THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

18 May 2012

Thâm nhập địa đạo dưới thung lũng Tình Yêu

(TNO) Sau nhiều lần khảo sát địa hình, ngày 15.5, PV Thanh Niên mới đột nhập được vào địa đạo xuyên núi dài khoảng 700m, nơi khai thác trái phép quặng thiếc ở cuối khu du lịch Thung lũng Tình Yêu, Đà Lạt (Lâm Đồng).
45 phút trong lòng địa đạo
Cửa hầm địa đạo cao 2 m, rộng khoảng 1,5 m, nằm dưới một thung lũng sâu ở khoảnh 1, tiểu khu 144 (phường 8), thuộc Ban Quản lý rừng Lâm Viên. Chiếc máy bơm cách địa đạo chừng 50 m đang bơm nước vào địa đạo để phục vụ việc khai thác quặng thiếc.
Thâm nhập địa đạo khai thác quặng thiếc ở Thung lũng tình yêu 2
PV Thanh Niên thâm nhập địa đạo của "thiếc tặc" ngày 15.5
Chúng tôi phải mang theo ủng, đèn pin vì nước và bùn đỏ từ trong địa đạo ào ào chảy ra. Bì bõm trong bóng tối,  chúng tôi lách người qua một khe cửa sắt. Sát cánh cửa có cầu dao và hệ thống dây điện chằng chịt. Rọi đèn pin thấy 4 xe rùa (chở quặng thiếc) nối đuôi nhau hướng ra cửa địa đạo.
Tiến sâu thêm một đoạn, thấy lấp lóe ánh đèn pin từ xa, chúng tôi tắt đèn nép mình vào thành địa đạo; có bóng 3, 4 người đang tiến lại gần. Khi còn cách khoảng 15 m, chúng tôi rọi thẳng đèn pin vào nhóm người đó. Bất ngờ vì có người lạ “ghé thăm”, có lẽ tưởng lực lượng giải tỏa nên nhóm người kia chạy sâu vào địa đạo… và mất hút.
Chúng tôi rọi đèn pin và tiếp tục theo chân “thiếc tặc”, họ bỏ lại chiếc xe rùa nằm chỏng chơ. Qua ánh đèn pin, lòng địa đạo có những đoạn cấu trúc toàn đá được đục khoét rất công phu, nhiều đoạn được chống cừ bằng cây thông đường kính từ 15 - 20 cm để đất khỏi sạt lở. Khi qua những đoạn này, chúng tôi phải cúi thấp để khỏi đụng đầu.
Càng vào sâu, không khí càng ngột ngạt khó thở. Đi được khoảng 200 m, ống nhựa màu xanh phun nước xối xả. Khung gỗ thông cừ địa đạo nối tiếp nhau chạy dài hun hút, nhiều cây mọc meo, mọc nấm cho thấy một lượng lớn cây thông bị chặt hạ phục vụ cho việc khai thác thiếc lậu diễn ra từ lâu.
Vào sâu khoảng 300 m, do thiếu oxy và ánh sáng nên rất khó thở, chúng tôi đành phải quay ra.
45 phút sống trong địa đạo có thể cảm nhận được sự liều lĩnh của “thiếc tặc”, nếu chẳng may sập hầm thì tính mạng con người đành chôn vùi giữa lòng núi.
Giải tỏa chiếu lệ!
Ông Phan Khắc Cử, Phó giám đốc Khu du lịch Thung lũng Tình Yêu, cho biết: “Khi phát hiện hầm địa đạo hướng đến bãi quặng thiếc cuối khu du lịch, chúng tôi có ngay văn bản báo cáo chính quyền địa phương và Ban quản lý rừng”.
Còn UBND phường 8 (Đà Lạt) cho biết đã thực hiện 2 đợt giải tỏa. Lần 1 vào ngày 10.10.2011, khi địa đạo mới sâu hơn 30 m, bên ngoài được ngụy trang bằng lưới đen và cây rừng để vận chuyển đất đỏ ra ngoài nhằm tránh phát hiện.
