THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

10 October 2012

Tiểu sử của tên Việt gian Nguyễn Tấn Dũng

Monday, October 8, 2012


Theo tiểu sử chính thức của tên Việt gian này thì Việt gian Nguyễn Tấn Dũng bí danh Ba Dũng là con của tướng Nguyễn Tấn Minh nhưng cả nước biết tên Việt gian Ba Dũng này mồ côi cha rất sớm và trở thành con nuôi của Đại Tướng Lê Đức Anh. Việt gian Nguyễn Tấn Dũng sinh ngày 17/11/1949 tại thị xã Cà Mau và đúng ngày sinh nhật thứ 12, tức ngày 17/11/1961, gia nhập quân đội cộng sản, làm giao liên, cứu thương, y tá, rồi bộ binh và công an. Chi tiết này đáng chú ý: theo công pháp quốc tế việc tuyển dụng thiếu nhi vào quân đội là một tội ác, cuộc đời Nguyễn Tấn Dũng đã bắt đầu một cách bệnh hoạn, rất trái ngược với giáo dục mà một người lãnh đạo quốc gia hiện đại phải có.

  'Món quà quý giá' Của Thủ Tướng NTD mừng quốc khánh TQ!   'Cá 1 ăn 100 y tá về 'đuổi gà'!    NTD - Con tàu sắp chìm -P2   Nguyễn Tấn Dũng - Diễn viên đại tài Nguyễn Tấn Dũng - Con tàu sắp chìm   Thủ tướng thoát tội nhờ tâm linh...   Thủ Tướng bỗng hoá con mèo ướt!       'Ma xó' Nguyễn Tấn Dũng lại bịt miệng nhân dân  Nguyễn Tấn Dũng - Hít-le của thế kỷ 21!    

Tiểu sử chính thức của tên Việt gian đã rất mơ hồ trong giai đoạn 1961–1981. Chỉ thấy nói tên Việt gian này được thăng lên cấp bậc thiếu tá bộ binh vào tháng 9/1981, lúc 32 tuổi. Không thấy nói vào ngày 30/4/1975 tên Việt gian này đang có cấp bậc nào và giữ chức vụ gì. Các nguồn tin đáng tin cậy cho biết lúc đó tên Việt gian này chỉ là một hạ sĩ quan công an. Sự nghiệp của tên Việt gian Nguyễn Tấn Dũng chỉ bắt đầu thăng tiến tốc hành khi cha nuôi của hắn, Lê Đức Anh, lọt mắt xanh của Lê Đức Thọ và được thăng chức vùn vụt từ đại tá năm 1974 lên đại tướng năm 1979.

Tiểu sử chính thức của Nguyễn Tấn Dũng càng mơ hồ, và phải nói thẳng là dối trá, trong giai đoạn 1981–1994. Chỉ thấy nói tên Việt gian này được đi học trường Đảng Nguyễn Ái Quốc, nhưng lúc nào và trong bao lâu? Lại thấy ghi là tên Việt gian này đậu cử nhân luật, nhưng học ở đâu và bao giờ? Sự thực là Nguyễn Tấn Dũng chỉ được gửi đi học trường Đảng Nguyễn Ái Quốc cho có lệ, như một thủ tục bắt buộc của các cán bộ trẻ muốn được vào trung ương Đảng chứ Nguyễn Tấn Dũng chẳng học hành gì cả. Thực tế tên Việt gian Nguyễn Tấn Dũng là một mẫu người cán bộ không có học vấn như những lãnh tụ cộng sản trước. Về điểm này Nguyễn Tấn Dũng rất khác với Nguyễn Minh Triết, một người có học vấn thực sự.

Trong giai đoạn 1981–1993 tên Việt gian Nguyễn Tấn Dũng lên chức ào ạt nhờ Lê Đức Anh đã trở thành cánh tay mặt của Lê Đức Thọ, hắn lên tới cấp bậc trung tướng và trở thành thứ trưởng thứ nhất bộ công an. Điều dối trá của tiểu sử chính thức là nó đã mô tả Nguyễn Tấn Dũng như một cán bộ làm công tác Đảng và công tác hành chính. Thực sự thì trong giai đoạn 1981–1987 Nguyễn Tấn Dũng là trưởng công an huyện Hà Tiên và được giao một công tác cực kỳ quan trọng: làm kinh tài cho Đảng bằng cách tổ chức buôn lậu tại của biển Hà Tiên. Những ai từng ở Rạch Giá trong giai đoạn này đều đã thấy mỗi đêm cửa biển Hà Tiên rực sáng vì hàng ngàn thuyền buôn lậu Thái Lan đến đậu ngoài khơi với đủ thứ hàng chờ các thuyền con từ đất liền ra "ăn hàng". Trong thời gian này tên Việt gian Nguyễn Tấn Dũng cũng đã lập một thành tích lớn và được phong "anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân" nhờ gài bẫy bắt được Trần Văn Bá, cũng về cửa biển Hà Tiên buôn lậu lấy tài chính cho tổ chức kháng chiến Lê Quốc Túy.

