà báo là phải sống trung thực với sự việc, và được quyền viết lên sự thật mà phải không ạ?

Lê Anh Hoài: "Dạ, tôi nghĩ là bản thân tôi chỉ là một phóng viên thôi, tôi sẽ cố gắng làm tất cả những đòi hỏi về nghề nghiệp của mình ở mức độ chừng mực nhất không chỉ ở VN mà trên thế giới thì tôi sẽ cố gắng làm cái việc mà tôi tin tưởng, dĩ nhiên tôi cũng phải chia sẻ là chức danh của tôi là như vậy thôi, cho nên chắc chắn sẽ có nhiều chức danh cao hơn khi họ là điều gì đó thì thật sự tôi cũng không thể can thiệp vào chuyện đó. Cái này chắc là chị hiểu…."

Không có điều kiện nói thật 

Mai Khôi: Chúng tôi xin được hỏi chuỵên nhà báo Thanh Tuy, báo Nông Thôn Ngày Nay. Thưa anh, là một cây viết cho báo Nông Thôn Ngày Nay, chúng tôi có thắc mắc là trước những thông tin hồi gần đây thì anh sẽ xử lý như thế nào trong cương vị của một nhà báo?

_MG_1651-200.jpg
Một người dân bán báo bên đường ở SG. RFA photo
Thanh Tuy:
 "Quan điểm của tôi thì như rất nhiều những người dân khác thôi, bởi vì tôi cũng là nhà báo thì sẽ phải cố gắng! À…biểu hiện! thì bây giờ trả lời cũng khó! Có nghĩa là rất nhiều về ý tưởng, nhưng mà để trả lời cụ thể như thế nào thì cũng khó. Biểu tình cũng không phải là việc tốt nhất, phải không ạ."

Mai Khôi: Nghĩa là, anh có đồng tình với việc người dân xuống đường biểu tình rồi phải không?

Thanh Tuy: "Biểu hiện như thế nào thì bây giờ trả lời cũng rất khó, bây giờ có nhiều ý tưởng, nhưng để trả lời cụ thể như thế nào cũng là khó. Nhưng mà biểu tình cũng không phải là cách tốt nhất.

Tôi nghĩ, nếu mà vì đất nước thì đó là một việc làm rất là nên làm. Thì cũng như rất là nhiều nhà báo khác thôi, nếu mà được lên tiếng để mà bảo vệ đất nước, bảo vệ tổ quốc, bảo vệ nhân dân thì nhà báo cũng như tất cả các nhà báo khác, làm tất cả những gì có thể!"

Mai Khôi: Mọi người vẫn thường thắc mắc 700 tờ báo mà gần như không có tờ báo nào đăng tin về những cuộc biểu tình đã diễn ra trong suốt 7 tuần qua, anh có thầy điều nay là một sự thật hay không?

Thanh Tuy: "Cái đấy thì…bọn tôi làm báo ở trong nước thì nó ăn sâu vào cái ý nghĩ, vì nói chung là có nhiều cái nó khó, không như một số những cái…nói chung là rất nhiều cái khó! Ai không biết là nên nói, nhưng nói thế nào, và nói ở đâu mới là quan trọng. Ở đây thì không có điều kiện như thế!"

Tránh thông tin nhạy cảm

Mai Khôi: Chúng tôi cũng may mắn có được cuộc nói chuyện ngắn với ông Huỳnh Văn Thông, hiện đang giảng dạy tại trường Báo chí TpHồ Chí Minh. Khi được hỏi về việc huấn luyện một nhà báo trong trường của ông ra sao, với tư cách là trường khoa ông trả lời: 

000_Hkg3920056-250.jpg
Mạng xã hội facebook là nơi lan truyền thông tin nhanh nhạy. AFP photo
Huỳnh Văn Thông:
"Tôi nghĩ nhà báo thì ở đâu cũng vậy thôi, cũng phải là người làm nhiệm vụ đưa tin cho đời sống cho xã hội và đương nhiên là một nhà báo thì phải hoàn thành chức trọng của người cố gắng đưa tin tức. Thứ nhất là phải trung thực, chính xác. Thứ hai là đầy đủ trách nhiệm xã hội. Ở đây nó bao gồm cả ý nghĩa là trách nhiệm xã hội của nhà báo đối với đất nước."