Phường 8 đã lập biên bản xử phạt hành chính 2 triệu đồng đối với Phạm Viết Thành (quê Thanh Hóa, tạm trú tại P.8, TP Đà Lạt), Thành thừa nhận mục đích đào địa đạo xuyên núi tới bãi thiếc cuối khu du lịch để khai thác quặng thiếc (bãi này đã bị giải tỏa hơn 3 năm trước). Thành viết cam kết lấp địa đạo, không tái phạm.
Nhưng đến ngày 28.10.2011, cơ quan chức năng phường 8 phải giải tỏa lần 2, lúc đó địa đạo đã sâu khoảng 60 m. Có khoảng 15 người tham gia đào địa đạo tháo chạy tán loạn. Tang vật thu giữ gồm một số xe rùa, 1 máy khoan bê tông, 1 mô tơ bơm nước, gần 500 m dây điện...
Đoàn giải tỏa bít kín cửa địa đạo bằng cây thông lớn. Nhưng chỉ ít ngày sau một cửa hầm mới thông vào địa đạo hình thành cách vị trí cũ không xa, việc đào địa đạo tiếp diễn.
Đầu năm 2012, UBND TP.Đà Lạt lại huy động lực lượng khoảng 35 người để giải tỏa và lấp địa đạo…
Ông Cử cho biết, cách đây khoảng 1 tháng, lực lượng tuần tra rừng của công ty phát hiện một ống thông hơi nhô lên ở khu vực bãi thiếc cũ, ban đêm nghe tiếng máy khoan dưới lòng đất. Công ty đã cho phát quang, tỉa bớt cây xanh để dễ dàng phát hiện “thiếc tặc”.
“Chúng tôi rất lo lắng việc khai thác thiếc sẽ ảnh hưởng đến cây cối và môi trường, cảnh quan khu du lịch” - ông Cử nói.
Người dân khu Đất Mới, phường 7 (Đà Lạt) cho biết, từ cuối tháng 4.2012, “thiếc tặc” bắt đầu khai thác quặng thiếc, cách vài ngày họ lại vận chuyển quặng thiếc từ địa đạo ra đường Đất Mới, tập kết ở nghĩa trang Thánh Mẫu, các mối lái chở đi tiêu thụ, giá quặng thiếc hiện nay gần 300.000 đồng/kg. Việc đào và đãi thiếc thường diễn ra ban đêm, ban ngày “thiếc tặc” thuê căn chòi ở Đất Mới để ngủ.
Thế nhưng ngày 16.5, ông Phan Văn Thi, Phó chủ tịch UBND phường 8, khẳng định việc khai thác quặng thiếc ở địa đạo đã chấm dứt, lực lượng tuần tra của phường mới vào địa đạo kiểm tra cách đây 2 ngày không có dấu vết gì mới.
Ông Thi cũng thông tin thêm, UBND TP.Đà Lạt đang giao một số cơ quan chức năng tìm phương án phá sập hệ thống địa đạo trên.
Dưới đây là chùm ảnh địa đạo của "thiếc tặc" do PV Thanh Niên ghi lại ngày 15.5.2012.
 Thâm nhập địa đạo khai thác quặng thiếc ở Thung lũng tình yêu 1
Cửa sắt kiên cố giữa lòng địa đạo
 Thâm nhập địa đạo khai thác quặng thiếc ở Thung lũng tình yêu 3
Xe rùa trong lòng địa đạo
 Thâm nhập địa đạo khai thác quặng thiếc ở Thung lũng tình yêu 4
Trong địa đạo này có cả hệ thống điện
 Thâm nhập địa đạo khai thác quặng thiếc ở Thung lũng tình yêu 5
Địa đạo được chống cừ bằng những cây gỗ thông
 Thâm nhập địa đạo khai thác quặng thiếc ở Thung lũng tình yêu 6
Dọc địa đạo có gắn bóng đèn tròn
 Thâm nhập địa đạo khai thác quặng thiếc ở Thung lũng tình yêu 7
Hệ thống điện, nước, ống dẫn khí trong lòng địa đạo
 Thâm nhập địa đạo khai thác quặng thiếc ở Thung lũng tình yêu 8
Từ địa đạo của "thiếc tặc" nhìn ra rừng thông 
                         