Cần lưu ý là trước đó, trong các năm 1976–1977 Nguyễn Tấn Dũng, dưới lệnh của Võ Văn Kiệt và Võ Viết Thanh cùng đã tham gia vào một tội ác đẫm máu khác: thành lập tổ chức kháng chiến giả mang tên là "Đảng Việt Nam Phục Quốc" để gài bẫy bắt những thanh niên miền Nam chống chế độ cộng sản. Hàng ngàn thanh niên đã sa lưới, và dù họ chỉ là những thanh niên ngây thơ bị mắc lừa nhiều người đã bị xử bắn.

'Thách đấu' Thủ Tướng về điều hành kinh tế Vĩ mô  'Thách đấu' Thủ Tướng về Tái cấu trúc NH   'Hiệp sĩ' Tràn Hưng Quốc 'thách đấu' Thủ Tướng về các 'Quả đấm thép' 'Thách đấu' Thủ Tướng Những điều Đảng viên không được làm 'Thách đấu' Thủ Tướng trên võ đài   Thủ Tướng lại lãng phí của dân    Thủ Tướng bị 'Lừa'! 'Luật 7169' lê máy chém khắp Việt Nam KH biến CTN thành 'Kẻ phản Quốc' Ghê rợ sau VB 7169 của Thủ Tướng  Ngươi là ai mà chống Luật Biển? Giải mã lá phiếu chống Luật Biển đông     Lộ mặt kẻ hán gián, bán nước   Không phải Quan điểm VP CTN   THủ Tướng YC xử lý Quan làm báo!  

Cũng cần lưu ý là tham nhũng đã lên rất cao trong giai đọan 2001–2006, nhiệm kỳ 9 của Ban Cháp hành trung ương ĐCSVN. Trong giai đoạn này tên Việt gian Nguyễn Tấn Dũng là ủy viên bộ chính trị và phó thủ tướng trực, quyền hành vượt hẳn tên Việt gian thủ tướng mờ nhạt Phan Văn Khải. Chính Nguyễn Tấn Dũng phải chịu trách nhiệm lớn nhất về quốc nạn tham nhũng, nhưng hiện nay tên Việt gian xảo quyệt này lại trâng tráo tự xưng là một người quyết tâm chống tham nhũng.

Tóm lại sự nghiệp của tên Việt gian Nguyễn Tấn Dũng là sự nghiệp của một con ông cháu cha trong Đảng, không trải qua gian nguy, không đạo đức và cũng chẳng có kiến thức và khả năng nào, nhưng đã được áp đặt vào địa vị lãnh đạo tối cao không khác gì một thái tử ngu xuẩn dưới các chế độ quân chủ. Sự nghiệp của tên Việt gian Nguyễn Tấn Dũng là một bất công lớn đối với chính các Đảng viên cộng sản khác, một chuỗi dài những gian dối và tội ác, và chính bàn tay tên Việt gian này cũng đẫm máu.

Trong kế hoạch chuẩn bị đưa tên Việt gian lên cầm quyền Đảng MA đã nhiều khi có những biện pháp thách đố như đưa tên Việt gian Nguyễn Tấn Dũng lên làm thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước dù tên Việt gian hoàn toàn không biết gì về kinh tế tài chính. Nguyễn Tấn Dũng còn tệ hơn nhiều so với Đỗ Mười và Lê Đức Anh vì ít ra những tên này còn có đảm lược, còn vào sinh ra tử. Những người có bản lãnh còn hy vọng có thể dám sửa sai khi nhận ra sự lầm lẫn: những sản phẩm của những đặc ân và gian trá như Nguyễn Tấn Dũng chỉ có thể cố thủ trong sự gian trá.

Trong hơn một năm qua Nguyễn Tấn Dũng đã làm gì? Ông chưa giải quyết được một hồ sơ tham nhũng lớn nào cả như tên Việt gian đã hứa lúc lên cầm quyền, trong vụ PMU 18 tên Việt gian này đã không giải quyết mà còn che đậy một cách trắng trợn.

Tên Việt gian Nguyễn Tấn Dũng đã phát động đợt đàn áp qui mô nhất từ nhiều năm nay và những phiên tòa dưới chính quyền của tên Việt gian đã phá mọi kỷ lục thô bạo. Bộ máy tuyên truyền của Đảng đánh bóng tên Việt gian này như một người dám nói, dám làm nhưng tên Việt gian đã dám làm gì? Việc dám làm nổi bật nhất gần đây của tên Việt gian Nguyễn Tấn Dũng là đưa lên chức chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao một trung tướng công an, tên Trương Hòa Bình. Nhân vật Trương Hòa Bình này không khác Nguyễn Tấn Dũng bao nhiêu: cách đây một năm mới chỉ là đại tá bị nhiều sĩ quan công an tố giác về cả khả năng lẫn đạo đức, nhưng vẫn được thăng chức vùn vụt, biết đâu chẳng sẽ là giải pháp của Đảng MA cho giai đoạn "hậu" Nguyễn Tấn Dũng?

