(GDVN) - Cơ quan
CSĐT-Công an TP. Hải Phòng vừa có kết luận điều tra vụ án huỷ hoại tài
sản nhà ông Đoàn Văn Vươn tại khu đầm Cống Rộc, xã Vinh Quang, huyện
Tiên Lãng, TP. Hải Phòng vào ngày 5/1/2012.
Trao đổi với Giáo dục Việt Nam, Thượng
tá Phạm Duy Diên – Chánh văn phòng Công an TP. Hải Phòng cho biết cơ
quan cảnh sát điều tra của Công an Hải Phòng đã có kết luận điều tra vụ
hủy hoại tài sản nhà ông Vươn, còn vụ anh em ông Vươn dùng súng chống
lại đoàn cưỡng chế thì chưa có kết luận.
Theo kết luận điều tra vụ án huỷ hoại
tài sản nhà ông Đoàn Văn Vươn, cơ quan CSĐT - Công an Hải Phòng đã đề
nghị truy tố 4 bị can gồm: Nguyễn Văn Khanh (SN 1961, nguyên Phó Chủ
tịch UBND huyện Tiên Lãng), Phạm Xuân Hoa (SN 1955, nguyên Trưởng phòng
TNMT huyện Tiên Lãng), Lê Thanh Liêm (SN 1963, nguyên Chủ tịch xã Vinh
Quang) và Phạm Đăng Hoan (SN 1960, nguyên Bí thư xã Vinh Quang) đều phạm
tội huỷ hoại tài sản theo quy định khoản 3 điều 143 Bộ luật hình sự.
Trong đó, Nguyễn Văn Khanh là người đứng đầu.
Cơ quan CSĐT Hải Phòng xác định ông Nguyễn Văn Khanh là người đứng đầu trong vụ án hủy hoại tài sản nhà ông Đoàn Văn Vươn. |
Đối với ông Phạm Xuân Hoa (nguyên
Trưởng phòng TNMT huyện Tiên Lãng, Phó trưởng ban chỉ đạo cưỡng chế)
được xác định là người trực tiếp tham gia tất cả các cuộc họp, ra thông
báo cưỡng chế, trực tiếp chỉ đạo phá nhà trông đầm của ông Vươn. Dù biết
nhà ông Quý không nằm trong diện tích cưỡng chế, ông Hoa vẫn thực hiện
tháo dỡ theo chỉ đạo của ông Khanh.
Cũng theo kết luận này, ông Lê Thanh Liêm (nguyên Chủ tịch xã Vinh Quang) mặc dù không trực tiếp chỉ đạo, đôn đốc phá nhà ông Quý nhưng là người trực tiếp chuẩn bị dụng cụ và biết được việc phá dỡ nên phải chịu trách nhiệm. Ông Lê Thanh Liêm còn phải chịu trách nhiệm về việc phá dỡ 2 chuồng nuôi dê và nhà 2 tầng của ông Quý.
Khu nhà của ông Vươn bị hủy hoại (Ảnh: Thảo Lăng) |
Cơ quan CSĐT xác định, ông Phạm Đăng Hoan không là thành viên ban chỉ đạo, nhưng được mời tham gia chỉ đạo và trực tiếp phá dỡ. Ông Hoan biết căn nhà 2 tầng không nằm trong khu vực cưỡng chế nhưng vẫn chỉ đạo phá do nghĩ đây là nơi chứa chấp, tàng trữ vũ khí trái phép, chống người thi hành công vụ nên đã thực hiện ý kiến chỉ đạo của ông Nguyễn Văn Khanh, chỉ đạo Đặng Văn Tài cho máy xúc phá nhà 2 tầng.
Với ông Bùi Thế Nghĩa (Bí thư huyện Tiên Lãng) được xác định là không biết, không chỉ đạo ông Khanh và ban chỉ đạo cưỡng chế nhà anh em ông Vươn, không đủ chứng cứ chứng minh có hành vi phá huỷ tài sản nên cơ quan CSĐT không khởi tố.