Bài và ảnhLâm Viên

Quốc hội xem xét đề án tái cơ cấu nền kinh tế



Thứ Năm, 17/05/2012 23:51

Kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XIII sẽ xem xét, thông qua 13 dự án luật, 7 nghị quyết và cho ý kiến về 6 dự án luật l Đầu kỳ họp sẽ xem xét đề nghị bãi nhiệm tư cách đại biểu Quốc hội đối với bà Đặng Thị Hoàng Yến


Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc giới thiệu nội dung kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XIII. Ảnh: TTXVN
Chiều 17-5, Văn phòng Quốc hội (QH) đã tổ chức họp báo về kỳ họp thứ ba, QH khóa XIII. Thông báo về chương trình kỳ họp thứ ba, Phó Chủ nhiệm Văn phòng QH Nguyễn Sĩ Dũng cho biết kỳ họp sẽ kéo dài 32 ngày (từ ngày 21-5 đến 21-6), trong đó có 25 ngày làm việc chính thức.
Sửa Luật Đất đai: Chờ sửa Hiến pháp
Ông Nguyễn Sĩ Dũng cho biết nội dung chính của kỳ họp là công tác lập pháp. Dự kiến QH sẽ xem xét, thông qua 13 dự án luật, 7 nghị quyết và cho ý kiến về 6 dự án luật. Các luật được thông qua gồm: Luật Giáo dục đại học, Bộ Luật Lao động sửa đổi, Luật Giá, Luật Công đoàn (sửa đổi), Luật Biển Việt Nam… Trong số 7 nghị quyết được QH thông qua, đáng chú ý có Nghị quyết về các giải pháp giảm thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và cá nhân; Nghị quyết về đề án tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của QH…
Tại kỳ họp này, QH cũng xem xét, thảo luận các báo cáo đánh giá bổ sung tình hình kinh tế - xã hội - ngân sách năm 2011 và những tháng đầu năm 2012. Đáng chú ý,  QH sẽ cho ý kiến về Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao hiệu quả, năng suất và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
Chủ nhiệm Văn phòng QH Nguyễn Hạnh Phúc cho biết về Đề án tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của QH có nội dung bỏ phiếu tín nhiệm các chức danh do QH bầu và phê chuẩn. Đây là nội dung không mới vì đã được quy định trong Luật Tổ chức QH. Tuy nhiên, điều kiện “phải có 20% số đại biểu (ĐB) QH nhất trí bỏ phiếu tín nhiệm” thì kỳ họp này sẽ thảo luận để sửa.
Tiếp tục trả lời báo chí về việc QH có yêu cầu Chính phủ báo cáo các vấn đề bức xúc như giải quyết khiếu nại tố cáo, phòng chống tham nhũng… hay những vấn đề liên quan đến nhiều vụ cưỡng chế thu hồi đất như Tiên Lãng (Hải Phòng), Văn Giang (Hưng Yên), ông Nguyễn Hạnh Phúc cho biết báo cáo của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã tập hợp ý kiến cử tri và báo cáo của Ban Dân nguyện cũng đề cập khiếu nại tố cáo, trong đó có đất đai.
Cũng theo ông Phúc, chủ trương sửa Luật Đất đai 2003 tiếp tục được QH thảo luận. Ông Phúc cho rằng sửa Luật Đất đai có vấn đề quan trọng là “sở hữu” mà để điều chỉnh quy định này thì phải chờ sửa Hiến pháp năm 1992. Do vậy, phải đợi đến việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992 được thông qua, dự kiến vào kỳ họp sau (cuối năm 2013).
Trình Quốc hội xem xét vụ bà Hoàng Yến
Ông Nguyễn Sĩ Dũng cho biết kỳ họp lần này, trên cơ sở đề nghị của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và các cơ quan liên quan, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (TVQH) sẽ trình ra QH đề nghị xem xét tư cách ĐBQH của bà Đặng Thị Hoàng Yến.
Trả lời câu hỏi của báo chí về bà Hoàng Yến, Chủ nhiệm Văn phòng QH Nguyễn Hạnh Phúc cho biết khi kết thúc kỳ họp thứ hai (tháng 11-2011), Văn phòng QH đã có thông báo với các ĐBQH khi tiếp xúc cử tri tại địa phương thì thông báo về việc QH đang xem xét những thông tin báo chí nêu đối với ĐB Hoàng Yến. Tiếp đó, giữa hai kỳ họp thứ hai và thứ ba, Ban Công tác ĐB - Ủy ban TVQH đã tiến hành xác minh làm rõ một số vấn đề cụ thể và thấy rằng trong quá trình kê khai hồ sơ ứng cử, bà Hoàng Yến đã không trung thực. Cụ thể là đã có thời kỳ bà Hoàng Yến là đảng viên và có chồng là ông Jimmy Trần nhưng không được ghi trong lý lịch. Trên cơ sở này, MTTQ tỉnh Long An và Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã xem xét và có văn bản gửi Ủy ban TVQH đề nghị bãi nhiệm tư cách ĐBQH của bà Đặng Thị Hoàng Yến. Tại kỳ họp này, Ủy ban TVQH sẽ trình ra QH đề nghị bãi nhiệm tư cách ĐBQH của bà Đặng Thị Hoàng Yến. 
Cũng theo ông Phúc, để tiến hành bãi nhiệm bà Hoàng Yến cần có 2/3 số ĐBQH bỏ phiếu đồng ý với đề nghị của Ủy ban TVQH. “Việc QH xem xét đề nghị bãi nhiệm tư cách ĐBQH của bà Đặng Thị Hoàng Yến sẽ được tiến hành ngay đầu kỳ họp. Và nếu kết quả bỏ phiếu sau đó với đa số phiếu đồng ý với việc bãi nhiệm tư cách ĐBQH thì bà Yến sẽ không được tiếp tục tham dự kỳ họp thứ ba” - ông Phúc nói.
Báo cáo Quốc hội về đập thủy điện, quản lý, sử dụng đất
Thủ tướng Chính phủ vừa phân công bộ trưởng một số bộ, Tổng Thanh tra Chính phủ chuẩn bị bổ sung một số báo cáo dự kiến sẽ được trình bày và xem xét tại kỳ họp thứ ba, QH khóa XIII khai mạc vào ngày 21-5 tới. Theo đó, bộ trưởng Tài chính chuẩn bị trình Báo cáo sơ kết 5 năm triển khai thực hiện Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Báo cáo về gói hỗ trợ doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn năm 2012; bộ trưởng Công Thương báo cáo về tình hình xây dựng, quản lý và vận hành các đập thủy điện, nhất là các đập thủy điện lớn trên địa bàn cả nước; bộ trưởng Tài nguyên - Môi trường báo cáo về tình hình quản lý, sử dụng đất năm 2011 và những tháng đầu năm 2012…
Thủ tướng cũng yêu cầu Tổng Thanh tra Chính phủ chuẩn bị, trình báo cáo công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; chủ trì, phối hợp với Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng và Văn phòng Chính phủ chuẩn bị, trình báo cáo sơ kết 5 năm triển khai thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng.
H.Thành
Thế Dũng

