Phó Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường với Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Robert B. Zoellick (T) tại Bắc Kinh ngày 02/09/2011.
REUTERS/China Daily
Trong bài phân tích đăng trên nhật báo tài chính Anh Quốc
Financial Times ngày 02/09/11, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Robert
Zoellick nhận định : « Trung Quốc đang mất dần những lợi thế từng tạo
nên phép mầu kinh tế của quốc gia này trong 30 năm qua ». Để tiếp tục
duy trì một tỷ lệ tăng trưởng cao, nước đông dân nhất địa cầu này không
thể chỉ trông cậy vào xuất khẩu và đầu tư, mà cần có những biện pháp cải
tổ thực thụ.
Chủ tịch Ngân hàng Thế giới nêu lên những giới hạn của mô hình phát triển thần kỳ Trung Quốc :
- mạng lưới công nghiệp tuy đã mở rộng đến hầu hết các lĩnh vực kinh tế, nhưng năng suất không còn tăng nhanh như trong giai đoạn trước đây.
- trị giá gia tăng trong nền công nghiệp Trung Quốc còn rất thấp
- dân số Trung Quốc đang trên đà lão hóa.
Nhìn rộng ra hơn, ông Robert Zoellick nêu lên viễn cảnh vào năm 2030, thu nhập bình quân đầu người hàng năm của Trung Quốc sẽ là khoảng 16.000 đô la. Kịch bản này có nhiều khả năng xảy ra.
Với thu nhập theo đầu người ở mức 16.000 đô la, trọng lượng kinh tế của Trung Quốc khi đó sẽ tương đương với 15 lần so với Hàn Quốc hiện nay. Như vậy, theo lãnh đạo Ngân hàng Thế giới, Trung Quốc khó có thể vẫn tiếp tục coi xuất khẩu và đầu tư là những động cơ chính của mô hình tăng trưởng.
Do đó ông Zoellick cho rằng Trung Quốc cần cải tổ sâu rộng cơ cấu kinh tế tránh để gây thêm nhiều vấn đề nghiêm trọng cho kinh tế chung của thế giới cũng như đối với bản thân nước này. Những vấn đề đó bao gồm : mất cân bằng trong cán cân thương mại, giá lương thực và nguyên liệu tăng cao, gây thêm những thiệt hại cho môi trường.
Cuối cùng chủ tịch Ngân hàng Thế giới không loại trừ khả năng Trung Quốc ngày càng lệ thuộc nhiều hơn vào thị trường của nước ngoài.
Trong bối cảnh vừa nêu ông Robert Zoellick kêu gọi Bắc Kinh thúc đẩy việc cải tổ hệ thống thuế khóa, "nâng cao hiệu quả của khu vực kinh tế nhà nước, định hướng lại vai trò của nhà nước, phát huy nhà nước pháp quyền, mở rộng các hoạt động của khu vực tư nhân, khuyến khích cạnh tranh và cải tổ chính sách từ nhà đất đến thị trường lao động hay tài chính".
- mạng lưới công nghiệp tuy đã mở rộng đến hầu hết các lĩnh vực kinh tế, nhưng năng suất không còn tăng nhanh như trong giai đoạn trước đây.
- trị giá gia tăng trong nền công nghiệp Trung Quốc còn rất thấp
- dân số Trung Quốc đang trên đà lão hóa.
Nhìn rộng ra hơn, ông Robert Zoellick nêu lên viễn cảnh vào năm 2030, thu nhập bình quân đầu người hàng năm của Trung Quốc sẽ là khoảng 16.000 đô la. Kịch bản này có nhiều khả năng xảy ra.
Với thu nhập theo đầu người ở mức 16.000 đô la, trọng lượng kinh tế của Trung Quốc khi đó sẽ tương đương với 15 lần so với Hàn Quốc hiện nay. Như vậy, theo lãnh đạo Ngân hàng Thế giới, Trung Quốc khó có thể vẫn tiếp tục coi xuất khẩu và đầu tư là những động cơ chính của mô hình tăng trưởng.
Do đó ông Zoellick cho rằng Trung Quốc cần cải tổ sâu rộng cơ cấu kinh tế tránh để gây thêm nhiều vấn đề nghiêm trọng cho kinh tế chung của thế giới cũng như đối với bản thân nước này. Những vấn đề đó bao gồm : mất cân bằng trong cán cân thương mại, giá lương thực và nguyên liệu tăng cao, gây thêm những thiệt hại cho môi trường.
Cuối cùng chủ tịch Ngân hàng Thế giới không loại trừ khả năng Trung Quốc ngày càng lệ thuộc nhiều hơn vào thị trường của nước ngoài.
Trong bối cảnh vừa nêu ông Robert Zoellick kêu gọi Bắc Kinh thúc đẩy việc cải tổ hệ thống thuế khóa, "nâng cao hiệu quả của khu vực kinh tế nhà nước, định hướng lại vai trò của nhà nước, phát huy nhà nước pháp quyền, mở rộng các hoạt động của khu vực tư nhân, khuyến khích cạnh tranh và cải tổ chính sách từ nhà đất đến thị trường lao động hay tài chính".