Trần Quốc Việt (Danlambao) dịch - Vào ngày 1 tháng Bảy 1992 tại thành phố San Jose, Hoa Kỳ, cựu tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu với tư cách Chủ tịch của Tổ chức Dân chủ Hóa và Tái kiến thiết Việt Nam đã ra tuyên bố về Hiến pháp mới của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã được Quốc hội thông qua vào ngày 15 tháng Tư 1992. Chúng tôi trân trọng giới thiệu với các độc giả trích đoạn bản tuyên bố này.
I. Về các lần sửa đổi Hiến pháp nói chung
Đây là lần thứ ba cộng sản thay đổi Hiến pháp của họ kể từ khi họ ban hành Hiến pháp đầu tiên vào năm 1946.
Lần đầu tiên họ thay đổi vào năm 1959, hàng trăm ngàn người dân miền Bắc vô tội đã bị truy bức và sát hại do chiến dịch “cải cách ruộng đất” của Hồ Chí Minh. Chẳng bao lâu sau đó, những trí thức liên quan trong “Cách mạng văn hóa” bị bắt giam và đày đến các trại cải tạo.
Lần thứ hai vào năm 1980 tuyên bố những thành quả cách mạng và dùng những thành quả này như là cái cớ nhằm cảnh cáo bất kỳ sự chống đối công cuộc “xây dựng chủ nghĩa xã hội”, qua đấy mở đường cho phái thân Nga thanh trừng những phần tử thân Tàu ra khỏi bộ máy đảng và Nhà nước, đồng thời qua đấy họ sẵn sàng đè bẹp bất kỳ sự phản kháng nào của nhân dân.
Giống như những sửa đổi Hiến pháp vừa qua vào ngày 15 tháng Tư 1992, mục tiêu đầu tiên là đối phó với những bất đồng trong nội bộ đảng và với các phong trào ủng hộ dân chủ càng ngày càng mạnh mẽ hơn kể từ lúc Liên Xô sụp đổ.
Mục tiêu kế tiếp là thông qua một loạt các cải cách kinh tế nhằm thu hút đầu tư ngoại quốc và thuyết phục Hoa Kỳ bãi bỏ cấm vận thương mại để cứu họ ra khỏi nền kinh tế lụn bại đồng thời tăng cường kiểm soát chính trị đối với nhân dân Việt Nam.
Những điều này chứng tỏ rằng ý định của cộng sản trong việc sửa đổi Hiến pháp không phải là để sửa sai những chính sách của họ và cũng không phải nhằm xoa dịu sự bất mãn trong dân chúng. Ngược lại, những sửa đổi này được đưa ra để chỉ đe dọa dân chúng, bịt miệng tất cả các đối lập nhằm chuẩn bị cho những chính sách cứng rắn hơn và trấn áp hơn.
Tóm lại, cộng sản dùng Hiến pháp để đương đầu với những sự kiện chính trị quan trọng đe dọa đến chính sự tồn tại của họ. Họ giải thích luật pháp tối cao của quốc gia theo ý họ để tiêu diệt đối lập, đàn áp dân chúng, bảo vệ sinh mạng và của cải của họ cùng với sự độc quyền cai trị của họ.
Đây là lần thứ ba cộng sản thay đổi Hiến pháp của họ kể từ khi họ ban hành Hiến pháp đầu tiên vào năm 1946.
Lần đầu tiên họ thay đổi vào năm 1959, hàng trăm ngàn người dân miền Bắc vô tội đã bị truy bức và sát hại do chiến dịch “cải cách ruộng đất” của Hồ Chí Minh. Chẳng bao lâu sau đó, những trí thức liên quan trong “Cách mạng văn hóa” bị bắt giam và đày đến các trại cải tạo.
Lần thứ hai vào năm 1980 tuyên bố những thành quả cách mạng và dùng những thành quả này như là cái cớ nhằm cảnh cáo bất kỳ sự chống đối công cuộc “xây dựng chủ nghĩa xã hội”, qua đấy mở đường cho phái thân Nga thanh trừng những phần tử thân Tàu ra khỏi bộ máy đảng và Nhà nước, đồng thời qua đấy họ sẵn sàng đè bẹp bất kỳ sự phản kháng nào của nhân dân.
Giống như những sửa đổi Hiến pháp vừa qua vào ngày 15 tháng Tư 1992, mục tiêu đầu tiên là đối phó với những bất đồng trong nội bộ đảng và với các phong trào ủng hộ dân chủ càng ngày càng mạnh mẽ hơn kể từ lúc Liên Xô sụp đổ.
Mục tiêu kế tiếp là thông qua một loạt các cải cách kinh tế nhằm thu hút đầu tư ngoại quốc và thuyết phục Hoa Kỳ bãi bỏ cấm vận thương mại để cứu họ ra khỏi nền kinh tế lụn bại đồng thời tăng cường kiểm soát chính trị đối với nhân dân Việt Nam.
Những điều này chứng tỏ rằng ý định của cộng sản trong việc sửa đổi Hiến pháp không phải là để sửa sai những chính sách của họ và cũng không phải nhằm xoa dịu sự bất mãn trong dân chúng. Ngược lại, những sửa đổi này được đưa ra để chỉ đe dọa dân chúng, bịt miệng tất cả các đối lập nhằm chuẩn bị cho những chính sách cứng rắn hơn và trấn áp hơn.
Tóm lại, cộng sản dùng Hiến pháp để đương đầu với những sự kiện chính trị quan trọng đe dọa đến chính sự tồn tại của họ. Họ giải thích luật pháp tối cao của quốc gia theo ý họ để tiêu diệt đối lập, đàn áp dân chúng, bảo vệ sinh mạng và của cải của họ cùng với sự độc quyền cai trị của họ.
II. Về Hiến pháp mới thông qua vào ngày 15 tháng Tư 1992
Tuy tuyên truyền rằng sửa đồi Hiến pháp là để đáp ứng yêu cầu Công khai, Cải tổ, và Đổi mới, nhưng thực tế chứng tỏ rằng sự kiểm soát chính trị khắt khe hơn đã được áp đặt lên nhân dân Việt Nam, từ đấy bóp chết tất cả các quyền tự do căn bản và kiểm soát nhân dân qua tẩy não và khủng bố.
Một số ví dụ:
1. Các điều 4 và 6 tái khẳng định rằng: “đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội” và nguyên tắc “tập trung dân chủ”.
Nhưng sự hiện diện của những người cải cách trong đảng, Bộ Chính trị và Hội đồng Nhà nước đã khiến Quốc hội xóa bỏ nguyên tắc tập trung dân chủ và thay thế nó bằng một Chủ tịch nước được trao đồng thời những quyền hạn thuộc về hành pháp, lập pháp và tư pháp, để vẫn nhất quán với nguyên tắc tập trung dân chủ.
Hiến pháp này rõ ràng cực đoan hơn và lạc hậu hơn bản Hiến pháp năm 1980 mà ít ra cũng che dấu chế độ độc tài đằng sau mặt tiền của nhà nước chuyên chính vô sản.
2. Điều 30 của Luật Bầu Cử ghi rõ ràng rằng: “Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam đề cử các đại biểu Quốc hội”. Vì vậy chỉ các đảng viên cộng sản mới có thể được ra tranh cử và một khi được bầu, họ lần nữa sẽ chọn ra, trong số các đại biểu quốc hội, chủ tịch nước người đến lượt mình chỉ định Thủ tướng. Như vậy trong thực tế tầng lớp quyền lực từ trên xuống dưới hoàn toàn đều là cộng sản.
3. Điều 86 quy định: “Quốc hội họp mỗi năm hai kỳ do Uỷ ban thường vụ Quốc hội triệu tập”. Mặc dù các đại biểu Quốc hội đã được Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sàng lọc, Hà Nội vẫn không để cho họ hoạt động đầy đủ. Giống như các Quốc hội trước, Quốc hội này hàng năm sẽ họp trung bình hai tuần, để hết năm còn lại cho Uỷ ban thường vụ mà các cuộc họp của Uỷ ban lại đặt dưới sự chủ trì của Chủ tịch nước, như thế hoàn toàn khinh thường nguyên tắc tam quyền phân lập.
4. Điều 33 ghi rằng: “Nhà nước phát triển công tác thông tin, báo chí, phát thanh, truyền hình, điện ảnh, xuất bản, thư viện và các phương tiện thông tin đại chúng khác”. Vì đảng lãnh đạo Nhà nước, cho nên chính đảng xuất bản báo, tạp chí, sách vân vân… Do vậy, dân chúng chỉ được phép đọc và thưởng thức những thứ đã được chế độ kiểm duyệt của cộng sản chọn lọc cẩn thận.
Vì vậy tự do ngôn luận và tự do báo chí trong điều 69 chỉ là ảo tưởng, được đề cập đến trong Hiến pháp chỉ thuần túy cho mục đích tuyên truyền.
5. Cộng sản Việt Nam đang rao bán sản phẩm mới mang tên: “tự do hóa kinh tế và kinh tế thị trường”. Tuy nhiên, Hiến pháp chưa thừa nhận quyền sở hữu đất đai, một điều kiện căn bản cho kinh tế tư nhân.
Với 85% dân số là nông dân, các điều 17 và 18 của Hiến pháp ban cho cộng sản những công cụ và vũ khí để đặt đại bộ phận dân chúng nông dân ấy dưới sự kiểm soát và cưỡng bách chặt chẽ của họ.
Theo điều 17, “Đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời cùng các tài sản khác mà pháp luật quy định là của Nhà nước, đều thuộc sở hữu toàn dân”.
Tuy nhiên, theo điều 18, chính Nhà nước, chứ không phải nhân dân, quản lý toàn bộ đất đai, dưới sự lãnh đạo của đảng. Như vậy nông dân dành hết vốn liếng, công sức và cuộc đời, để dựng nhà mình trên miếng đất có thể không bao giờ dám thách thức nhà cầm quyền cộng sản vì sợ không còn được thuê đất nữa.
Trong suốt lịch sử dài 4. 000 năm của Việt Nam chưa từng bao giờ có chế độ cai trị nào lại tàn ác và vô nhân đạo như thế.
Nguồn: Vietnam Center and Archive, Texas Tech University
Tuy tuyên truyền rằng sửa đồi Hiến pháp là để đáp ứng yêu cầu Công khai, Cải tổ, và Đổi mới, nhưng thực tế chứng tỏ rằng sự kiểm soát chính trị khắt khe hơn đã được áp đặt lên nhân dân Việt Nam, từ đấy bóp chết tất cả các quyền tự do căn bản và kiểm soát nhân dân qua tẩy não và khủng bố.
Một số ví dụ:
1. Các điều 4 và 6 tái khẳng định rằng: “đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội” và nguyên tắc “tập trung dân chủ”.
Nhưng sự hiện diện của những người cải cách trong đảng, Bộ Chính trị và Hội đồng Nhà nước đã khiến Quốc hội xóa bỏ nguyên tắc tập trung dân chủ và thay thế nó bằng một Chủ tịch nước được trao đồng thời những quyền hạn thuộc về hành pháp, lập pháp và tư pháp, để vẫn nhất quán với nguyên tắc tập trung dân chủ.
Hiến pháp này rõ ràng cực đoan hơn và lạc hậu hơn bản Hiến pháp năm 1980 mà ít ra cũng che dấu chế độ độc tài đằng sau mặt tiền của nhà nước chuyên chính vô sản.
2. Điều 30 của Luật Bầu Cử ghi rõ ràng rằng: “Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam đề cử các đại biểu Quốc hội”. Vì vậy chỉ các đảng viên cộng sản mới có thể được ra tranh cử và một khi được bầu, họ lần nữa sẽ chọn ra, trong số các đại biểu quốc hội, chủ tịch nước người đến lượt mình chỉ định Thủ tướng. Như vậy trong thực tế tầng lớp quyền lực từ trên xuống dưới hoàn toàn đều là cộng sản.
3. Điều 86 quy định: “Quốc hội họp mỗi năm hai kỳ do Uỷ ban thường vụ Quốc hội triệu tập”. Mặc dù các đại biểu Quốc hội đã được Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sàng lọc, Hà Nội vẫn không để cho họ hoạt động đầy đủ. Giống như các Quốc hội trước, Quốc hội này hàng năm sẽ họp trung bình hai tuần, để hết năm còn lại cho Uỷ ban thường vụ mà các cuộc họp của Uỷ ban lại đặt dưới sự chủ trì của Chủ tịch nước, như thế hoàn toàn khinh thường nguyên tắc tam quyền phân lập.
4. Điều 33 ghi rằng: “Nhà nước phát triển công tác thông tin, báo chí, phát thanh, truyền hình, điện ảnh, xuất bản, thư viện và các phương tiện thông tin đại chúng khác”. Vì đảng lãnh đạo Nhà nước, cho nên chính đảng xuất bản báo, tạp chí, sách vân vân… Do vậy, dân chúng chỉ được phép đọc và thưởng thức những thứ đã được chế độ kiểm duyệt của cộng sản chọn lọc cẩn thận.
Vì vậy tự do ngôn luận và tự do báo chí trong điều 69 chỉ là ảo tưởng, được đề cập đến trong Hiến pháp chỉ thuần túy cho mục đích tuyên truyền.
5. Cộng sản Việt Nam đang rao bán sản phẩm mới mang tên: “tự do hóa kinh tế và kinh tế thị trường”. Tuy nhiên, Hiến pháp chưa thừa nhận quyền sở hữu đất đai, một điều kiện căn bản cho kinh tế tư nhân.
Với 85% dân số là nông dân, các điều 17 và 18 của Hiến pháp ban cho cộng sản những công cụ và vũ khí để đặt đại bộ phận dân chúng nông dân ấy dưới sự kiểm soát và cưỡng bách chặt chẽ của họ.
Theo điều 17, “Đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời cùng các tài sản khác mà pháp luật quy định là của Nhà nước, đều thuộc sở hữu toàn dân”.
Tuy nhiên, theo điều 18, chính Nhà nước, chứ không phải nhân dân, quản lý toàn bộ đất đai, dưới sự lãnh đạo của đảng. Như vậy nông dân dành hết vốn liếng, công sức và cuộc đời, để dựng nhà mình trên miếng đất có thể không bao giờ dám thách thức nhà cầm quyền cộng sản vì sợ không còn được thuê đất nữa.
Trong suốt lịch sử dài 4. 000 năm của Việt Nam chưa từng bao giờ có chế độ cai trị nào lại tàn ác và vô nhân đạo như thế.
Nguồn: Vietnam Center and Archive, Texas Tech University