Quần áo Trung Quốc tràn ngập thị trường



Thứ Năm, 17/05/2012 21:13

Kinh tế toàn cầu suy giảm, xuất khẩu hàng may mặc của Trung Quốc giảm sút, hàng tồn kho nhiều nên dồn dập “xả” hàng vào Việt Nam với giá rẻ


Khách hàng mua quần áo có xuất xứ Trung Quốc tại TPHCM. Ảnh: Hồng Thúy
Tại Saigon Square (quận 1 - TPHCM), hàng Trung Quốc (TQ) bày bán la liệt. Một số được người bán giới thiệu là hàng xuất khẩu bị lỗi hoặc còn dư nên tuồn ra bán. Một số khác mẫu mã đẹp hơn, người bán quảng cáo là hàng TQ cao cấp, chỉ nhập về số lượng ít.
Lời nhiều, tiểu thương đua nhau bán
Thế nhưng, một số tiểu thương nhiều năm bán hàng ở Saigon Square thừa nhận hầu hết hàng bán tại đây là hàng TQ, nhái mẫu mã, thương hiệu của các hãng nổi tiếng rồi quảng cáo là hàng hiệu xuất khẩu. Từ sau Tết đến nay, buôn bán chậm hơn nhưng hàng mới về liên tục, giá rẻ hơn trước ít nhất 20%. Chúng tôi mua áo thun hiệu cá sấu khá đẹp với giá 160.000 đồng, áo sơ mi cách điệu chỉ 210.000 đồng/cái. Các loại quần jeans nhái nhãn hiệu USA, Guess, CK, Gap, G-Star, D&G… chỉ trên dưới 300.000 đồng/cái.
Hàng TQ cũng áp đảo tại các cửa hàng thời trang. Bà Ngô Thị Báu, Giám đốc Công ty Thời trang Nguyên Tâm - Foci, cho biết từ sau Tết đến nay, doanh thu từ kênh phân phối sỉ giảm mạnh vì các đại lý chủ yếu lấy hàng TQ. Ngay cả một số siêu thị, hàng TQ cũng chiếm số lượng đáng kể. Đại diện một hệ thống siêu thị khá lớn thừa nhận chỉ biết là hàng nhập từ nhà cung cấp trong nước, còn nhà cung cấp lấy hàng ở đâu lại là chuyện khác.
Anh Út, chủ một cửa hàng quần áo trên đường Bùi Văn Ba (quận 7-TPHCM), cho biết  so với hàng may mặc Việt Nam, bán hàng TQ lời hơn nhiều. Với hàng bình dân, lợi nhuận khoảng 40% -50%, hàng cao cấp phải từ 60% trở lên. Trong khi đó, bán hàng của công ty, cơ sở trong nước giỏi lắm chỉ lời được khoảng 25% - 30%. “Các loại áo thun, áo kiểu TQ loại “bèo” giá gốc chưa đến 20.000 đồng/cái, bán ra ít nhất 35.000 - 40.000 đồng/cái, mẫu mã thay đổi liên tục nên rất dễ bán. Trừ tất cả các chi phí, lợi nhuận ít nhất là 10.000 đồng/cái” - anh Út tính toán.
Giả nhãn hiệu Việt để dễ tiêu thụ
Theo giới kinh doanh, đa số khách hàng trẻ thích hàng nhái của TQ vì giá rẻ và mẫu mã, đa dạng. Ngoài ra, hàng TQ phân khúc khách hàng rộng, phục vụ các đối tượng từ bình dân đến cao cấp. Xuất khẩu giảm sút, các doanh nghiệp (DN) TQ có nguyên phụ liệu tại chỗ nên chỉ tập trung làm hàng bán cho Việt Nam và bán hàng tồn kho. Hàng may mặc TQ có chi phí thấp, vào Việt Nam theo đường tiểu ngạch nên không phải đóng thuế. Đa số hàng này bán tại các sạp chợ, cửa hàng thời trang nên không tốn chi phí xây dựng thương hiệu… Vì vậy, so với hàng Việt, giá hàng may mặc TQ đang rẻ hơn đến 30%.
Để tận dụng các lợi thế của hàng TQ, hiện một số DN may mặc trong nước đã trực tiếp đặt gia công hàng tại TQ, gắn nhãn Việt rồi đưa về nước tiêu thụ. Trong khi đó, DN Việt phải nhập gần như 100% nguyên phụ liệu từ TQ để sản xuất, cộng với các loại thuế, phí… nên giá thành cao.
Theo bà Văn Minh Hoa, Phó Phòng Truyền thông Tập đoàn Dệt may Việt Nam, do xuất khẩu khó khăn nên TQ đưa hàng may mặc tồn kho vào Việt Nam bằng mọi giá, bán rất rẻ để giải phóng hàng. Không chỉ nhái hàng hiệu các nước, hàng TQ còn giả nhãn hiệu Việt Nam cho dễ bán. Đại diện Công ty May Việt Tiến cũng thừa nhận hàng Việt Tiến đang bị làm giả nhiều, trong đó có một số là hàng giả từ TQ. Những sản phẩm này chất lượng thua xa hàng thật nhưng bán tương đương giá chính hãng nên nhiều người mua bị lầm. Công ty chỉ có thể đối phó với hàng giả bằng cách quảng cáo để tăng nhận biết, kiểm tra thường xuyên các cửa hàng, đại lý để bảo đảm những nơi này không bán hàng nhái còn các kênh phân phối khác thì đành chịu thua.
Kỳ tới: Doanh nghiệp dệt may kêu cứu
Đông Nghi

Đại gia Bắc Ninh sa lưới vì trốn thuế hàng chục tỷ đồng



Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh Bắc Ninh vừa có kết luận điều tra, đề nghị truy tố ông Nguyễn Thạc Thanh (phố Trần Phú, Đông Ngàn, Từ Sơn – Bắc Ninh) về tội trốn thuế.
Trước đó nhận được nguồn tin ông Nguyễn Thạc Thanh (Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Công ty CP Vật liệu công nghiệp Phú Thái (không phải thành viên của Tập đoàn Phú Thái – Phu Thai Group) có hành vi trốn thuế nhiều tỷ đồng, lưu hành giấy tờ có giá giả… cơ quan công an tỉnh Bắc Ninh đã vào cuộc điều tra.
Ngày 5/4/2011, Công an tỉnh Bắc Ninh đã ban hành Quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với Nguyễn Thạc Thanh về hành vi phạm tội “Lưu hành giấy tờ có giá giả” và “Trốn thuế”; các bị can khác liên quan gồm có Nguyễn Cảnh Hứa, Nguyễn Thị Xuân, Đặng Quỳnh Châu, Bùi Thị Thu Hương. Vì vụ án phức tạp, Cơ quan An ninh Điều tra (Công an tỉnh Bắc Ninh) ra quyết định tách vụ án hình sự về hành vi tội phạm “Lưu hành giấy tờ có giá giả” của các bị can Nguyễn Thạc Thanh, Bùi Thị Thu Hương, Đặng Quỳnh Châu để điều tra làm rõ sau.
Cơ quan công an tỉnh Bắc Ninh xác định công ty CP Vật liệu công nghiệp Phú Thái thành lập ngày 1/7/2007, kinh doanh trong các lĩnh vực liên quan đến ngành sản xuất bia, do Nguyễn Thạc Thanh làm giám đốc kiêm chủ tịch Hội đồng quản trị từ ngày 1/7/2007 đến ngày 30/11/2008.
Thời gian làm lãnh đạo công ty, Nguyễn Thạc Thanh biết rõ công ty Phú Thái khi bán hàng có một số khách hàng không lấy hóa đơn giá trị gia tăng (GTGT), đã chỉ đạo công ty không xuất hóa đơn cho số hàng này, và có hai loại số liệu khác nhau để báo cáo, che dấu; không kiểm tra hệ thống sổ sách kế toán, công ty không đưa vào sổ nội bộ số liệu của hóa đơn giá trị gia tăng đã xuất ra được kê khai thuế và tính thuế thu nhập doanh nghiệp không đúng. Hành vi đó đã dẫn tới việc công ty CP Vật liệu công nghiệp Phú Thái trốn thuế với số lượng là 11.283.829.816 đồng.
Khi bị phát hiện có hành vi trốn thuế, ông Thanh đã nộp lại vào ngân sách số tiền thuế 4.102.659.127 đồng. Được biết, năm 1996, ông Thanh đã có một tiền sự vi phạm xuất cảnh trái phép tại cửa khẩu Tân Thanh – Lạng Sơn. Hiện bị can Thanh bị cấm đi khỏi nơi cư trú. Hành vi của bị can Nguyễn Thạc Thanh đã phạm tội “Trốn thuế” theo quy định tại điều 161 Bộ Luật hình sự, cần thiết phải truy cứu trách nhiệm hình sự.
Đối với bị can Nguyễn Cảnh Hứa (phường Định Công, Hoàng Mai – Hà Nội) với tư cách giám đốc Công ty CP Vật liệu công nghiệp Phú Thái (VLCN PT) đã không chỉ đạo công ty xuất hóa đơn GTGT cho khách hàng mua hàng của cty, tiếp tục sử dụng hai loại sổ sách đã có từ trước để theo dõi. Tổng lượng tiền hàng không xuất hóa đơn là trên 4 tỷ đồng, dẫn tới Cty Phú Thái trốn thuế hơn 400 triệu đồng.
Bị can Lê Thị Thúy Huyền, kế toán trưởng của Cty Phú Thái (VLCN PT ) từ tháng 7/2007 đến tháng 2/2008 có hành vi biết rõ việc vi phạm pháp luật của Cty VLCN PT nhưng đã không tố cáo, ngăn chặn mà để cho sự việc xảy ra. Thời gian Huyền làm kế toán trưởng, Cty Phú Thái đã bán hàng không xuất hóa đơn GTGT, không kê khai thuế, trốn thuế với khối lượng hơn 2,6 tỷ đồng tiền thuế GTGT và hơn 7,6 tỷ đồng tiền thuế thu nhập doanh nghiệp; tổng số tiền trốn thuế là hơn 10,3 tỷ đồng. Hành vi nói trên của Huyền đã phạm tội “trốn thuế” với vai trò đồng phạm.
Ông Nguyễn Thạc Thanh
Tương tự, bị can Nguyễn Thị Xuân (Ân Phú , Phú Lâm, Tiên Du, Bắc Ninh)  có vai trò đồng phạm giúp sức trong việc giúp Nguyễn Thạc Thanh, Nguyễn Cảnh Hứa sử dụng hai loại sổ sách nói trên để che giấu, không đưa số liệu hóa đơn GTGT đã xuất ra, đã được kê khai thuế vào doanh thu nội bộ; tính thuế thu nhập không đúng dẫn tới Cty Phú Thái trốn thuế với số lượng tiền hơn 1,3 tỷ đồng tiền thuế GTGT.
Được biết, đối với tội danh lưu hành giấy tờ có giá giả của Nguyễn Thạc Thanh và đồng phạm, cơ quan công an tỉnh Bắc Ninh vẫn đang điều tra. Vì hành vi của Nguyễn Thạc Thanh có những thủ đoạn phức tạp, đây là nhóm tội phạm mới thời hội nhập, nên cơ quan tiến hành tố tụng tỉnh Bắc Ninh đã có công văn đề nghị Bộ Tài chính giám định, làm rõ các sai phạm.
Theo thông tin chúng tôi vừa nhận được, Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Bắc Ninh vừa kiểm tra và phát hiện ông Nguyễn Thạc Thanh và ông Nguyễn Cảnh Hứa đã vi phạm điều 116 luật Doanh nghiệp đó là việc đồng thời làm giám đốc, đại diện trước pháp luật nhiều công ty khác nhau. Trước đó, Bộ Tài Chính có văn bản khẳng định những doanh nghiệp vi phạm điều 116 luật Doanh nghiệp sẽ không được hoàn thuế.
Theo các chuyên gia tài chính cho biết khi nền kinh tế hội nhập, các đối tượng đã thành lập nhiều doanh nghiệp với mục đích chủ yếu là trục lợi thuế của nhà nước trái luật, bằng việc ký các mua bán xuất hóa đơn GTGT với nhau sau đó làm thủ tục xin hoàn thuế. Vụ án vẫn đang được các cơ quan chức năng làm rõ.
Theo Hoàng Mai

