THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

03 November 2011

SOS: Nhà cầm quyền Hà Nội đang tấn công Giáo xứ Thái Hà

SOS: Nhà cầm quyền Hà Nội đang tấn công Giáo xứ Thái Hà
Váo lúc 2g chiều nay, 3/11, hàng trăm người được cho là quần chúng tự pháp, dưới sự hỗ trợ của an ninh, cảnh sát các loạt, đồng loạt tấn công nhà thờ Thái Hà. 



Hiện nay, cổng nhà thờ Thái Hà đã bị đập. Các giáo dân có mặt tại Nhà thờ đều bị đánh. 

Theo ghi nhận, tầy Giuse Nguyễn Văn Tặng cũng đã bị một nhóm người đột nhập đánh đập không thương tiếc. 

Linh mục Gioan Lưu Ngọc Quỳnh – phụ trách di dân của giáo xứ, cũng bị một nhóm người xông vào đòi đánh.

Theo ghi nhận, hầu hết nhóm người này là những đầu gấu được phường Quang Trung mướn, mang tới uy hiếp giáo xứ Thái Hà. 

Chuông nhà thờ Thái Hà đổ dồn từng hồi, nhưng giờ này các giáo dân đang bận đi làm, nên phía nhà thờ Thái Hà không có người giúp đỡ.

Hiện nay, 3g35, nhóm quần chúng tự phát, dưới sự hỗ trợ của lực lượng chức năng đã vào khu vực nhà thờ. Sau khi nhận được tin báo, giáo dân các giáo xứ cũng đã kéo đến khá đông. Phía nhà cầm quyền đang yêu cầu được gặp linh mục chính xứ, nhưng chưa được gặp.

Lúc này lực lượng giáo dân tới rất đông. Nhóm quần chúng tự phát bắt đầu giải tán.

Chúng tôi tha thiết kêu gọi giáo dân các giáo xứ đến hỗ trợ giáo dân Thái Hà trong lúc này, bởi nhà cầm quyền Hà Nội đã bắt đầu mở chiến dịch tấn công cách qui mô vào giáo xứ, bất chấp pháp luật và lương tri con người.

đang cập nhật……..
3/11/2011
Nữ Vương Công Lý

BÁO HÀN QUỐC ĐƯA TIN: VIETNAM AIRLINES SỬ DỤNG PHI CÔNG BẮNG LÁI GIẢ

Phamvietdao.net: Bạn Trương Sơn đang làm việc tại Busan-Hàn Quốc gửi cho chủ blog một bài báo Hàn Quốc thông tin việc Vietnam Airlines đã sử dụng một phi công người Hàn Quốc dùng bằng lái giả…Xin chuyển thông tin này đến Vietnam Airlines để kiểm tra, nếu đúng cần phải chấn chính ngay…


Bạn nào biết tiếng Hàn xin nhờ kiểm tra lại hộ bản dịch của bài báo
 
Kính gửi Phamvietdao.net:
 
Tôi là Trương Sơn, đang công tác tại Busan – Hàn quốc, và là một độc giả trung thành của Báo điện tử. Vừa qua, trên báo đài của Hàn quốc có đưa tin về một sự việc liên quan đến Việt Nam mà tôi thấy có trách nhiệm gửi thông tin này đến báo.
 
Bản tin tối ngày 14/10 trên đài SBS và 17/10 trên nhật báo Chosun Ilbo có nêu lên việc một chiếc máy bay A320 chở của Vietnam Airlines đã không bay theo đường bay và phải thực hiện hạ cánh vài lần mới xuống được sân bay Busan. Có sự việc trên là do phi công người Hàn quốc (của Vietnam Airlines) điều khiển máy bay mà không có bằng cấp phù hợp, khai báo gian dối về giờ bay (khai 680 giờ nhưng thực tế chỉ có 1 giờ). Chuyến bay mất an toàn này hiện đang bị các nhà chức trách Hàn quốc điều tra, và phi công người Hàn quốc này đã bỏ trốn.
 
Là công dân Việt Nam, tôi thấy sự việc trên là rất nghiêm trọng và thấy vọng rất lớn về Vietnam Airlines, cho thấy sự coi thường tính mạng hành khách. Qua Phamvietdao.net tôi muốn bày tỏ sự lo lắng khi phải thường xuyên di chuyển trên các chuyến bay của Vietnam Airlines; nếu không có sự chấn chỉnh kịp thời từ các cơ quan chức năng thì khi xảy ra hậu quả sẽ rất nặng nề và ảnh hưởng đến hình ảnh quốc gia.
Xin chân thành cảm ơn .
 
T. T. Sơn
Hội người Việt tại Hàn quốc.
 
Bản gốc và bản dịch tôi đã đính kèm theo thư này.
Chosun Daily Newspaper on 17th October 2011
Phi công không bằng lái hạ cánh ở PUSAN
Ngày 26 tháng 4 năm 2011, chiếc máy bay A320 (Vietnam Airlines) chở 160 khách từ SGN (Saigon) di PUS (Busan) cố gắng hạ cánh tại Busan nhưng không thể bay đúng đường bay thông thường. Sau đó, chiếc máy bay này đã hạ cánh lại một lần nữa và đã thành công.
 
Vấn đề là có một phi công không phép ở trong buồng lái vào thời điểm hạ cánh, nhưng chưa rõ là ai đã hạ cánh trong tình huống đó.
 
Theo như điều tra của nhà chức trach, phi công Kim (người Hàn Quốc, 36 tuổi) đã lấy bằng lái ở một nước Đông Nam Á và xin việc tại Vietnam Airlines vào năm trước. Tuy nhiên, ông Kim đã nói dối về kinh nghiệm làm việc của mình là 680 giờ bay máy bay A320, trong khi đó thực tế thì chỉ có 01 giờ bay loại máy bay này.
 
Cùng liên quan tới vấn đề này, cơ quan có thẩm quyền Hàn Quốc đang điều tra xem việc gì thực sự đã xảy ra trên chuyến bay đó và phi công Kim, nhưng rất khó để có thể điều tra phi công nước khác. Phi công Kim sau đó đã biến mất….
 
( Bản dịch do bạn Trương Sơn cung cấp…)
http://phamvietdao2.blogspot.com/2011/11/bao-han-quoc-ua-tin-vietnam-airlines-su.html

Nên bịt tai khi qua hầm Thủ Thiêm


Vì dòng xe qua lại hầm sẽ tạo tiếng ồn khá lớn, Sở Giao thông Vận tải TP HCM khuyến cáo người dân cần che kín tai và hạn chế chở trẻ em qua hầm bằng xe máy.
> Hầm Thủ Thiêm được bảo vệ nghiêm ngặt

Sở Giao thông Vận tải cho biết do hầm Thủ Thiêm nằm sâu dưới lòng sông (cách mặt nước 26 m), kết cấu kín, lại được làm bằng bê tông cốt thép có độ phẳng cao nên dòng xe qua lại hầm sẽ tạo tiếng ồn khá lớn. Sở khuyến cáo người dân khi đi xe máy qua hầm cần sử dụng loại nón bảo hiểm chụp kín tai để giảm ảnh hưởng của tiếng ồn.

Đặc biệt, người dân nên hạn chế chở trẻ em qua hầm bằng xe máy. Trường hợp bắt buộc, người lớn cần trang bị dụng cụ bịt tai cho trẻ để giảm ảnh hưởng của tiếng ồn, nhất là khi xảy ra tình trạng ùn tắc trong hầm.

