THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

06 December 2013

Tăng cường quan hệ quân sự với Ấn Độ, Việt Nam được lợi gì?



 | 05/12/2013 13:18

(Soha.vn) - Ấn Độ đã giúp Việt Nam tăng khả năng hiện đại hóa lực lượng vũ trang, nâng cao năng lực sửa chữa, bảo trì vũ khí của lực lượng không quân và hải quân.

Carl Thayer, Giáo sư đã nghỉ hưu của Học viện Quốc phòng Úc, chuyên gia về Đông Nam Á vừa có bài viết nhận định về mối quan hệ quốc phòng Việt - Ấn đăng trên tạp chí Diplomat (Nhật Bản). Sau đây là nội dung bài viết:
Chuyến thăm chính thức Ấn Độ của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng cuối tháng 11 vừa qua đã thắt chặt mối quan hệ giữa hai nước, đồng thời mang lại những bước chuyển lớn trong hợp tác quốc phòng Việt-Ấn.
Tên lửa hành trình siêu thanh Brahmos
Tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos
Ấn Độ đã cam kết sẽ hỗ trợ Việt Nam hiện đại hóa lực lượng vũ trang, bước đầu là thông qua khoản vay tín dụng 100 triệu USD giúp Việt Nam trang bị 4 tàu tuần tra xa bờ. Đây là khoản cho vay tín dụng phục vụ mua sắm quốc phòng đầu tiên mà Ấn Độ cung cấp cho một quốc gia không nằm trong khu vực Nam Á. Một thỏa thuận khác liên quan đến việc bảo vệ các thông tin liên quan đến quốc phòng cũng được ký kết.
Bên cạnh đó, còn có thông tin Ấn Độ và Việt Nam đang đàm phán về hợp đồng cung cấp các tên lửa BrahMos cho Việt Nam, cũng như hợp tác đồng sản xuất.
Không lâu sau khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nước, phương tiện truyền thông Ấn Độ đưa tin New Delhi bắt đầu công tác đào tạo cho khoảng 500 thủy thủ Việt Nam trong các hoạt động tác chiến tàu ngầm. Chương trình đào tạo được tiến hành tại Trường đào tạo tàu ngầm INS Satavahana ở Visakhapatnam, miền Nam Ấn Độ.
Trường đào tạo tàu ngầm INS Satavahana là nơi đào tạo thủy thủy tàu ngầm uy tín của Ấn Độ.
Trường đào tạo tàu ngầm INS Satavahana là nơi đào tạo thủy thủy tàu ngầm uy tín của Ấn Độ.
Quan hệ quốc phòng Việt Nam-Ấn Độ có một lịch sử lâu dài, bắt đầu từ những năm 1980, 1990. Năm 1982, quan hệ song phương giữa hai nước đạt một dấu mốc quan trọng, khi Ủy ban hỗn hợp Ấn Độ-Việt Nam về hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học công nghệ được thành lập.
năng lực chống tiếp cận

Tháng 9/2007, trong chuyến thăm chính thức Ấn Độ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, mối quan hệ quốc phòng Việt-Ấn đã được nâng lên tầm đối tác chiến lược. Tuyên bố chung về đối tác chiến lược đã tập trung vào quan hệ hợp tác trên 5 lĩnh vực chủ yếu: chính trị, quốc phòng an ninh, hợp tác kinh tế và trao đổi thương mại, khoa học công nghệ, văn hóa và kĩ thuật, hợp tác khu vực và đa phương.
Tới tháng 12/2007, trong chuyến thăm Hà Nội, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ A. K. Anthony đã ký kết một bản ghi nhớ với người đồng cấp Đại tướng Phùng Quang Thanh. Bản ghi nhớ này bao gồm hợp tác về quốc phòng, hải quân, phòng không và đào tạo huấn luyện. Bộ trưởng Anthony cũng tuyên bố Ấn Độ sẽ chuyển giao 5.000 phụ tùng, phụ kiện giúp Việt Nam bảo trì các tàu chiến lớp Petya, đồng thời hỗ trợ Việt Nam huấn luyện các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc.
Kể từ năm 2007, Ấn Độ và Việt Nam đã có nhiều chuyến thăm trao đổi đoàn cấp cao, bao gồm lãnh đạo Chính phủ, Bộ trưởng Quốc phòng và Tư lệnh các quân binh chủng. Tàu chiến Ấn Độ cũng đã tiến hành các chuyến thăm thường xuyên tới các cảng của Việt Nam vào tháng 4/2008, 4/2009, 5-6/2010, 5/2011, 7/2011, tháng 5/2012 và mới đây nhất là tháng 6/2013.
Hải quân Ấn Độ giao lưu với Hải quân Việt Nam trong chuyến thăm cảng Tiên Sa, Đà Nẵng, tháng 6/2013. Ảnh: TTXVN
Hải quân Ấn Độ giao lưu với Hải quân Việt Nam trong chuyến thăm cảng Tiên Sa, Đà Nẵng, tháng 6/2013.
Tháng 10/2010, Bộ trưởng A. K. Anthony quay trở lại Hà Nội để tham dự phiên khai mạc của Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+). Trong khuôn khổ chuyến thăm này, ông và Đại tướng Phùng Quang Thanh đã nhất trí về phương hướng hợp tác quốc phòng trong tương lai, bao gồm các chuyến trao đổi đoàn, huấn luyện chung về tác chiến trong vùng rừng núi, sửa chữa và bảo trì tàu hải quân, tìm kiếm cứu nạn. Ấn Độ nhất trí hỗ trợ Việt Nam huấn luyện lực lượng tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình, thành lập một trung tâm ngoại ngữ và trao đổi thông tin về hải quân và không quân của hai bên. Còn Việt Nam đã đề nghị cung cấp cơ sở hạ tầng phục vụ việc sửa sữa, bảo dưỡng và tiếp liệu cho các tàu của Hải quân Ấn Độ.
Tháng 7/2011, Đô đốc Nguyễn Văn Hiến, Tư lệnh Hải quân Việt Nam đã có chuyến thăm Ấn Độ để đề nghị New Delhi hỗ trợ chế tạo các tàu tuần tra xa bờ và tàu tấn công nhanh. Tại chuyến thăm này, phía Ấn Độ khẳng định sẽ tiếp tục đào tạo các lực lượng hải quân và giúp Việt Nam bảo trì các trang thiết bị mua từ Nga.
Tới tháng 9/2011, Thứ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Shashi Kant Sharma đã tham dự cuộc Đối thoại chiến lược thường niên được tổ chức ở Hà Nội. Hai bên đã thảo luận các biện pháp thúc đẩy hợp tác giữa hai Hải quân, Không quân, Lục quân và các ngành công nghiệp quốc phòng của hai bên. Thứ trưởng Sharma đã đề nghị sẽ cung cấp cơ sở hạ tầng huấn luyện hải quân và hỗ trợ xây dựng năng lực cho phía Việt Nam.
Một tháng sau đó, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã có chuyến thăm cấp nhà nước tới Ấn Độ. Trong chuyến thăm, Chủ tịch Trương Tấn Sang đã đề nghị Ấn Độ giúp đỡ Việt Nam trong 4 lĩnh vực: Huấn luyện tàu ngầm, huấn luyện điều khiển máy bay Su-30, hiện đại hóa cảng Nha Trang, và chuyển giao các tàu chiến hải quân cỡ trung bình. Cũng trong chuyến thăm này, Hà Nội đề nghị New Delhi cân nhắc cung cấp các tên lửa hành trình BrahMos cho Việt Nam. Còn các quan chức Quốc phòng Ấn Độ tái khẳng định rằng New Delhi sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong huấn luyện quân sự, phát triển nhân lực và chia sẻ thông tin.
Ấn Độ và Việt Nam có những lợi ích an ninh tương đồng, trong đó bao gồm việc đối phó với mối đe dọa từ Trung Quốc. Quan hệ giữa hai nước tạo cơ sở cho Ấn Độ giữ vai trò lớn hơn trong khu vực Đông Á, đặc biệt là trong lĩnh vực hàng hải. Mối quan hệ thân thiết với Việt Nam cũng giúp Ấn Độ gia tăng thêm áp lực với Trung Quốc.
Hợp tác quốc phòng mang lại lợi ích cho cả hai bên. Ấn Độ có được các hợp đồng bán vũ khí, trang bị, công nghệ quân sự và các dịch vụ cho Việt Nam. Bên cạnh đó là lợi ích từ sự ủng hộ của Việt Nam trong lĩnh vực chính trị, trong đó bao gồm quan hệ đối tác đối thoại của Ấn Độ với ASEAN, tư cách là thành viên của diễn đàn khu vực ASEAN và ứng cử viên cho thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.
Có thể nói các hợp đồng bán vũ khí, trang bị, các bộ phận, công nghệ và dịch vụ của Ấn Độ đã giúp Việt Nam tăng cường khả năng hiện đại hóa lực lượng vũ trang của mình, nâng cao năng lực sửa chữa, bảo trì các vũ khí trang bị của lực lượng không quân và hải quân.