Các nhà sáng lập của website này cũng bị truy tố theo luật vi phạm bản quyền.
Các công tố viên liên bang đã buộc tội Megaupload làm thiệt hại hơn 500 triệu USD của những người giữ quyền sở hữu bản quyền.
Về phần mình, Megaupload cho biết đã tích cực phản ứng với các khiếu nại về dữ liệu vi phạm bản quyền.
Tin tức kể trên được thông báo một ngày sau khi hàng ngàn website, trong đó có Wikipedia, tham gia vào vụ "đình công" nhằm phản đối dự luật SOPA (Đạo luật Chấm dứt Vi phạm bản quyền trên mạng) và PIPA (Đạo luật Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ).
Tuy nhiên, các nhà điều tra nói rằng họ đã ra lệnh đóng cửa website này cách đây hai tuần.
Bộ Tư pháp Mỹ cho biết hai người đồng sáng lập Megaupload - là Kim Dotcom, trước đây có tên Kim Schmitz, và Mathias Ortmann - đã bị bắt ở Auckland (New Zealand) cùng với hai nhân viên khác, theo yêu cầu của nhà chức trách Mỹ.
Hiện còn ba nghi can khác vẫn đang lẩn trốn.
Phản ứng lại động thái của chính quyền Mỹ, các tin tặc đã tấn công website của Bộ Tư pháp Mỹ và Cục Điều tra Liên bang (FBI).
Nhóm tin tặc Anonymous đã lên tiếng nhận trách nhiệm thực hiện vụ tấn công.
Được biết, trước khi bị đóng cửa, Megaupload đã đăng tải một thông báo nói rằng các cáo buộc chống lại họ "bị cường điệu một cách lố bịch".
Phòng Thương mại Mỹ đã lên tiếng bảo vệ các dự luật, nói rằng các cơ quan thi hành luật "thiếu công cụ" để áp dụng hiệu quả những luật về sở hữu trí tuệ hiện hữu trong thế giới số.
Các nhà quan sát nhận định, động thái đóng cửa Megaupload sẽ mở rộng cuộc tranh cãi về SOPA và PIPA.
"Chẳng có dự luật sắp được thông qua, chúng cần phải được xem xét thêm nữa. Song có vẻ như các quan chức có thể sử dụng những công cụ hiện hữu để truy tố một doanh nghiệp được cho là xúi giục vi phạm bản quyền. Việc này đặt ra câu hỏi là nếu bạn có thể truy tìm và bắt giữ những người nghi ngờ dính líu đến vi phạm bản quyền bằng các công cụ hiện hữu, thì tại sao cần phải giới thiệu những thêm những quy định chỉ áp dụng ở Mỹ", chuyên gia truyền thông Mike McGuire tại hãng Gartner nói với BBC.
Sơn Duân