Riêng ông Lê Văn Hiền, với trách nhiệm là Chủ tịch huyện, có mặt trực tiếp tại hiện trường, nhưng không kiểm tra, phát hiện, kịp thời ngăn chặn việc phá dỡ nhà trông đầm của Ban chỉ đạo cưỡng chế. Hành vi của ông Lê Văn Hiền có dấu hiệu thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Cơ quan CSĐT sẽ tiếp tục điều tra làm rõ và có kết luận xử lý theo quy định của pháp luật.
Những người trực tiếp điều máy xúc, phá nhà, do chỉ thực hiện theo chỉ đạo của các bị can trên, nên không bị khởi tố điều tra. Cũng theo kết luận điều tra này, trước khi xảy ra vụ cưỡng chế, ông Vươn đã thuê người đến đánh bắt tôm trong đầm và cơ quan công an cũng thu hồi được một số tài sản của gia đình ông Vươn bị bán ra ngoài.
Diễn biến vụ việc
Trước đó, để thực hiện Quyết định cưỡng chế thu hồi đất giao nuôi trồng thuỷ sản đã hết thời hạn đối với ông Vươn trên diện tích 19,3 ha tại khu Cống Rộc, xã Vinh Quang, ngày 5/1/2012, UBND huyện Tiên Lãng đã tổ chức lực lượng cưỡng chế gồm 102 người do ông Nguyễn Văn Khanh làm trưởng đoàn.
Trước đó, để thực hiện Quyết định cưỡng chế thu hồi đất giao nuôi trồng thuỷ sản đã hết thời hạn đối với ông Vươn trên diện tích 19,3 ha tại khu Cống Rộc, xã Vinh Quang, ngày 5/1/2012, UBND huyện Tiên Lãng đã tổ chức lực lượng cưỡng chế gồm 102 người do ông Nguyễn Văn Khanh làm trưởng đoàn.
Vào lúc 8h cùng ngày, anh em ông Vươn và ông Quý đã dùng súng chống
lại đoàn cưỡng chế, khiến 6 cán bộ chiến sỹ công an, quân đội bị
thương.
Đến 14h, ông Khanh phát lệnh cho lực lượng cưỡng chế tiếp tục triển khai kế hoạch bằng việc phá nhà trông đầm và đốt lều ở giữa đầm của ông Vươn tại khu vực 19,3 ha.
Đến 14h, ông Khanh phát lệnh cho lực lượng cưỡng chế tiếp tục triển khai kế hoạch bằng việc phá nhà trông đầm và đốt lều ở giữa đầm của ông Vươn tại khu vực 19,3 ha.
Đến 15h30, ông Khanh yêu cầu kê biên tài sản nhà trông đầm 2 tầng
và nhà 1 tầng liền kề của ông Đoàn Văn Quý (không nằm trong diện tích bị
cưỡng chế), mang về trụ sở UBND xã Vinh Quang bảo quản. Tại đây, ông
Khanh đã ra lệnh cho lực lượng cưỡng chế tháo dỡ nhà trông đầm của ông
Quý, đồng thời yêu cầu ông Phạm Đăng Hoan thuê máy xúc đến phá dỡ nhà 2
tầng. Ông Hoan gọi cho Vũ Văn Kết (SN 1972 ở xã Tiên Hưng) nhờ đưa máy
xúc đến.
Khi Vũ Văn Kết gặp ông Nguyễn Văn Khanh tại khu vực gần cưỡng chế,
ông Khanh đã trực tiếp nhờ Kết thuê máy xúc để giải phóng mặt bằng. Kết
đồng ý, ông Khanh nói hôm sau (ngày 6/1) hãy điều máy xúc đến vì đã
muộn, đồng thời giao cho hai ông Hoan và Liêm hôm sau đôn đốc máy xúc
phá nốt nhà 2 tầng của ông Quý.
Khoảng 7h ngày 6/1, ông Hoan và Liêm đã chỉ đạo Đặng Văn Tài là người lái máy xúc phá huỷ căn nhà 2 tầng của ông Quý.
Hội đồng định giá tài sản Hải Phòng xác định các căn nhà, chòi của anh em ông Vươn tại thời điểm xảy ra vụ án là 295 triệu đồng.