Mai Khôi: Nói như vậy, chắc ông cũng hiểu được người dân trong nước và hải ngoại trông chờ vào báo chí những bản tin về các vụ biểu tình vừa qua?

Huỳnh Văn Thông: "Tôi không có đủ thông tin về việc này, trên thực tế việc biểu tình chúng tôi chỉ nghe qua lời đồn mà thôi, nghe qua lời đồn thôi… Chứ để mà nói có, cụ thể như thế nào? Và tại sao báo chí không đăng thì thật ra việc đó tôi không biết. Việc đó ở VN cũng là việc nhạy cảm, nó ảnh hưởng đến lợi ích của quốc gia, của dân tộc. Tôi không biết rõ nguyên nhân đâu."

Mai Khôi: Vậy thì trách nhiệm của người cầm bút phải hiểu như thế nào, thưa ông?

Huỳnh Văn Thông: "Mỗi người một kiểu thôi chị ơi, đó là chuyện của mỗi người trên quê hương mình thì có đóng góp được cái gì cho việc bảo vệ hay giữ gìn đất nước… thì tôi nghĩ ở từng thời điểm, ở từng giai đoạn thì mỗi người đều học được cái cách xử sự cho đúng. Tôi không thấy không khí gì gọi là biểu tình. Ở VN hiện này người ta cũng nhìn thấy cái áp lực về mặt an toàn an ninh quốc phòng do thực tế biểu hiện. Chuyện ấy nó gắn liền với những tham vọng phức tạp và phải được giải bằng bài toán lớn của quốc gia. Và người dân có quuyền biểu lộ tình cảm của họ.

Chỉ có điều là tùy theo tình hình quốc tế, với lại cũng phải phản ứng, cũng có thái độ, hành vi trong giới hạn của điều kiện cụ thể của đất nước, chứ không vì một lý do nào đó mà chúng ta bồng bột!

Tôi không thấy không khí biểu tình, người dân VN bây giờ họ cũng thấy những áp lực về mặt an toàn…Chuyện này nó gắn với những tham vọng rất là phức tạp, và phải được giải quyết với những bài toán của quốc gia. Và người dân có quyền biểu lộ tình cảm bằng lòng yêu nước."

Và tại sao báo chí không đăng thì thật ra việc đó tôi không biết. Việc đó ở VN cũng là việc nhạy cảm, nó ảnh hưởng đến lợi ích của quốc gia, của dân tộc. Tôi không biết rõ nguyên nhân đâu.

Ông Huỳnh Văn Thông

Vừa qua là cuộc trao đổi giữa chúng tôi với hai nhà báo và một vị trưởng khoa báo chí trong nước. Những ý kiến của họ đã cho thấy phần nào bối cảnh của những người phụ trách mảng thông tin hiện rất hạn chế khi đưa các tin tức mà nhà nước không cho phép. Trong không khí sục sôi của dất nước, người biểu tình vừa tranh đấu với ngoại nhân vừa phải dè chừng trước các cuộc đàn áp của cơ quan an ninh thật là khó khăn đủ đường cho họ. Nếu được báo chí thông tin kịp thời, tuy chỉ là chừng mực thì tình hình trạng của họ có thể nói là tốt hơn rất nhiều. Không đưa tin trung thực hay né tránh đưa những tin tức đang xảy ra cũng là một lỗi lầm lớn của báo chí đối với người dân, cho dù họ đang là cộng sự viên cho nhà nước đi chăng nữa.

