Hà Nội – Sáng nay, 10/03/2011, dân chúng Hà Nội xuống đường biểu tình phản đối công an phường Thịnh Liệt đánh chết người do không đội mũ bảo hiểm.
Được biết, ngày 28/2, ông Trịnh Xuân Tùng (SN 1958, ở 525 Trần Khát Chân, quận Hai Bà Trưng), bị công an và dân phòng phường Thịnh Liệt (quận Hoàng Mai) đánh gẫy cổ, đã tử vong sáng 08/03, tại Bệnh viện Việt Đức. Báo Dân Trí điện tử viết: "người nhà nạn nhân cho biết, ông Tùng tử vong vào hồi 6 giờ 25 sáng 08/03."
Ông Trịnh Xuân Tùng 54 tuổi, có mẹ già còn sống, năm nay đã được 90 tuổi.
Người buôn gió 's blog viết: "Thật là lá vàng còn ở trên cây Lá xanh rụng xuống trời ơi hỡi trời Không có nỗi đau nào hơn, nỗi đau mẹ khóc thương con chết oan. Người dân chứng kiến ai cũng phẫn uất, bức xúc tột đỉnh."
Có phóng viên quay phim, nhưng không rõ thuộc báo nào hay công an hay các blogger.
Blogger Người buôn gió cho biết tiếp: "Rất nhiều người dân đi đường dừng lại xem, cảnh sát giao thông tăng cường đến dẹp lòng đường. Đến lúc 11 giờ, vẫn còn rất đông người dân đang đứng đòi hỏi phải làm rõ sự việc, kẻ thủ ác Nguyễn Văn Ninh, công an phường Thịnh Liệt phải được đưa ra pháp luật"
___________________________________________
Nguồn: Dân Làm BáoTrung tá công an đánh gẫy cổ dân đến chết
Sau hơn một tuần nhập viện trong tình trạng bị chấn thương cổ do bị công an phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội đánh, ông Trịnh Xuân Tùng đã qua đời vào ngày hôm qua tại bệnh viện Việt Đức.
Nguyên nhân tử vong được xác định là do chấn thương cột sống gây ra liệt tứ chi dẫn đến liệt hô hấp.
Theo thông tin từ người dân, vụ xô xát giữa công an và ông Tùng xảy ra vào trưa ngày 28/2, do ông Tùng bị công an chặn phạt vì đã gỡ mũ bảo hiểm ra để gọi điện thoại trong khi đi xe ôm.
Khánh An hỏi chuyện chị Trịnh Kim Tiến, con gái của ông Trịnh Xuân Tùng, và được chị kể lại sự việc:
Đánh dân tàn bạo xong xích vào gốc cây
Chị Kim Tiến: Bố em chết oan, chị ạ! Oan không biết tỏ cùng ai. Chỉ vì là hôm đó bố em đi xem ôm ra bến xe Giáp Bát để đi vào Nam. Bố em bảo ông xe ôm dừng xe lại để bố em lấy điện thoại gọi cho một người bạn. Bố em vừa gỡ mũ bảo hiểm ra để gọi điện thoại cho bạn thì ông trung tá công an tên Nguyễn Văn Ninh ở phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai, đã ra bắt giữ xe và hẹn chiều quay lại.Ông đánh vào đầu, vào gáy và bố em ngã xuống. Khi bố em ngã xuống, ông ấy tiếp tục hô hào thêm 5, 6 dân phòng nữa lao vào đấm đá bố em túi bụi. Sau khi đấm đá xong thì xích bố em vào một gốc cây rồi sau đó gọi xe đưa về phường.Buổi chiều, bố em và ông xe ôm quay lại để nộp phạt thì ông xe ôm cãi là ông ấy đúng chứ không sai, ông không có trách nhiệm nộp phạt như vậy, nhưng bên công an không chịu. Thế là hai bên xảy ra cãi vã. Ông công an lao vào bóp cổ ông xe ôm. Khi ông ấy bóp cổ ông xe ôm như vậy thì bố em có gỡ tay ông ấy ra và bảo: "Ông là công an mà ông lại bắt dân, đánh người như thế à?", rồi bố em cũng chấp nhận sai và xin nộp phạt 100.000 đồng, nhưng ông ấy không chịu và đòi 150.000 đồng.Chị Trịnh Kim Tiến
Sau đó hai bên giằng co và chẳng may tay bố em vung phải mặt ông ấy, thế là ông ấy dùng dùi cui và đồ vật cứng đập bố em. Ông đánh vào đầu, vào gáy và bố em ngã xuống. Khi bố em ngã xuống, ông ấy tiếp tục hô hào thêm 5, 6 dân phòng nữa lao vào đấm đá bố em túi bụi. Sau khi đấm đá xong thì xích bố em vào một gốc cây rồi sau đó gọi xe đưa về phường.
