XEM VIDEO - Chiến tranh biên giới Việt-Trung, 1979
AI XÂY ? AI CHO ? XÂY LÀM GÌ ? CHỈ CÁCH BG CHƯA ĐẦY 100Km SAO KHÔNG ĐEM VỀ ? TRẢ LẼ ĐÂY LÀ THUỘC ĐỊA CỦA NÓ ? CÁC ĐỒNG CHÍ ĐÂU CẢ RỒI ?
MỘT NGHĨA TRANG TRUNG QUỐC LẠI MỚI ĐƯỢC XD TRÊN ĐẤT LAO CAI
Lê Minh
Chỉ trong một thời gian ngắn mà người Việt Nam trong và ngoài nước đã ghi nhận nhiều sự kiện ngược đời cười ra nước mắt xảy ra tại Việt Nam, có liên quan đến ông bạn láng giềng khổng lồ Trung Quốc.
Trang web thương mại hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc có tên miền .vn thì lại để cho phía TQ sử dụng suốt một thời gian dài để khẳng định chủ quyền của TQ trên biển Đông và Hoàng - Trường Sa.
Tây Nguyên là một vị trí chiến lược, thế nhưng nhà nước CSVN lại để cho "kẻ thù truyền kiếp" Trung Quốc vào khai thác Bauxite, kéo theo cả một đội quân thợ lên đến hàng chục ngàn người. Đó là chưa nói đến những tác hại khôn lường của việc khai thác Bauxite trên thượng nguồn nếu có tai nạn môi trường xảy ra. Giao một công việc đầy rủi ro hiểm nguy cho một đối tác vốn đã mang tiếng làm ăn bê bối cẩu thả, để lại nhiều vấn nạn môi sinh môi trường tại nhiều quốc gia, đặc biệt là tại các nước Châu Phi, là một việc làm liều lĩnh.
Một chuyện dở khóc dở cười khác là ngay trên trang báo điện tử của ĐCSVN đã đăng nguyên văn bài từ một trang web của TQ về cuộc tập trận của hải quân TQ trên vùng biển Đông thuộc hải phận VN. Nội dung bản tin này xác định chủ quyền của TQ trên biển Đông, bao gồm Hoàng - Trường Sa. Nội dung như vậy mà bản tin vẫn được đăng nguyên gốc, không có một lời bình phản biện gì cả.
Chưa hết, gần đây nhất là các tấm panô treo tại Sài Gòn nhân dịp kỷ niệm 65 năm ngày thành lập QĐNDVN vào tháng 12 vừa qua, đã sử dụng hình ảnh quân đội Giải Phóng Quân Trung Quốc.
Tiếp đến, ngay trong ngày đầu năm, các quan lớn nhỏ CSVN "vểnh" tai nghe quan Thái Thú Tôn Quốc Tường lên tiếng dạy dỗ với giọng đe nẹt "Hợp tác sẽ phát triển, đấu tranh sẽ thất bại", cho nên phải "Gác lại tranh chấp, hai bên cùng nhau khai thác". Những lời lẽ như thế mà các quan nhà ta nghe lọt tai được, chẳng phản ứng gì cả, thế mới kinh khủng chứ!
Nhưng chuyện mới xảy ra gần đây nhất còn kinh khủng hơn nhiều. Hôm 26/03, trang báo điện tử của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Lạng Sơn cho đăng công văn số CV 218/UBND-KTTH do chủ tịch tỉnh Dương Công Đá ký, chỉ đạo các Sở Ngoại vụ, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội và Uỷ ban nhân dân huyện Hữu Lũng tổ chức "Lễ Dâng hương tưởng niệm các liệt sỹ Trung Quốc" nhân "Tiết Thanh minh", và liên lạc mời Đoàn đại biểu Trung Quốc đến tham dự. Đoàn đại biểu này bao gồm "các đại biểu Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam và đại biểu cựu binh Trung Quốc".