Dự đoán 8 tỉ đô la kiều hối vào VN năm nay


2011-07-22

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa đưa ra dự đoán, năm nay lượng kiều hối của kiều bào từ nước ngoài chuyển về cho gia đình ước tính lên tới khoảng 8 tỉ đôla, số lượng này cũng xấp xỉ năm ngoái.

AFP photo

Tiền đô la Mỹ, ảnh minh họa

Và trên thế giới, cộng đồng người Việt sinh sống tại Hoa kỳ đông thuộc vào hàng thứ nhất, thì những khoản tiền họ gởi về cho gia đình trong nước cũng chiếm một tỉ lệ khá lớn. Tuy nhiên, trong thời buổi khó khăn về kinh tế như ở Mỹ hiện nay, liệu việc gởi tiền về Việt Nam cho thân nhân có bị ảnh hưởng gì không. Quỳnh như tìm hiểu vấn đề này qua một số đơn vị làm dịch vụ chuyển tiền ở Hoa kỳ. 

Lượng kiều hối ngày một tăng

Trong nỗ lực thu hút nguồn ngoại tệ mạnh vào Việt Nam, kiều hối luôn được xác định là một nguồn lực phát triển kinh tế quan trọng, đôi khi vượt lên cả đầu tư nước ngoài. Các số liệu thống kê cho thấy, năm 2000 lượng tiền chuyển về Việt Nam chỉ mới đạt hơn 1 tỉ đôla, con số này cứ tiếp tục tăng. Trong vòng 5 năm trở lại, trung bình mỗi năm là 6,5 tỉ đô la, và dự kiến trong năm nay lượng kiều hối sẽ lên đến khoảng 8 tỉ đôla. 

Trên thực tế, số tiền xấp xỉ 8 tỉ đô la này mới chỉ là lượng tiền chuyển về thông qua các cơ quan chính thức trung chuyển kiều hối như ngân hàng, hay các tổ chức chuyển tiền, và còn không ít người Việt Nam ở nước ngoài chuyển tiền về Việt Nam qua các con đường không chính thức khác như thông qua những người về thăm gia đình chuyển về làm quà. 

Ông Trần Xuân Huy, Tổng Giám đốc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Saigon Thương tín (Sacombank) cho hay, trong sáu tháng đầu năm 2011, lượng kiều hồi chuyển qua Sacombank lên đến 800 triệu đô la, tăng 3% so với cùng thời gian này năm ngoái. 

Tổng Giám đốc Sacombank cũng lạc quan hy vọng năm nay, ngân hàng của ông sẽ đạt doanh thu khoảng 10 tỉ đồng nhờ các dịch vụ chuyển tiền về Việt Nam cho thân nhân, so với năm trước con số này chỉ ở mức  từ 3 đến 4 tỉ đồng.      

000_Hkg2834639-250.jpg
Tiệm vàng cũng là nơi mua bán, trao đổi ngoại tệ. AFP photo
Các ngân hàng khác như Ngân hàng Thương Mại Cổ phần Á Châu ACB, ngân hàng Đông Á, … đều cho hay số lượng kiều hối chuyển qua hệ thống ngân hàng của họ tăng liên tục trong thời gian qua, và năm nay dự kiến sẽ tăng hơn so với năm 2010.

Phó Giám đốc Chi nhánh của một ngân hàng Thương mại Cổ phần tại Thành phố Hồ Chí Minh cho biết:

"Trong những năm gần đây chính phủ Việt Nam cũng có những biện pháp cởi mở hơn trong vấn đề thu hút đầu tư, thu hút lượng kiều hối ở nước ngoài về nên bây giờ lượng kiều hối chuyển về trong nước ngày một tăng, nhất là trong những đợt giáp Tết, đó là những mùa kiều hối tăng mạnh trong nước, và trong vấn đề thủ tục, thì bây giờ người nhận kiều hối nhận tiền vừa nhanh, vừa đơn giản. 

