THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

25 March 2012

Cháy cao ốc 34 tầng ở Hà Nội

11h trưa nay, những cột khói bốc lên từ căn hộ tầng 12 chung cư 34T Trung Hòa - Nhân Chính (đường Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội) khiến hàng trăm cư dân hốt hoảng tháo chạy xuống sân.

* Clip: Cháy cao ốc giữa trưa, cư dân hốt hoảng
Ngọn lủa
Ngọn lửa bắt nguồn từ tầng 12 tòa nhà. Ảnh: Bá Đô
Do vụ cháy xảy ra vào trưa chủ nhật nên nhiều gia đình có mặt đông đủ ở nhà. Dưới sân, hàng trăm người hốt hoảng đứng nhìn lên tầng 12, nơi những cột khói đen đang bốc cao, bao trùm lên các căn hộ ở tầng trên. 4 xe cứu hỏa, xe thang và hàng chục cảnh sát đang tích cực dập lửa.
Theo nhiều người dân, phải sau 10 phút xảy ra hỏa hoạn, chuông báo cháy của tòa nhà mới vang lên. Bác Bảo (nhà ở tầng 5) cho biết, khi gia đình đang ăn cơm thì được thông báo có hỏa hoạn. Cả gia đình vội quăng bát chạy cầu thang bộ xuống sân. Giữa trưa, tiếng hò hét, gọi nhau vang cả khu chung cư.
Gương mặt thất thần, bác Núi, chủ nhân ngôi nhà cháy ở tầng 12 cho biết, lúc xảy ra hỏa hoạn, cửa căn phòng xảy ra cháy bị khóa. Nhiều khả năng nguyên nhân là chập điện điều hòa đặt ở ban công.
Hàng trăm người dân ùa chạy xuống sân.
Hàng trăm người dân hốt hoảng ùa chạy xuống sân.
12h, vụ hỏa hoạn được dập tắt, chưa có thống kê về thiệt hại tài sản.
Với 34 tầng, chung cư 34T là tòa nhà cao nhất và là biểu tượng của khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính, được đưa vào hoạt động từ 2007. Trước đây, một căn hộ ở chung cư này cũng từng bị cháy.
Cháy chung cư 21 tầng, cư dân náo loạn trong đêm
Bá Đô

Tiếng kêu cứu giữa đêm của phụ nữ, trẻ em và cướp giật khủng bố giữa ban ngày

http://jbnguyenhuuvinh.wordpress.com/2012/03/25/tiengkeucuu_khungbo/

Nửa đêm 23/3, nhận được các thông tin kêu cứu của chị Trần Thị Nga, một phụ nữ với đứa con nhỏ mà mình vẫn thường thấy trong một số cuộc biểu tình yêu nước chống Trung Quốc xâm lược: “Các anh ơi, nhà em bị rào kín và họ đang dọa giết mẹ con em”. Cả đêm qua, theo dõi trên mạng thấy tình hình của mẹ con nhà này được cập nhật, những thông tin cho thấy những điều không thể nào tin nổi ở một xã hội luôn được xác định là có “nhà nước pháp quyền”. Ở xã hội đó bên cạnh chính quyền, đảng bộ, công an, còn có vô khối các đoàn thể ăn theo và lĩnh lương từ ngân sách nhà nước, tức là từ đồng tiền thuế của nhân dân để tạo nên những bộ máy công kềnh trên lưng người dân như Hội phu nữ, Ủy ban bảo vệ chăm sóc trẻ em… và ở tất cả những cơ quan đó luôn luôn kêu gào rằng: “Vì nhân dân phục vụ”.

Cháu Phú, 2 tuổi sợ hãi nép vào bức tường nhìn chúng tôi ngơ ngác

Sáng nay, lại một cuộc điện thoại cho biết: Chị Nga đã bị cướp máy ảnh, đánh ngay trước cửa nhà khi tiễn chân một người khách và chính người khách đó cũng bị cướp điện thoại. Việc này diễn ra trước mắt công an. Điện thoại cho một người quen, mấy anh em đều đồng thanh: Chúng ta phải xuống tận nơi để xem những gì đã diễn ra ở đó. Thế là mấy anh em lên đường.


 Cướp giật hội đồng giữa ban ngày và kẻ cướp gọi công an phường
Con đường từ Hà Nội đi Phủ lý chỉ mấy chục km nên xe đi cũng chỉ hơn tiếng đồng hồ. Khi chũng tôi đến nhà chị Nga vẫn đóng kín. Bên ngoài lố nhố nhiều bóng những người từ xung quanh các ngôi nhà khác nhìn sang. Phía bên kia đường, chếch lên phía trên là một người mặc sắc phục màu vàng của Cảnh sát giao thông, không đeo biển tên cùng với mấy người đứng ngắm nhìn sang căn nhà chị Nga mà bỏ qua tất cả các hiện tượng vi phạm luật giao thông như chở 3 người, không đội mũ bảo hiểm làm chúng tôi thấy không khí rất lạ. Các phía khác, lố nhố trong những căn nhà là những đám người mà sau này chị Nga cho biết đó là những nơi thường xuyên được dùng để rình núp và theo dõi, khủng bố mẹ con chị.

Một viên Công an đang đi từ đằng xa đi lại. Chúng tôi gọi, chị Nga nhận ra người quen mới mở cửa. Ngay lập tức một đám mặt mũi bặm trợn xông đến kín cửa nhà chị Nga, trong đó có hai viên cảnh sát và nhiều người đội mũ công an.

Chúng tôi vào nhà, căn nhà trống hươ trống hoác, cháu nhỏ con chị Nga thấy đông người, nép ngay vào bên góc cột nhà nhìn ra, ánh mắt ngơ ngác như muốn hỏi điều gì đang xảy ra với mẹ con mình đêm qua đến giờ.

Hai viên công an đến nhà đưa chị Nga giấy mời lên Công an Phường, anh công an lập Biên bản làm việc về việc đưa giấy mời vì theo anh nói là không mang theo liên gốc. Một công an khác cùng vào nhà, chị Nga cho biết đây là anh Cảnh sát khu vực cũ, người đã từng nói với chị Nga sau mỗi lần đưa đơn lên Công an phường sau mỗi đợt bị khủng bố rằng: Việc báo cáo là của chị, còn giải quyết hay không là việc của chúng tôi.


