Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu
nạn Quảng Ngãi sáng 16.11, ngoài cháu Vương Thị Thu Thủy (quê xã Hành
Đức, huyện Nghĩa Hành) bị tử vong do mưa lũ, một người khác cũng bị
thương do lở núi ở thôn Gò Re, xã Ba Xa, huyện Ba Tơ. 5 nhà dân ở các
huyện Ba Tơ, Sơn Tây và Tư Nghĩa bị cuốn trôi, 3 nhà ở Nghĩa Hành bị tốc
mái, hư hỏng nặng do gió lốc.
Phóng viên Mai Hạ dẫn thông tin từ ông Huỳnh Thương - Phó Chủ tịch UBND huyện Ba Tơ: Đến 11 giờ 30, ngày 16.11, hệ thống điện, điện thoại trên địa bàn bị tê liệt hoàn toàn. Đèo Đá Chát thuộc Quốc lộ 24 địa phận xã Ba Liên bị sạt lở nghiêm trọng, ước khoảng 7000 m3 đất đá, ập xuống tuyến đường kéo dài hơn 100mét, gây tắc nghẽn tuyến đường về huyện và đi các tỉnh Tây Nguyên.
Nhiều nơi bị ngập sâu trong nước, đường về các xã Ba Bích, Ba Lế, Ba Khâm, Ba Trang, Ba Nam... bị sạt lở, nghiêm trọng. Cầu treo Tân Long Trung, xã Ba Động, bị lũ cuốn trôi hoàn toàn. Hàng chục nghìn nhà dân nơi đây bị lũ nhấn chìm sâu từ 2 đến 6m, một số vùng ở xã Ba Vì cũng bị lũ nhấn chìm. Trước đó, lực lượng công an, bộ đội đã cứu hộ thành công 5 hộ dân với 15 người bị mắc kẹt trong lũ ở thôn Nước Giáp và Nước Xuyên thuộc xã Ba Vì và hàng trăm hộ dân trong huyện.
Ngoài nước lũ, huyện Mộ Đức còn có 17 nhà bị tốc mái ở xã Đức Thạnh và Đức Minh do lốc xoáy đột ngột. Theo thống kê nhanh, tổng thiệt hại của huyện Mộ Đức đến hiện tại là khoảng 4,5 tỷ đồng. Hai tàu đánh cá bị đứt neo trôi ra biển, 350 tấn thóc giống bị nập, 6.000 tấn thóc lúa ăn bị ngập. Các công trình dân sinh, giao thông, thủy lợi… chưa thống kê được vì nước đang ngập quá sâu
Chưa thống kê cụ thể được mức độ thiệt hại
Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn Quảng Ngãi sáng 16.11, ngoài cháu Vương Thị Thu Thủy (quê xã Hành Đức, huyện Nghĩa Hành) bị tử vong do mưa lũ, một người khác cũng bị thương do lở núi ở thôn Gò Re, xã Ba Xa, huyện Ba Tơ. 5 nhà dân ở các huyện Ba Tơ, Sơn Tây và Tư Nghĩa bị cuốn trôi, 3 nhà ở Nghĩa Hành bị tốc mái, hư hỏng nặng do gió lốc.
Những khúc cây lớn mà nước lũ cuốn về trong đêm nằm lại tại bờ kè TP. Quảng Ngãi. |
Tỉnh Quảng Ngãi phải di dời hơn 7.000 hộ dân với khoảng 22.000 nhân khẩu ở các địa phương ven sông Trà Khúc, sông Vệ đến nơi an toàn. Trong tối 15.11, do nước sông tiếp tục dâng, lực lượng cứu hộ đã phải sơ tán thêm 600 hộ với hơn 3.500 người dân đến nơi an toàn.
Quảng Ngãi bị ngập khu vực dọc sông Trà Khúc, Trà Câu, Thoa, Vệ tại 13 huyện/thành phố gồm: TP. Quảng Ngãi (2 phường), các huyện Tư Nghĩa (5 xã), Sơn Tinh (10 xã), Đức Phổ (3 xã), Mộ Đức (6 xã), Ba Tơ, Nghĩa Hành (10 xã), Sơn Hà (7 xã), Sơn Tây, Tây Trà, Bình Sơn (4 xã) Minh Long, Trà Bồng; một số khu vực bị chia cắt.
Vào lúc 9 giờ sáng nay, phóng viên Thanh Phương- Nguyễn Triều đưa tin: Sáng 16.11, nước lũ đã dâng lên chia cắt nhiều đoạn trên Quốc lộ 1 đoạn đi qua địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Hàng trăm phương tiện bị ách tắc, xếp thành hàng dài.
Theo ông Hà Hoàng Việt Phương- Phó Giám đốc Sở GTVT, hiện nước lũ đã dâng ngập đường ở nhiều nơi, có đoạn sâu 1,15 mét. Cụ thể là: KCN Tịnh Phong, thị trấn La Hà (Tư Nghĩa), thị trấn Sông Vệ, đoạn qua xã Phổ Văn, chợ Trà Câu huyện Đức Phổ... Quốc lộ 24 cũng bị ngập lụt nghiêm trọng
Cộng tác viên Thành Hân thông tin: Chiều 15.10, nhận tin báo nước sông Trà Khúc, sông Vệ đang lên nhanh, các đơn vị trong lực lượng vũ trang của tỉnh Quảng Ngãi đã cơ động tập kết tại huyện Nghĩa Hành, Bình Sơn và TP. Quảng Ngãi để cùng với chính quyền địa phương tổ chức di dời dân.
Cháu bé 3 tháng tuổi được cứu trong lũ dữ |
Tại thành phố Quảng Ngãi lúc 22 giờ, nước lũ sông Trà Khúc tiếp tục dâng cao, tràn qua bờ kè phía Nam dọc dài từ cầu Trường Xuân đến cầu Trà Khúc. Để hạn chế nước lũ trà về phía TP.Quảng Ngãi Ban CHQS thành phố đã điều động hơn 500 cán bộ, chiến sĩ dân quân tự vệ khẩn trương cơ động đến bờ kè. Đại tá Trương Hồng Quang, Tham mưu trưởng Bộ CHQS tỉnh Quảng Ngãi, cho biết, đã điều 10 ca nô, thuyền máy và 650 cán bộ, chiến sỹ thuộc Bộ chỉ huy chia làm 6 mũi tham gia di dời dân.
Với tinh thần cứu dân là trên hết nên các đơn vị đã huy động tối đa phương tiện, lực lượng tập trung vào các vùng xung yếu. Tại các xã dọc sông Trà Khúc như Nghĩa Chánh, Nghĩa Dõng, Nghĩa Dũng.
23 giờ 30 ngày 15.11, tất cả mọi ngả đường về xã Nghĩa Dõng đều bị chia cắt. Chiếc ca nô của Bộ CHQS tỉnh Quảng Ngãi do Trung úy Lê Ngọc Thạnh điều khiển xé nước đi về hướng xã Nghĩa Dũng-nơi ấy bà con đang cầu cứu.
Ca nô đang chay theo men bờ sông, Trung úy Lê Ngọc Thạnh phát hiện có ánh đèn pin loang loáng và cánh tay người dân cầu cứu trên mái nhà. Chiếc ca nô đi tới. Mọi người trên ca nô hỏi “Có mấy người mắc kẹt trong đó?”. Tiếng người đàn ông có vẻ yếu ớt: “3 người! Chết mất các anh ơi!”. Thương úy Minh Duy liền lao xuống, bơi vào ngôi nhà đang chìm dần. Người đầu tiên được các anh cứu là cụ bà Bùi Thị Loan (73 tuổi). Tiếp đến là 2 cháu nhỏ con vợ chồng anh Nguyên Văn Toán.
Chưa hết bàng hoàng, cụ Bùi Thị Loan ôm đứa cháu ngoại vào lòng, giọng run run: “Nó mới 3 tháng tuổi các cháu ơi!”. Khi tất cả mọi người trong nhà đã lên hết trên ca nô, Bà Loan nói. Nếu không có các chú bộ đội thì gia đình tôi nguy mất!”.
Trắng đêm cùng dân vượt lũ (từ 5 giờ ngày 15.11 đến 2 giờ, ngày 16.11) các đơn vị của Bộ CHQS tỉnh Quảng Ngãi đã đưa gần 12.000 người dân ở khu vực bị ngập nặng đến nơi cao ráo, an toàn; trước đó đã di dời được 1.750 hộ với 3.460 người. Trong đêm cán bộ chiến sỹ LLVT đã cứu 45 người ở TP. Quảng Ngãi đưa về nơi an toàn.
Nguồn Báo Quảng Ngãi