Nên bây giờ kiều hối chuyển về qua con đường chính thức cao hơn nhiều. Thêm một phần nữa, trong những năm nay mặc dù đã áp dụng thuế thu nhập cá nhân, nhưng số tiền cá nhân thu nhập qua kiều hối thì không bị đánh thuế thu nhập. Đó cũng là một điểm khiến lượng kiều hối tăng nhanh." 

Nguồn lực phát triển kinh tế

Thực tế cũng cho thấy kiều hối đạt được kết quả khả quan, thu hút được một lượng ngoại tệ đáng kể chuyển về Việt Nam, là do chính sách kiều hối của Nhà nước trong thời gian qua đã có phần cởi mở hơn. Đặc biệt, quy định  cho phép người hưởng thụ kiều hối được nhận ngoại tệ tiền mặt, hoặc ký gửi ngoại tệ vào tài khoản tiết kiệm ngoại tệ tại ngân hàng, được rút ra cả tiền gốc và tiền lãi bằng ngoại tệ; được phép chuyển ngoại tệ ra nước ngoài để chi tiêu khi được phép xuất cảnh, hoặc bán ngoại tệ cho ngân hàng lấy tiền Việt Nam theo tỉ giá do ngân hàng công bố sát giá thị trường.

Bên cạnh đó, hiện nay Việt Nam cũng có khoảng trên 60.000 lao động làm việc tại các nước. Số lao động này cũng mang về cho đất nước mỗi năm khoảng 2 tỉ đôla.     

Theo thống kê chưa đầy đủ, tính đến năm nay, đã có gần 5 triệu người Việt Nam cư ngụ tại hơn 110 quốc gia thế giới. Mặc dù sống xa Tổ quốc, nhưng đại bộ phận bà con kiều bào phát huy trí tuệ, sự cần cù của người Việt Nam, đã từng bước thành đạt trong nhiều lĩnh vực, có tích luỹ và gởi tiền về Việt Nam đầu tư hoặc giúp đỡ người thân.

Trong những năm gần đây chính phủ Việt Nam cũng có những biện pháp cởi mở hơn trong vấn đề thu hút đầu tư, thu hút lượng kiều hối ở nước ngoài về nên bây giờ lượng kiều hối chuyển về trong nước ngày một tăng.

PGĐ một ngân hàng ở Saigon

Tuy nhiên, ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu đã tác động đến nhiều tầng lớp trong xã hội Mỹ, cộng với tình trạng thất nghiệp do doanh nghiệp bị phá sản, phần nào đã tác động đến đời sống của cộng đồng người Việt hải ngoại, nên việc chuyển tiền về cho người thân cũng bị giảm sút. Chị Quỳnh Hoa, Giám đốc Công ty Hoa Phát, với trên 30 năm hoạt động tại Tiểu bang California phục vụ bà con có nhu cầu chuyển tiền về cho thân nhân trong nước cho biết:

"Kinh tế bây giờ cũng xuống đi, nên cũng có hơi giảm đi, khách hàng qua gởi tiền cũng chia sẻ vấn đề đó. Riêng công ty em thì thấy bà con vẫn cứ gởi tiền về nước bình thường như những năm trước, số lượng khách thì không thấy giảm đi, nhưng có điều là người ta không có gởi nhiều như hồi xưa. 

sicxh1236490385-250.jpg
Mua bán ngoại tệ đô la Mỹ. AFP photo
Ví dụ hồi xưa người ta có thể giúp cho thân nhân 300 đô la một tháng, thì bây giờ chỉ có khả năng giúp khoảng 100 hay hơn 100, rồi người ta cũng nhắn về những tin nhắn là bây giờ công việc có hơi khó, có người bị mất việc, có người có khó khăn. Nói chung số lượng khách của tụi em không giảm đi, có khi còn tăng hơn, nhưng số tiền khách hàng gởi sẽ ít đi. Thì mình thấy rằng do vấn đề kinh tế họ đi làm kiếm tiền không được và họ phải bớt đi số tiền gởi về cho thân nhân."    