Khánh An: Vậy đến khi nào thì gia đình chị biết chuyện?
Em xuống dưới đó 3 lần, nhưng (công an phường) đều không cho đi khám. Em xin vào để đút phở cho bố em ăn, cũng không cho em vào đút phở cho bố em ăn. Đến bây giờ bố em chết, bố em trở thành con ma đói…Chị Kim Tiến: Bị vào khoảng 3 giờ, tầm 4:30 – 5 giờ gia đình em biết chuyện xuống đấy để xin cho bố em được đi khám và hỏi tình hình, nguyên nhân sự việc. Khi gia đình em đến, em có vào và xin cho bố em đi khám, nhưng công an phường Thịnh Liệt nhất định không cho bố em đi khám. Mãi đến tận 9:30, khi tình hình của bố em trở quá nặng, người ta mới cho bố em đi khám. Em xuống dưới đó 3 lần, nhưng (công an phường) đều không cho đi khám. Em xin vào để đút phở cho bố em ăn, cũng không cho em vào đút phở cho bố em ăn. Đến bây giờ bố em chết, bố em trở thành con ma đói…Chị Trịnh Kim Tiến
Van xin cũng không được
Khánh An: Khi gia đình chị xuống gặp bác ở công an phường, chị thấy dấu hiệu bên ngoài của bác như thế nào?Chị Kim Tiến: Bố em lúc đấy vẫn bị còng. Hai chân hai tay buông xuống, ngồi ở ghế, trong tình trạng rất đau đớn. Bố em kêu lên là "Con ơi, cho bố đi khám. Bố đau lắm rồi, bố muốn đi khám con ơi. Bố liệt hết hai chân hai tay rồi". Mà em đã van xin các anh là cho bố em được đi khám vì tình hình bố em rất nguy cấp rồi, nhưng các anh đều không cho đi.
Em xuống dưới đó 3 lần, lần nào em cũng xin cho bố em đi. Đến lần thứ 3, em và cô em xuống mang phở cho bố em ăn nhưng các anh ấy nhất định không cho em mang phở vào cho bố em ăn. Khi gia đình xin cho bố em đi khám thì các anh ấy trả lời thế này: "Bây giờ phường đang rất đang có rất nhiều chuyện để giải quyết, không có thời gian để giải quyết vụ việc này. Cái gì cũng phải có trật tự theo thời gian. Đến khi nào phường giải quyết xong việc, gia đình có nhu cầu thì sẽ cho đi".
Gia đình em còn yêu cầu là có thể cho người của phường đưa đi cùng cấp cứu nhưng mà các anh ấy nhất định không cho đưa đi cấp cứu.
