Thứ Tư, 31/08/2011 22:32
Bánh dỏm giá “bèo” không chỉ bán trà trộn với bánh của các thương hiệu nổi tiếng trong các quầy bánh trung thu mà còn được bán lưu động với quy mô lớn trên những chiếc xe tải tại các tuyến đường vùng ven TPHCM
Còn gần 2 tuần nữa mới đến Tết Trung thu nhưng cả tuần qua tại thị trường TPHCM, bánh trung thu nhái, dỏm đã tràn ra đường. Bánh dỏm giá “bèo” không chỉ bán trà trộn với bánh của các thương hiệu nổi tiếng trong các quầy bánh trung thu mà còn được bán lưu động với quy mô lớn trên những chiếc xe tải tại các tuyến đường vùng ven TPHCM.
Đồng Khánh, Kinh Đô… bị nhái nhiều
Khảo sát tại các điểm bán bánh trung thu, dù trương bảng hiệu của các hãng bánh nổi tiếng như Kinh Đô, Đồng Khánh, Bibica…, chúng tôi đều thấy có bán cả bánh của các cơ sở nhỏ, trong đó phần lớn là hàng ăn theo thương hiệu Đồng Khánh hoặc nhái thương hiệu Kinh Đô…
Các loại bánh này tuy không cóp nhãn hiệu Kinh Đô 100% mà thường lấy logo vương miện, chữ “thu” viết bằng tiếng Hoa của Kinh Đô (trong khi đó, năm nay hãng Kinh Đô đã bỏ mẫu chữ này và thay bằng chữ “thu” tiếng Việt được viết cách điệu dạng thư pháp). Khách mua không để ý sẽ dễ nhầm tưởng đây là bánh trung thu chính hãng của Kinh Đô. Một số người bán còn lập lờ giải thích với khách là bánh Kinh Đô có 2 loại giá cao và giá thấp…
Nhiều điểm bày bán cả bánh trung thu chỉ ghi địa chỉ sản xuất chung chung như tại ấp hoặc xã, huyện…, thậm chí không ghi địa chỉ sản xuất. Các loại bánh này thường ăn theo thương hiệu Đồng Khánh. Thắc mắc thì được người bán trả lời tỉnh queo: “Bánh có thương hiệu là được rồi còn đòi hỏi địa chỉ làm gì…”.
Đặc biệt, mùa bánh trung thu năm nay xuất hiện rất nhiều điểm bán bày bánh trên các giá dựng dọc theo nhiều tuyến cửa ngõ giao thông ra vào TP trên địa bàn quận Thủ Đức, Bình Tân, huyện Hóc Môn, Bình Chánh hoặc chất trên xe tải, xe “lam” bán dọc đường. Chỉ riêng tuyến đường Nguyễn Văn Linh (đoạn thuộc huyện Bình Chánh), chúng tôi đếm được cả chục chiếc xe và điểm bán như thế. Đa số là bánh không tên hoặc nhãn hiệu lạ, giá bán chỉ 20.000 - 30.000 đồng/cái, tùy trọng lượng...
Thờ ơ công tác kiểm tra
Theo các đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn vệ sinh thực phẩm của các quận, huyện hiện chỉ mới có báo cáo kiểm tra ở một số điểm sản xuất, kinh doanh bánh trung thu trên địa bàn các quận 5, 6. Tuy nhiên, cơ quan chức năng cũng chỉ nhắc nhở các cơ sở nên đưa công nhân đi khám sức khỏe hoặc sắp xếp lại nơi sản xuất vì nguyên liệu còn để bừa bãi, bảo quản không đúng quy định, dụng cụ chế biến không được vệ sinh... Tuyệt nhiên chưa có trường hợp nào bán bánh dỏm, kém chất lượng… bị phát hiện xử lý.
Mới đây, Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường (C49) - Bộ Công an đã phát hiện thu giữ 2,6 tấn nhân bánh trung thu và 50.000 trứng vịt muối có nguồn gốc từ Trung Quốc bán trên thị trường Hà Nội. Thế nhưng tại TPHCM, theo giới kinh doanh bánh trung thu, loại nhân bánh này đã xuất hiện từ mùa trung thu năm ngoái và năm nay vẫn bày bán tràn lan, có điều chưa thấy cơ quan chức năng nào kiểm tra, xử lý…
Xung quanh công tác kiểm tra, ông Phạm Kim Bình, Phó Chánh Thanh tra Sở Y tế TPHCM, thừa nhận các đoàn kiểm tra liên ngành của TP đã kiểm tra hơn 20 cơ sở sản xuất kinh doanh bánh trung thu trên địa bàn nhưng cũng chưa phát hiện cơ sở nào có hành vi vi phạm nghiêm trọng mà chỉ có một số loại lỗi như nơi sản xuất còn bề bộn, chưa có tập huấn, khám sức khỏe cho công nhân. Cũng theo ông Bình, các đoàn kiểm tra liên ngành của các quận, huyện cũng chưa có báo cáo phát hiện cơ sở nào vi phạm nghiêm trọng.
Trong khi đó, theo ông Bùi Mạnh Hùng, chủ một cơ sở sản xuất bánh trung thu tại TPHCM, đến thời điểm này, phần lớn các cơ sở sản xuất bánh trung thu đã sản xuất gần hết kế hoạch đề ra. Từ nay đến ngày trung thu, các hãng bánh thường chỉ sản xuất theo đơn đặt hàng phát sinh (nếu có)… Như vậy, một mùa bánh trung thu với nhiều sản phẩm kém an toàn lại sắp qua.
Đồng Khánh, Kinh Đô… bị nhái nhiều
Khảo sát tại các điểm bán bánh trung thu, dù trương bảng hiệu của các hãng bánh nổi tiếng như Kinh Đô, Đồng Khánh, Bibica…, chúng tôi đều thấy có bán cả bánh của các cơ sở nhỏ, trong đó phần lớn là hàng ăn theo thương hiệu Đồng Khánh hoặc nhái thương hiệu Kinh Đô…
Các loại bánh này tuy không cóp nhãn hiệu Kinh Đô 100% mà thường lấy logo vương miện, chữ “thu” viết bằng tiếng Hoa của Kinh Đô (trong khi đó, năm nay hãng Kinh Đô đã bỏ mẫu chữ này và thay bằng chữ “thu” tiếng Việt được viết cách điệu dạng thư pháp). Khách mua không để ý sẽ dễ nhầm tưởng đây là bánh trung thu chính hãng của Kinh Đô. Một số người bán còn lập lờ giải thích với khách là bánh Kinh Đô có 2 loại giá cao và giá thấp…
Bánh trung thu giá “bèo” bán trên xe tải dọc tuyến đường Nguyễn Văn Linh, huyện Bình Chánh - TPHCM
Nhiều điểm bày bán cả bánh trung thu chỉ ghi địa chỉ sản xuất chung chung như tại ấp hoặc xã, huyện…, thậm chí không ghi địa chỉ sản xuất. Các loại bánh này thường ăn theo thương hiệu Đồng Khánh. Thắc mắc thì được người bán trả lời tỉnh queo: “Bánh có thương hiệu là được rồi còn đòi hỏi địa chỉ làm gì…”.
Đặc biệt, mùa bánh trung thu năm nay xuất hiện rất nhiều điểm bán bày bánh trên các giá dựng dọc theo nhiều tuyến cửa ngõ giao thông ra vào TP trên địa bàn quận Thủ Đức, Bình Tân, huyện Hóc Môn, Bình Chánh hoặc chất trên xe tải, xe “lam” bán dọc đường. Chỉ riêng tuyến đường Nguyễn Văn Linh (đoạn thuộc huyện Bình Chánh), chúng tôi đếm được cả chục chiếc xe và điểm bán như thế. Đa số là bánh không tên hoặc nhãn hiệu lạ, giá bán chỉ 20.000 - 30.000 đồng/cái, tùy trọng lượng...
Thờ ơ công tác kiểm tra
Theo các đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn vệ sinh thực phẩm của các quận, huyện hiện chỉ mới có báo cáo kiểm tra ở một số điểm sản xuất, kinh doanh bánh trung thu trên địa bàn các quận 5, 6. Tuy nhiên, cơ quan chức năng cũng chỉ nhắc nhở các cơ sở nên đưa công nhân đi khám sức khỏe hoặc sắp xếp lại nơi sản xuất vì nguyên liệu còn để bừa bãi, bảo quản không đúng quy định, dụng cụ chế biến không được vệ sinh... Tuyệt nhiên chưa có trường hợp nào bán bánh dỏm, kém chất lượng… bị phát hiện xử lý.
Mới đây, Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường (C49) - Bộ Công an đã phát hiện thu giữ 2,6 tấn nhân bánh trung thu và 50.000 trứng vịt muối có nguồn gốc từ Trung Quốc bán trên thị trường Hà Nội. Thế nhưng tại TPHCM, theo giới kinh doanh bánh trung thu, loại nhân bánh này đã xuất hiện từ mùa trung thu năm ngoái và năm nay vẫn bày bán tràn lan, có điều chưa thấy cơ quan chức năng nào kiểm tra, xử lý…
Xung quanh công tác kiểm tra, ông Phạm Kim Bình, Phó Chánh Thanh tra Sở Y tế TPHCM, thừa nhận các đoàn kiểm tra liên ngành của TP đã kiểm tra hơn 20 cơ sở sản xuất kinh doanh bánh trung thu trên địa bàn nhưng cũng chưa phát hiện cơ sở nào có hành vi vi phạm nghiêm trọng mà chỉ có một số loại lỗi như nơi sản xuất còn bề bộn, chưa có tập huấn, khám sức khỏe cho công nhân. Cũng theo ông Bình, các đoàn kiểm tra liên ngành của các quận, huyện cũng chưa có báo cáo phát hiện cơ sở nào vi phạm nghiêm trọng.
Trong khi đó, theo ông Bùi Mạnh Hùng, chủ một cơ sở sản xuất bánh trung thu tại TPHCM, đến thời điểm này, phần lớn các cơ sở sản xuất bánh trung thu đã sản xuất gần hết kế hoạch đề ra. Từ nay đến ngày trung thu, các hãng bánh thường chỉ sản xuất theo đơn đặt hàng phát sinh (nếu có)… Như vậy, một mùa bánh trung thu với nhiều sản phẩm kém an toàn lại sắp qua.
Đại hạ giá giả Từ cuối tuần qua, nhiều khu vực bán bánh trung thu trên tuyến đường Nguyễn Hữu Thọ, đường Cao Xuân Dục (quận 8)… đã trương bảng “Đại hạ giá”, “Mua 1 tặng 1”. Những điểm bán giảm giá này đều treo bảng hiệu của Kinh Đô. Thế nhưng, khi xem kỹ mới biết không phải bánh Kinh Đô giảm giá mà chỉ là bánh “ăn theo”. Điều đáng nói hơn, tuy treo bảng “Mua 1 tặng 1” nhưng so ra giá thực tế không hề rẻ. Loại bánh 210 g (1 trứng) được người bán “hét” đến 60.000 đồng/cái, trong khi tại chợ Bình Tây (quận 6) loại bánh này giá chỉ 20.000 đồng/cái; loại 250 g (2 trứng) cũng chỉ có 28.000 - 30.000 đồng/cái... |
Bài và ảnh: NGUYỄN HẢI