DC VINA, một đơn vị kinh doanh khác ở vùng Hoa thịnh đốn, Virginia có làm dịch vụ chuyển tiền cũng nói thêm:

"Người ta đâu có công ăn việc làm gì đâu mà gởi tiền về nhiều nữa, với lại cũng có nhiều công ty ở nhiều chỗ nên tiện chỗ nào thì người ta gởi chỗ đó thôi."    

Các đơn vị làm dịch vụ chuyển tiền đều khẳng định, việc gởi tiền về nước hiện nay vô cùng nhanh chóng, tiện lợi, lệ phí thấp. Chủ doanh nghiệp DC VINA cho hay:

"Người nhận tiền bà con gởi về nếu ở Saigon là chỉ nội trong ngày trong đêm là nhận được thôi, tức là tối của mình ở đây là buổi trưa bên kia, người ta ăn trưa là có tiền giao rồi. Còn ở những tỉnh, nếu ở ngay trong thành phố, trung tâm thì người ta cũng lãnh tiền ngay trong ngày thôi, chỉ có ở những vùng xa xôi thì một hay hai ngày sau mới nhận được, nhưng rất nhanh vì nhân viên làm việc rất đắc lực nên cũng nhanh lắm."    

Tuy nhiên, theo chị Quỳnh Hoa, lệ phí rẻ một phần cũng do vấn đề cạnh tranh thiếu lành mạnh, một số nơi không chú trọng đến chất lượng dịch vụ kiều hối. Chị nói:

"Thật sự ra, hồi xưa khó khăn hơn thì tất cả họ cũng lấy cái giá cao hơn, nhưng gần về sau này do vấn đề cạnh tranh thì lấy mức phí quá vô lý." 

Nhìn chung, số lượng kiều hối tăng nhanh, tăng liên tục trong thời gian qua và được xem là một nguồn lực lớn góp phần phát triển đất nước. Nguồn tiền này cộng với các nguồn ngoại tệ khác thu được từ lao động xuất khẩu, đầu tư nứơc ngoài FDI, hay viện trợ phát triển ODA, đã góp phần cải thiện nền kinh tế trong nước, và là yếu tố góp phần giúp cho đời sống người dân mấy năm gần đây tương đối ổn định. Nhưng quan trọng hơn cả, nguồn kiều hối còn là tình cảm sâu nặng của bà con Việt kiều đang làm ăn sinh sống ở nước ngoài đối với thân nhân và quê hương.

Blogger Điếu Cày mất tay trong trại giam?


2011-07-22

Gia đình của blogger Điếu Cày, tức ông Nguyễn Văn Hải, vừa gửi một đơn khiếu nại lên Cơ quan an ninh điều tra, Công an TPHCM, Bộ Công An vào ngày 17/7.

Photo courtesy of ĐiếuCày's Facebook

Blogger Điếu Cày lúc bị bắt hôm 23/12/2007.

 

Đơn khiếu nại yêu cầu Cơ quan công an trả lời những câu hỏi liên quan đến việc giam giữ cũng như tình trạng sức khỏe hiện tại của ông Hải. Trong thư có nêu lên một chi tiết khiến cho công luận bàng hoàng và thắc mắc về sự thật phía sau cánh cửa trại giam đang tạm giữ ông Hải, đó là việc ông Hải bị mất tay. 

Gia đình hoang mang

Kể lại buổi đi gửi đồ thăm nuôi cho ông Nguyễn Văn Hải mà tình cờ nghe được thông tin về việc ông Hải mất tay, bà Dương Thị Tân, vợ ông Hải, cho Đài Á Châu Tự Do biết:

Vấn đề thương tật nếu có thì cũng chỉ là nỗi lo vừa phải thôi. Thực sự quan ngại về việc sống chết của ông ấy, gia đình tôi vẫn đặt câu hỏi đó lên hàng đầu.