Hà Nội dự kiến làm 13 tuyến đường sắt



(Dân trí) - Báo cáo UBND Hà Nội, Tổng Giám đốc Công ty tư vấn thiết kế GTVT - TEDI Phạm Hữu Sơn cho biết, để nâng thị phần vận tải hành khách đường sắt lên 40% sau năm 2030, thành phố cần 13 tuyến đường sắt, tổng chiều dài khoảng 300km, tương đương Moscow (Nga) hiện tại.
Theo báo cáo của Tổng Công ty tư vấn thiết kế GTVT – TEDI (Bộ GTVT) sau năm 2030, thị phần vận tải hành khách bằng phương tiện công cộng chiếm khoảng 65%, trong đó đường sắt đô thị 40%, xe buýt 25%; phương tiện cá nhân chiếm 30%, trong đó ô tô 12%, xe máy và xe đạp là 18%; 5% còn lại là phương tiện khác.
 
 Phương án quy hoạch đường sắt đô thị tuyến số 4
Như vậy, sau năm 2030 vận tải hành khách ở Hà Nội chủ yếu dựa vào năng lực của đường sắt. Tổng Giám đốc TEDI Phạm Hữu Sơn cho biết, Hà Nội cần xây dựng 300km đường sắt (tương đương Moscow, Nga hiện tại) với 191 ga.
Để đạt được những mục tiêu trên, trong quy hoạch GTVT Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050, Hà Nội dự kiến sẽ xây dựng 8 tuyến đường sắt trong nội đô. Cụ thể tuyến 1, chạy hướng Yên Viên - Ngọc Hồi; tuyến 2A, hướng Cát Linh - Hà Đông; tuyến số 2, hướng Nam Thăng Long - Thượng Đình; tuyến số 3, Nhổn - ga Hà Nội - Yên Sở; tuyến 4, hướng Liên Hà - Bắc Thăng Long; tuyến số 5, Văn Cao - Hòa Lạc; tuyến số 6, Nội Bài - Ngọc Hồi; tuyến số 7, Mê Linh - Ngọc Hồi; tuyến số 8, Sơn Đồng - Dương Xá.
Theo ông Sơn, việc hình thành các đô thị vệ tinh cùng với việc di chuyển các trường đại học và bệnh viện ra các đô thị này sẽ hình thành nhiều trung tâm việc làm, giáo dục mới; nên việc xây dựng mạng lưới đường sắt đô thị kết nối với đô thị vệ tinh là hết sức cần thiết. Các tuyến đường sắt đó sẽ được quy hoạch đi theo hướng của các quốc lộ hướng tâm như QL6, QL32, QL3 và Đại lộ Thăng Long.
Cụ thể, các tuyến đường sắt đô thị nối trung tâm thành phố với đô thị vệ tinh gồm: tuyến 1: Sơn Tây - Nhổn - Hoàng Mai; tuyến 2: Ba Vì - Hòa Lạc - Nam Hồ Tây; tuyến 3: Xuân Mai - Hà Đông - Cát Linh; tuyến 4: Sóc Sơn - Nam Thăng Long - vành đai 2,5 - Bưởi; tuyến 5: Sơn Tây - Hòa Lạc - Xuân Mai.
Ông Sơn cho rằng, hệ thống giao thông công cộng sử dụng đường sắt đô thị với tàu cao tốc có sức chở lớn kết hợp với hệ thống xe buýt nhanh sẽ đáp ứng nhu cầu di chuyển từ đô thị trung tâm tới đô thị vệ tinh trong thời gian khoảng 30 phút.
Quang Phong

Phiên tòa xét xử 4 thanh niên Công giáo ngày 24 tháng 5



VRNs (17.05.2012) – Nghệ An – Theo tin chúng tôi vừa nhận được, phiên tòa xét xử 4 anh em sinh viên công giáo thuộc Giáo phận Vinh là Antôn Đậu Văn Dương, Phêrô Trần Hữu Đức, Gioan B. Hoàng Phong và Antôn Chu Mạnh Sơn sẽ diễn ra lúc 7h00 ngày 24 tháng 5 tới đây tại tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An.

Theo như thành viên gia đình anh Đậu Văn Dương và Trần Hữu Đức cho biết gia đình không nhận được thông báo từ phía Tòa án, mà trong chuyến thăm nuôi các anh vào sáng ngày hôm nay (17 tháng 5) đã được các anh cho biết như vậy.

Em gái anh Đậu Văn Dương có nhờ ban truyền thông chúng tôi chuyển lời đến quý vị: “Kính mong quý cộng đoàn dân Chúa và toàn thể anh chị em thắp nến và hiệp ý cầu nguyện đặc biệt cho các anh trong phiên tòa xét xử sắp tới. Em xin thay mặt gia đình cảm ơn tất cả mọi người và mong mọi người loan báo tin này cho những người bạn hữu để cùng nhau hiệp thông trong Đức Kitô”

Hai anh em bạn Dì Đậu Văn Dương và Trần Hữu Đức bị bắt cùng ngày 2/8/2011, Chu Mạnh Sơn bị bắt ngày 3/8/2011 và Hoàng Phong bị bắt ngày 29/12/2011. Tất cả đều bị bắt cóc khi đang đi học và làm việc và đều bị nhà cầm quyền cho rằng vi phạm vào điều 88 BLHS “tuyên truyền chống nhà nước CHXHCNVN”. Suốt những tháng giam giữ vừa qua chưa một lần đưa ra xét xử cũng không có bằng chứng luận tội. Tuy chưa có thông báo chính thức từ phía nhà cầm quyền nhưng kính mong mọi người hiệp ý cầu nguyện để cho công lý sớm được thực thi trả tự do cho những anh em bị bắt vô cớ trong năm vừa qua.

Trái qua phải, trên xuống dưới là Đức, Dương, Phong và Sơn

Phân tích dự án Văn Giang



TS Vũ Quang Việt (Tamnhin.net) - Chi phí, doanh thu và lãi cho người đầu tư ở Văn Giang: Tổng chi phí của dự án là 900 triệu USD, tổng doanh thu là 2,500 triệu USD. Dự án có lãi 1,600 triệu USD.

Dựa vào bài báo "Văn Giang, Lịch sử một cuộc cưỡng chế", có thể tính và đưa đến các kết luận sau:

- Đây là dự án nhà nước đổi đất lấy đường, nhưng đất này lại của nông dân, không phải của nhà nước.

- Dự án tước hữu đất, đền bù với giá cao nhất là 135,000 đồng/m2vào giai đoạn cuối cùng cho những người không chịu chấp hành lệnh tước hữu. Giá đền bù lúc đầu chỉ có 10,000 đồng/m2. Như thế tổng chi phí đền bù cho dân ở mức cao nhất cũng chỉ là 37 triệu USD (Coi bảng 2). Như vậy với giá ban đầu mà nhiều người phải nhận chỉ tốn dự án dưới 3.7triệu USD.Dù là 37 triệu hay 3.7 triệu, số tiền này so sánh với lãi là dự án đem về là 1600 triệu USD như muối bỏ biển. 

- Để đổi lại, dự án lấy 55ha xây 14 km đường. Nếu tính theo chi phí xây dựng cao tốc ở Mỹ là 8 triệu/km, tổng chi phí xây dựng đường là 112 triệu USD.

- Giả thiết chỉ có ½ đất được xây dựng nhà để bán (250ha), chi phí xây dựng cao nhất là 6 triệu VND/m2, và đem bán với giá 20 triệu VND/m2, tổng doanh thu sẽ là 2500 triệu USD và tổng chi phí xây dựng là 750 triệu USD.

- Như vậy, tổng chi phí của dự án là 900 triệu USD, tổng doanh thu là 2,500 triệu USD. Dự án có lãi 1,600 triệu USD.

- Còn một điều cuối cùng chưa tính đến, là theo bài báo, đối với đất bị lấy 360m2 (1 sào bắc bộ) sau này sẽ được giao lại 10m2 dịch vụ. Như vậy tỷ lệ trao đổi là 3% doanh thu, tức là 69 triệu (cứ giả dụ chi phí xây dựng giống nhau) và giả thiết rằng người dân không phải trả gì để được 10m2 này.

- Tổng cộng ở mức cao nhất, người nông dân được trả 37 triệu USD đền bù và 69 triệu đất dịch vụ, tổng cộng là 106 triệu USD so với lãi của dự án là 1500 triệu. Nói thế nhưng may ra người nông dân được ½ của 106 triệu và lãi của dự án còn cao hơn nhiều nếu họ xây nhiều hơn để kiếm lợi.

- Nói tóm lại, ai cũng có thể đặt câu hỏi là lý do gì mà cả hệ thống chính quyền và công an đem uy tín của mình nhằm bảo đảm cho thiểu số tư bản được hưởng lợi nhuận như thế? Chỉ vì 14 km đường?

Bảng 1: thông số cơ bản của dự án



Bảng 2: doanh thu, chi phí và lãi của dự án ECOPark



TS Vũ Quang Việt

http://tamnhin.net/Diendan/20840/Phan-tich-du-an-Van-Giang.html