Với thế lực hiện nay nếu muốn làm gì tên Việt gian này đã có thể làm rồi. Càng không nên chờ đợi ở Nguyễn Tấn Dũng những bước tiến đột phá trong chiều hướng dân chủ hóa hay thoát khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc. Tên Việt gian Nguyễn Tấn Dũng dứt khoát không phải là người của những thay đổi này, trái lại là một trở ngại, và một trở ngại lớn. Người ta không thể hy vọng gì ở tên Việt gian này. Điều mà người ta có thể hy vọng là sau khi hai tên Việt gian Đỗ Mười và Lê Đức Anh không còn nữa, Nguyễn Tấn Dũng sẽ bị thay thế bởi một người có khả năng và sáng suốt hơn tên Việt gian này, điều này rất có thể xảy ra vì sự nghiệp của Nguyễn Tấn Dũng chỉ thuần túy do hai tên Việt gian này áp đặt. Đó sẽ là một may mắn thực sự cho đất nước.

Trở lại công việc trước mắt, có thể thấy là cộng đồng người Việt hải ngoại chúng ta nên và cần chuẩn bị để biểu lộ sự phẫn nộ phải có đối với một con người độc ác, với bàn tay đẫm máu, tác giả của những đàn áp thô bạo đối với anh em dân chủ trong nước.

Đỗ Minh Ngọc 

Tin nóng - hơn 500 nông dân Văn Giang và Dương nội bao vây 46 Tràng thi - trụ sở của Trung ương MTTQ !

CTV tại hiện trường vừa cho biết : hơn 500 nông dân Văn Giang và Dương nội đang bao vây trụ sở MTTQ tại 46 Tràng Thi. Họ tiếp tục tố cáo và khiếu nại các cấp chính quyền địa phương tham nhũng đất đai, đàn áp dân, cơ quan trung ương né tránh giải quyết từ nhiều năm nay.

 Một số hình ảnh do CTV gửi về từ hiện trường :


Tiếp tục đòi có ruộng cho dân cày.









Nguyễn Thế Thảo đang huy động truyền hình hà nội ra quay dân áo đỏ Dương nội để về dựng chuyện nói xấu.




 Xưa về giải phóng Thủ đô, nay mặc áo đỏ về Thủ đô khiếu kiện tố cáo.

 CTV tại hiện trường đang tác nghiệp, chúng tôi đang sẽ tiếp tục cập nhật...

Tại số 1 Ngô Thì Nhậm Hà đông, Cụ Lê Hiền Đức đang  giúp hơn 3 chục thương binh Hà Tĩnh tới trụ sở tiếp dân trung ương đảng và nhà nước để khiếu nại, tố cáo chính quyền hà tĩnh mới đàn áp họ tuần trước để dướp đất cướp nơi làm ăn sinh sống của những thương binh này.

Công an bắt đầu tấn công người đi lễ ở DCCT Sài Gòn



VRNs (09.10.2012) – Sài Gòn – Vào khoảng lúc 9 giờ sáng ngày 08.10.2012, anh Antôn Lê Thanh Tùng, cộng tác viên Truyền thông Chúa Cứu Thế (TTCCT), đang trong lúc làm việc tại chi nhánh công ty ở Vũng Tàu thì bị 5 an ninh công an, 3 người mặc đồng phục và 2 người mặc thường phục “hỏi thăm” anh. Sau đó, bắt anh về đồn công an Vũng Tàu mà không có bất cứ một lệnh hay quyết định bắt nào, mà cũng không cho anh Tùng biết nguyên nhân vì sao anh bị bắt.

Tại đồn công an, khu công nghiệp Phú Mỹ – tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu – anh Tùng bị hỏi cung và bị lập biên bản xoay quanh các vấn đề như:

Anh Tùng có quen chị Bùi Hằng không; Anh có quen các cha Dòng Chúa Cứu Thế không; Tại sao anh lại cầu nguyện cho 3 Bloggers, là những người vi phạm pháp luật, tuyên truyền chống phá đảng và nhà nước; Tại sao anh lại phỏng vấn các giáo dân tham dự thánh lễ cầu nguyện cho Công Lý và Hòa Bình, tại nhà thờ Kỳ Đồng; Anh có giấy chứng chỉ nhà báo hay anh có giấy phép hành nghề báo chí không?; Anh có thuộc tổ chức nào không; Anh biết gì về blog quanlambao và danlambao; Anh có viết bài cho Quanlambao hay danlambao không?…

Anh Tùng cho biết có một chi tiết bất thường trong cuộc trao đổi này là cách đây gần một tháng, anh Tùng bị mất 2 cái laptop (một của cá nhân, một của công ty) nhưng anh chưa thông báo cho ai biết, ngoài sếp của anh là trưởng phòng nhân sự, nhưng viên an ninh tên Tuyên lại hỏi anh về 2 cái laptop đó. Do đó, anh có thể đoán được, ai đã đánh cắp 2 laptop của anh và chúng đang ở đâu!

Xin mời quý vị theo dõi chi tiết về việc về cuộc trao đổi của anh Tùng với các nhân viên an ninh.

Anh Antôn Lê Thanh Tùng tường thuật:

“Khi vào công ty làm việc khoảng 30 phút, khoảng 9 giờ kém, thì trưởng phòng nhân sự gọi tôi lên có chuyện gặp và khi tôi gặp thì có 5 nhân viên công an, trong đó có 3 nhân viên mang đồng phục và 2 nhân viên mang thường phục. Họ “hỏi thăm” [tôi] và muốn xuống chỗ tôi làm việc để tìm một người tội phạm. Trong tâm lý tôi nghĩ rằng, tôi làm ăn chân chính thì [không có việc gì phải lo nên tôi] dẫn họ đi xuống phòng làm việc của tôi, nhưng phòng [làm việc] của tôi chủ yếu là khách hàng.