Chị Dương Thị Tân

"Hôm 5/7, tôi đi gửi đồ tiếp tế như thông báo họ cho. Cũng như mọi khi, sau khi gửi đồ xong, tôi ra yêu cầu người trực tiếp dân ngày hôm đó trả lời một số câu hỏi của tôi. Trong đó tôi có hỏi về tình hình sức khỏe cũng như tình trạng pháp lý của ông ấy vì đã giam giữ đến 9 tháng rồi mà chưa có thông báo gì cho gia đình tôi cả. Cô tiếp dân ngày hôm đó là Trung tá Đặng Hồng Điệp nói rằng: "Nếu chúng tôi không có thông báo thì làm sao chị biết là ông Hải mất tay?". Tôi nói là gia đình tôi vẫn không nhận được bất cứ một thông tin gì cả. Cô nói: "Nếu không nhận được thông tin gì thì ai báo cho chị biết việc ông Hải mất tay?". Cô hỏi tôi hai lần như thế. Ngày hôm đó tôi mới biết, tôi nghĩ là có thể cô ấy nghĩ là tôi đã biết rồi. Lúc bấy giờ thực sự tôi rất choáng, không hỏi được thêm gì cả. Vì thế tôi mới làm đơn khiếu nại, yêu cầu họ trả lời cho gia đình tôi biết. Nếu ông Hải mất tay thì mất tay trong trường hợp nào, ở đâu? Hoặc là còn sống hay không?"

Chị Dương Thị Tân cho biết trong suốt thời gian chồng chị bị giam giữ, gia đình hoàn toàn không được phép gặp, cũng không được thông báo bất cứ gì lý do anh Hải cho đến nay vẫn bị giam giữ. Mặc dù quy định cho phép tiếp tế đồ hai tháng một lần, nhưng suốt thời gian 9 tháng, chị Tân chỉ được tiếp đồ cho chồng 5 lần, có nhiều lần sau khi cán bộ tiếp nhận đồ tiếp tế xong thì sau đó lại gọi lên trả về.

2-250.jpg
Blogger Điếu Cày chụp hình cùng bạn bè và thành viên Câu lạc bộ Nhà Báo Tự Do trước lúc bị bắt hôm 23/12/2007. Photo courtesy of ĐiếuCày's Facebook.
Chi tiết "ông Hải bị mất tay" do viên trung tá công an vô tình tiết lộ đã khiến cho gia đình chị rất hoang mang và lo lắng. Chị nói:

"Nói thật với cô là tôi không nói được gì khi họ thông báo như thế. Mặc dù tôi hơi nhiều lời, hồi nào tới giờ đối diện với họ quen rồi nên tôi cũng không ngại ngần gì cả, tôi hay nói lắm. Nhưng khi cô đó thông báo như vậy thì tôi không nói được gì cả. Tôi về ngay. Về để có thời gian suy ngẫm và tôi làm cái đơn này. Bây giờ thực sự gia đình tôi, tôi và các con rất lo lắng, không biết là thế nào. Vấn đề thương tật nếu có thì cũng chỉ là nỗi lo vừa phải thôi. Thực sự quan ngại về việc sống chết của ông ấy, gia đình tôi vẫn đặt câu hỏi đó lên hàng đầu."

Ngoài những câu hỏi liên quan đến tình trạng sức khỏe và sự an toàn của ông Nguyễn Văn Hải, gia đình ông Hải còn đặt ra nhiều câu hỏi về lý do giam giữ ông trong suốt 9 tháng qua, sau khi ông đã mãn hạn tù 2,5 vì tội trốn thuế.

Cũng xin nhắc lại, ông Nguyễn Văn Hải, tức blogger Điếu Cày, là một trong những thành viên của Câu lạc bộ Nhà Báo Tự Do, người đã có nhiều bài viết về tự do ngôn luận, tự do báo chí, vấn đề chủ quyền trên Biển Đông và dân oan. Ông cũng là người đã tham gia vào đợt biểu tình chống Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa, Trường Sa lần đầu tiên vào năm 2007.

Theo dòng thời sự: