(Phunutoday)
- Theo như báo cáo của mạng tin tức quân sự của Nga ngày 30/8, "pháo
đài Nga" hay còn gọi là "Bastion" hệ thống tự động phóng tên lửa chống
lại các loại tàu sân bay và các loại tầu ngầm khác nhau. Cho dù hình
thành nhiều mục tiêu khác nhau hoặc là mục tiêu đơn lẻ. Nó bảo vệ hơn
600km bờ biển và ngăn chặn sự đổ bộ của đối phương.
Hiện nay, bên cạnh 3 bộ đang được lắp
ráp ở Nga, một số lượng nhỏ cũng đã được xuất khẩu sang Việt Nam và
Syria. Để tăng cường sức mạnh chiến đấu, Việt Nam đang đàm phán để mua
hệ thống vũ khí này để có thể chống lại tàu sân bay.
Sơ đồ hệ thống tên lửa phòng thủ Bastion-P của Việt Nam sẽ mua, ảnh: www.naivix.com |
"Pháo đài" hệ thống phòng thủ tên lửa
tự hành ven biển bao gồm 1 quả tên lửa chống máy bay siêu âm phạm vi
tối đa là 300m, sử dụng bốn bộ MZKT-7930 bệ phóng di động, mỗi trang bị
có thể phóng ra 2 quả tên lửa, cũng có thể gia tăng một mục tiêu truyền
dẫn. Năm 2006 Nga đã hoàn tất việc ký kết hợp đồng cung cấp một bộ hệ
thống "pháo đài-P"cho Việt Nam trị giá 150 triệu USD. Giá trị của hợp
đồng là giá trị thực tế của việc sử dụng loại thiết bị này ở giai đoạn
cuối cùng của quá trình nghiên cứu và phát triển.
Hệ thống tên lửa P-800 Oniks/SS-N-26 Yakhont , ảnh: QĐND |
Khách hàng xuất khẩu thứ 2 của Nga là Syria, trong năm 2007 đã ký hợp đồng cung cấp 2 hệ thống thiết bị này. Vào năm 2008 Bộ Quốc phòng Nga và hiệp hội khoa học chế tạo máy cũng đã ký hợp đồng 3 bộ hệ thống ZK55 "pháo đài - P" cho hạm đội biển đen Anapha trong quân đoàn pháo binh số 11 của Nga, bộ cuối cùng sẽ được chuyển giao trong năm nay.
Trang tin De Volkskrant của Hà Lan cũng cho biết, Việt Nam đang tiến rất gần tới việc sở hữu hệ thống tên lửa chống hạm siêu thanh BrahMos. Việc mua tên lửa chống hạm này cần phải có được sự đồng ý của cả Nga và Ấn Độ.
Tên lửa siêu âm diệt hạm Brahmos của Nga và Ấn Độ cùng hợp tác nghiên cứu, ảnh:Elesteel.ru |
Cách đây ít lâu, tờ Strait Times đưa
tin, Việt Nam hiện đang ở giai đoạn cuối cùng của tiến trình đàm phán
mua một hệ thống tên lửa đạn đạo tầm ngắm (SRBM) mới của Israel. Các
nguồn tin tiết lộ với Strait Times, thỏa thuận có thể sớm được hoàn tất
và đây sẽ là thỏa thuận mua bán hệ thống tên lửa đầu tiên giữa Israel
và Việt Nam.
Tên lửa SRBM của Ixraen, ảnh: Strait Times |
Hệ thống SRBM đang được thảo luận này
mang tên Extra. Extra do Cơ quan Công nghiệp Quốc phòng Israel và bộ
phận chế tạo Hệ thống Phóng Hỏa tiễn (MLM) thuộc cơ quan Công
nghệ Hàng không của Israel (IAI) hợp tác chế tạo. Hệ thống này được công
khai lần đầu tiên tại Triển lãm Hàng không Paris trong năm 2005.
Mô hình Bastion-P, ảnh: naivix |
Nhu cầu về các loại vũ khí như vậy
trong thời điểm hiện nay là rất lớn nhất là ở khu vực Đông Nam Á, trong
khi các nước trong khu vực đang tăng cường rất lớn sức mạnh về hải
quân.Trong trường hợp này, để loại bỏ các nhóm máy bay chiến đấu của tầu
sân bay ở mức độ và cấp độ khác nhau bao gồm cả tầu ngầm và các mục
tiêu riêng lẻ thì hệ thống phòng thủ tên lửa bờ biển của Nga là một lựa
chọn tối ưu nhất. Hiện tại Việt Nam đang tiếp tục mua thêm vũ khí của
Nga và Nga cũng đã bắt đầu tiến hành đàm phán với Việt Nam.
- Phú nguyễn (Theo Mil, Strait Times, VietnamDefence, Xinhua, naivix, De Volkskrant)