Họ vào [phòng] làm việc của tôi, nhìn qua nhìn lại khắp phòng và hỏi cái máy tính laptop của tôi đang sử dụng này “là công ty cấp cho anh phải không?” [Vì vậy], họ muốn xem [các dữ liệu trong] cái máy tính này [nên] tôi nói, “đây là tài sản chung của công ty không phải là tài sản riêng của tôi cho nên [các anh] muốn xem máy tính phải được sự cho phép của ban giám đốc”.

Cùng lúc đó có một viên an ninh đưa tay đòi chụp lấy máy tính [của tôi] nhưng tôi không cho, và [tôi nói] chưa được sự cho phép [của cấp trên] nên các anh không có quyền xem [máy tính của tôi]. Tôi liền ôm lấy máy tính chạy lên văn phòng chính, cách chỗ tôi làm việc khoảng 100m, để tôi hỏi ý kiến trưởng phòng nhân sự. Trưởng phòng nhân sự liền hỏi ý kiến ban giám đốc và ban giám đốc đồng ý cho họ xem các dữ liệu trong máy tính [mà công ty đã cấp cho tôi làm việc].

Họ đề nghị, những dữ liệu của công ty họ không đụng đến, còn những dữ liệu của cá nhân [tôi] họ yêu cầu muốn được xem. Sau đó, trưởng phòng nhân sự mời trưởng phòng IT vào để cho họ kiểm tra hết các cơ sở dữ liệu trong máy tính. Sau khi chép hết dữ liệu của công ty ra, họ bắt đầu kiểm tra [các dữ liệu cá nhân của tôi mà tôi đã lưu trữ trong máy] và, họ lục ra toàn bộ các file chứa hình ảnh và một số file ghi âm. Những dữ liệu của công ty họ cho giữ lại, còn các dữ liệu của các nhân [tôi] họ yêu cầu đưa về đồn để làm việc tiếp.

Tại đồn công an, họ kiểm tra các file hình ảnh [trong latop của tôi] và tôi xác định rằng, trong các file hình ảnh này có một số hình là do tôi chụp và một số tấm hình không phải do tôi chụp. Họ cho in ra một số tấm hình từ máy tính của tôi, [yêu cầu tôi] ký lên những tấm hình này. [Tôi ký với nội dung như sau], hình ảnh này được in ra từ cái máy tính công ty đã giao cho tôi quản lý, giao cho tôi sử dụng.

Sau đó, họ yêu cầu [tôi] mở email cho họ xem, nhưng tôi nói đây là quyền cá nhân [của tôi các anh] không có quyền được đụng chạm đến, nhưng họ lại gây sức ép cho [cấp trên của] công ty [tôi], cho nên tôi cũng mở email cho họ xem, trong hộp email chủ yếu là các báo cáo và các thông tin trao đổi qua lại trong đời sống dân sự bình thường.

Sau khi họ xem [các dữ liệu trong máy tính], họ có lập một biên bản [xoay quanh các vấn đề như sau]:

Họ hỏi, “anh có quen biết chị Bùi Hằng không? Tôi trả lời là, “tôi đi lễ thì tôi gặp chị Bùi Hằng ở nhà thờ, rồi tôi chụp hình cho chị Bùi Hằng vậy thôi”.

[Họ hỏi tiếp], “anh đi lễ nhà thờ Chúa Cứu Thế được bao lâu rồi?. Tôi trả lời, “đi lễ từ năm 2000”. Họ hỏi, “anh có quen biết các cha DCCT không? Tôi trả lời, “các Cha ở DCCT nhiều. Tôi đi lễ gặp các Cha trên bục giảng và hỏi người này người kia nên quen biết các Cha”. Họ hỏi, “anh quen biết những cha nào DCCT?”…

Họ hỏi tiếp, “anh có biết thánh lễ cầu nguyện cho 3 bloggers, Điếu Cày, Tạ Phong Tần và Anhbasg không?”. Tôi trả lời là, có biết, và có đi tham dự thánh lễ đó. Họ nói, tại sao lại phải cầu nguyện cho những người đó, họ là những người tuyên truyền chống phá nhà nước, chống phá đảng và chính quyền…”. Tôi trả lời, thân nhân của họ đến [nhà thờ Kỳ Đồng] cầu nguyện thì trách nhiệm của một giáo dân là dâng lời cầu nguyện và cầu bình an cho người ta. Họ hỏi, [những người thân nhân đó] đến xin [cầu nguyện] để được tự do à? Người ta, [Điếu Cày, Tạ Phong Tần và Anhbasg], phạm tội và người ta phạm pháp mà mình cũng cầu nguyện cho họ sao? Tôi trả lời, vì đây là đức tin công giáo của chúng tôi nên chúng tôi phải có trách nhiệm cầu nguyện cho những người gặp hoạn nạn và chúng tôi phải cầu nguyện cho họ thật được bình an. [Mặt khác], chúng tôi không quan ngại cái sự hận thù nào trong đây, thậm chí nếu các anh có gặp rủi ro nào đó mà đến với Tôn Giáo thì Tôn Giáo sẵn sàng hỗ trợ cho các anh về mặt tinh thần, dâng lời cầu nguyện cho các anh được bình an.

Anh đi tham dự thánh lễ, phỏng vấn giáo dân, anh còn lấy chức danh là TTCCT, vậy thì anh có phải là nhà báo không? Tôi trả lời, trong bối cảnh của thánh lễ cầu nguyện cho Công Lý và Hòa Bình thì tôi là nhà báo của TTCCT. Họ hỏi tôi là, anh có giấy chứng chỉ nhà báo hay anh có giấy phép hành nghề báo chí không?… Công an nói với tôi là, anh là lừa đảo và vi phạm pháp luật, lấy chức danh của nhà báo và lấy chức danh của TTCCT để đi phỏng vấn. Tôi trả lời trong bối cảnh của thánh lễ đó tôi đi phỏng vấn thì tôi là chức danh [phóng viên].

Họ hỏi tiếp, tôi có nằm trong tổ chức nào của DCCT không? Tôi trả lời, tôi không thuộc tổ chức nào, tôi thuộc tổ chức cá nhân và tôi sống chức năng ngôn sứ và đây là trách nhiệm giáo dân của tôi. Ngoài ra tôi không thuộc tổ chức nào ngoài DCCT.

Anh Tùng cho biết thêm, hôm nay, có hai chi tiết làm tôi thấy bất thường là cách đây một tháng tôi có mất 2 cái máy Laptop, mà thông tin này tôi chưa nói với ai biết ngoài giám đốc và trưởng phòng nhân sự, nhưng trước khi bước vào phòng [làm việc của tôi] thì anh Tuyên, một an ninh công an, hỏi, “anh đã tìm được 2 máy laptop của anh chưa?”, lúc này tôi ngạc nhiên và hỏi lại, “ tại sao anh lại biết tôi mất 2 cái máy Laptop?”, thì ông ta, nhân viên cảnh sát tên Tuyên, nói là phòng nhân sự báo cho tôi. Vừa lúc đó, trưởng phòng nhân sự bước vào thì tôi hỏi, “anh [trưởng phòng nhân sự] có báo với công an là tôi mất 2 laptop không? Trưởng phòng nhân sự trả lời, “chưa báo cho công an và cũng chưa báo cho ai biết về chuyện này”. [Tôi thấy] dường bên công an biết hai máy laptop của tôi nằm ở đâu.

Ở đồn công an, thì anh Tuyên nói là chúng tôi có những bằng chứng [liên quan đến] tài liêu và những hình ảnh cho rằng tôi tham gia các hoạt động tuyên truyền [chống nhà nước]. Những hình ảnh và tài liệu mà nhân viên an ninh tên Tuyên cho rằng, tôi tham gia các hoạt động tuyên truyền đó nhưng tôi lại không biết những tấm hình đó nằm ở đâu và làm sao tôi lại có những tấm hình đó! Những dấu hiệu trên tôi nghĩ, có lẽ cho đến thời điểm này họ đã biết 2 máy laptop của tôi ở đâu”.

PV.VRNs ghi

Rối bời dự Luật Đất đai


Thứ Ba, 09/10/2012 23:01

Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi chưa giải quyết được những mâu thuẫn, tranh chấp liên quan đến đất đai đang nảy sinh trong cuộc sống

Ngày 9-10, Bộ Tài nguyên - Môi trường cùng Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tổ chức hội thảo lấy ý kiến của doanh nghiệp về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Theo đánh giá của đa số đại biểu, dự thảo luật chưa giải quyết được những mâu thuẫn, tranh chấp liên quan đến đất đai đang nảy sinh trong cuộc sống.
Mù mờ cơ chế định giá
Điểm mới của dự thảo luật là đã có sự thay đổi trong cơ chế định giá đất. Theo đó, nguyên tắc định giá đất cũng được sửa đổi “giá đất do Nhà nước quyết định bảo đảm nguyên tắc phù hợp với giá thị trường” thay cho nguyên tắc “sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường”. Đồng thời, bỏ quy định bảng giá đất do UBND cấp tỉnh ban hành và công bố vào ngày 1-1 hằng năm.
Cơ chế định giá đất sẽ có thay đổi khi dự thảo Luật Đất đai được thông qua. Ảnh: TẤN THẠNH
Chủ tịch Hội Thẩm định giá Việt Nam, ông Nguyễn Ngọc Tuấn, cho rằng nguyên tắc “phù hợp giá thị trường” còn mù mờ hơn khái niệm “sát giá thị trường” đang áp dụng hiện nay do  không có căn cứ để tính. Vì từ khi định giá đến khi đền bù, đấu giá…, đã có sự khác biệt rất lớn về giá đất.
Đáng lưu ý là dự thảo luật cũng đổi mới theo hướng Nhà nước không áp dụng cơ chế thu hồi đất giao cho dự án mà thu hồi theo quy hoạch rồi đưa ra đấu giá, có cho phép cơ chế giá thỏa thuận.
 
GS Đặng Hùng Võ, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường, cho rằng như thế là chưa đi đúng vấn đề cần đổi mới là làm gì để có đất cho đầu tư phát triển dự án. Cơ chế giá đất thỏa thuận hiện nay đang tắc do nhà đầu tư và người bị thu hồi đất không thống nhất được giá đền bù. “Khiếu nại đông người chỉ xảy ra ở các dự án giá bồi thường cho dân thấp nhưng khi có đất, nhà đầu tư bán giá rất cao. Do đó, phải có cơ chế giá đất phù hợp để giải quyết lợi ích địa tô hợp lý mới chấm dứt khiếu kiện, tranh chấp” - GS Đặng Hùng Võ đề xuất.
Ông Phạm Sỹ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, đề nghị áp dụng nguyên tắc “giá công bằng” thay cho nguyên tắc giá đất “phù hợp giá thị trường”. “Giá công bằng” được hiểu là giá có thể giúp tạo được tài sản tương đương tài sản bị thu hồi tại địa điểm khác tương tự và cộng thêm một khoản lợi ích do dự án phát triển đất đem lại.
Trưng mua thay cho thu hồi
Cho rằng chế độ thu hồi đất thiếu minh bạch, thiếu công bằng là nguyên nhân dẫn đến lạm quyền, tham nhũng, gây bất bình trong dân, ông Phạm Sỹ Liêm đề xuất thay “chế độ thu hồi đất” bằng “chế độ trưng mua”. Cùng quan điểm này, luật gia Vũ Xuân Tiền, Chủ tịch Công ty Tư vấn Vfam, cho rằng như vậy sẽ khiến người có đất bị thu hồi xóa bỏ tâm lý bị tước đoạt. Việc thu hồi đất bằng quyết định hành chính chỉ áp dụng trong trường hợp trưng mua không thực hiện được, vi phạm pháp luật đất đai hoặc chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật hoặc tự nguyện.
Ngoài ra, ông Vũ Xuân Tiền còn chỉ ra 6 nút thắt trong Luật Đất đai mà dự thảo này chưa sửa đổi được. Đó là các kẽ hở trong giao đất, cho thuế đất, thu hồi đất; xác định giá đất chưa minh bạch, tạo chênh lệch lớn khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất… Đặc biệt, ông Vũ Xuân Tiền nhấn mạnh nút thắt lớn là phân cấp quản lý quá rộng khiến đất đai từ sở hữu toàn dân trở thành sở hữu của một nhóm lợi ích.
Luật sư Lê Thanh Sơn, Trưởng Văn phòng Luật sư AIC, cũng cho rằng dự thảo trao quá nhiều quyền cho Bộ Tài nguyên - Môi trường, thiếu khách quan, minh bạch, chưa có tính thuyết phục.
Cần lập ban soạn thảo khác
Với những hạn chế được các đại biểu “mổ xẻ” trong hội thảo, luật sư Trương Thanh Đức khẳng định: “Chưa có gì bảo đảm cho luật này sống lâu hơn các luật đất đai cũ với thời gian tồn tại trung bình chỉ 4 năm đã phải bỏ đi làm lại”. Gay gắt hơn, ông Phạm Sỹ Liêm cho rằng để cho ra một dự thảo Luật Đất đai như vậy là ban soạn thảo “không đủ tầm”. Quốc hội cần lập riêng một ban soạn thảo khác mới hy vọng sửa đổi được Luật Đất đai một cách toàn diện.
PHƯƠNG ANH

Hai cơ sở sản xuất giá đỗ bằng hóa chất lạ


Thứ Ba, 09/10/2012 18:49

Ngày 9-10, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Bình cho biết, đoàn kiểm tra an toàn thực phẩm của Sở đã kiểm tra và phát hiện hai cơ sở sản xuất giá đỗ ở huyện Lệ Thủy đã sử dụng hóa chất không rõ nguồn gốc để kích thích giá đỗ lên mầm.

Ảnh minh họa
 
Kiểm tra cơ sở sản xuất giá đỗ của bà Hoàng Thị Nguồn ở tiểu khu 6, thị trấn Kiến Giang, huyện Lệ Thủy, đoàn kiểm tra phát hiện và thu giữ 6 ống nhựa đựng hóa chất lỏng, không màu, kích thước 0,7cm x 4cm.
 
Số hóa chất này được đựng trong một túi nilon có in chữ Trung Quốc, không có nguồn gốc xuất xứ theo quy định.
 
Bà Nguồn cho biết đã mua loại hóa chất này từ một người bán dạo ở chợ không rõ từ đâu đến. Sau đó, bà dùng hóa chất này hòa với nước tưới cho giá đỗ nhiều lần trong ngày để giá đỗ có mầm to, trắng và lên nhanh hơn bình thường. Khi kiểm tra, cơ sở bà Nguồn có hơn 20 thùng đựng giá đỗ đang lên mầm, mỗi thùng khoảng 9-10kg giá đỗ.
 
Tại cơ sở sản xuất giá đỗ bà Nguyễn Thị Diện ở cùng địa phương, đoàn kiểm tra phát hiện một ống nhựa đã hết hóa chất trong ống. Bà Diện thừa nhận đã dùng loại hóa chất này để kích thích giá đỗ nảy mầm trắng và nhanh hơn so với cách làm truyền thống.
 
Đoàn kiểm tra lập biên bản, thu giữ số hóa chất và các ống đã sử dụng hết hóa chất ở cả hai cơ sở sản xuất giá đỗ để xử lý theo quy định; đồng thời tiêu hủy số giá đỗ có sử dụng hóa chất không rõ nguồn gốc này.
 
Theo TTXVN, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Bình vẫn tiếp tục kiểm tra các cơ sở sản xuất giá đỗ ở các huyện, thành phố trong tỉnh để phát hiện và xử lý việc dùng hóa chất không rõ nguồn gốc trong sản xuất giá đỗ.
B.T.K

Công trình ngàn năm: 2 năm đã hỏng!


Thứ Ba, 09/10/2012 22:17

Hai năm trước, hàng loạt công trình được khánh thành, đưa vào sử dụng nhân dịp Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội nhưng hiện nay, nhiều nơi đã xuống cấp nghiêm trọng

Bộ Xây dựng vừa có kết luận thanh tra công tác đầu tư xây dựng của Ban Quản lý dự án đầu tư và xây dựng các công trình văn hóa kỷ niệm Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Qua đó, đã phát hiện nhiều thiếu sót, sai phạm trong đầu tư xây dựng, thu chi tài chính tại dự án Bảo tàng Hà Nội và Công viên Hòa Bình.
Có vỏ mà không có ruột
Khánh thành vào tháng 10-2010 với tổng vốn đầu tư hơn 2.300 tỉ đồng, đến nay, Bảo tàng Hà Nội đã trở thành đề tài trong mọi cuộc tranh luận về công trình ngàn tỉ nhưng vắng khách.
Nhìn bề ngoài, Bảo tàng Hà Nội trông rất bề thế, hoành tráng với kiến trúc “kim tự tháp ngược”. Tuy nhiên, có vào bảo tàng mới thấy hết được sự ê chề của nó. Những chiếc màn hình cảm ứng được đặt ở tầng 4 để phục vụ du khách xem ảnh về sự phát triển của Hà Nội hoạt động tậm tịt, nút điều khiển vô hiệu. Khu vực trưng bày một số hiện vật, vật dụng sinh hoạt của người Hà Nội xưa thì luôn trong cảnh tối om vì thiếu sáng… Gặp chúng tôi, nhiều người đã bày tỏ sự thất vọng khi viếng thăm bảo tàng. “Hiện vật được trưng bày quá ít, các thông tin không có sự kết nối khiến người xem rất khó theo dõi” - chị Quỳnh Anh (ngụ quận Thanh Xuân - Hà Nội) nói. Đó là chưa kể cách đây không lâu, cứ mưa lớn là nhiều khu vực trong bảo tàng bị thấm dột, nước ngập lênh láng. 
Công viên Hòa Bình ít người “ghé thăm” nhưng lại mọc lên nhiều quán cà phê _Ảnh: THẾ KHA
Một nhà sử học có tên tuổi cho rằng Bảo tàng Hà Nội có vỏ mà không có ruột vì khi tiến hành xây, cơ quan chức năng đã không lập trình một cách bài bản các bước thực hiện. Sau 2 năm khánh thành, dự án mới xong giai đoạn 1 và chỉ đủ sức trưng bày hơn 4.000 trong tổng số khoảng 60.000 hiện vật. Theo ông Nguyễn Văn Hùng, Giám đốc Bảo tàng Hà Nội, đa số các hiện vật vẫn được lưu giữ trong kho. “Chúng tôi đang chờ quy hoạch chính thức. Sắp tới, bảo tàng sẽ tổ chức nhiều sự kiện phù hợp với văn hóa, cuộc sống người Hà Nội xưa để thu hút khách tới tham quan” - ông Hùng cho biết.
Theo kết luận thanh tra của Bộ Xây dựng, công trình Bảo tàng Hà Nội đã dự toán thiết kế sai số tiền hơn 5,6 tỉ đồng. Ngoài ra, hàng loạt đơn vị tham gia xây dựng bảo tàng cũng bị “điểm mặt” do thanh, quyết toán các khoản tiền không phù hợp hồ sơ hoàn công, lên tới gần 7 tỉ đồng. Ngoài ra, Bộ Xây dựng cũng đã xử phạt hành chính đối với 3 công ty có sai phạm với tổng số tiền 110 triệu đồng.
Nhếch nhác công viên
Bộ Xây dựng vừa yêu cầu chủ đầu tư dỡ bỏ căn nhà cấp 4 (diện tích 75 m2) tại vườn trung tâm Công viên Hòa Bình vì không có trong quy hoạch được duyệt. Theo ghi nhận của chúng tôi, do không được chăm sóc cẩn thận nên rất nhiều cây xanh trong công viên đã chết khô. Nhiều đoạn tường gạch lát nền ở khu vực quảng trường của công viên bị bong tróc, bậc thang lên xuống nứt toác kéo dài nhưng không được đơn vị quản lý sửa chữa...
Dù đưa vào hoạt động 2 năm nay nhưng công viên có vốn đầu tư 300 tỉ đồng, rộng gần 20 ha này được rất ít người dân “ghé thăm”. Do không quản lý tốt nên tại các cửa ra vào công viên đều bị người dân lấn chiếm dựng lều bạt bán hàng quán gây mất an ninh trật tự. “Chúng tôi ở đây nhưng không dám vào chơi vì xung quanh công viên lúc nào cũng có hàng trăm thanh niên tụ tập, gây mất an ninh trật tự” - ông Nguyễn Dần (ngụ xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm - Hà Nội) nói.
Sở Xây dựng Hà Nội cho biết đã rà soát các hạng mục hư hỏng trong Công viên Hòa Bình để sửa chữa, thay thế. Đây là lỗi của Công ty TNHH Vườn thú Hà Nội (đơn vị quản lý công viên) vì không phát hiện và khắc phục kịp thời các hạng mục hư hỏng. Bộ Xây dựng cũng yêu cầu Sở Xây dựng, Ban Quản lý dự án 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội và các nhà thầu kiểm điểm, rút kinh nghiệm; đồng thời thu hồi, giảm trừ, truy thu thuế đối với khoản tiền hơn 643 triệu đồng tại dự án này.
Sau đại lễ, đâu lại vào đấy
Người dân Hà Nội có thể cảm nhận rõ ràng nhất cảnh quan đường phố, môi trường TP không thay đổi là mấy so với thời điểm cách đây 2 năm.
Đi dọc đường Vành đai 3 (Phạm Văn Đồng - Phạm Hùng - Nguyễn Xiển) hay các tuyến đường lớn như Lạc Long Quân, Nguyễn Trãi, Giải Phóng, Hồ Tùng Mậu, Đại Cồ Việt…, lúc nào cũng có cảm giác bụi xộc vào mũi. “Nếu ra đường mà không đeo khẩu trang, có thể bị viêm mũi ngay lập tức. Trong khi đó, lòng đường, vỉa hè lồi lõm gây nguy hiểm cho người đi đường nhưng không thấy đơn vị nào tới tu sửa” - một người dân bức xúc.
Kỳ tới: Xót xa công trình ngàn tỉ

ĐỖ DU

Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè bị "ngợp thở"


Thứ Ba, 09/10/2012 15:30

(NLĐO) – Trải qua 10 năm và ngốn hết 8.600 tỉ đồng, dòng kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè mới có được diện mạo xanh tươi như hiện nay. Tuy nhiên, dòng kênh này đang “ngợp thở” trong rác rưởi và ngày ngày bốc mùi thêm vì những hành động vô ý thức của người dân.

Rác dưới kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè phần lớn là bọc ni lông, cơm hộp, thậm chí có cả vỏ xe và thùng xốp.
 
Theo ghi nhận của chúng tôi, đoạn kênh từ cầu Công Lý đến cầu Lê Văn Sỹ lúc nào cũng lều bều rác. Một số ngày, ngay khu vực thượng lưu, rác tập trung thành đống ngay góc kênh, xen lẫn trong váng dầu và đám bọt trắng li ti. 
 
Ngoài chuyện vứt rác bừa bãi, nhiều người còn vô tư xem kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè như nhà vệ sinh lộ thiên và thoải mái "trút bầu tâm sự".
 
Bên cạnh đó, không ít người ngày ngày dắt chó đi dạo và cho chó "làm bậy" ngay trên vỉa hè hoặc dưới đám cỏ xanh. Vỉa hè rộng đẹp cũng được người dân tận dụng làm sân phơi cơm nguội, nhốt gà, thậm chí phơi phóng quần áo.

Nỗ lực cải tạo của chính quyền TP sẽ không thể làm hồi sinh trọn vẹn dòng kênh từng một thời thơ mộng này, chính ý thức giữ gìn vệ sinh và cảnh quan dọc kênh của người dân mới đem lại màu xanh trong cho dòng nước.
 
Dưới đây là một số hình ảnh không đẹp mắt ven dòng kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè.

Rác nổi lều bều trên mặt kênh, đoạn từ cầu Công Lý đến cầu Lê Văn Sỹ

Nhiều nhất trong mớ rác dưới dòng kênh là vỏ cơm hộp...
... và các loại bọc ni lông, vỏ bánh kẹo

Rác "tụ hội" về ở khu vực thượng lưu dòng kênh
Đây là khu vực lược rác ở ngay thượng lưu dòng kênh, lúc nào trong này cũng đầy ứ rác
Vỉa hè rộng bị biến thành sân phơi
Chó mèo có chỗ "ị" thật... rộng rãi và thoáng mát!
Không thiếu những quý ông ra dòng kênh để "xả" nỗi buồn

Người đàn ông này thật can đảm khi dùng dòng nước đen ngòm và hôi thối để rửa tay chân
Trước khi nạo vét bùn dưới kênh, cá trê, cá rô và cá rô phi rất nhiều. Những người đi câu cá cho biết từ 5- 8 giờ đã câu được chục kg cá. Tuy nhiên sau khi nạo vét lòng kênh, lượng cá ít đi hẳn do mất lớp bùn. Cá câu về thường được để trong môi trường nước sạch khoảng 3 ngày mới có người dám ăn hoặc đem ra chợ bán. 
Tin - ảnh: A.Nguyệt