THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

19 September 2012

‘Thay cán bộ không cần chờ hết nhiệm kỳ’



Cập nhật: 12:57 GMT - thứ ba, 18 tháng 9, 2012
Ông Nghị nói chức danh lãnh đạo HĐND được áp dụng cơ chế bỏ phiếu tín nhiệm hàng năm.
Bí thư Thành ủy Hà Nội, ông Phạm Quang Nghị, nói sẽ sớm thực hiện cơ chế bỏ phiếu tín nhiệm cán bộ hàng năm và thay nhân sự không cần chờ hết nhiệm kỳ.
Bình luận được đưa ra sau khi Hà Nội kết thúc đợt kiểm điểm tự phê bình và phê bình tập thể, cá nhân Ban Thường vụ Thành ủy theo Nghị quyết Trung ương 4.
Ông Nghị được dẫn lời nói:
“Ban cán sự đảng đã yêu cầu các sở, ngành giải trình và bản báo cáo tổng hợp về đợt sinh hoạt trong đó chỉ rõ đích danh những địa chỉ, trách nhiệm của cá nhân, tập thể cho những thiếu sót, yếu kém hay những khuyết điểm khác.”
Trao đổi với các phóng viên ngày 18/09, ông Nghị nói:
"Trước kia hết nhiệm kỳ mới quy hoạch, rồi làm công tác giới thiệu nhân sự, bầu cử để thay thế, hay cán bộ hết tuổi thì nghỉ hưu,"
Nhưng bây giờ việc xem xét, đánh giá sẽ thường xuyên từng năm một. Nếu hai năm tín nhiệm thấp là thay, một năm tín nhiệm thấp cũng thay, không chờ hết nhiệm kỳ, hết tuổi", Bí thư Thành ủy Hà Nội nói thêm.
Vào ngày 4 tháng Chín, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu tại hội nghị kiểm điểm, phê và tự phê của Thường vụ Thành ủy Hà Nội, nơi ông từng lãnh đạo.
"Nếu hai năm tín nhiệm thấp là thay, một năm tín nhiệm thấp cũng thay, không chờ hết nhiệm kỳ, hết tuổi"
Phạm Quang Nghị, Bí thư Thành ủy Hà Nội
Ông Trọng lưu ý nguy cơ “đe dọa sự sống còn của chế độ “ gồm cả “tình trạng một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống”.
Đợt phê và tự phê được một số người nhìn nhận là một phần của nỗ lực chống tham nhũng và làm giảm sự bất mãn của quần chúng đối với các cơ quan của Đảng và nhà nước.
Tuy nhiên một số nhà quan sát xem đây là nỗ lực đấu đá nội bộ và tranh giành quyền lực trong đảng và nhà nước.
Bỏ phiếu tín nhiệm
Đang có ý kiến chỉ nên bỏ phiếu bất tín nhiệm.
Trả lời BBC ngày 10/09, cựu Đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Thuyết nói "Thực ra phê bình và tự phê bình là một nguyên tắc sinh hoạt trong Đảng và là một nguyên tắc phổ biến trong sinh hoạt của các cơ quan, đoàn thể chính trị, xã hội của Việt Nam"
"Nhưng phải nói thật là cũng khoảng độ một hai chục năm nay, gần như là những nguyên tắc này không được thực hiện một cách đầy đủ và nghiêm túc như là thời gian trước”.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào tháng Sáu năm nay thống nhất việc bỏ phiếu tín nhiệm hàng năm với các chức danh do Quốc hội bầu, bao gồm cả thủ tướng và chủ tịch nước.
Chủ đề bỏ phiếu tín nhiệm nóng lên hơn một năm trước đây khi ông Nguyễn Minh Thuyết gửi kiến nghị lên Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu điều tra trách nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm thủ tướng và các thành viên Chính phủ trong vụ Vinashin.
Kiến nghị của ông Thuyết vào khi đó được một số đại biểu Quốc hội ủng hộ, nhưng bị Ủy ban Thường vụ Quốc hội bác bỏ.
Lý do được giải thích là chưa đủ số người kiến nghị và chưa có tiền lệ.
Từ đó tới nay, dường như số đại biểu ủng hộ việc bỏ phiếu tín nhiệm tăng lên, cộng với áp lực chỉnh đốn Đảng, đã dẫn đến kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
 Theo BBC