Hòa Ái, phóng viên RFA2012-01-20Tổ chức Freedom House có trụ sở tại Hoa Kỳ vừa công bố báo cáo toàn cầu hằng năm mới nhất về các quyền chính trị và tự do dân chủ. Theo như bản báo cáo có tựa đề "Tự Do trên Thế Giới năm 2012: Những cuộc nổi dậy ở Ả-rập và Tác động đến Toàn Cầu" được công bố với nhận định cuộc cách mạng Mùa Xuân Ả-rập trong năm qua là một thách thức lớn cho các chế độ độc tài trị kể từ khi sự sụp đổ của Cộng Sản Sô-Viết. Tác động của cuộc cách mạng này đã lan tỏa đến Trung Đông cũng như ở Trung Quốc, các quốc gia Âu-Á và cả Châu Phi. Xu hướng tự do trên thế giới năm 2012 này sẽ như thế nào? Hòa Ái có cuộc trao đổi ngắn với bà Sarah Cook, chuyên viên nghiên cứu Châu Á của tổ chức Freedom House. Những cuộc nổi dậy ở Ả-rậpHòa Ái: Thưa bà Sarah Cook, bà có thể tóm tắt về bản báo cáo năm nay có những điểm khác biệt chính yếu nào so với bản báo cáo năm trước? Bà Sarah Cook: Năm nay, nhìn chung trên toàn thế giới có sự cải thiện nhiều hơn so với năm trước khi mà tất cả đều ở tình trạng bước lùi trong việc người dân thực hiện quyền tự do và dân chủ của mình. Tại cùng thời điểm, trong năm nay thậm chí có sự cải thiện vì những thay đổi ở Trung Đông như Ai Cập và Tunisi. Trong 6 năm liên tiếp, tình hình thế giới có vẻ tệ hơn. Một mặt, có vài quốc gia nổi dậy ở Trung Đông được xem như có cải thiện. Nhưng mặt khác, vẫn còn có những quốc gia tồi tệ hơn. Chẳng hạn như chính quyền Bahrain hay Syria đàn áp mạnh tay những người chống đối. Có những quốc gia hầu như không có cải thiện nào hết, ví dụ như Việt Nam và Trung Quốc. Trong khi đó, Tunisi là một quốc gia có sự thay đổi và cải thiện hoàn toàn trong lịch sử tự do trên thế giới. Người dân quốc gia này đã chuyển từ việc bị hành hạ sang việc được bầu cử tự do dân chủ. Vì vậy, Tunisi là một nước không có tự do đã chuyển thành tự do hoàn toàn. Một vài nước khác như Ai Cập và Libia, người dân được giải phóng sau khi chính quyền độc tài cai trị bị sụp đổ. Thật sự chưa chắc chắn là có sự cởi mở và cải thiện nhanh chóng như ở Tunisi, nhưng theo tôi, nhìn chung đó là những khác biệt lớn nhất trong năm qua.
Hòa Ái: Theo như bản báo cáo vừa công bố, có nhiều quốc gia đã 6 năm liên tiếp bị thụt lùi trong việc thực hiện cải tiến các quyền chính trị và tự do dân chủ. Vậy những cuộc nổi dậy Mùa Xuân ở Ả-rập có ảnh hưởng như thế nào đến phong trào dân chủ của toàn cầu?" Bà Sarah Cook: Tôi nghĩ có hai mặt. Cuộc cách mạng Mùa Xuân ở Ả-rập cho thấy tính cách tích cực của phong trào dân chủ. Ở mức độ cơ bản, rất nhiều người muốn có sự minh bạch trong trách nhiệm của chính phủ về tự do chính trị. Những cuộc nổi dậy này rõ ràng đã tác động đến toàn cầu, đến những quốc gia và các vùng lãnh thổ mong muốn có tự do hơn. Nhưng mặt khác, các quốc gia có chế độ độc tài toàn trị thì rất lo lắng khi thấy sự chống đối và nổi dậy như thế. Chẳng hạn, Trung Quốc tăng cường đàn áp các luật sư và các blogger cũng như những nhà dân chủ. Thậm chí họ xiết chặt hơn nữa các phương tiện truyền thông vì họ sợ người dân biết được nhiều thông tin từ khắp nơi gởi về. Tôi nghĩ có hai phương diện trong một câu chuyện. Một mặt gây tác động đến tự do dân chủ. Nhưng mặt khác là những chế độ độc tài càng ra sức hành động và công kích những hoạt động cho tự do dân chủ hơn. Chúng ta phải chờ đợi xem chuyện gì sẽ xảy ra tới nữa." Tác động toàn cầu Hòa Ái: Thưa bà, về khu vực Châu Á- Thái Bình Dương có những điểm gì đặc biệt? Bà Sarah Cook: Nhìn chung khu vực này có cải thiện trong vòng 4,5 năm qua. Chẳng hạn như Bangladesh, Pakistan ở Nam Á. Nhưng năm vừa rồi thì các quốc gia ở Châu Á-Thái Bình Dương có tình trạng bước lùi. Thậm chí năm nay, Trung Quốc tệ hơn nữa. Các quốc gia như Miến Điện, Thái Lan và Singapore thì có cải thiện tích cực. Nhưng có thể nói tình trạng dân chủ ở châu Á có cải thiện hơn. Hòa Ái: Thưa bà, theo bà thì Việt Nam có những cải thiện nào năm vừa qua hay không? Bà Sarah Cook: Việt Nam thì không có thay đổi gì. Một điều cần nhấn mạnh là tình trạng tự do tôn giáo vẫn còn gặp trở ngại. Năm 2011, chính quyền tiếp tục đàn áp tu sĩ và một vài giáo phái Tin Lành, cũng như blogger và người sử dụng internet. Họ bắt đầu đàn áp từ năm 2007 và tiếp tục cho đến nay. Đặc biệt, chính quyền đã xiết chặt internet hơn từ thời điểm Đại Hội Đảng lần thứ 11 hồi tháng 1. Nhiều người cho rằng việc cải tổ hệ thống chính trị ở Việt Nam là rất lạc quan. Thế nhưng chúng tôi nhìn thấy có sự gia tăng đàn áp về mặt tự do tôn giáo ở quốc gia này. Hòa Ái: Và câu hỏi sau cùng: Bà có nhận định gì về những cải thiện quan trọng trên toàn cầu trong năm 2012 này?
Bà Sarah Cook: Điều này tùy thuộc vào sự lựa chọn của các nhà lãnh đạo. Nếu như quân đội Ai Cập nới lỏng hơn và cho phép xã hội dân sự có dân chủ hơn, cởi mở hơn so với trước đây, hay chính quyền Libi sẵn sàng cải tổ, tương tự Syria lùi bước và ngưng lại những hành động giết hại người dân thì sẽ có sự cải thiện thật sự đấy. Hay như chính quyền Miến Điện đã trả tự do cho rất nhiều tù nhân chính trị. Nhưng chính quyền đôi khi cởi mở, rồi sau đó đàn áp trở lại, vì chế độ quân phiệt nước này lo lắng khi thấy người dân quá được tự do. Vì vậy phong trào tự do dân chủ của những ngày sắp tới phải tùy thuộc vào sự lựa chọn của chính quyền ở những quốc gia đó. Hòa Ái: Chân thành cảm ơn bà Sarah Cook về cuộc phỏng vấn này. |
THÔNG BÁO !
Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người
TM Ban Điều Hành Blog
TM Ban Điều Hành Blog