Đầy công an các loại, nhân viên an ninh và cả những kẻ khủng bố chị Nga

Rất nhiều nhân viên anh ninh cùng vào cửa nhà chị Nga

Lập "Biên bản làm việc" để giao gấy mời

Chị Nga cho biết: Sáng nay, một người khách đến nhà, khi về chị đi ra khỏi nhà tiễn khách, thì một đám rất đông đến tấn công chị cướp cái máy chụp ảnh trên tay. Việc cướp đó diễn ra khá lâu, chừng hơn chục phút trước tất cả mọi người dân phố và đặc biệt là một người mang sắc phục cảnh sát. Đặc biệt chị nhớ rõ ở đó có một người tên Công, công tác ở Phòng An ninh chính trị Công an Hà Nam. Chị nói rằng chị nhớ rõ người này vì đã từng lên Hà Nội bắt cóc chị về thả giữa đường khi chị đi biểu tình chống Trung Quốc xâm lược. Chị cho biết thêm rằng khi đám người đó cướp máy ảnh của chị, giằng co mãi thì chúng nó kêu nhau “Gọi công an Phường”.

Thực ra, chúng tôi cũng đã nghe nhiều và thấy nhiều cảnh cướp giật kiểu này, nó không lạ ở Hà Nội hoặc một số nơi với một số người được công an chú ý. Ở những cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lược và mới đây khi những giáo dân chúng tôi đi nộp đơn về đến Bờ Hồ, cả đám cảnh sát vây quanh cho một bọn không sắc phục, không một lệnh nào được xông vào cướp máy quay máy ảnh và bắt người. Ngay việc cả đám hơn chục người xông vào cướp máy ảnh của tôi rồi đánh tôi suýt chết ở Đồng Chiêm thì tôi cũng đã nếm trải. Nhưng điều lạ ở đây, là việc đó diễn ra với một phụ nữ, chân yếu, tay mềm.

Đi quanh hàng xóm tìm hiểu thêm, mấy phụ nữ đang đứng với nhau nói chuyện, một chị nói: “Nếu nó có tội tình gì, kể cả là phản động đi nữa, thì cứ bắt đàng hoàng chứ sao lại làm khổ nó như thế, đã mấy năm nay rồi chứ đâu phải hôm nay. Sáng nay khi nhìn thấy chúng nó cướp cái máy ảnh mới ghê làm sao, cả bầy nó xúm vào đánh và cướp của con bé. Sao cả hệ thống nhà nước mà phải để đối xử hèn thế?”. Một người đàn ông đến mua cái đĩa nhạc của nhà bên cạnh rồi ra đi lẩm bẩm “Đ.M nếu nó làm gì không đúng thì bắt bớ đàng hoàng chứ làm cái đ… gì mà như thế”.

Tôi không hiểu những người thi hành công vụ có nghe thấy những lời nói của người dân này khi các vị không có mặt hay không? Những người thi hành công vụ đó có hiểu đằng sau sự im lặng của người dân, người ta nghĩ gì về mình?

Khủng bố triền miên hai mẹ con bằng mọi hình thức
Nghe chuyện về mẹ con chị Nga này đã nhiều, nhưng nếu không đến tận mắt, ít khi tưởng tượng được người ta đã làm gì với hai mẹ con người đàn bà khốn khổ này. Chị nói: “Chiều qua em đi về, hàng xóm nói công an rào lối thoát hiểm nhà mày làm nát hết vườn rau nhà tao rồi”. Chị dẫn chúng tôi ra phía sau, nơi có cánh cửa thoát hiểm, cả hai đầu đã được ai đó dùng sắt giăng ngang và dây thép gai bịt kín. Thậm chí, sáng nay một số người đã leo lên mái nhà chị đột nhập và những người đó có mặt cùng với những người đã khủng bố mẹ con chị thời gian qua khi công an Phường có mặt. Chị còn chỉ rõ cho chúng tôi biết người thanh niên có cái sẹo ở mặt này là người đã từng khủng bố chị nhiều lần và sáng nay leo mái nhà đột nhập. Anh ta cứ nhơn nhơn đứng bên hàng loạt cảnh sát mà không ai ý kiến gì. Mãi đến sau này khi những người mà nhiều người cho là cán bộ an ninh đã đi theo chúng tôi dai dẳng từ khi đến đến khi đi ăn và ra về ngồi chung thầm thì chuyện trò với người này, thì chúng tôi hiểu vì sao anh ta lại tự tin đi khủng bố như vậy.

Theo chị Nga, người thanh niên (X) mặt có sẹo này đã khủng bố gia đình chị

Người này đang ngồi trao đổi với một nhân viên theo dõi chúng tôi

Đúng là ở đây, xã hội đen và xã hội đỏ lẫn lộn và nhiều khi còn chung tay hành động kiểu này thì người dân không sợ hãi mới là chuyện không bình thường. Hèn chi khi chị Nga bị cướp máy ảnh không ai dám ra can thiệp. Ngay cả khi chúng tôi đang đứng trong nhà chị Nga, một người từ bên kia đường cầm lăm lăm nửa hòn gạch trong tay sang gây sự: “Chúng mày muốn chụp ảnh công an thì sang tận nơi mà chụp, gí vào mặt nó mà chụp nhưng không được chụp nhà tao”. Thì ra, chị Nga cho biết đó là nơi mà những kẻ khủng bố mẹ con chị thường ẩn nấp.

Không chỉ có thế, hàng loạt truyền đơn, tờ rơi được rải xung quanh nhà, trên phố đầy những lời đe dọa sặc mùi xã hội đen. Nào là “Con Nga gái đĩ già mồm, mày lên đây tao sẽ xử bằng luật rừng” hoặc là “Lão Ngàn không dạy được con thì tao giết cả nhà”.

Chị Nga nói với chúng tôi rằng mỗi lần chị ra khỏi nhà, thì một đám người bặm trợn đi theo chị dọa dẫm, đe dọa giết, cướp không rời nửa bước.

Chị Nga cho biết, mỗi lần chị đi vắng về, khi thì cửa bị nhỏ keo 502 làm chết cứng ổ khóa phải nhờ người cắt mới vào nhà được. Có vài lần, người ta đã dùng cả mắm tôm và những thứ bẩn thỉu đổ vào nhà, lại có nhiều lần đang ở trong nhà bị buộc chặt cửa phía ngoài… nhiều lắm. Nhưng đến hôm qua, họ mới cho rào kín đường thoát hiểm nhà chị lại, chưa rõ ý đồ gì đây? Có thể là một vụ “tự thiêu” trong nhà riêng chăng nếu không được tự tử ở đồn công an?






Người đàn ông cầm viên gạch đe dọa chúng tôi

Khi chứng kiến tận mắt những gì đã diễn ra ở đây, chúng tôi mới rùng mình và thán phục người phụ nữ can đảm này. Quả là một “xã hội tươi đẹp ổn định và phồn vinh như” xã hội chúng ta, thì chuyện này có được coi là chuyện lạ?  Tôi không lạ, nhưng không khỏi kinh hoàng.

Điều có lẽ lạ nhất, là người ta đã làm những điều đó, huy động một lực lượng ghê gớm như thế, chỉ để đối phó với một phụ nữ và một đứa trẻ con. Điều đó nói lên cái gì? Ai đang đứng trong ánh sáng và ai đang đứng trong bóng tối?

Công an nhân dân đã làm gì?
Khi người dân bị đe dọa, khủng bố và bất an trong cuộc sống, trách nhiệm của người công an được xác định là “thức cho dân ngủ ngon, gác cho dân vui chơi”. Thế nhưng khi đám côn đồ hành hung, khủng bố hai mẹ con đàn bà con trẻ này, công an đứng đó cũng như không, trái lại trong đám đó còn phát hiện ra công an mặc thường phục, thì mọi chuyện có còn gì để nói nữa không?

Ngay khi chúng tôi đến nhà chị, một đám người luôn lởn vởn theo dõi chúng tôi liên tục. Chúng tôi rủ nhau đi ăn ở một quán cơm bình dân gần đó, ngay lập tức hai chiếc xe máy chở nhau đi rình. Một chiếc xe máy một người chở một cô gái khá xinh đi rình chúng tôi, chúng tôi đi, họ đi theo, chúng tôi vào nhà, họ vào những hàng xung quanh giả vờ mua hàng hoặc làm gì đó. Khi tôi đi ra ngoài đường, lập tức một hòn gạch bay vèo từ xa đến chỗ tôi rơi trên mặt đường. Người thanh niên chở cô gái này, sau đó về đồn công an Phường ngồi phía trong. Còn phía ngoài, hai chiếc xe máy khác lại tiếp tục theo chúng tôi đến khi về hết địa phận Hà Nam.




Một nhân viên an ninh khá xinh, mẫn cán, nhưng kém về nghiệp vụ

Chiếc xe máy này và một chiếc nữa theo chúng tôi về hết đất Hà Nam

Công an nhiều như thế, an ninh lắm thế, nhưng người dân vẫn bất an, vẫn bị khủng bố.

Chiều, đúng hẹn chị Nga lên công an Phường Hai Bà Trưng để đưa đơn khiếu nại, tố cáo về việc bị khủng bố và cướp máy ảnh. Chúng tôi được chị nhờ đi cùng, lý do vì “Em thấy có nhiều người đến đồn công an rồi tự tử, em sợ lắm, vì con em đang còn nhỏ nên em không muốn vào đồn công an tự tử đâu”.

Đến đồn Công an, mấy chiếc xe máy vẫn bám theo sát gót, người mang bộ cảnh phục Cảnh sát giao thông lại không đứng ở vị trí trước nhà chị Nga nữa mà đi theo chúng tôi về phường, đứng đằng xa nhìn lại. Chắc anh sợ chúng tôi không biết đường đi đến công an phường chăng(?). Trong đồn, một đoàn công an đông đúc đổ ra phòng tiếp dân khi chị Nga và chúng tôi đến, phía trong, một số “quần chúng” không mặc cảnh phục cũng đã ngồi ở các phòng phía sau.

Một người mặc bộ đồ gió ra quát lớn: “Chúng tôi mời tất cả ra ngoài, đây là đồn Công an”. Một người hỏi: “Còn anh là ai? Anh cũng là Công an?”. Anh ta đáp: “Tôi là trưởng đồn Công an Phường Hai Bà Trưng, tôi đang chỉ đạo công việc ở dây”. Chúng tôi hỏi lại: “Anh là công an, là Trưởng đồn, vậy trong đồn thì cảnh phục của anh đâu?”. Anh ta bảo: “Tôi là trưởng Công an Phường nhưng không làm ca này”(!). Chúng tôi trả lời:“Nếu anh là công an, đề nghị anh ăn mặc đúng tác phong và điều lệnh công an. Tiền dân trang bị cho anh cảnh phục để đi làm không phải bộ này. Nếu ngoài giờ làm việc của anh, đề nghị anh không tham gia”. Anh ta đành vào trong nhà thay bộ cảnh phục đầy đủ biển tên và quân hàm.

Một nhân viên công an tên Hậu: Tác phong của tôi như thế đấy, làm gì tôi?

Chị Nga đưa đơn, ông ta cho một đoàn đuổi chúng tôi ra ngoài, chị Nga không chịu, chị nói: “Tôi đã phải thức suốt đêm qua, giờ không đủ tỉnh táo làm việc, và tôi yêu cầu được có người bên cạnh khi làm việc với công an. Nếu không thì để hôm khác”. Thế nhưng yêu cầu đó không được đồng ý. Một viên công an yêu cầu chị không làm việc ở phòng tiếp dân nữa, mà lên tầng 2, chị không chịu. Mọi người đề nghị với công an tiếp nhận đơn của chị Nga và có biện pháp bảo vệ an ninh cho mẹ con chị không bị khủng bố.

Trong khi ông Thanh trưởng đồn ngồi giải quyết, một viên công an tên Hậu còn trẻ đứng chắp tay sau đít lên giọng dọa nạt chị Nga và một thanh niên đang ngồi trên ghế với giọng rất hách dịch. Chúng tôi hỏi: “Anh là công an khi làm việc với dân mà tác phong anh chắp tay sau đít vậy xem có được không?”. Hết sức ngạc nhiên khi anh ta trả lời: “Tôi tác phong như thế đấy, các anh làm gì được tôi”. Đến mức này thi bó tay với công an ở đây.



Cứ mấy phút, công an lại vào hội ý khi có những yêu cầu từ chị Nga và bà con có mặt. Cuối cùng, một người khá nhiều tuổi là Trung tá Nguyễn Đức Hiệp ra tiếp. Ông ta yêu cầu làm việc riêng với chị Nga, chị lại không đồng ý. Ông bảo rằng “chúng tôi phải làm việc để điều tra sự việc khi có đơn trình báo của người dân nên chị phải làm việc với chúng tôi”. Chúng tôi hỏi ông: “Vậy trước tình hình chị Nga bị khủng bố như thế, chị ấy đã có đơn nhiều lần, anh cho biết đã điều tra đến đâu và có biện pháp gì để bảo bảo an ninh cuộc sống công dân?”. Anh ta bảo: “Đơn khi nào? anh nghe một chiều chứ làm gì có đơn nào?”. Chị Nga đáp: “Tôi đã đưa đơn lên đây rất nhiều lần, thậm chí anh Tuấn Anh còn bảo việc chị viết đơn là việc của chị, còn có làm hay không là việc của chúng tôi”. Chúng tôi đáp: “Chị Nga có mặt ở đây, ba mặt một lời nhưng ông bảo vẫn không có, vậy để chấm dứt tình trạng đó, hôm nay anh đã nhận đơn, đề nghị anh xác nhận là đã nhận đơn trình báo của chị Nga”.

Nhưng, chỉ việc xác nhận đã nhận đơn của chị Nga, cuối cùng dùng dằng mãi thì công an Phường vẫn không dám xác nhận buộc chúng tôi phải lập biên bản tại chỗ về việc công an Phường đã nhận đơn nhưng không xác nhận cho chị Nga.

Vì Nhân dân phục vụ: Có lẽ lĩnh vực vượt trội nhất ở Việt Nam là sáng tác khẩu hiệu?

Trung tá Nguyễn Đức Hiệp, nhận đơn nhưng không xác nhận

Lập biên bản về việc Công an phường Hai Bà Trưng nhận đơn nhưng không xác nhận

Thực ra, chúng tôi không hi vọng gì lắm vào cách làm việc của công an Phường ở đây, nếu họ thật sự “đối với nhân dân phải kính trọng lễ phép” và “đối với công việc phải tận tụy” như cái bảng đằng sau ngay trên đầu họ, thì đâu còn cảnh nhà chị Nga như hôm nay.

Thất vọng, chúng tôi ra về, chị Nga theo xe chúng tôi lên Hà Nội lánh nạn.

Những chiếc xe máy lại tiếp tục trò chơi theo đuổi chúng tôi đến cuối Hà Nam.

Trở về Hà Nội, mấy anh em ngồi uống chén nước rồi chia tay nhau, câu nói cuối cùng của một người có tuổi trong đoàn là “Với cách hành động như thế này, thì người dân mà còn lòng tin mới là chuyện lạ”.
Hà Nội, ngày 24/3/2012
  • J.B Nguyễn Hữu Vinh

Tàu Trung Quốc xâm nhập trái phép vịnh Nha Trang



Anhbasam - Chiều 24-3, đại tá Hồ Văn Truyền, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Biên phòng tỉnh Khánh Hòa cho biết: 

Sáng cùng ngày, cơ quan chức năng Biên phòng Khánh Hòa đã tiến hành kiểm tra hành chính, bước đầu xác định 2 tàu Trung Quốc bị phát hiện hoạt động trái phép ở vịnh Nha Trang vào tối 23-3 gồm Cha Le 01 và Cha Le 58, do các ông Zhang Jiang Ming (54 tuổi) và Zeng Wang Yuan (53 tuổi) làm thuyền trưởng.

 
Tàu Trung Quốc neo trái phép ở Đầm Bấy 

Các thành viên thuyền bộ đều có visa nhập cảnh ViệtNamtheo đường bộ, qua các của khẩu Móng Cái (Quảng Ninh) và Mộc Bài (Tây Ninh). 

Theo các thuyền trưởng khai báo, 2 tàu này đang trên hành trình từ Phú Quốc (Kiên Giang) đi Đà Nẵng. Nhưng họ không có giấy tờ nào chứng minh hoạt động của tàu. 

Vụ việc đã được cấp báo UBND và Sở Ngoại vụ tỉnh. Hiện Biên phòng Khánh Hòa đang tiếp tục xác minh để có cơ sở xử lý vi phạm của 2 tàu trên. 

 
Kiểm tra hành chính tàu Trung Quốc 

Trước đó, tối 23-3, tuần tra khu vực biển Đầm Bấy (đảo Hòn Tre, vịnh Nha Trang), Biên phòng tỉnh Khánh Hòa phát hiện 2 tàu chuyên dụng nạo vét, hút bùn (lớn hơn tàu cá đánh bắt xa bờ cỡ lớn của ngư dân Việt Nam nhiều lần; thuyền bộ 9 người, quốc tịch Trung Quốc) ngang nhiên thả neo bất hợp pháp tại đây, nơi có xóm dân trên đảo Hòn Tre và rất nhiều lồng bè nuôi hải sản của ngư dân ta. 

 
Biên phòng Khánh Hòa tiếp cận tàu Trung Quốc 

Theo đại tá Truyền, việc 2 tàu Trung Quốc xuất hiện tại vịnh Nha Trang mà không hề xin phép trước là vi phạm luật pháp Việt Nam. Ông cũng cho biết thêm, thuyền viên 2 tàu này khai báo rất "lung tung". Lúc khai trên hải trình, gặp gió lớn, phải vào vịnh Nha Trang tránh gió. Khi khai bị hỏng máy bất ngờ. Lúc khai họ chỉ là "lính đánh thuê", biết nghề đi biển, được mướn ra nước ngoài vận hành con tàu mua ở nước ngoài về Trung Quốc…. 

V.T. 


Ghi chú: Báo Tuổi trẻ không (dám?) đăng tin này. Tuy nhiên, cũng có một tin trên báo giấy Tuổi trẻ sáng nay, nếu đọc thì sẽ đoán là cùng đề cập một vụ việc, vì trong tin chỉ nói "tàu nước ngoài" thôi. 

A đây rồi! Đọc câu cuối, chợt nghĩ liệu có phải Tuổi trẻ rất thận trọng, chứ không phải … sợ? 


Cách chức trưởng công an xã bắn dân trọng thương


Hội đồng kỷ luật huyện Bù Gia Mập (Bình Phước) vừa quyết định buộc ông Cao Đình Sâm thôi chức Trưởng công an xã Long Hà, vì đã nổ súng vào dân. 
Trưởng công an xã bị tố xả súng vào dânĐình chỉ Trưởng công an xã bắn dân

Ngày 25/3, ông Trần Quang Ty, Chủ tịch UBND huyện Bù Gia Mập cho biết, sau khi xem xét các sai phạm của ông Cao Đình Sâm, Hội đồng kỷ luật huyện đã quyết định cho ông Sâm thôi chức Trưởng công an xã Long Hà. Phó công an xã Long Hà là ông Hà Văn Trung được đề bạt làm quyền trưởng công an xã, thay thế ông Sâm.

Trước đó, ngày 2/3 ông Sâm cũng đã bị UBND huyện Bù Gia Mập ra quyết định tạm đình chỉ công tác.

Thượng tá Nguyễn Khắc Trường, Trưởng Công an huyện Bù Gia Mập cho biết, hiện cơ quan điều tra vẫn chưa có kết luận chính thức về những sai phạm của ông Sâm. "Khi nào có kết luận, chúng tôi sẽ xử lý nghiêm để làm gương cho những người khác, đặc biệt là ở điểm nóng về tội phạm như xã Long Hà", thượng tá Trường nói.

Khoảng 20h ngày 29/2, bốn người hàng xóm đến quán của ông Nguyễn Hữu Năm (55 tuổi) ở thôn 9, xã Long Hà, uống nước và đánh bài tiến lên, trong khi chủ nhà đang xem tivi với cháu nội 11 tuổi. Bất ngờ ông Sâm cùng một số công an viên ập vào quán kiểm tra, bắt quả tang vụ đánh bài, thu giữ gần 200.000 đồng.

Khi công an mời một người không liên quan đến vụ đánh bạc vào làm việc, ông Năm đứng ra ngăn cản. Sau khi đạp ngã ông Năm, Trưởng công an xã rút súng ngắn bắn liên tiếp vào cổ và vai nạn nhân khiến ông này bị thương.

Ông Sâm tiếp tục lao đến đánh vào đầu ông Năm rồi còng tay bắt ông này về trụ sở công an xã. Nhiều giờ sau đó công an xã mới thả ông Năm về để người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Trước khi vào bắt sòng bài, các công an này đã ăn thịt chó và uống rượu ở quán sát nhà ông Năm.

Chế Bắc

Nhà báo bị giám đốc doanh nghiệp cứa cổ tại nhà


Theo cơ quan điều tra, khi tiếp giám đốc doanh nghiệp tại nhà riêng, thư ký toà soạn một tờ báo đã bị người này tấn công, dùng dao cứa cổ nhưng may mắn thoát chết.

Ngày 24/3, Công an quận Gò Vấp (TP HCM) đã tung lực lượng truy bắt Nguyễn Hữu Lợi, giám đốc một công ty nước đóng chai tại quận Tân Phú, nghi can đã tấn công ông Nguyễn Đức Thành (54 tuổi, thư ký toà soạn kiêm phó đại diện Tạp chí Doanh nghiệp và Trang trại Việt Nam, cơ quan đại diện phía Nam).

Theo điều tra ban đầu, đêm 20/3, người dân nghe tiếng kêu cứu phát ra từ nhà của ông Thành tại đường Lê Văn Thọ (phường 16, quận Gò Vấp). Nhiều người đến nơi nhưng không thể vào vì căn nhà đã bị khoá bên trong. Bất ngờ, một người đàn ông mở cửa chạy vụt ra ngoài và biến mất vào đêm tối.

Ông Thành được cấp cứu và hiện đã qua cơ nguy kịch. Ảnh: Q.T
Ông Thành được cấp cứu và hiện đã qua cơ nguy kịch. Ảnh: Q.T

Lúc này mọi người phát hiện ông Thành bị thương tích đầy mình nên lập tức đưa đi cấp cứu. Cảnh sát đã có mặt khám nghiệm hiện trường và thu giữ một con dao, USB, đồng hồ đeo tay và 2 đôi dép da.

Ông Thành được cấp cứu tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định (quận Bình Thạnh) và đã qua cơn nguy kịch. Chẩn đoán ban đầu, ông này bị chấn thương đầu, vết dao cứa ở cổ và trên người có nhiều vết cắt.

Khai với cơ quan điều tra, ông Thành cho biết người gây thương tích cho mình là Nguyễn Hữu Lợi. Vài năm trước người này thường xuyên phối hợp với tạp chí của ông Thành làm từ thiện, thỉnh thoảng hai người gọi điện thoại hỏi thăm nhau. Tối 20/3, sau khoảng nửa năm không liên lạc, Lợi đến nhà ông Thành nói sắp khai trương một nhà máy sản xuất ở Củ Chi và nhờ in thiệp mời khách, thiết kế túi đựng quà và làm quảng cáo trên báo.

Theo ông Thành, gần 22h Lợi vẫn chưa chịu về, ông nhắc khéo nhưng anh ta bảo một lát tài xế mới đón. Người đàn ông xuống nhà sau đi vệ sinh và đề nghị sẽ tặng gia chủ một chiếc máy giặt. Thừa lúc ông Thành không để ý, người khách bất ngờ xông vào bóp cổ, xô ông ngã vào góc bếp và rút búa đập liên tiếp vào đầu nạn nhân. Ông cố vùng vẫy, đạp ngã Lợi nhưng lại bị anh ta lấy dao cứa cổ, đâm vào mặt. Lúc này thấy nhiều người kéo đến Lợi vội bỏ chạy.

Một cán bộ điều tra cho biết, Lợi đang nợ nần rất nhiều và động cơ gây án có thể để cướp tài sản.

Quốc Thắng

Nữ sinh ngất xỉu hàng loạt


Ít thì 1-3 em, nhiều có ngày trên 10 học trò ngất tại trường THCS Đinh Tiên Hoàng ở xã Sơn Thành Đông, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên. Hiện tượng này xảy ra suốt tuần qua.

Tất cả đều là nữ, có chung triệu chứng mệt lả, tay chân co giật mạnh trước khi ngất. Đưa ra khỏi lớp đến nơi thoáng mát nghỉ ngơi thì tất cả trở lại bình thường.

Một nữ sinh trường cấp 2-3 Sơn Thành ngất (phải) được bạn giúp đưa ra ngoài lớp, vào năm ngoái. Ảnh: Thiên Lý.
Một nữ sinh trường cấp 2-3 Sơn Thành ngất (phải) được bạn giúp đưa ra ngoài lớp, vào năm ngoái. Ảnh: Thiên Lý.

Ngày 25/3, ông Dương Văn Trình, Hiệu trưởng Trường THCS Đinh Tiên Hoàng cho biết, hiện tượng học sinh ngất xỉu xảy ra ở tất cả các khối lớp. "Tình trạng này bắt đầu từ khi có một vài em học sinh ở trường cấp 2-3 Sơn Thành chuyển về học tại đây", ông Trình nhận xét.

Nhà trường đã chỉ đạo các giáo viên cùng với phụ huynh theo dõi sát sao diễn biến tâm lý của các em để kịp thời chăm sóc sức khỏe, ổn tinh thần học tập.

Trường cấp 2-3 Sơn Thành suốt năm ngoái thường xuyên diễn ra tình trạng học sinh ngất xỉu tập thể. Nhiều gia đình lo lắng đã xin chuyển trường cho con. Kết luận của các cơ quan chức năng nguyên nhân là do hội chứng Hitori - ngất xỉu dây chuyền vì tâm lý.

Thiên Lý

Dân vây nhà máy thép, chính quyền tổ chức họp khẩn


25/03/2012 20:02:20
 - Người dân cho biết, thảm cảnh ô nhiễm, tiếng ồn đã diễn ra nhiều năm nay nhưng không được ngành chức năng giải quyết triệt để.

Chiều 25/3, lãnh đạo UBND huyện Hòa Vang (TP Đà Nẵng) tổ chức họp khẩn với hàng trăm hộ dân xã Hòa Liên và 2 nhà máy Dana-Ý, Thái Bình Dương (KCN Hòa Khánh, Liên Chiểu, TP Đà Nẵng).

Theo những người dân này: hai công ty hoạt  động liên tục gây ồn ào và ô nhiễm nặng đến cuộc sống của người dân khu vực lân cận. Ông Nguyễn Huấn (42 tuổi, thôn Vân Dương 2) bức xúc: người dân trên địa bàn nhiều năm nay phải sống chung với vấn nạn ô nhiễm do hai nhà máy gây ra. Lo ngại nhất là bụi kim khí sẽ gây hại  đến sức khỏe, đặc biệt là cho các cháu nhỏ. Không những thế, công ty hoạt động cả ngày lẫn đêm khiến chẳng ai được giấc ngủ ngon.
 
Người dân Hòa Liên tại buổi họp khẩn
Người dân Hòa Liên tại buổi họp khẩn. Ảnh: Ân Phú


Nhiều hộ dân cho rằng: thường về đêm, các nhà máy thép dùng cần cẩu để cẩu khối lượng phế liệu lớn. Mỗi lần nhấc, hạ  cẩu đều gây tiếng động mạnh, làm chấn động cả khu vực. Một số nhà dân bị nứt nẻ, rung mái tôn do tiếng động mạnh từ các nhà máy gây ra.

Bà Nguyễn Thị Hương (Vân Dương 1) cho hay: chúng tôi đã kiến nghị từ lâu về tình trạng này nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết triệt để, ô nhiễm lại hoàn ô nhiễm. Trước đó, các hộ dân nhận được thông tin di dời, giải tỏa. Tuy nhiên, nhiều tháng nay họ vẫn phải chung sống với khói bụi, tiếng ồn mỗi ngày

Quá bức xúc trước tình cảnh trên, nhiều hộ dân quá khích ném đất đá, gạch vào trụ sở hai công ty thép. Đặc biệt, trong đêm 23/3, hơn 300 người dân của thôn Vân Dương 1 và Vân Dương 2 (xã Hòa Liên) đã kéo đến trước trụ sở của Công ty Cổ phần thép Thái Bình Dương và Công ty Cổ phần thép DaNa- Ý (đóng tại KCN Hòa Khánh, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng).

Ban đầu các hộ dân kéo đến trước trụ sở Công ty thép Thái Bình Dương để đòi gặp lãnh đạo. Sau khi được đại diện cty này hứa sẽ khắc phục ô nhiễm môi trường trong thời gian sớm nhất, người dân đã kéo sang Công ty thép DaNa-Ý. Các hộ dân tiếp tục yêu cầu gặp lãnh đạo và buộc công ty phải tạm ngưng hoạt động các nhà máy. Một số người dân la ó, lớn tiếng gây nên cảnh hỗn loạn.

Phải đến khi lực lượng Cảnh sát 113, Đồn Công an KCN Hòa Khánh, ngành chức năng có mặt tại hiện trường, người dân mới trật tự, tự giác ra về vào khoảng 23h đêm cùng ngày.
 
Nhiều hộ dân Vân Dương 2 sống ngay cạnh tường rào nhà máy thép Thái Bình Dương
Nhiều hộ dân Vân Dương 2 sống ngay cạnh tường rào nhà máy thép Thái Bình Dương. Ảnh: Ân Phú


Tại buổi họp khẩn, ông Nguyễn An - Tổng giám đốc Cty thép Thái Bình Dương cho hay: việc chậm đền bù, giải tỏa không thuộc trách nhiệm của đơn vị mà do chính quyền địa phương đảm nhận. Còn tiền đền bù giải tỏa là do các công ty bỏ ra với số tiền khoảng 25 tỷ đồng.

"Với nhà máy sản xuất thép, việc gây bụi và tiếng ồn là điều khó tránh khỏi. Thời gian qua, công ty đầu tư nâng cấp trang thiết bị để giảm thiểu ô nhiễm và hạn chế tiếng ồn. Đồng thời di dời các khu vực cẩu ra khu vực xa địa điểm dân cư", ông An nói thêm.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Thu, chủ tịch UBND xã Hòa Liên: việc người dân kiến nghị giải quyết tiếng ồn, ô nhiễm là nguyện vọng chính đáng, cấp bách. Sau nhiều lần họp, các công ty đã cam kết với người dân đảm bảo môi trường nhưng thực tế các công ty này không đáp ứng được cam kết trên và có dấu hiệu gia tăng hoạt  động, gây ồn mạnh trong thời gian gần đây khiến người dân thêm bức xúc.

Bí thư xã Hòa Liên, ông Lê Văn Hùng Vương cũng cho hay: các công ty cần hoạt động theo đúng năng lực xử lý ô nhiễm và tiếng ồn của mình. Không thể cứ nhận thêm đơn đặt hàng, tăng công suất để hưởng lợi mà quên lợi ích của dân.

Theo ông Nguyễn Thương, Phó chủ  tịch UBND huyện Hòa Vang: mới đây lãnh đạo thành phố Đà Nẵng đến kiểm tra, rà roát các hộ  dân ảnh hưởng hai nhà máy thép. Đồng thời ra thông báo kết luận, yêu cầu ngành chức năng khẩn trương hoàn thành công tác đền bù trước ngày 30/6 tới cho các hộ ở thực tế và trước ngày 30/9 cho các hộ không trực tiếp sống trên địa bàn.

Hiện huyện thống kê có gần 260 hộ ảnh hưởng hai nhà máy thép, đến nay có  232 hộ được kiểm định. Nhưng việc đền bù, giải tỏa còn chậm triển khai – ông Thương nói.

Ân Phú

Chuyện chưa kể về hậu trường chương trình "Toà tuyên án"


25/03/2012 08:36:16
 - Chương trình Tòa tuyên án - Đài Truyền hình Việt Nam phát sóng đến nay đã bước sang năm thứ 5. Chặng đường đó chưa phải là dài song với những gì mà chương trình mang lại đã thực sự ghi dấu ấn tốt đẹp trong lòng khán giả cả nước. Thế nhưng, để có được những phiên tòa "thu gọn" ấy là công sức của cả một êkíp dày công thực hiện, có cả những câu chuyện lần đầu tiên nghe kể.
 
Kịch bản có thể hư cấu thêm
 
TS Nguyễn Văn Điệp, Trưởng khoa Luật sư, Học viện Tư pháp là một trong những thành viên tham gia xây dựng chương trình Tòa tuyên án ngay từ số đầu tiên.
 
"Cho đến tận lúc này, khi chương trình phát sóng được 5 năm, nhiều người vẫn lầm tưởng chương trình được ghi hình trực tiếp từ phiên tòa. Thế nhưng không phải như vậy", TS Nguyễn Văn Điệp bắt đầu câu chuyện.

Ông cho biết, để có một chương trình thành công, trước hết phải có sự lựa chọn, xây dựng kịch bản vụ án. "Chúng tôi thường xuyên cắt cử nhau đến các tòa trên địa bàn Hà Nội để mượn hồ sơ về đọc. Sau đó sẽ phân loại, chọn ra những hồ sơ vụ án điển hình, hay, khi xây dựng thành kịch bản sẽ có tính tuyên truyền, giáo dục cao, dễ hiểu, gần gũi với đại bộ phận dân chúng".
 
TS Nguyễn Văn Điệp, Trưởng khoa Luật sư, Học viện Tư pháp là một trong những thành viên tham gia xây dựng chương trình Tòa tuyên án.
TS Nguyễn Văn Điệp, Trưởng khoa Luật sư, Học viện Tư pháp là một trong những thành viên tham gia xây dựng chương trình Tòa tuyên án.
Dù tiêu chí rõ ràng là vậy song TS Nguyễn Văn Điệp cũng thẳng thắn thừa nhận không đơn giản khi thực hiện.
 
"Việc chọn hồ sơ không quá dày, không quá mỏng để đảm bảo phù hợp thời lượng chương trình cũng là cả một vấn đề. Tất nhiên, không phải hồ sơ nào cũng được mượn. Thi thoảng, chúng tôi có đi công tác cũng xin hồ sơ ở các tòa địa phương về làm để chương trình đa dạng, phong phú hơn, ông chia sẻ.

Cũng theo TS Nguyễn Văn Điệp, việc lựa chọn vụ án, xây dựng thành kịch bản là một trong những điểm khó nhất. "Bởi có thể, tình tiết trong án tại hồ sơ không đến mức như thế hoặc có khi nó tàn bạo quá, phải cắt bỏ đi. Do đó, phải có sự gạn lọc, thêm bớt, bổ sung để đảm bảo chất lượng, phù hợp thời lượng phát sóng, ngôn ngữ mạch lạc, có văn hóa pháp đình. Vì thế, người biên tập phải là người trong nghề luật", ông cho hay.

Ông cũng lưu ý thêm, "một nguyên tắc cơ bản và quan trọng mà chúng tôi phải tuân thủ là đổi tên địa danh, tên người để đảm bảo bí mật đời tư. Vì thế, có thể nghe những cái tên rất lạ, không có trong bản đồ hành chính Việt Nam. Tuy nhiên, những vụ án đó là hoàn toàn có thật. Có chăng, tác giả có quyền hư cấu thêm hoặc bỏ bớt đi cho phù hợp với nội dung, thời lượng chương trình".

Từ chối vì đóng vai bị tử hình

Ngoài việc tham gia viết kịch bản, ông Điệp cùng các cộng sự ở Học viện Tư pháp còn tham gia đóng vai những người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng trong vụ án như thẩm phán, luật sư, đại diện viện kiểm sát, hội thẩm nhân dân. Còn một số vai người tham gia tố tụng như bị cáo, người bị hại, thân nhân của họ hoặc những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan do sinh viên các trường nghệ thuật, diễn viên đảm nhận.

Tuy nhiên, như TS Nguyễn Văn Điệp thừa nhận, do chương trình mang tính đặc thù, diễn viên thường phải hóa thân vào những vai của kẻ phạm tội giết người, cướp giật, lừa đảo... là những thử thách không mấy dễ dàng. Song "về cơ bản họ đều được đào tạo bài bản nên cũng dần thích nghi, việc hóa thân vào các nhân vật không mấy khó khăn", ông nói.

Trong quá trình tham gia chương trình, có nhiều tình huống khiến những người trong cuộc khó có thể quên. Ông Điệp nhớ lại: "Có lần, một nữ diễn viên hóa thân vào nhân vật ở độ tuổi vị thành niên. Cô bé có hoàn cảnh hết sức đáng thương. Cha mẹ ly hôn, cô bé lúc sống với mẹ thì bị cha dượng cưỡng bức. Khi ở với bố thì bị mẹ kế đánh đập, sỉ nhục. Sau cùng, cô bỏ nhà đi bụi, sa ngã vào vũng bùn tội lỗi, bị bắt và đưa ra tòa xét xử. Hôm diễn ra phiên tòa, không có bố mẹ cùng người thân của cô bé đến dự mà chỉ có những người thương xót biết chuyện đến chia sẻ. Cô diễn viên hóa thân thành nhân vật đạt đến mức khi nhìn xuống hàng ghế những người tham dự, không thấy bố mẹ đâu, cô khóc như mưa khiến cả êkíp luống cuống. Một lúc lâu cô mới bình tĩnh lại được và phiên tòa được tiếp tục ghi hình.

Hay lại có trường hợp khác. Một nam diễn viên được chọn phân vai kẻ tội phạm sẽ bị tuyên án tử hình. Lúc đầu, anh này đồng ý nhưng khi đọc kịch bản xong thì một mực từ chối. Chúng tôi hỏi lý do, anh ta bảo "không thích vào vai bị tử hình". Nhưng thời gian ghi hình sắp đến, nếu tìm nhân vật mới sẽ mất thời gian, ảnh hưởng tới tiến độ của chương trình, mà nhân vật được chọn được tin tưởng sẽ thể hiện tốt vai diễn, chúng tôi phải động viên mãi. Sau cùng, cậu ấy cũng đồng ý ghi hình, diễn rất đạt".

"A, ông thẩm phán, mua rau cho tôi đi!"

Theo TS Nguyễn Văn Điệp, thành công của chương trình là đã tạo ra một sân chơi phổ biến kiến thức pháp luật cho người dân, thu hút sự quan tâm của toàn xã hội, từ những lãnh đạo cấp cao đến những người nông dân một nắng hai sương.

Có "thâm niên" hóa thân vào nhân vật thẩm phán nên hình ảnh ông dần trở nên quen thuộc trong mắt khán giả thường xuyên theo dõi chương trình. "Đến nỗi, tôi đi ra chợ, mấy chị, mấy cô bán rau, bán cá cũng nhao nhao: "A, ông thẩm phán, mua rau cho tôi đi!", "Ông thẩm phán ơi, xử giúp tôi vụ này...". Họ xúm lại hỏi han chính trường hợp của mình, người thân mình gặp phải, nhờ tôi phân giải", ông cố vấn chương trình nở nụ cười, nhớ lại những "phần tranh tụng"... ngay giữa chợ như thế.

"Hay câu chuyện về một nữ nông dân miền Tây, sau khi xem xong chương trình Tòa tuyên án với câu chuyện "Bẫy chuột đồng, chết chuột nhà" đã viết thư ra cho tôi, bảo rằng hóa ra việc cắm bẫy điện giết chuột, nếu gây ra hậu quả chết người là hành vi giết người. "Thế mà trước nay cả gia đình tôi đều nghĩ đó là chuyện bình thường. Chúng tôi vừa ra đồng thu lại toàn bộ số bẫy điện đó về, không dám dùng nữa".

Hẳn nhiên, với TS Nguyễn Văn Điệp và những người thực hiện chương trình, đó là điều khiến họ cảm thấy hạnh phúc hơn bao giờ hết. Niềm hạnh phúc ấy cứ nối dài theo thời gian phát sóng của chương trình.

"Chúng tôi đang xây dựng kịch bản mới cho chương trình. Theo đó, mỗi vụ án sẽ được chia ra làm 3, 4 tập phát sóng với đầy đủ các thủ tục, từ khâu tiến hành điều tra đến tuyên án. Hy vọng với cách làm mới này sẽ giúp khán giả hình dung rõ hơn về bản chất vụ việc, công việc của những điều tra viên, làm tăng sự hấp dẫn", TS Nguyễn Văn Điệp tiết lộ.
 

"Những ngày đầu tiên sau khi chương trình lên sóng, tôi nhận được gần 500 thư gửi từ các nơi đến. Họ cứ nghĩ đó là chương trình thật, tôi cũng là ông thẩm phán thật. Họ ghi rõ "Kính gửi ông Thẩm phán Nguyễn Văn Điệp". Đó là hạnh phúc không chỉ của riêng tôi mà là niềm vui của cả ekip thực hiện chương trình này. Những nội dung mà khán giả thắc mắc, chúng tôi đều gửi đến các cơ quan có thẩm quyền hoặc tư vấn trực tiếp cho họ".

TS Nguyễn Văn Điệp (biên kịch và cố vấn chương trình)

An Nhiên

Trung Quốc kêu gọi Việt Nam ngưng ‘đánh bắt trộm bất hợp pháp’ ở Biển Đông ??


Tranh chấp chủ quyền Việt-Trung trong tuần này leo thang sau khi lực lượng Trung Quốc bắt giữ 21 ngư phủ Việt. Việt Nam nói nhóm ngư phủ bị Trung Quốc bắt gần lãnh hải tranh chấp ở Biển Đông đang bị giữ để đòi tiền chuộc. Bắc Kinh thúc giục Hà Nội ngưng hành động mà họ gọi là 'đánh bắt cá trộm bất hợp pháp' trong khu vực 
Marianne Brown | Hà Nội

Ngư dân Việt Nam chèo thuyền ở Vũng Tàu
Hình: ASSOCIATED PRESS
Ngư dân Việt Nam chèo thuyền ở Vũng Tàu

Chưa đầy 24 giờ đồng hồ sau khi chính phủ Việt Nam yêu cầu Trung Quốc phóng thích 21 ngư dân Việt bị bắt gần quần đảo Hoàng Sa, Bắc Kinh lên tiếng khẳng định nhóm người này bị cầm giữ vì xâm phạm lãnh hải Trung Quốc. 

Tại một cuộc họp báo ở thủ đô Bắc Kinh, phát ngôn nhân Bộ ngoại giao Trung Quốc, Hồng Lỗi, yêu cầu Hà Nội không để cho ngư dân vào khu vực này đánh bắt nữa.

Ông Hồng Lỗi nói thời gian gần đây, hơn 100 tàu của Việt Nam đã xâm nhập vào vùng biển xung quanh quần đảo Hoàng Sa, khu vực do Trung Quốc kiểm soát nhưng Việt Nam có tuyên bố chủ quyền. 

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết nhóm 21 ngư phủ Việt bị bắt tại đây hôm 4/3 và rằng hành động của nhà chức trách Trung Quốc là theo đúng luật pháp. 

Ông Hồng Lỗi đồng thời kêu gọi Việt Nam tăng cường giáo dục và quản lý ngư dân, ngưng các hoạt động đánh bắt cá trộm bất hợp pháp trong lãnh hải Trung Quốc. 

Các nhận định này được được ra 1 ngày sau khi Bộ Ngoại giao Việt Nam ra thông cáo yêu cầu Trung Quốc phóng thích 21 ngư dân Việt bị bắt giữ và bị đòi 11 ngàn đô la tiền chuộc. Chính phủ Việt Nam khuyên gia đình các nạn nhân không nộp tiền chuộc, đồng thời thúc giục Trung Quốc thả người. 

Vụ này đang gây ra nhiều áp lực đối với dân địa phương, theo nhận xét  của ngư dân Lê Văn Lộc ở Quảng Ngải, người từng bị Trung Quốc bắt giữ hồi năm 2010 khi hoạt động gần quần đảo Hoàng Sa. 

Ông Lộc nói là công dân Việt Nam, ông phẫn nộ trước sự việc này vì quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Ông cho biết gia đình các ngư phủ đang bị cầm giữ được khuyên không nên nộp tiền chuộc cho Trung Quốc trong lúc chính quyền Việt Nam yêu cầu Bắc Kinh thả người. Vẫn theo lời ngư dân này, những gì đang xảy ra gây khó khăn cho đời sống các gia đình. 

Đây là sự việc mới nhất trong vụ tranh chấp chủ quyền lâu nay ở Biển Đông. 

Năm ngoái, Việt Nam và Trung Quốc ký một loạt các thỏa thuận hàng hải nhằm giải quyết căng thẳng. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn tiếp tục phản đối các hoạt động của Trung Quốc ngay trên hay xung quanh quần đảo Hoàng Sa. 

Trước đây trong tháng, Việt Nam gửi 6 nhà sư Phật giáo ra lập lại các ngôi chùa bỏ hoang trên quần đảo Trường Sa ở Biển Đông mà cả hai nước Việt-Trung đều tuyên bố chủ quyền.

Một bài xã luận trên báo Global Times của nhà nước Trung Quốc hôm thứ tư nói rằng quyết định gửi các nhà sư là một "bề ngoài tôn giáo" để "vĩnh viễn đòi chủ quyền" các hòn đảo. 

Người phát ngôn của chính phủ Việt Nam Lương Thanh Nghị bác bỏ những lời tuyên bố đó. Ông Nghị nói kế hoạch đó là một hoạt động dân sự bình thường.

Bắt đầu từ tháng tới, các nhà sư sẽ chỉnh trang lại các ngôi chùa và cử hành nghi thức ở đó trong thời gian ít nhất là 6 tháng. Việt Nam đã bỏ hoang các ngôi chùa vào năm 1975. Mới đây Việt Nam đã cho tân trang trong khuôn khổ các nỗ lực lớn hơn đòi tái lập chủ quyền trên đảo Trường Sa.

Philippines, Malaysia, Đài Loan và Brunei cũng đòi chủ quyền một số phần trong chuỗi gần 100 đảo. Bắc Kinh nhấn mạnh rằng toàn bộ 3,5 triệu kilomet vuông vùng biển phía nam Trung Quốc là thuộc lãnh hải của họ. 

Trung Quốc ngày càng khẳng định chủ quyền lãnh hải trong mấy tháng vừa qua, và thường chận bắt các thuyền đánh cá và thuyền thăm dò dầu khí của các nước khác.

Ngư dân Lộc cho biết ông sẽ tiếp tục đánh cá gần quần đảo Hoàng Sa trong tương lai. Tuy nhiên, trong khi Trung Quốc tăng cường các cuộc tuần tra, thì ông sẽ tạm lánh.

Ông Lộc nói ông vẫn nhìn thấy nhiều tầu chạy về hướng quần đảo, bởi vì chúng nằm gần bờ biển của Việt Nam.

http://www.voanews.com/vietnamese/news/vietnam/vietnam-china-3-23-12-143961446.html