Cửa hầm Thủ Thiêm phía quận 2. Ảnh: H.C

Sở Giao thông Vận tải TP HCM cũng vừa đồng ý để Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam (Vietinbank) phối hợp với Trung tâm quản lý đường hầm Thủ Thiêm vượt sông Sài Gòn xây dựng phương án thu phí tự động (không dừng) mỗi chiều một làn.

Vietinbank sẽ đầu tư hệ thống thu phí không dừng tại hầm Thủ Thiêm, chi phí do Vietinbank chi trả. Thời gian triển khai thí điểm trong vòng một năm kể từ ngày hoàn thiện việc nâng cấp, đơn vị sử dụng hệ thống không phải tốn chi phí cho việc duy trì, sử dụng hệ thống mới.

Trạm thu phí hầm Thủ Thiêm được đặt tại đầu hầm phía quận 2, cách cửa hầm 340 m, tổ chức thu phí cho cả hai chiều lưu thông qua hầm với 10 làn xe. Như vậy, khi cho Vietinbank dùng mỗi bên một làn để thu phí tự động, trạm thu phí hầm Thủ Thiêm sẽ còn lại 8 làn.

Trước đó, trong cuộc họp báo về công tác chuẩn bị thông xe hầm Thủ Thiêm sáng 14/10, ông Lê Toàn, Phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải cho biết, sau khi thông xe hầm Thủ Thiêm các phương tiện sẽ không phải đóng phí qua hầm cho đến khi phương án thu phí chính thức được UBND, HĐND thành phố thông qua (khoảng sau tết Nguyên đán 2012).

Ngày 20/11 tới, hầm Thủ Thiêm và toàn bộ Đại lộ Đông - Tây sẽ được khánh thành và thông xe.

Hữu Côn

Kiện nữa sẽ mất trắng

Vụ 18 hộ dân kiện UBND huyện Nam Trà My và EVN:


 > 18 hộ dân kiện EVN gây ngập lụt

TP - Đó là quan điểm của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, ông Nguyễn Ngọc Quang trong cuộc tiếp xúc báo chí ngày 2-11.

Nhà các hộ dân bị ngập trong nước Ảnh: N.T
Nhà các hộ dân bị ngập trong nước Ảnh: N.T.

Trước đó, buổi sáng cùng ngày, UBND tỉnh Quảng Nam, UBND huyện Nam Trà My, Ban Quản lý (BQL) Dự án thủy điện 3, cùng các sở, ban, ngành tổ chức họp bàn giải quyết vụ 18 hộ dân tại xã Trà Dơn (Nam Trà My), kiện UBND huyện và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) về việc chưa đền bù giải tỏa, tích nước gây ngập nhà dân

Nhiều đơn khiếu kiện

Dự án thủy điện Sông Tranh 2 được Thủ tướng Chính phủ cấp phép, EVN làm chủ đầu tư, giao cho BQL Dự án thủy điện 3 làm đại diện chủ đầu tư triển khai dự án trong giai đoạn 2005 – 2012.

Công trình này được xây dựng trên thượng nguồn sông Tranh, thuộc hệ thống sông Vu Gia – Thu Bồn. Tuyến công trình chính thuộc địa phận 2 xã Trà Đốc và Trà Tân (Bắc Trà My). Hồ chứa thuộc địa phận 8 xã của hai huyện Bắc Trà My và (Nam Trà My) làm ngập 2.448ha đất các loại và ảnh hưởng đến 1.046 hộ dân, ngập 16km đường tỉnh lộ ĐT 616 …

Tỉnh giao cho UBND hai huyện trên lập hội đồng kiểm kê đo đạc để đền bù giải tỏa bàn giao mặt bằng trước khi bàn giao cho BQL Dự án thủy điện 3. Cuối năm 2010, thủy điện Sông Tranh 2 tích nước. Đến mùa mưa lũ vừa qua, 19 hộ dân tại thôn 6 Trà Dơn chưa chịu nhận tiền đền bù giải tỏa bị ngập sâu trong nước. 18 hộ dân có đơn khiếu kiện ủy ban huyện về việc áp giá đền bù giải tỏa không thỏa đáng và tiếp tục khiếu kiện EVN vì tích nước gây ngập lũ.

Theo UBND huyện Nam Trà My, từ tháng 11–2010 đến tháng 1–2011, huyện đã tiếp nhận 71 đơn của 30 hộ dân khiếu kiện UBND huyện thực hiện một số chính sách trong việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư không đúng pháp luật. Trong đó, 29 hộ dân đã được UBND tỉnh Quảng Nam quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư nhưng không thống nhất với các khoản bồi thường, hỗ trợ nên không nhận tiền và khiếu nại.

Đơn thư khiếu nại của các hộ dân tập trung khiếu nại ủy ban huyện không ban hành quyết định thu hồi đất đối với các hộ gia đình và cá nhân; việc tính hỗ trợ chênh lệch tuổi cây theo lãi suất ngân hàng thương mại là không phù hợp; bồi thường theo giá đất của huyện về đất ở không sát với giá chuyển nhượng trên thị trường (250.000 đồng/m2)…

Ngày 5–10 vừa qua, 18 hộ dân thôn 6 xã Trà Dơn sống trong vùng lòng hồ có đơn gửi lên TAND Nam Trà My kiện UBND huyện. Đến ngày 24–10, các hộ này tiếp tục có đơn kiện EVN lên tòa án huyện vì tích nước gây ngập các hộ dân.

"Kiện tào lao"

Tiếp xúc với các PV sáng 2-11, ông Nguyễn Ngọc Quang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết: "Trước khi ra tòa, sẽ đề nghị tòa án huyện tổ chức cho UBND Nam Trà My tiếp xúc với các hộ này lần cuối. Nếu các hộ dân đồng ý không kiện nữa, thì họ có bức xúc, khó khăn gì cứ trình bày, huyện và tỉnh sẽ làm việc với chủ đầu tư để xin hỗ trợ thêm.

Thực tế, nếu các hộ này nhận tiền đền bù từ năm 2009 thì sẽ không bị rớt giá như hiện nay. Tỉnh sẵn sàng tính theo lãi suất ngân hàng cho họ. Còn nếu các hộ không đồng ý, huyện sẽ ra quyết định riêng liên quan đến đền bù giải tỏa. Khi đó, toàn bộ giấy tờ nguồn gốc đất các hộ này vốn không có, coi như không có căn cứ pháp lý để đền bù".

Cũng theo ông Quang, nếu các hộ trên kiện ra tòa, thì số tiền 7,1 tỷ đồng (tiền đền bù giải tỏa – PV) đang gửi ở ngân hàng sẽ không còn nữa. Bởi UBND huyện Nam Trà My đang làm sai, vì đưa tiền cho người không có quyền sử dụng đất, và tỉnh sẽ tiến hành truy xét lại quyền sử dụng đất của các hộ này.

Về việc 18 hộ dân kiện EVN tích nước gây ngập nhà cửa, ông Quang khẳng định: "EVN không liên quan gì, cái này là việc của UBND tỉnh Quảng Nam. Dự án do Thủ tướng phê duyệt, yêu cầu UBND tỉnh Quảng Nam chấp hành. Tôi kiểm tra, có 1.046 hộ, từ năm 2005 đến giờ, nay chỉ còn 18 hộ. Những công dân này không nghiêm túc. Tôi bảo bác đơn kiện, vì không có lý. Dân đi kiện EVN tích nước là sai, kiện tào lao. Làm thủy điện mà không tích nước thì làm gì ?".

Nguyễn Thành

Nhà máy điện xả nước bẩn ra sông Bạch Đằng

Ngày 2.11, Cục Cảnh sát môi trường (C49 - Bộ Công an) cho biết vừa phát hiện vụ vi phạm môi trường nghiêm trọng tại Công ty CP nhiệt điện Hải Phòng (xã Tam Hưng, H.Thủy Nguyên, TP.Hải Phòng).

 
Cán bộ C49 đang lấy mẫu nước để kiểm nghiệm 

Trước đó, sáng 1.11, C49 tiến hành kiểm tra đột xuất Công ty CP nhiệt điện Hải Phòng đã phát hiện tại khu thu gom, tái chế dầu máy thải có 7 thùng phuy chứa chất thải nguy hại (dầu máy thải) để ngoài trời; xung quanh khu vực dầu thải chưa được thu gom vương vãi khắp nơi và cho chảy tự do vào cống thoát nước trước khi được 3 máy bơm (tổng công suất 2.160 m3/ngày đêm) tống thẳng ra sông Bạch Đằng mà không qua bất kỳ công đoạn xử lý nào.
Tin, ảnh: Thái Sơn - Hoàng Trang

Nên bịt tai khi qua hầm Thủ Thiêm

Vì dòng xe qua lại hầm sẽ tạo tiếng ồn khá lớn, Sở Giao thông Vận tải TP HCM khuyến cáo người dân cần che kín tai và hạn chế chở trẻ em qua hầm bằng xe máy.

> Hầm Thủ Thiêm được bảo vệ nghiêm ngặt

Sở Giao thông Vận tải cho biết do hầm Thủ Thiêm nằm sâu dưới lòng sông (cách mặt nước 26 m), kết cấu kín, lại được làm bằng bê tông cốt thép có độ phẳng cao nên dòng xe qua lại hầm sẽ tạo tiếng ồn khá lớn. Sở khuyến cáo người dân khi đi xe máy qua hầm cần sử dụng loại nón bảo hiểm chụp kín tai để giảm ảnh hưởng của tiếng ồn.

Đặc biệt, người dân nên hạn chế chở trẻ em qua hầm bằng xe máy. Trường hợp bắt buộc, người lớn cần trang bị dụng cụ bịt tai cho trẻ để giảm ảnh hưởng của tiếng ồn, nhất là khi xảy ra tình trạng ùn tắc trong hầm.

Cửa hầm Thủ Thiêm phía quận 2. Ảnh: H.C

Sở Giao thông Vận tải TP HCM cũng vừa đồng ý để Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam (Vietinbank) phối hợp với Trung tâm quản lý đường hầm Thủ Thiêm vượt sông Sài Gòn xây dựng phương án thu phí tự động (không dừng) mỗi chiều một làn.

Vietinbank sẽ đầu tư hệ thống thu phí không dừng tại hầm Thủ Thiêm, chi phí do Vietinbank chi trả. Thời gian triển khai thí điểm trong vòng một năm kể từ ngày hoàn thiện việc nâng cấp, đơn vị sử dụng hệ thống không phải tốn chi phí cho việc duy trì, sử dụng hệ thống mới.

Trạm thu phí hầm Thủ Thiêm được đặt tại đầu hầm phía quận 2, cách cửa hầm 340 m, tổ chức thu phí cho cả hai chiều lưu thông qua hầm với 10 làn xe. Như vậy, khi cho Vietinbank dùng mỗi bên một làn để thu phí tự động, trạm thu phí hầm Thủ Thiêm sẽ còn lại 8 làn.

Trước đó, trong cuộc họp báo về công tác chuẩn bị thông xe hầm Thủ Thiêm sáng 14/10, ông Lê Toàn, Phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải cho biết, sau khi thông xe hầm Thủ Thiêm các phương tiện sẽ không phải đóng phí qua hầm cho đến khi phương án thu phí chính thức được UBND, HĐND thành phố thông qua (khoảng sau tết Nguyên đán 2012).

Ngày 20/11 tới, hầm Thủ Thiêm và toàn bộ Đại lộ Đông - Tây sẽ được khánh thành và thông xe.
Hữu Công

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hội kiến Nhật hoàng Akihito

Trong khuôn khổ các hoạt động trong chuyến thăm chính thức Nhật Bản, sáng 2.11, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã hội kiến với Nhật hoàng Akihito và Hoàng hậu Michiko.
 
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Nhật hoàng Akihito - Ảnh: TTXVN

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết Việt Nam đánh giá cao những tình cảm thân thiết và sự quan tâm sâu sắc mà Nhật hoàng và Hoàng gia Nhật Bản dành cho Việt Nam và mối quan hệ hữu nghị hợp tác Việt Nam - Nhật Bản. Chính phủ và nhân dân Việt Nam chia sẻ và bày tỏ tình đoàn kết với chính phủ và nhân dân Nhật Bản trước những tổn thất do động đất và sóng thần; tin tưởng rằng Nhật Bản sẽ sớm vượt qua khó khăn và tiếp tục phát triển.

Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, trong thời gian gần đây, quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước Việt Nam và Nhật Bản không ngừng phát triển. Việt Nam luôn coi Nhật Bản là đối tác quan trọng hàng đầu và sẽ làm hết sức mình để phát triển hơn nữa mối quan hệ tốt đẹp đó, vì lợi ích chung của cả hai nước. Nhật hoàng Akihito cảm ơn Việt Nam đã giúp đỡ Nhật Bản hết sức hiệu quả, thiết thực sau thảm họa động đất, sóng thần hồi tháng 3.2011. Nhật hoàng cho rằng chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là một dấu mốc quan trọng, mở ra nhiều cơ hội và triển vọng mới trong thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam - Nhật Bản và đánh giá cao những nội dung hợp tác cụ thể mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda đã trao đổi, thống nhất.

Cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp Bộ trưởng Giao thông, Quốc thổ Nhật Bản Takeshi Maeda. Bộ trưởng Maeda cho biết các doanh nghiệp của Nhật hết sức quan tâm tới hoạt động đầu tư tại Việt Nam, nhất là hợp tác trong xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông vận tải; mong muốn Chính phủ Việt Nam hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư Nhật Bản sang triển khai thành công, hiệu quả các dự án.

Cũng trong hôm qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chứng kiến Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ và Phó chủ tịch thứ nhất Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) Izumi Arai ký các hiệp định vay vốn giữa chính phủ hai nước với trị giá 1,2 tỉ USD trong các lĩnh vực ứng phó với biến đổi khí hậu, xây dựng cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng (cảng Lạch Huyện), xây dựng đường bộ cao tốc Bắc - Nam (đoạn Bến Lức - Long Thành), dự án nhiệt điện Nghi Sơn... Chiều 2.11, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Việt Nam rời Tokyo về Việt Nam.
Cổng TTĐT Chính phủ - Anh Vũ

Dân bức xúc thu "phí qua cầu" tùy tiện

Cây cầu gỗ bắc qua suối Rạt nối 2 xã Tiến Hưng (TX.Đồng Xoài) và xã Tân Hưng (H.Đồng Phú, Bình Phước) gây bức xúc cho người dân qua lại về cách thu phí.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, cây cầu này được ông Đàm Đình Hằng (ngụ xã Tiến Hưng, TX.Đồng Xoài) bỏ tiền xây dựng từ năm 1986 nhưng chỉ thu tiền xe ô tô (chủ yếu là chở gỗ) qua lại. Đến năm 2005, ông Hằng tu bổ lại, lúc này mặt cầu chỉ còn rộng 1,2m (dài 30m), trọng tải cho phép khoảng 80 kg. Sau đó, ông Hằng tiến hành thu phí theo diện tích đất vườn của hộ dân trong vùng (100.000 đồng/ha). Bắt đầu từ năm 2011, ông cho nhân viên thu trực tiếp 2.000 đồng/lượt qua cầu dẫn đến sự không đồng tình của người dân.

Anh T.Đ.T (ngụ xã Tân Hưng, H.Đồng Phú) qua cây cầu này mỗi ngày bức xúc: "Trước khi tu bổ lại, ông Hằng hứa chỉ thu phí trong 1 năm nhưng nay đã 7 năm rồi, thu lời cả tỉ đồng nhưng vẫn chẹt cổ chúng tôi ra thu tiếp. Gia đình tôi phải nộp cho ông Hằng khoảng hơn 500.000 đồng/tháng. Điều đáng nói là ông tự đặt mức phí mà không thông qua chính quyền nên dẫn đến nhiều trường hợp cãi vã, xô xát".

Trong khi đó, ông Hằng cho biết: "Lý do thu phí kéo dài là do qua thời gian phải nâng cấp và sửa chữa". Theo quan sát của chúng tôi, cây cầu này hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, cột trụ cầu xiêu vẹo, bị mục; các ván gỗ lát mặt cầu cũ, mục nên không còn đảm bảo an toàn, người và xe máy khi lưu thông qua cầu buộc phải dắt bộ. Thế nhưng, anh Nguyễn Văn Trường (người thu phí cầu thuê cho ông Hằng) cho biết: "Mỗi ngày có hơn 1.000 lượt khách qua cầu, mỗi lần qua thu 2.000 đồng/người".

Ông Nguyễn Văn Tỵ, Phó chủ tịch UBND xã Tiến Hưng (TX.Đồng Xoài), cho hay: "Cây cầu này do ông Hằng bỏ tiền xây dựng nên tự thu phí để thu hồi vốn đầu tư. Cầu thuộc địa phận 2  xã (Tiến Hưng và Tân Hưng) nên "nhập nhằng" việc quản lý. Vì thế gần 7 năm nay, ông Hằng được toàn quyền thu phí mà không phải mất "một đồng" đóng thuế cho xã ".
Nhật Văn

Công an không biết dùng súng?


Đào Hữu Nghĩa Nhân - Ngành công an cần xem lại việc đào tạo các chiến sĩ ta sử dụng súng ống thế nào ngõ hầu tránh tình trạng, hể đụng tới súng ống là bị tình trạng đáng tiếc "súng cướp cò", lựu đạn nổ vô cớ,.... Vừa đỡ nguy hiểm cho bản thân các anh, phải chết oan dưới họng súng của chính mình, vừa không phải bức tử "kẻ phạm tội" và người vô tội xung quanh không cần thiết, đỡ mang tiếng công an gì mà chả biết dùng súng?...

*

Gần đây, có khá nhiều chuyện liên quan đến công an xử lý vật liệu nổ do dân giao nộp, hoặc dùng súng truy bắt tội phạm hay nghi ngờ là tội phạm dẫn đến gây thương tích cho chính bản thân người xử lý, thậm chí tử vong. Hoặc gây tử vong hay thương tích cho "đối tượng" mà công an đang truy đuổi. Phần lớn các vụ việc này sau khi vào cuộc điều tra, nhà chức trách nhận được các bản tường trình khá "trung thực" của những người gây ra hậu quả chết người trên thường là do trong quá trình truy đuổi, hay giằng co với tội phạm dẫn đến té ngã, không kiểm soát được công cụ hỗ trợ nên "bị cướp cò", hoặc vả bất cẩn trong quá trình xử lý gây tai nạn!? 

Các vụ "súng cướp cò" gần đây cho thấy phần nào hiện tượng trên là hết sức đáng quan ngại. Điển hình là vụ bàn giao súng của hai đối tượng côn đồ, không biết thao tác kiểu gì mà chiến sĩ cảnh sát cơ động Nguyễn Huy Luân để súng cướp cò dẫn đến một viên đạn nổ xuyên đùi trái. Hay như vụ lựu đạn nổ tại công an phường Ô Chợ Dừa , Hà Nội khiến một đại úy công an thiệt mạng làm bốn người khác bị thương .Theo tường trình là lưu đạn "phát nổ do vận chuyển?".

Còn nhớ hồi đầu tháng mười, một tổ công an làm nhiệm vụ bắt một trường đá gà ở Bến Lức, Long An. Trong quá trình truy đuổi "hăng như Đinh La Thăng" một chiến sĩ công an bị vấp ngã dẫn đến "súng cướp cò" làm răng viên đạn bay vào đầu con bạc Nguyễn Văn Hoàn, khiến nạn nhân tử vong tại bệnh viện. Theo báo cáo tự khai của công an cũng lại do súng cướp cò. 

Mới đây nhất, vào ngày 28 tháng 10 năm 2011, một vụ súng đạn "vô tình" nữa đang làm nguy kịch một thanh niên nghèo, anh Lê Minh Long , đang sử dụng xe gắn máy giao hàng trên đại lộ Võ Văn Kiệt, bị một tổ cảnh sát đặc nhiệm tuần tra chặn bắt vì chạy xe "lạng lách". Điều đáng nói là trinh sát đặc nhiệm này mặt đồ dân sự nên anh Long có rút côn nhị khúc ra giằng co vì sợ cướp giật? Khiến súng nổ, viên đạn xuyên qua lồng ngực. Hiện anh đang được điều trị tại bệnh viện, chưa biết tính mạng ra sau....

Thử điểm sơ qua vài vụ việc trên để thấy hiện tượng công an sử dụng súng, xử lý vật liệu nổ hầu như "rất kém", nếu không muốn nói chưa biết cách sử dụng công cụ hỗ trợ để trấn áp "tội phạm" như thế nào an toàn cho bản thân và người xung quanh. Phần lớn những vụ việc đáng tiếc xảy ra, ta đều nghe điệp khúc do súng "cướp cò" một cách khó hiểu mà ra? 

Việc công an có kỹ năng sử dụng và xử lý công cụ hổ trợ có phần "kém" như trên có lẽ có nhiều nguyên nhân. Một trong những nguyên nhân căn bản có lẽ là khâu thực hành đào tạo sử dụng công cụ này hẳn là có vấn đề? Thứ hai nữa là gần đây việc gia tăng quá nhiều tội phạm. Mà đặc biệt là hiện nay xuất hiện hình thức "tội phạm mới" làm nhức đầu nhà chức trách đó là "tội phạm yêu nước tự phát". Một hình thức "tội phạm" không theo sự chỉ đạo, khuôn khổ của pháp luật quy định. Tức là yêu nước phải theo báo đài, nghị định,... theo sự chỉ đạo chung có định hướng, không làm ảnh hưởng "đại cục" của Đảng ta? Từ đó cần có một đội ngũ công an đông đảo để dẹp loạn, đưa đến chuẩn đầu vào không ổn, đào tạo vội vã, đưa ra mặt trận các chiến sĩ công an dùng súng chưa sạch nước cản? 

Thiển nghị để giảm thiểu những "tai nạn đáng tiếc" như trên trong tương lai. Ngành công an cần xem lại việc đào tạo các chiến sĩ ta sử dụng súng ống thế nào ngõ hầu tránh tình trạng, hể đụng tới súng ống là bị tình trạng đáng tiếc "súng cướp cò", lựu đạn nổ vô cớ,.... Vừa đỡ nguy hiểm cho bản thân các anh, phải chết oan dưới họng súng của chính mình, vừa không phải bức tử "kẻ phạm tội" và người vô tội xung quanh không cần thiết, đỡ mang tiếng công an gì mà chả biết dùng súng?

Thê thảm bé 5 tuổi bị xe bồn cán chết


02/11/2011 15:32:01

 - Kiểu chở con nhỏ ngồi phía trước khi lưu thông trên đường rất nguy hiểm nhưng nhiều bậc cha, mẹ vẫn bất chấp và để rồi thảm nạn tiếp tục xảy ra...

Vụ tai nạn hết sức thương tâm vừa xảy ra lúc 11h trưa nay (2/11) trên đường Nguyễn Tất Thành, phường 13, quận 4, TP.HCM làm 1 cháu bé trai 5 tuổi chết thảm thương dưới bánh xe bồn chở xăng dầu.

Theo thông tin ban đầu, vào thời điểm trên, anh Cao Văn Mạnh (40 tuổi, ngụ Q.7) chở vợ đi trên xe chiếc xe máy BS 51C – 0647 để đứa con trai 5 tuổi là cháu Cao Thanh Quốc ngồi chơ vơ phía trước.

Hiện trường vụ tai nạn

 

Khi đến trước số nhà 61 Nguyễn Tất Thành thì xảy ra va quẹt với xe bồn chở xăng Công ty xăng dầu hàng không Việt Nam BKS 57H – 0850 (chưa rõ danh tính tài xế) chạy cùng chiều.

Cú va chạm làm cháu Quốc té xuống đường và bị xe bồn cán chết tại chỗ. Cha và mẹ cháu may mắn chỉ bị xây xát.

Giữa trưa nắng như đổ lửa những người đi đường không thể cầm nước mắt khi chứng kiến cảnh 2 vợ chồng ngất lên ngất xuống nằm vật vã bên lề đường cạnh thi thể con trai than khóc thảm thiết.

Ngay sau khi tai nạn tài xế xe bồn đã bỏ trốn khỏi hiện trường.

Trước đó không lâu, một người mẹ trẻ chở đứa con 2 tuổi ngồi cheo leo trên chiếc ghế nhựa phía trước xe rồi ngã xuống đường cũng bị xe bồn cán chết trên đường Kha Vạn Cân.

Vũ Sơn

Chủ bút Wikileaks không chống được việc dẫn độ


Julian Assange, người sáng lập trang Wikileaks, hôm nay thất bại trong việc kháng cáo quyết định dẫn độ từ Anh về Thụy Điển để đối mặt với cáo buộc cưỡng hiếp và quấy rối tình dục.
Julian Assange, người hùng không chốn dung thân

Julian Assange trong vòng vây báo chí sau phiên xử tại London hôm nay. Ảnh:AP.
Julian Assange trong vòng vây báo chí sau phiên xử tại London hôm nay. Ảnh: AP.

Toà phúc thẩm London ra phán quyết giữ nguyên quyết định trước đó về việc dẫn độ Assange về Thụy Điển xét xử. Giới chức quốc gia Bắc Âu này đang muốn thẩm vấn chủ bút trang Wikileaks về các cáo buộc cưỡng hiếp một người phụ nữ và quấy rối một phụ nữ khác ở Stockholm, hồi năm ngoái.

Tuy nhiên, các luật sư của Assange cho biết họ sẽ tiếp tục kháng án lên Toà án tối cao của Anh và họ có 14 ngày để thực hiện việc này. Theo BBC, chủ bút Wikileaks xuất hiện tại toà hôm nay trong bộ trang phục lịch sự và trở thành tâm điểm của giới truyền thông cũng như đám đông người ủng hộ.

Hồi tháng 2 vừa qua, toà sơ thẩm London đã ra phán quyết rằng Assange cần phải được dẫn độ để đối mặt với cuộc điều tra tại Thụy Điển. Công dân 40 tuổi người Australia này bác bỏ các cáo buộc chống lại mình và cho rằng chúng chỉ mang động cơ chính trị.

Julian Assange nổi tiếng khắp thế giới sau khi trang Wikileaks tung ra hàng trăm nghìn thư tín ngoại giao của Mỹ, phơi bày nhiều bí mật liên quan đến các chính phủ và tập đoàn quốc tế. Một binh sĩ Mỹ có tên Bradley Manning đang bị giam tại Mỹ vì bị cáo buộc đã làm rò rỉ các tài liệu nhạy cảm này cho Wikileaks.

Chủ bút Wikileaks bị bắt giam tại Anh hồi tháng 12/2010 do có cáo buộc từ Thụy Điển. Sau đó Assange được phép tại ngoại nhưng phải đeo khoá điện tử ở chân và bị giám sát. Khi ra toà sơ thẩm, các thẩm phán Anh bác bỏ lý lẽ của Assange và cho rằng ông này phải bị dẫn độ về Thụy Điển để đối mặt với các cáo buộc.

Đình Nguyễn

Vụ điện giật kinh hoàng qua lời kể người sống sót


"Thấy cháy, tôi phi như bay tới vị trí cột điện thì sững sờ khi 6 thợ đứng như trời trồng. Họ vẫn trong tư thế ôm cột điện nhưng gần như đã tắt thở", anh Luân, người chứng kiến vụ điện giật làm 6 người chết ở Thanh Hóa kể.
6 công nhân bị điện giật chết

Đã hai ngày trôi qua kể từ khi xảy ra vụ điện giật, nhưng anh Nguyễn Thành Luân, 25 tuổi, trú tại xã Cẩm Thạch (Cẩm Thủy, Thanh Hóa), tổ trưởng tổ thợ xây lắp điện vẫn chưa hết bàng hoàng.

Luân kể, cách đây chừng nửa tháng, anh nhận được thông tin Công ty mía đường Nông Cống muốn xây lắp đường điện hạ thế dài khoảng 800 mét dẫn về phục vụ sinh hoạt cho công nhân nhà máy. Qua nhiều mối giới thiệu, Luân nhận được phần xây lắp công trình theo thỏa thuận miệng với Trưởng chi nhánh điện Nông Cống. Sau đó, anh về quê tìm thêm thợ và lập thành một tổ đưa xuống Nông Cống thuê nhà ở để thi công công trình.

Ngày 1/11, sau khi đào các hố, Luân cho thợ đổ bê tông dựng cột điện trước khi hoàn thành công đoạn cuối cùng là kéo đường dây. 6 thợ được phân công mang tời đi dựng cột tại vị trí cột số 2 (tính từ trạm biến áp về nhà máy đường), còn Luân theo ôtô đi đổ đá tại các vị trí đã đào hố sẵn.

14h chiều, anh em thợ người xách nước, người trộn vữa. Khi đổ xong xe đá xuống vị trí cột số 3, Luân đi bộ về cột số 2. "Đến gần, tôi thấy điện bốc cháy, khói và mùi khét tỏa khắp một vùng trên cánh đồng mía thôn Mỹ Quang. Cùng lúc ấy tôi nghe tiếng Nguyễn Hữu Trường (một trong hai công nhân thoát chết) vừa chạy vừa la hét thất thanh, khuôn mặt tái mét như không còn giọt máu", Luân kể.

Nguyễn Thành Luân kể lại vụ việc kinh hoàng chiều 1/11. Ảnh: Lê Hoàng.

Dừng lại giây lát, giọng vẫn còn run Luân kể tiếp: "Theo phản ứng bản năng, tôi phi như bay tới vị trí cây cột điện thì sững sờ khi 6 công nhân đứng bất động như trời trồng giữa trời. Tất cả vẫn đang trong tư thế ôm cây cột điện nhưng gần như đã tắt thở".

Tới gần miệng hố, phát hiện đứa cháu là Phạm Hùng Nghị thoi thóp thở, Luân túm vạt áo kéo Nghị ra, nhưng ngay lập tức bị nguồn điện giật bắn ra ngoài. Sau đó một nông dân đang bóc lá mía gần đó chạy lại, Luân nhờ gọi về chi nhánh điện đề nghị cắt để cứu thợ. Dòng điện bị ngắt, anh cùng người dân lại kiểm tra hiện trường thì đã quá muộn...

"Người bị cháy mặt, người bị cháy tay, người bị xém tóc..., cảnh tượng vô cùng hãi hùng. May mắn nhất trong nhóm là anh Nguyễn Hữu Trường, quê ở huyện Nông Cống, Thanh Hóa. Khi xảy ra sự việc anh này cũng ở ngay sát miệng hố, nhưng vì không chạm tay vào cột điện nên chỉ bị áp lực đẩy văng ra ngoài nên thoát chết", Luân kể tiếp.

Nhận định về nguyên nhân tai nạn, người thanh niên này cho rằng vì tổ thợ thi công xây lắp đường điện ngay dưới đường dây trung thế 35 kV. Đường dây võng thấp, nên khi công nhân dựng cột thì nguồn điện đã phóng qua cây cột điện và tời (cây tó ba chân, được chế tạo bằng sắt thép) và giật chết 6 thợ.

Cũng theo Luân, cả anh và số công nhân thiệt mạng đều là lao động tự do, không ký hợp đồng lao động với đơn vị chủ quản cũng như chưa hề được tập huấn về kỹ thuật xây lắp điện. Họ cũng không hề trang bị bao tay, giày da và các thiết bị bảo hộ.

Luân cho hay, nhóm nhận khoán cả công trình trên cho Chi nhánh điện lực Nông Cống (thi công lắp đặt hoàn thiện từ khâu đào hố đến dựng cột, kéo dây... đường điện 0,4 kV, chiều dài khoảng 800 mét với 8 cây cột) với giá 10 triệu đồng. Làm xong anh em chia đều, trung bình mỗi thợ khoảng 100.000 đồng một ngày công.

"Tôi sốc nặng vì bị điện giật lại phải chứng kiến sự việc, trong đầu lúc nào cũng ám ảnh cảnh anh em ôm nhau chết trước mắt mà không cứu được. Cũng vì gia đình quá nghèo nên mình mới đi làm thôi chứ thu nhập cũng chẳng đáng là bao. Giờ lại mang tội với gia đình dòng họ vì trong số 6 người chết có đến 4 người là họ hàng thân thích của tôi", Luân kể trong nghẹn ngào nước mắt.

Gia đình cho biết, sau khi được cấp cứu tại bệnh viện, sức khỏe anh Luân đã dần hồi phục nhưng tâm thần vẫn bất an và nhiều lúc mơ màng như người mất trí.

Trước đó khoảng 15h ngày 1/11 tại thôn Mỹ Quang, xã Thăng Long (Nông Cống, Thanh Hóa) xảy ra vụ tai nạn lao động làm 6 người thiệt mạng, 2 người khác bị thương. 6 nạn nhân đều ngoài 20 tuổi, chưa ai lập gia đình, trong đó có 4 người trú tại xã Cẩm Liên, huyện Cẩm Thủy.

Lê Hoàng

Nợ xấu của các ngân hàng thương mại đã lên đến 15 ngàn tỷ đồng


Đã có 8 ngân hàng thương mại ở Việt Nam công bố tổng nợ xấu cộng chung là 15.000 tỷ đồng, nổi bật là Vietcombank, ACB, Vietinbank .

Trong đó Vietcombank tức Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam có tổng nợ xấu lớn nhất với giá trị xấp xỉ 7.380 tỷ đồng tương đương 3,9% tổng dư nợ của ngân hàng này. Nợ xấu được mô tả là nợ dưới chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn.
Sacombank dược cho là ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất tỷ lệ 0,6% tương đương 460 tỷ đồng.
Các chuyên gia kinh tế tài chánh ghi nhận tình trạng nợ xấu của các ngân hàng thương mại Việt Nam đang trở thành một vấn đề đáng quan ngại. Trong gần 15.000 tỷ đồng nợ xấu của các ngân hàng có đến hơn phân nửa là nợ có khả năng mất vốn. 

Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

Điều 48 dự thảo Luật tố cáo đi ngược lại Luật báo chí?


Dự thảo Luật tố cáo dự kiến sẽ được biểu quyết thông qua trong kỳ họp hiện nay của Quốc hội Việt Nam

Tuy nhiên nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng dự thỏa Luật tố cáo có qui định hạn chế vai trò, hiệu quả tác nghiệp của cơ quan báo chí.
Tuổi Trẻ Online bản tin trên mạng ngày 1/11 trích lời ông Lê Như Tiến, Phó chủ nhiệm Ủy ban văn hóa giáo dục thanh niên thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội nói rằng cần xem xét lại điều 48 dự thảo Luật tố cáo vì đã đi ngược lại nội dung Luật báo chí, theo đó báo chí có quyền nghiên cứu, điều tra để xem xét đơn tố cáo của công dân đúng hay sai, đồng thời có quyền công bố thông tin. Điều 48 dự thảo Luật Tố cáo qui định cơ quan thông tin báo chí nhận được tố cáo phải chuyển cho cơ quan tổ chức cá nhân có thẩm quyền.
Đại biểu Quốc hội, nhà sử học Dương Trung Quốc được trích lời nói rằng, báo chí với tư cách là diễn đàn của nhân dân còn có quyền giám sát đối với cơ quan chức năng, vì vậy không nên qui định báo chí nhận đơn tố cáo phải chuyển cho cơ quan có thẩm quyền.    

Việt Nam nhập thịt chuột đồng từ Campuchia


Mỗi năm Campuchia xuất khẩu sang Việt Nam 17 tấn thịt chuột đồng. Năm nay vì tình hình lụt lội nên lượng hàng chắc chắn phải giảm.

Đó là phát biểu mà chính Thủ Tướng Hun Sen của nước láng giềng mới đưa ra ngày hôm qua. Ông Hun Sen cũng nói biết được tin này sau khi đọc các báo cáo của những viên chức cửa khẩu Chrey Thom, nối liền Kampuchia với tỉnh An Giang của Việt Nam.

Ông Ros Sothea, sếp cửa khẩu Chrey Thom cho hãng thông tấn AFP biết năm nay chưa có báo cáo nào về lượng thịt chuột xuất khẩu sang Việt Nam nên không biết thiệt hại như thế nào. 

Điều duy nhất sếp Sothea biết là năm ngoái hàng xuất thật nhiều, năm nay lụt lội khiến chuột chết đuối nhiều qua, nên chẳng được là bao.

Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

Người biểu tình: họ không phải là công dân hạng 2


2011-11-02

Trong vài ngày qua, hàng loạt sự việc khiến người dân lo ngại khi an ninh liên tục sách nhiễu, xâm phạm tài sản, cản trở tự do đi lại của những người từng tham gia biểu tình chống Trung Quốc tại Hà nội trước đây.

Source damlambao

Anh Paulus Lê Văn Sơn bị bắt một cách thô bạo


Muốn tỏ rõ quyền lực

Những cuộc biểu tình chống Trung Quốc đã ngưng nhiều tuần nay. Mọi hình ảnh của các cuộc biểu tình trước đây hoàn toàn bị xóa sạch trên đường phố và vài người trong cuộc vẫn tập trung về những quán cà phê ven Bờ Hồ để ôn lại những điều đã xảy ra như một cách nối liền sự gắn bó với nhau trong cùng một mục đích.

