Sau
khi báo điện tử Dân trí đăng bài “Trường sắp sập, hơn 400 học sinh,
giáo viên lo ngay ngáy”, UBND tỉnh Nghệ An có công văn chỉ đạo Chủ tịch
UBND huyện Anh Sơn kiểm tra sự việc báo nêu.
Trong công văn số 7395/UBND.VX về việc xử lý vấn đề báo Dân trí nêu. Công văn nói rõ, ngày 15/11/2011, báo Dân trí
có bài: “Trường sắp sập, hơn 400 học sinh, giáo viên lo ngay ngáy”
phản ánh: Trường THCS Đức Sơn (huyện Anh Sơn) đã được xây dựng cách đây
gần 40 năm đã và đang xuống cấp trầm trọng. Tuy nhiên, hơn 400 học
sinh, giáo viên vẫn phải bám trụ và đánh cược tính mạng để nuôi con
chữ.
Cứ
mỗi dịp nắng lên thì trong phòng cũng như ngoài. Mùa đông thì gió lạnh
đến thấu xương. Hôm nào mưa gió, bão bùng thì xem như hôm đó thầy
tròđược nghỉ. Cũng vì khốn khổ, mà nhiều em HS đã nghĩ ra cách làm
khung cửa sổ từ những thanh tre do chính các em mang từ nhà đến...".
Ông Nguyễn Xuân Đường - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An giao cho Chủ tịch UBND huyện Anh Sơn kiểm tra vấn đề báo Dân trí nêu. Nếu đúng như báo Dân trí phản ánh thì cần có biện pháp an toàn trong thời gian dạy và học ở trường cho giáo viên và học sinh Trường THCS Đức Sơn.
UBND
huyện Anh Sơn báo cáo kết quả giải quyết cho Chủ tịch UBND tỉnh, Ban
Tuyên giáo tỉnh Ủy, Sở Thông tin - truyền thông và báo Dân trí trước ngày 10/12/2011.
Giáo viên cùng 400 học sinh lo lắng vì trường sắp sập
(Luyện
thi Đại học Thăng Long) – Trường THCS Đức Sơn (huyện Anh Sơn, Nghệ An)
được xây dựng cách đây gần 40 năm đã và đang xuống cấp trầm trọng. Tuy
nhiên, hơn 400 học sinh, giáo viên vẫn phải bám trụ và đánh cược tính
mạng để nuôi con chữ.
Nhìn từ bên
ngoài, Trường THCS Đức Sơn (huyện Anh Sơn, Nghệ An) chẳng khác gì những
dãy nhà cấp bốn đã bị bỏ hoang lâu năm. Nơi đây, hàng chục giáo viên
(GV) và hơn 390 học sinh (HS) dạy và học trong những căn phòng tường đã
nứt hở hoác, rung lên bần bật mỗi khi có va đập mạnh. Lãnh đạo địa
phương cho biết, ngôi trường này được xây dựng từ năm 1972 đến nay, đã
qua nhiều lần tu sửa, nhưng giờ thì đang rệu rạo.
Nhìn từ ngoài vào, ngôi trường như khu nhà bỏ hoang lâu ngày.
Theo quan sát
của PV, mái nhà lợp ngói đã cũ kỹ “lượn sóng”, xiêu vẹo vì phần gỗ
khung nhà quá yếu, có những chỗ ngói thủng lỗ chỗ, chắp vá chằng chịt.
Những bức tường trải qua thời gian đã mục nát, vôi vữa rơi xuống gần
hết chỉ còn trơ lại gạch.
Các
phòng học chỉ còn lại khung cửa, cánh cửa bị gãy, nứt nẻ mất song
chắn… Cứ mỗi dịp nắng lên thì trong phòng cũng như ngoài. Mùa đông
thì gió lạnh đến thấu xương. Hôm nào mưa gió, bão bùng thì xem như hôm
đó thầy trò được nghỉ. Cũng vì khốn khổ, mà nhiều em HS đã nghĩ ra cách
làm khung cửa sổ từ những thanh tre do chính các em mang từ nhà đến.