HDND, UBND, MTTQ Xã Đề Thám "Đời đời nhớ ơn các liệt sĩ Trung Quốc" |
Thoạt tiên khi bản tin "Mời Đoàn đại biểu Trung Quốc dự Lễ Dâng hương tưởng niệm các liệt sỹ Trung Quốc" được loan truyền trên mạng, có nhiều người còn bán tín bán nghi, cứ tưởng là "bọn phản động" ngụy tạo tin để đánh phá nhà nước CHXHCNVN. Nhưng không, đó là bản tin thật 100% có nguồn gốc từ trang báo điện tử của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Lạng Sơnhttp://www.langson.gov.vn, và đã nằm trên trang web này ít nhất 1 tuần lễ, cho đến chiều hôm qua 2/04 mới bị lấy xuống. (Bản cache của Google vẫn còn đây)
Không những thế, đó là công văn mang tính chỉ đạo, thừa hành mệnh lệnh của vị quan đứng đầu tỉnh hẳn hòi. Ông không ra lệnh miệng, mà "Sau khi xem xét Tờ trình số 21/TTr-SNgV ngày 22 tháng 3 năm 2010 của Sở Ngoại vụ về việc mời Đoàn đại biểu Trung Quốc tham dự Lễ dâng hương tưởng niệm Liệt sỹ Trung Quốc nhân "Tiết Thanh minh", thì ông đã ra hẳn một công văn, mang số CV 218/UBND-KTTH, chỉ thị các ban ngành các cấp phải chu toàn buổi lễ và long trọng tiếp đón phái đoàn của Tòa Đại sứ Trung quốc đến "dâng hương tưởng niệm các liệt sỹ Trung Quốc". Nguyên văn nội dung bức công văn này như sau:
Mời Đoàn đại biểu Trung Quốc dự Lễ Dâng hương tưởng niệm các liệt sỹ Trung Quốc CV218/UBND-KTTH).
Thứ Sáu, 26/03/2010 - 03:47
Kính gửi:
- Các Sở: Ngoại vụ, Lao động, Thương binh và Xã hội;
- Uỷ ban nhân dân huyện Hữu Lũng.
Sau khi xem xét Tờ trình số 21/TTr-SNgV ngày 22 tháng 3 năm 2010 của Sở Ngoại vụ về việc mời Đoàn đại biểu Trung Quốc tham dự Lễ dâng hương tưởng niệm Liệt sỹ Trung Quốc nhân "Tiết Thanh minh", Uỷ ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn có ý kiến như sau:
1. Nhất trí chương trình mời và đón tiếp Đoàn đại biểu Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam và đại biểu cựu binh Trung Quốc vào dự Lễ dâng hương tưởng niệm Liệt sỹ Trung Quốc tại huyện Hữu Lũng theo đề xuất của Sở Ngoại vụ.
2. Giao Sở Ngoại vụ làm đầu mối liên hệ mời, chịu trách nhiệm về công tác Lễ tân trong việc đón tiếp đại biểu Trung Quốc vào dự Lễ dâng hương;
3. Giao Sở Lao động, Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Uỷ ban nhân dân huyện Hữu Lũng và các cơ quan liên quan chuẩn bị nội dung, cơ sở vật chất tổ chức Lễ dâng hương và thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.
Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo để các Sở, ngành, đơn vị liên quan biết và thực hiện./.
"Liệt sĩ" được hiểu là những người đã hy sinh vì nước vì dân. Mà Liệt sĩ Trung Quốc là ai? Có phải là những bộ đội Trung Quốc đã bỏ mình tại Bắc Việt trong cuộc chiến Việt Nam? Hay là các liệt sĩ TQ đã hy sinh trong cuôc chiến Quốc-Cộng trên đất Trung Hoa, hay trong cuộc chiến Triều Tiên? Hoàn toàn không phải, mà chính là các "liệt sĩ" Trung Quốc đã tử trận trong cuộc chiến xâm lược Việt Nam 1979 mà Đặng Tiểu Bình đã từng gọi đó là cuộc chiến "dạy cho Việt Nam một bài học".
Con số lính Trung Cộng tử trận trong cuộc chiến năm 1979 này là nhiều nhất kể từ sau cuộc chiến tranh Triều Tiên. Những tên lính Trung Quốc này, dù còn sống hay đã chết, dưới nhãn quan của người Việt và theo ngôn từ của lịch sử Việt Nam thì bọn chúng là quân xâm lược. Thế nhưng, nay bọn chúng, kẻ đã bỏ xác lại Việt Nam thì được vinh danh, gọi là "Liệt sĩ Trung Quốc", kẻ còn sống nay trở lại thì được nhà nước CSVN hân hoan chào đón và trân trọng gọi là "cựu binh Trung Quốc".
Cách làm việc của UBND tỉnh Lạng Sơn khiến người dân có quyền nghĩ rằng cả Ủy Ban này đã bị Trung Quốc mua chuộc. Mua chuộc lớn nữa là khác vì với trình độ của một chủ tịch cấp tỉnh không thể không nhận biết được vấn đề một cách khái quát để đến nỗi đưa tay đặt bút ký vào một văn bản gây phẫn nộ cho người dân tại tỉnh nhà của ông ta như thế.
Người dân tỉnh Lạng Sơn có quyền đặt câu hỏi rằng không biết trong thời gian chiến tranh biên giới những người đang làm việc trong UBND tỉnh hiện nay đang công tác tại đâu? Tại Liên xô, Đông Đức hay một nước cộng sản nào khác, để đến nỗi họ quên bẵng máu xương người dân cùng chiến sĩ bộ đội Việt Nam đã đổ ra dưới gót chân của quân Trung Quốc? Trong số những cán bộ cao cấp của UBND tỉnh Lạng Sơn có ai có thân nhân bị quân Trung Quốc hiếp dâm, chặt ngang người, quăng người sống xuống giếng cạn rồi lấp đất lên chôn sống họ hay không?
Xác bộ đội Việt Nam trên chiến trường 1979.
Những người dân có thân nhân bị chết trong chiến tranh biên giới có quyền hỏi rằng: Có ai trong số cán bộ cao cấp của UBND tỉnh Lạng Sơn thấy đau lòng khi nhìn những tấm hình cón sót lại của thời chiến tranh biên giới ghi rõ ràng cảnh tang thương đổ nát sau khi quân Trung Quốc rút đi hay không?
Sau khi quân VN trở về Lạng Sơn. Trung Quốc đã san bằng nơi này.
Và còn nhiều câu hỏi tương tự như thế đang diễn ra trong lòng người dân khi biết đựơc trang web của UBND tỉnh lại đăng công khai những yêu cầu đối với huyện Hữu Lũng rất khó hiểu này.
Cao Bằng, Lạng Sơn và Lào Cai được xem bị tàn phá nặng nề nhất trong cuộc chiến tranh biên giới năm 1979. Ngày 17 tháng 2 hàng năm đáng lẽ phải là ngày giỗ tưởng niệm liệt sĩ Việt Nam trên toàn quốc để ghi nhớ lại nỗi phẫn hận của dân tộc trước cuộc chiến mà Trung Quốc phát động, thử hỏi Việt Nam có làm lễ giỗ long trọng cho họ như cách UBND tỉnh Lạng Sơn sắp sửa làm cho liệt sĩ Trung Quốc hay không?
Một nhà ngoại giao kỳ cựu với Trung Quốc chắc phải biết rõ cách hành xử quen thuộc của họ đối với Việt Nam như thế nào.
Có thể UBND tỉnh Lạng Sơn cho rằng lỗi do thư ký đánh máy không ghi rõ là tưởng niệm liệt sĩ trong thời gian nào, lúc ấy câu chất vấn lại hướng về một hướng khác: những nén hương mà Ủy Ban này gọi là "dâng" cho những người Trung Quốc có làm cho oan hồn của những người Việt Nam đã chết đi ngay tại Lạng Sơn nổi giận hay không? Nếu trả lời được câu hỏi này thì UBND tỉnh Lạng Sơn xem như đang làm một việc phải đạo với cả hai đàng, tình đồng chí với Trung Quốc và tình nghĩa đồng đội, đồng bào với chính đất nước của mình.
Còn nếu chưa trả lời được thì người dân vẫn còn nghi ngờ tính chân thật của cả UBND tỉnh Lạng Sơn trong vụ này.
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh bày tỏ sự phẫn nộ của ông khi nghe tin tức này "Tôi bảo rằng là đáng nhẽ quên đi cái trận đánh đo là may rồi bởi vì Trung Quốc tự nhiên đánh ta, tàn phá mấy tỉnh biển giới của chúng ta, giết hại bao nhiêu nhân dân của chúng ta. Thế thì họ chết như thế là do họ gây ra. Thế thì bây giờ mình quên cái chuyện đó, không nhắc cái thù mà họ đánh ra thì thôi lại còn tiếp đón để đi tưởng niệm mấy cái anh lính đi sang xâm lược Việt Nam thì là vô lý. Cái việc ấy có thể nói là việc rất không bình thường. Thế mình có cho lính Mỹ sang tưởng niệm lính Mỹ ở Việt Nam không? Tôi thì không nghĩ nhưng mà nếu Trung Ương có chỉ đạo thì tôi cho Trung Ương là sai. Trung Ương quên cái đó, không nhắc lại là may rồi chứ còn đằng này Trung Quốc đánh giết người của ta, chúng ta không nhắc lại, không gây căm thù là may rồi. Thế là hữu nghị lắm rồi nhưng không thể đón tiếp tưởng niệm những người lính xâm lược nước ta được."
Tại sao mộ bia không ghi như vậy? (Nguồn: NBG)
Tấm bia ghi vụ thảm sát dân thường VN do quân xâm lược TQ gây ra năm 1979 tại Cao Bằng, nay bám đầy rong rêu, cây cối che phủ |
Việt Nam nhân dân ghi công
Nhân dân Việt Nam vì liệt sỹ của chúng ta giữ mộ như người 1 nhà
Liệt sỹ vĩnh thùy bất hủ (Liệt sĩ đời đời bất diệt)
Đời đời nhớ ơn liệt sĩ
Đau đớn thay, những người con đã hy sinh vì tổ quốc Việt Nam thì nay lại bị hy sinh thêm một lần nữa để đánh bóng "16 chữ vàng" và "4 chữ Tốt", để làm hài lòng quan thầy Bắc Kinh.
Úc Châu ngày 3/04/2010
Lê Minh