Cách đây không lâu, khi các cuộc biểu tình chống Trung Quốc bị nhà nước chính thức ngăn cấm thì cùng lúc những người biểu tình liên tiếp rơi vào tầm ngắm của hệ thống an ninh Việt Nam. Mặc dù đã tuân theo lệnh cấm không còn biểu tình nhưng các trí thức vẫn bị bôi nhọ trên hệ thống truyền hình và phát thanh Hà Nội. 

Nhiều người tham gia biểu tình bị bắt, bị đối xử thô bạo trên đường phố khi họ chỉ đi loanh quanh trong khu vực Bờ Hồ và không có một hành động nào có thể để cho an ninh gán ghép vào bất cứ âm mưu gì. Có những trường hợp công an đến nhà từng người, vận động, hăm dọa và công khai cho biết nếu vẫn còn ra Bờ Hồ vào ngày Chúa Nhật thì sẽ bị xem như vi phạm lệnh cấm của của họ.

Trường hợp mà nhiều người biết trong cách đối xử này đã và đang xảy ra với hai vợ chồng U Trâm. Hai cụ đã hơn tám mươi vẫn thường đi biểu tình chống Trung Quốc và sau này thường xuyên ra Bờ Hồ vào  mỗi Chúa Nhật. Công an tới nhà hai vợ chồng cụ dùng những biện pháp tồi tệ nhất để ngăn cản họ, cụ thể là nhốt hai người này trong nhà bằng cách buộc chặt giây bên ngoài cửa nhà ở của hai cụ.

Anh Lê Dũng, một cư dân Hà Nội kể lại câu chuyện mà anh chứng kiến từ những ngày đầu, cứ mỗi lần cụ ra Bờ Hồ thì công an bám sát:
Công an Việt Nam "thi hành công vụ". RFA  file
Công an Việt Nam "thi hành công vụ". RFA file

"Buổi sáng thì đã có bảy, tám đứa nó đi theo cụ, bốn năm đứa con gái và ba đứa con trai. Cũng có bốn thằng nó chốt cửa nhà cụ nó không cho cụ ông ra  khỏi nhà đi ăn sáng hay đi mua gì cả, nó khóa, nó chèn cửa. Tuần trước thì nó còn buộc giây đồng, sáng Chủ Nhật thì nó lấy giây thép nó cột cửa nhà ông lại! Ông phải kiệu bà lên trên khỏi tường và bà nhảy từ tường xuống, bà chỉ có 20 cân thôi, người bé như cây tăm!
"

Anh Dũng nhấn mạnh rằng vụ việc này xảy ra khi các vụ biểu tình chống Trung Quốc không còn nữa nhưng công an vẫn tiếp tục sách nhiễu hai vợ chồng cụ Trâm:

"Tụi nó không cho hai cụ ra ngoài chứ không phải vì biểu tình, vì làm gì còn biểu tình nữa đâu? Hơn hai tháng nay làm gì còn biểu tình nữa chỉ hơn mười một mười hai lần đấy rồi thôi không còn biểu tình nữa. Họ chỉ gặp nhau uống cà phê, đi chơi thôi. 

Tôi bảo, sao cụ không báo cho Phường người ta biết, cụ bảo đã báo Phường nhưng nó chả giải quyết gì cả. Con bé Nga Phó chủ tịch Phường nó cứ bảo là thôi, cụ đừng đi chơi ở Bờ Hồ nữa! Cụ đang làm đơn để gửi cho thành phố, cho Ủy ban và cả cho Thành Ủy nữa. Cụ bảo tao sẽ làm đơn vì bọn con cháu bây giờ mất dạy!
"
Phó chủ tịch Phường nó cứ bảo là thôi, cụ đừng đi chơi ở Bờ Hồ nữa! Cụ đang làm đơn để gửi cho thành phố, cho Ủy ban và cả cho Thành Ủy nữa. Cụ bảo tao sẽ làm đơn vì bọn con cháu bây giờ mất dạy!
Anh Dũng
Một khuôn mặt khác rất nổi tiếng trong những cuộc biểu tình chống Trung Quốc là chị Bùi Thị Minh Hằng. Chị bị công an lần lượt bắt bớ vì đã ngoan cường mang những biểu tượng chống Trung Quốc ngay khi các vụ biểu tình không còn nữa. 

Chị Minh Hằng bị công an giật chiếc nón lá có ghi dòng chữ Hoàng Sa Trường Sa là của Việt Nam và sau đó bị bắt cho tới khi nhiều bạn bè của chị kéo tới trụ sở công an đòi thả người thì chị mới được tự do.

Công an sau đó vẫn không bỏ qua việc sách nhiễu gia đình chị Bùi Minh Hằng. Mới đây nhất khi chị vắng nhà thì kẻ lạ đã đột nhập vào nhà chị dọn đồ đạc mang đi mà công an không có một hành động nào trước lời tố cáo của gia đình chị. 

Ngược lại, công an còn vu cáo là người dọn đồ đạc chính là con trai của khổ chủ. Chị Bùi Minh Hằng cho biết sự việc như sau:

"Trong vòng mấy tháng nay chuyện dọn nhà xảy ra với gia đình em tới ba lần. Khi xảy ra chuyện này thì cậu con trai nhà em gọi vào máy em báo rằng mẹ gọi về xem là ai dọn nhà mình. Thế nhưng khi lên báo với công an thì công an khẳng định là con của em dọn nhà và công an có nói với những người dân thắc mắc là chị Hằng đi vắng thì con của chị ấy có quyền dọn đồ đi bán.

Chính vì lý do này em mới đưa những thông tin này lên facebook của em và nhờ người quen có mặt tại Vũng Tàu và bạn bè khắp nơi, em cho họ số điện thoại để người ta gọi tới chất vấn công an Vũng Tàu. Anh Đỗ Văn Hạnh là anh dám trả lời mọi người rằng chỉ đi vắng thì con chị ấy có quyền chở đồ đi bán!

Có lẽ cũng không cần đắn đo gì khi em đưa ra kết luận tất cả những sự vụ xảy ra tại Vũng Tàu nhằm mục 
Một công an đứng trên xe buýt đạp liên tục vào mặt Anh Nguyễn Chí Đức trong cuộc biểu tình chống Trung Quốc hôm 17-07-2011 tại Hà Nội. Screen capture.
Một công an đứng trên xe buýt đạp liên tục vào mặt Anh Nguyễn Chí Đức trong cuộc biểu tình chống Trung Quốc hôm 17-07-2011 tại Hà Nội. RFA Screen capture.
đích xáo trộn công việc của gia đình em lên, nó không nằm ngoài mục đích của thế lực nào đó là quấy rối cuộc sống riêng của em.
"
Có lẽ cũng không cần đắn đo gì khi em đưa ra kết luận tất cả những sự vụ xảy ra tại Vũng Tàu nhằm mục đích xáo trộn công việc của gia đình em lên, nó không nằm ngoài mục đích của thế lực nào đó là quấy rối cuộc sống riêng của em.
Chị Bùi Minh Hằng
Hai trường hợp vừa nêu cho thấy sự thiếu tôn trọng quyền tự do đi lại và cư trú của người dân, cũng như thái độ thiếu trách nhiệm của người thi hành luật pháp trước các vi phạm hình sự đã lên đến chỗ không thể chấp nhận. 