“Em
ngồi gần cửa sổ nên mỗi khi trời nắng, mưa đều phải hứng chịu rồi phải
xin ngồi ghép sang bàn khác. Thấy vậy nên em đã xin phép cô giáo cho
làm cái khung cửa sổ bằng tre, lỡ có mưa gió lấy áo mưa trùm lại cũng
đỡ. Chúng em học trong ngôi trường này lo lắm mà chẳng biết làm sao
cả…”, em Nguyễn Văn Thùy, HS lớp 7B, cho biết.
Cửa sổ được các em học sinh dùng những cây tre nhỏ làm song chắn.
Tại
phòng học lớp 8B, 4 bức tường bao quanh lớp học xuất hiện những đường
nứt rộng hở hoác từ 10 – 12cm. Nhiều chỗ tường bục nát đã rơi cả gạch
tạo thành những lỗ hổng lọt đầu người. Để chỉ sự xuống cấp của lớp, một
HS đưa tay gõ nhẹ vào tường và nói: “Các chú xem này, tường rung dữ
lắm. Đó là em gõ nhẹ đấy. Cô giáo dặn bọn em, ra chơi không được rượt
đuổi nhau trong lớp nếu lỡ tông phải tường thì xảy ra tai nạn đấy, rồi
không có chỗ mà học nữa”.
Trên tường có những lỗ hổng to thế này.
Thầy Nguyễn
Tuấn Anh – hiệu trưởng Trường THCS Đức Sơn cho biết: “Tất cả các phòng
học ở đây đều được xây dựng cùng một thời điểm nên đều đang rơi vào
yếu kém, xuống cấp nghiêm trọng. Đặc biệt có 6 phòng học rất nguy hiểm
và ảnh hưởng tới công tác dạy và học của GV và HS. Chúng tôi đã cho
“niêm phong” cấm các em HS đến gần vì sợ mất an toàn. Trước việc ngôi
trường đang xấu đi thế này nhà trường cũng lo lắng lắm nhưng không biết
phải làm sao cả…”.
Hiện Trường THCS
Đức Sơn có 13 lớp với 390 HS. Hàng ngày các thầy cô giáo, HS đang phải
đánh cược tính mạng mình trong 17 căn phòng cấp 4 đã xuống cấp nghiêm
trọng và có nguy cơ đổ sập bất kỳ lúc nào.
Khi chúng tôi
trao đổi điều này với ông Phạm Văn Nguyên – chủ tịch xã Đức Sơn, ông
Nguyên tỏ vẻ lo lắng: “Ngôi trường được xây dựng từ năm 1972 cho đến
nay, đã bao thế hệ con em trong xã đều trưởng thành từ đây. Trải qua
thăng trầm của thời gian, gió mưa, bão táp trường xuống cấp, bị hư hỏng
nặng rồi nhiều lần tu sửa nhưng cơ bản vẫn còn nguyên hiện trạng như
lúc xây dựng và nay nó đang bi đát lắm. Trước thực trạng ngôi trường
xuống cấp như thế, địa phương đã báo cáo lên huyện, lên tỉnh để xin
nhưng lâu lắm không thấy động tĩnh gì cả. Còn ngân sách một xã thuần
nông như chúng tôi thì làm gì đủ mà xây dựng trường mới cơ chứ, may ra
còn chắp vá, sữa chữa tạm thời thôi…”.
Dưới đây là một số hình ảnh Trường THCS Đức Sơn đang xuống cấp trầm trọng:
Tường nứt đến thê thảm
Cửa chính, cửa sổ đều hư hỏng
Hiện nay học sinh Trường THCS Đức Sơn phải học trong những phòng học xập xệ không biết sập lúc nào.