Bố em lúc đấy vẫn bị còng. Hai chân hai tay buông xuống, ngồi ở ghế, trong tình trạng rất đau đớn. Bố em kêu lên là "Con ơi, cho bố đi khám. Bố đau lắm rồi, bố muốn đi khám con ơi. Bố liệt hết hai chân hai tay rồi". Mà em đã van xin các anh là cho bố em được đi khám vì tình hình bố em rất nguy cấp rồi, nhưng các anh đều không cho đi.Cô em và em có nói là: "Bây giờ anh tôi, bố tôi đang trong tình trạng hết sức nguy kịch như thế này, nếu như các anh không cho bố tôi đi cấp cứu, bố tôi có vấn đề gì các anh thì các anh phải chịu hoàn toàn trách nhiệm, nhưng các anh ấy vẫn không cho đi.Chị Trịnh Kim Tiến
Trước khi em đi, em có hỏi bố em rất to là "Bố ơi, bố có đau không?", bố em trả lời "Có, bố đau lắm". "Bố có muốn đi viện để khám không?", bố bảo "Bố liệt hết rồi, cho bố đi khám đi", nhưng các anh ấy vẫn làm ngơ không cho bố em đi. Khi bố em đau quá, bố em khát nước, lúc đấy là bố em ngã ra và người ta phải đỡ bố em nằm lên ghế, thì lần thứ hai, bố em bảo là "Đỡ tôi dậy đi, cho tôi uống ngụm nước", thì cái người đánh bố em – ông trung tá Nguyễn Văn Ninh - bảo rằng "Đỡ vài cái vả ấy!".
Bị đánh gẫy cổ đến chết
Khánh An: Rồi sau khi đi bệnh viện thì tình hình sức khỏe bố chị ra sao?Chị Kim Tiến: Tình hình bố em ngày càng trở nặng, đến 9:30 mới được đưa đi cấp cứu. Bệnh viện Bạch Mai chụp chiếu và cho biết là xương có vấn đề ở cổ. Đến ngày mùng 1 thì bệnh tình của bố em càng ngày càng nặng, bụng cứ trướng lên dần và đau đớn. Gia đình em phải chuyển bố em vào bệnh viện Việt Đức.
Người ta báo với gia đình em là tình hình bố em hết sức nguy cấp, có thể đi bất cứ lúc nào vì bây giờ liệt hết tứ chi rồi, gây ra liệt hô hấp, gây suy hô hấp và có thể bị sốc tủy, sẽ đi bất cứ lúc nào. Gia đình hoảng loạn làm đơn đi khắp nơi để cấp cứu nhưng chưa nhận được quyết định gì.
Tình hình bố em ngày càng trở nặng, đến 9:30 mới được đưa đi cấp cứu. Bệnh viện Bạch Mai chụp chiếu và cho biết là xương có vấn đề ở cổ. Đến ngày mùng 1 thì bệnh tình của bố em càng ngày càng nặng, bụng cứ trướng lên dần và đau đớn.Sau đó, ông phó công an có xuống trực tiếp làm việc và nhờ giáo sư Thạch mổ cho bố em. Nhưng trước và sau khi mổ, giáo sư và các bác sĩ đều khẳng định là bố em có nguy cơ tử vong rất cao, sẽ đi bất cứ lúc nào. Gia đình em đang đợi phía bên nhà chức trách phải có câu trả lời với gia đình em.Chị Trịnh Kim Tiến
Khánh An: Xin chị cho biết sau khi vụ việc xảy ra, chính xác là gia đình chị đã gửi đơn kiện vào ngày nào?
Chị Kim Tiến: Chính xác là gia đình em gửi đơn vào ngày mùng 2.
Khánh An: Vụ việc xảy ra vào ngày 28 phải không?
Chị Kim Tiến: Ngày 28. Bị bắt đánh từ trưa, đến 5 giờ, 9 giờ người nhà xin không cho đi. Mãi đến 9:30 – 10 giờ, khi bệnh tình quá nặng mới cho đi. Và thêm một vấn đề nữa là khi người ta không có sức phản kháng, liệt hết rồi mà khi đưa vào viện vẫn còng số 8.
Khánh An: Và trong thời gian ông Tùng nằm viện thì có ai đến thăm không, phía cơ quan công an đấy?
Chị Kim Tiến: Khi người ta chết đi rồi thì phía cơ quan mới có 1, 2 người xuống, chứ trước đấy thì không một ai hỏi thăm gì ạ.
Ngày 28. Bị bắt đánh từ trưa, đến 5 giờ, 9 giờ người nhà xin không cho đi. Mãi đến 9:30 – 10 giờ, khi bệnh tình quá nặng mới cho đi. Và thêm một vấn đề nữa là khi người ta không có sức phản kháng, liệt hết rồi mà khi đưa vào viện vẫn còng số 8.Khánh An: Như vậy, sau khi gia đình chị gửi đơn kiện vụ việc công an đánh người thì đã có trả lời gì từ phía các cơ quan chức năng chưa?Chị Trịnh Kim Tiến
Chị Kim Tiến: Từ ngày 28 đến hôm nay là 9 ngày, thì đến tận ngày hôm kia, trước ngày bố em hấp hối thì chiều tối ngày hôm ấy, 8 giờ tối, cơ quan công an mới có quyết định khởi tố vụ án. Vụ việc hết sức nghiêm trọng nhưng đến 8 giờ tối cơ quan công an mới quyết định khởi tố vụ án và không có quyết định khởi tố bị can. Bây giờ thì đã có quyết định khởi tố bị can nhưng không báo rõ ngày giờ là bao giờ mới khởi tố bị can ra tòa được, mà phải đợi tước danh hiệu của Nguyễn Văn Ninh rồi mới có lệnh bắt giữ.
Sự việc rành rành, nhân chứng có, bằng chứng có, tất cả mọi việc đầu rõ ràng, tại sao bây giờ không khởi tố được bị cáo mà phải đợi tước các thứ thì rất lâu. Không biết ngày nào, tháng nào bố em mới được giải oan. Bây giờ bố em đã nằm đấy rồi, mổ xẻ các thứ để khám nghiệm tử thi rồi, không hiểu ngày nào bố em mới được yên mồ? Bây giờ đang chờ đợi phía bên công an giải quyết cho gia đình em. Gia đình em oan quá mà không biết kêu ai!
Khánh An: Vâng, cảm ơn chị đã dành chút thời gian để trả lời Đài Á Châu Tự Do. Một lần nữa, xin thành kính chia buồn cùng gia đình chị.
Vụ trung tá công an đánh chết dân
nguon: http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/?a=127889&z=157
HÀ NỘI (NV) - Trung tá công an phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội đã đánh chết dân vì người này cò kè đòi bớt tiền phạt.
Ông Trịnh Xuân Tùng bị đánh gãy cổ, tê liệt toàn thân. (Hình gia đình cung cấp). |
Cụ bà Nguyễn Thị Cúc, 88 tuổi, mẹ của nạn nhân Trịnh Xuân Tùng bị trung tá Công an phường Thịnh Liệt tên Nguyễn Văn Tùng đánh ở bến xe Giáp Bát ngày 28 tháng 2, 2011 rồi chết ở bệnh viện Việt Ðức sáng ngày 8 tháng 3, 2011 tố cáo như vậy.
Trong lá đơn tố cáo đề ngày 8 tháng 3, 2011, cụ Nguyễn Thị Cúc kể lại vụ việc xảy ra ở bến xe Giáp Bát dẫn đến vụ đánh hội đồng làm con trai bà cụ chết, dựa theo lời kể của vợ con nạn nhân và các nhân chứng.
Khởi sự vụ việc là ông Trung Tá Nguyễn Văn Ninh xông tới "chộp xe, giật chìa khóa, kéo xe" của người tài xế xe ôm Phạm Quang Hùng vào lề đường đổ lỗi ông Tùng "không đội mũ bảo hiểm."
"Ông Hùng không chấp nhận lỗi đó vì lúc con tôi để gọi điện thoại là xe đang đứng yên một chỗ, không tham gia giao thông trên đường. Con tôi ngồi đằng sau có nhận sai nhưng ông Ninh gạt đi, không nói chuyện với con tôi mà cứ đôi co với ông Hùng rồi túm cổ áo ông Hùng." Cụ Cúc kể trong đơn tố cáo.
Cụ kể tiếp rằng: "Trước sự việc đó, con tôi có gạt tay anh Ninh ra và nói anh là công an, anh không thể xử sự như vậy được. Ngay lập tức, ông Ninh gọi thêm ba bốn người dân phòng đứng ở bên trong lao vào đánh con tôi. Một anh công an và hai người dân phòng giữ ông Hùng lại còn ông Ninh dùng dùi cui phang vào gáy con tôi, một số dân phòng khác lao vào đánh đấm, dùng chân đá thúc vào bụng, khóa trái tay con tôi và gọi xe ô tô của phường đưa con tôi về đồn."
Bụng ông Tùng phình trướng vì bị đánh sưng, dập hết nội tạng. (Hình do gia đình cung cấp) |
Nằm không cục cựa dưới đất vì trận đòn quá khủng khiếp đến gẫy cổ, liệt chân tay và dập nội tạng, nhưng ông Trịnh Xuân Tùng, 53 tuổi, vẫn bị còng tay rồi lôi về trụ sở công an phường dù nạn nhân kêu rên.
Khi gia đình vợ con ông Tùng được một người tốt bụng tới nhà ở phường Cầu Dền, quận Hai Bà Trưng cấp báo, họ chạy tới trụ sở công an phường Thịnh Liệt lại không được cho phép thăm ông.
"Gia đình tôi đến nơi, công an trực ban không cho chúng tôi vào gặp chỉ nghe thấy tiếng con trai tôi kêu rên hết sức đau đớn 'anh bị đánh đau quá, chân tay không cử động được, đưa anh đi cấp cứu đi, không anh chết mất.' Gia đình tôi khẩn khoản xin các anh công an cho gia đình tôi đưa con tôi đi cấp cứu nhưng công an phường không đồng ý và cũng không cho vào thăm con và nói: 'Ông ấy giả vờ ăn vạ đấy.'" Cụ Cúc kể trong đơn tố cáo.
Cụ thuật lại lời của người con gái của cụ: "Bọn họ tàn nhẫn lắm, khi anh Tùng mệt kêu cứu, kêu khát nước, cháu Tiến đã đi mua nước cho anh Tùng con đứng tại cửa phường (vì không được cảnh sát trực ban cho vào) còn nghe thấy anh Tùng kêu da diết: 'Tôi đau quá, đỡ tôi dậy với,' thì có một anh Công an đứng đấy đã nói rằng: 'Khi nãy mày còn to mồm lắm cơ mà, giờ này mày còn kêu đỡ, ai đỡ cho mày, có mà đỡ cho mấy cái vả vào mặt mày đấy.'"
Trước sự tàn nhẫn, vô nhân đạo của đám công an, ông Tùng kêu lên với vợ con: "Em ơi cứu anh với, con ơi cứu bố với, mau đưa anh đi cấp cứu đi không anh chết mất."
Cánh tay bầm tím vì bị đánh bằng dùi cui. (Hình: gia đình cung cấp). |
Thân nhân của ông Tùng "khẩn khoản mặc cả với cảnh sát trực ban của phường: "Anh hãy giải quyết cho người nhà tôi được đi cấp cứu đi, mạng sống con người là quan trọng, người nhà tôi đúng sai tôi chưa rõ, còn nếu người nhà tôi sai người nhà tôi phải chịu trách nhiệm với pháp luật." Nhưng đã bị lờ đi.
Bị đánh từ khoảng 4 giờ 30 chiều, mãi đến 21 giờ 30 ông Tùng mới được chở đi cấp cứu ở bệnh viện Bạch Mai nhưng vẫn bị còng. Vì tình trạng thương tích quá nặng, ông Tùng được chuyển sang bệnh viện Việt Ðức lúc 19 giờ ngày hôm sau (1 tháng 3, 2011). Tại đây bác sĩ cho biết ông Tùng đã gãy 2 đốt xương sống cổ (số 4 và 5) "liệt tứ chi, liệt cơ hô hấp phải thở bằng máy, nguy cơ tử vong cao."
Theo lời kể của một người bán hàng gần đó, ông Ninh đòi phạt tội không đội mũ bảo hiểm 150,000 đồng nhưng ông Tùng "mặc cả" 100,000 đồng. Ông Ninh không chịu dẫn tới chuyện túm cổ ông tài xế xe ôm và ông Tùng nhảy vào can thiệp. (TN)