Pháp trị hay công an trị

Tuy nhiên hai vụ việc này vẫn còn chưa thấm gì khi so sánh với một việc khác xảy ra vào sáng Chúa Nhật ngày 30 tháng 10 ngay tại Bờ Hồ vừa qua.

Nạn nhân là anh Lê Dũng, một người tham gia biểu tình chống Trung Quốc ngay từ những ngày đầu. Vào lúc 9 giờ sáng, anh ra quán cà phê Bonbon Bảo Khánh nằm trên Bờ Hồ để uống cà phê như mọi lần thì sự việc xảy ra như lời anh kể sau đây:

"Lúc ra uống cà phê ở cái quán mà tôi quen uống cả chục năm rồi vì khi làm xây dựng tôi xây trụ sở Bảo Việt, tôi ngồi ở quán này cả chục năm rồi còn chuyện biểu tình mới một năm nay thôi. Biểu tình đã hết từ lâu rồi, người ta uống cà phê ở đâu là quyền của người ta chứ? Cái quán này là quán ruột của tôi, của chị Hằng làm ở nhà hát Tuổi Trẻ. Quán rất đông văn nghệ sĩ.

Mình ngồi từ sáng thì thấy chị em Bích và em Phương nó đến. Nhưng khi thấy hai chị em Phương và Bích đến thì có mấy ông công an đến, vào quán xì xào vào tai ông bạn chủ quán rồi ông chủ quán vào chấp tay lạy bọn tôi: "em lạy các bác, tôi lạy các anh lần sau các anh đừng đến để tôi làm ăn, công an họ nói thế này thế kia". 

Tôi bảo, tôi uống cà phê tôi trả tiền anh mà... nhưng tôi đổi ý trả tiền đứng lên và sang Thủy Tạ 
Chị Bùi Minh Hằng (áo đen) cùng những người biểu tình chống TQ sáng 21-08-2011 tại Hà Nội dù bị bắt đưa lên xe buýt vẫn tiếp tục biểu tình phản đối TQ. Courtesy Danlambao.
Chị Bùi Minh Hằng (áo đen) cùng những người biểu tình chống TQ sáng 21-08-2011 tại Hà Nội dù bị bắt đưa lên xe buýt vẫn tiếp tục biểu tình phản đối TQ. Source Danlambao.
ngồi! Sang Thủy Tạ thì cũng có hàng chục ông công an theo quay phim các thứ."


Việc công an theo dõi và đe dọa chủ quán không phục vụ anh Lê Dũng đã vi phạm nghiêm trọng quyền tự do cá nhân của công dân. 

Công an đã lạm dụng quyền lực để bức hiếp người dân, trong trường hợp này là bức hiếp cả hai phía, anh Lê Dũng và chủ quán Bonbon khiến bản thân anh Dũng bị coi thường nhân phẩm, xâm hại về quyền đi lại, ẩm thực còn chủ quán thì quyền tự do kinh doanh, trong đó có quyền được tiếp đãi thực khách bị xâm phạm.

Tuy nhiên sự việc không dừng lại ở đó, anh Lê Dũng kể tiếp:

"Đến khi mình uống cà phê xong mình đi về thì có ba đôi xe máy nó đi theo một đoạn, nó đi theo đằng sau, một đứa con trai một đứa con gái tôi có chụp ảnh hết.
Nó thấy mình cầm máy ảnh nó xông ra một thằng khoảng 44, 45 tuổi nó xông ra nó chửi luôn, mày chụp gì? mày muốn chụp gì? mày thích chụp không...rồi nó đá song phi luôn!

Nó đấm đá liên tiếp tôi ngồi trên xe máy ngã xuống. Tôi chỉ né chứ không tự vệ. Né xuống thì nó đánh liên tiếp, mình chỉ có né thôi. Mình chỉ đỡ một đòn sau cùng thì nó đấm vào tay trái của mình. Nó dằn cái máy ảnh của mình nó đập ngay xuống mặt đường. Nó không phải cướp máy ảnh mà nó đập tan dưới mặt đường luôn!

Người dân ngay trước cửa nhà có đám cưới người ta chạy ra xem. Khu Bà Triệu thì mọi người biết tôi nhiều lằm vì tôi đã làm việc bao nhiêu năm ở Hà Nội khi các phố này có vấn đề về điện thì tôi làm hết. Người dân 
Nhiều người bị bắt giữa đường phố cũng không có gì là lạ; những người bị bắt hôm 12/6 đều không hiểu vì sao mình bị bắt. RFA Screen shot
Nhiều người bị bắt giữa đường phố cũng không có gì là lạ; những người bị bắt hôm 12/6 đều không hiểu vì sao mình bị bắt. RFA Screen shot
ở đây bảo, à tôi biết bác rồi! Mấy ông này tôi cũng biết rồi. Mọi người cản ba bốn đứa kia sau đó thì tôi về nhà."

Nó đấm đá liên tiếp tôi ngồi trên xe máy ngã xuống. Tôi chỉ né chứ không tự vệ. Né xuống thì nó đánh liên tiếp, mình chỉ có né thôi. Mình chỉ đỡ một đòn sau cùng thì nó đấm vào tay trái của mình. Nó dằn cái máy ảnh của mình nó đập ngay xuống mặt đường. Nó không phải cướp máy ảnh mà nó đập tan dưới mặt đường 
Anh Lê Dũng
Nghe chuyện kể từ nạn nhân Lê Dũng không ai có thể dằn được xúc động. Rõ ràng là cách hành xử này quá coi thường pháp luật. Với hai mục đích vừa dằn mặt anh Dũng vừa gửi một thông điệp mạnh mẽ tới những ai còn muốn tính tới chuyện biểu tình chống Trung Quốc sẽ lãnh hậu quả như anh Lê Dũng gặp hôm nay. 

Trước đây người dân cho rằng nhà nước lo ngại việc biểu tình chống Trung Quốc sẽ biến thành những cuộc biểu tình chống nhà nước như từng xảy ra tại Trung Đông và Bắc Phi. 

Thế nhưng khi những cuộc biều tình chống Trung Quốc đã bị ngăn chặn từ trong trứng nước thì hành động sách nhiễu này có mục đích gì nếu không phải là muốn tỏ rõ quyền lực của hệ thống an ninh? Hay nói đúng hơn là quyền lực này đã được phân phối xuống cho các viên công an cấp nhỏ nhất. 

Mới đây chủ tịch thành phố Hà Nội là ông Nguyễn Thế Thảo đã lên tiếng cho biết Hà Nội sẽ chấn chỉnh nhiều việc trong đó ông nhấn mạnh đến việc "Xây dựng và chấn chỉnh văn hóa đô thị, văn hóa giao thông. Xây dựng một xã hội đạo đức với sự gương mẫu của những cán bộ từ cấp thành phố đến cơ sở, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người, giữa cán bộ với nhân dân..."

Mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người cần nhiều chục năm mới có thể hình thành qua văn hóa và giáo dục, còn mối quan hệ giữa công an và người dân dễ thiết lập hơn cho nên người dân chờ đợi nhà nước chú ý đến những vụ việc tiêu cực có sức tàn phá niềm tin người dân rất lớn như các vụ sách nhiễu vừa nêu.

Ba công dân thủ đô Hà Nội trong câu chuyện này là những công dân yêu nước, do đó họ có quyền được sự chú ý đặc biệt của ông chủ tịch Nguyễn Thế Thảo. 

Họ cũng có quyền sống mà không bị xem như công dân hạng hai, bởi trên thế giới hiện nay chỉ có Tân Cương và Tây Tạng mới có những loại công dân hạng hai trên chính đất nước của họ như thế.

Theo dòng thời sự: