Tính đến tối 16/11, tại 6 tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên đã có 29 người chết, 8 người mất tích, hàng chục nghìn ngôi nhà bị nhấn chìm, giao thông chia cắt... vì lũ lịch sử.
9h ngày 16/11, dòng nước xoáy mạnh đã
làm sập một đoạn khoảng 20 m từ mố cầu đến nhịp đầu tiên của cầu Liêm
Trực nằm trên Quốc lộ 1A, đi qua thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định. Hai
người đi qua đây đã bị cuốn trôi, một nạn nhân may mắn được cứu sống,
người còn lại bị nước nhấn chìm, cuốn mất tích. Lực lượng chức năng đã
phong tỏa 2 đầu cầu cấm mọi phương tiện qua lại.
Tối
cùng ngày, Bình Định công bố đã có 13 người thiệt mạng và 3 người mất
tích nhưng cho rằng con số thương vong sẽ không ngừng tăng lên do nhiều
khu vực còn bị cô lập. Trong đó,
tại phường Nhơn Hòa, thị xã An Nhơn, 3 học sinh trường tiểu học Nguyễn
Đình Chiểu bị lũ cuốn trong lúc phụ huynh đón về. Toàn tỉnh còn có 11
ngôi nhà bị sập, hơn 94.000 ngôi nhà bị ngập.
|
Mố cầu Liêm Trực bị sập. Ảnh: Minh Thùy.
|
Từ 1h sáng, nước lũ bất ngờ tấn công mạnh về thị xã An Nhơn và huyện
Tuy Phước. Toàn bộ nhà dân ở 2 khu vực này bị ngập hoàn toàn, có nơi
nước dâng đến 2 m, gần mái nhà. Thôn Liêm Trực ở phường Bình Định, thị
xã An Nhơn bị cô lập. Hàng trăm người leo lên nóc nhà hoặc các ngọn cây
cổ thụ gọi điện kêu cứu.
Ông Phan Trọng Hổ, Giám đốc Sở Nông
nghiệp và phát triển nông thôn cho biết, đã triển khai các phương án ứng
cứu người dân ở thôn Liêm Trực. Ban đầu, canô điều tới để tổ chức di
dời người dân ở khu vực thấp, nhà yếu lên khu vực cao an toàn. Đồng thời
các cơ quan chức năng cũng đưa phao cứu sinh, mì tôm và nước uống vào
hỗ trợ tạm thời cho người dân.
“Về cơ bản, đến thời điểm này người dân được đảm bảo an toàn. Đợi nước
rút chúng tôi sẽ tiến hành các phương án hỗ trợ tiếp theo, kết hợp với
việc xử lý vệ sinh môi trường”, ông Hổ nói.
Tại huyện Tuy Phước - Cầu Bà Gi đến hết thị xã An Nhơn giao thông tắc
nghẽn hoàn toàn. Hàng trăm xe tải nối đuôi nhau thành một hàng dài,
không thể di chuyển. Khu vực ga Diêu Trì, các chuyến tàu lửa vẫn kẹt
cứng vì đường sắt hư hỏng, ngập sâu. Lực lượng cảnh sát cơ động của tỉnh
đã đưa canô vào khu vực ngập nặng để đưa người dân đến nơi an toàn
Người dân ở các khu vực này cho rằng họ không được cảnh báo chống chọi
với lũ. Mọi thông tin về lũ chỉ được cho biết sẽ xảy ra ở các huyện Tây
Sơn, Hoài Nhơn, Vĩnh Thành... bởi đây là những khu vực miền núi có hồ
tích nước.
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Lê Hữu Lộc nói, nước lũ dâng nhanh hoàn
toàn là do mưa lớn 300 - 400 mm chứ không có tình trạng xả lũ trên địa
bàn. Ông Lộc cho rằng, hệ thống hồ chứa nước ở Bình Định chủ yếu là hồ
thủy lợi, trong đó hồ Định Bình (huyện Vĩnh Thạnh) được xem là hồ chứa
lớn nhất với 220 triệu m3. Hôm qua mưa lớn, lượng nước đổ về quá tải
khiến hồ bị tràn nhưng chưa xác định lượng nước tràn là bao nhiêu. "Đây là trận lũ lớn nhất ở Bình Định từ trước tới nay", ông Lộc nói.
Đến trưa nay, nước bắt đầu rút dần.
Tại Quảng Ngãi, Ban Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh cho hay, đến chiều nay đã
có 8 người chết, 4 người mất tích, 15 người bị thương vì lũ. Mực nước
trên nhiều sông lớn như sông Vệ, sông Trà Cầu dâng cao từ chiều qua hiện
đã rút nhưng chậm. Nhiều huyện vẫn bị nhấn chìm trong biển nước, trong
đó 54 thôn thuộc các xã huyện Nghĩa Hành bị cô lập hoàn toàn. Nhiều
huyện miền núi như Ba Tơ, Đức Phổ, Mộ Đức... bị sạt lở, các tuyến đường
bị hư hỏng nặng vẫn chưa thể tiếp cận được. Thiệt hại về cơ sở vật chất
vẫn chưa thể thống kê.
Mưa lớn kéo dài từ 13h hôm qua đến 9h sáng nay đã khiến cho huyện Ba Tơ tan hoang. Sạt
lở núi nghiêm trọng gây tắc nghẽn giao thông trên quốc lộ 24. Tuyến
giao thông từ Quảng Ngãi đi tỉnh Kon Tum cũng bị ách tắc nhiều ngày do
nhiều điểm sạt lở núi kéo theo đất, đá chắn ngang đường.
Hiện có khoảng 4.000 hộ với hơn 16.000
người dân vẫn còn bị cô lập do lũ cuốn trôi cầu bắc ngang qua sông
Liêng, sông Tô và nhiều tuyến đường bị tắc nghẽn giao thông. Nhiều
cầu, cống, cơ sở hạ tầng, nhà cửa nhân dân bị lũ gây sạt nặng; hàng
nghìn gia súc, gia cầm cũng bị cuốn trôi trong dòng nước lũ.
Ông Huỳnh Thương, Phó chủ tịch huyện Ba Tơ cho biết, do
nước lũ dâng quá nhanh, chiều tối qua, người dân trong huyện chỉ biết
tháo chạy, toàn bộ tài sản gần như bị cuốn trôi hết. Thiệt hại về vật
chất ước tính lên gần 100 tỷ đồng.
Nhiều hộ dân sống trong vùng nguy hiểm đã được di dời khẩn cấp trong
đêm. Mặc dù mưa nhỏ lại nhưng nhiều tuyến đường như Quốc lộ 24 và các
tuyến đường về các xã bị sạt lở mạnh.
Các xã như Ba Chùa, Ba Cung, Ba Giang... vẫn chưa thể liên lạc được.
Nhiều trụ điện bị đổ, toàn huyện mất điện từ ngày hôm qua.
"Nếu tiếp tục mưa, tình trạng ngập lụt
sẽ kéo dài, nhiều người dân sẽ phải nhịn đói", ông Huỳnh Thương nói. Địa
phương đánh giá, thiệt hại từ cơn lũ dữ dội chưa từng có này không thể tính "ngày một, ngày hai" mà phải mất nhiều tháng mới có thể khắc phục.
Trên địa bàn tỉnh Gia Lai, mưa lớn diễn ra trên diện
rộng. Tại thị xã An Khê, mực nước sông Ba tăng rất nhanh. Nhiều tuyến
đường liên thôn, liên xã, đường chính từ thị xã An Khê vào huyện Kbang
bị chia cắt hoàn toàn với bên ngoài. Hệ thống điện đã được cắt nhằm bảo
đảm tính mạng cho nhân dân. Do nước chảy mạnh, việc tiếp cận, ứng cứu
các hộ dân bị ngập sâu trong nước hết sức khó khăn. Hàng trăm người dân
phải leo lên mái nhà chờ cứu hộ. Hôm
qua, 2 cô giáo đang trên đường đi dạy khi đi đến ngầm tràn qua suối Tà
Nang ở thôn 10, xã Đông, huyện Kbang đã bị nước cuốn trôi.
Cầu sông Ba được dự báo là có thể bị cuốn trôi nếu nước sông tiếp tục dâng cao. Ảnh: Chí Dũng.
|
Hiện tại Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão thị xã An Khê đã khẩn cấp di
dời các hộ dân sinh sống ở các xã Song An, phường Ngô Mây… ra khỏi khu
vực nguy hiểm. Trước mắt, thiệt hại về tài sản và hoa màu chưa thể thống
kê được.
Các huyện, thị xã ở khu vực phía đông tỉnh như: Kbang, Kông Chro, Đak
Pơ và thị xã An Khê nhiều nơi lũ lên cao, gây ngập úng chia cắt. Quốc lộ
19 - tuyến đường huyết mạch của tỉnh Gia Lai đang bị ngập sâu khiến
giao thông ách tắc.
Tại thị xã Ayun Pa, do mưa lớn nhiều xã đã bị nước lũ cô lập, trong đó
bị nặng nhất là các xã Ia Tôr, Ia Sao và phường Sông Bờ. Ban chỉ đạo
phòng chống lụt bão thị xã đã huy động toàn bộ các lực lượng, sử dụng
các biện pháp mạnh để di dời người dân và gia súc tại các vùng trũng
thấp, tránh thiệt hại đáng tiếc xảy ra.
Trước tình hình mưa lớn, kết hợp với việc xả lũ với cường độ cao của
các hồ chứa thủy điện và thủy lợi như hồ An Khê, hồ Ka Nak và thủy lợi
Ayun Hạ tình hình ngập úng ở các thị xã, huyện ở Gia Lai sẽ trầm trọng
hơn.
Nhiều tuyến đường huyết mạch trên địa bàn tỉnh bị nước ngập khiến cho việc lưu thông khó khăn. Ảnh: Chí Dũng.
|
Tỉnh Quảng Nam, huyện Đại Lộc là nơi chịu ảnh hưởng
nặng nề nhất với 34.000/39.000 nhà dân bị ngập từ 0,2 đến 3 m. Ghi nhận
cho thấy có ít nhất 4 người chết, trong đó có em Lê Ngọc
Triều, học sinh lớp 12 trường THPT Đỗ Đình Tuyển bị dòng nước chảy xiết
cuốn trôi khi đang lùa vịt bằng ghe trên đồng ruộng đến nơi cao hơn.
Trao đổi với VnExpress,
ông Phan Đức Tính, Phó chủ tịch huyện Đại Lộc nói, nước lũ đang xuống
chậm do trên địa bàn huyện có mưa lớn. Hiện nước sông tại thị trấn Ái
Nghĩa là 9,75m, trên mức báo động III 3,75m. Trong ngày 15/11, huyện
phải sơ tán 1.200 hộ dân với gần 4.000 người ở vùng thấp trũng lên những
nhà cao lánh tạm.
"Các xã như Đại Hồng, Đại An, Đại Nghĩa… chịu ảnh hưởng nặng nề nhất,
giao thông chia cắt, toàn huyện mất điện. Chúng tôi đã phát lệnh cấm
người dân đi lại trong lũ để tránh thiệt hại về người", ông Tính nói.
Cũng theo ông Tính, trong ngày hôm qua nhiều thủy điện trên địa bàn xả
lũ với lưu lượng lớn khiến vùng hạ du ngập nặng. Cụ thể, Đắc Mi4 xả từ
4.000 đến 4.500m3/s; Sông Tranh xả 3.000m3/s; Sông Bung 4 xả 1.200m/3; A
Vương xả điều tiều từ 35 đến 500m3/s. Sáng nay, các hồ thủy điện đã
điều tiết xuống còn 200m3/s.
Mưa lũ khiến nhiều người dân ở Quảng Nam phải chèo thuyền đi lại. Ảnh: Thu Bồn
|
Tại Kon Tum, do lượng mưa lớn nên đã xuất hiện lũ ống,
lũ quét. Quốc lộ 24 đoạn đi qua địa bàn xã Pờ Ê đã bị sạt lở 5 điểm và
một điểm dài khoảng 20 m bị lũ cuốn trôi hoàn toàn khiến giao thông đi
lại giữa hai tỉnh Kon Tum và Quảng Ngãi tê liệt.
Thông tin ban đầu ghi nhận mưa lũ đã cuốn trôi chị Y Hiên (38 tuổi, ngụ
tại xã Đăk Nên, huyện Kon Plông) khi đang trên đường từ rẫy về nhà.
Hiện Sở Giao thông vận tải Kon Tum đang huy động các phương tiện khắc
phục hậu quả để bảo đảm giao thông, cố gắng thông xe trong thời gian sớm
nhất.
Quốc lộ 24 nối Kon Tum với Quảng Ngãi bị sạt lở khiến giao thông bị chia cắt. Ảnh: Hải Hà.
|
Tại Phú Yên, sáng nay, Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão
- tìm kiếm cứu nạn tỉnh cho biết, đến thời điểm hiện tại, Phú Yên có 2
người chết và mất tích. Ngoài ra, có nhiều ngôi nhà và công trình phụ bị
sóng biển, triều cường đánh sập. Hơn 140 ha lúa vụ mùa, 640 ha hoa màu
bị ngập và ngã đổ.
Trong khi nhiều tuyến giao thông nông thôn ở các huyện Đồng Xuân, Tuy
An… bị ngập sâu, chia cắt nhiều vùng dân cư. Hai tuyến giao thông trọng
điểm của tỉnh Phú Yên là quốc lộ 25 và 29 nối với Gia Lai, Đăk Lăk, một
số đoạn bị nước lũ gây sạt lở, đi lại khó khăn. Các tuyến tỉnh lộ, nhất
là qua các đoạn đường tránh, cầu đang thi công nước ngập sâu từ 0,5 - 1
m. Các tuyến hương lộ sạt lở khoảng 2.100 m3 đất đá, xói lở mặt nền
đường khoảng 2.000 m3. Tại cảng cá phường 6, thành phố Tuy Hòa, trong
ngày 15 và tối 16/11 nước lũ và triều cường đã cuốn trôi khối lượng lớn
đá nền, móng và gây sạt lở nhiều đoạn bờ kè.
Thị xã Sông Cầu, một trong những vùng trọng điểm lũ lần này của
tỉnh, lực lượng vũ trang và chính quyền địa phương đã khẩn cấp sơ tán
547 người, phần đông là người già, phụ nữ và trẻ em. Đồng thời, vận động
di dời 209 hộ với 772 người ở khu vực ven biển và các khu dân cư bị uy
hiếp bởi triều cường, vùng trũng thấp, ven sông thường bị sạt lở đất nhà
tạm đến nơi an toàn.
Đồng thời tổ chức neo đậu 2.600 tàu thuyền, di chuyển, sắp xếp, bố trí
lại 17.500 lồng nuôi trồng thủy sản ở những vị trí an toàn. Hiện nước lũ
và mực nước các sông ở Phú Yên đang có chiều hướng dâng cao. Từ mức xả
lũ 900m3/s, thủy điện Sông Ba Hạ hiện xả với lưu lượng 1.400m3/s. Nếu
trời tiếp tục mưa và thủy điện tiếp tục xả lũ tình trạng ngập úng ở Phú
Yên sẽ còn nặng hơn.
|
Nhấn vào đây để xem bản đồ lớn hơn.
|
Theo báo cáo của văn phòng chống lụt bão Trung Ương, tính đến 6h sáng nay, tình hình ngập lụt tại các tỉnh như sau:
Thừa Thiên Huế: bị ngập tại 7 huyện/thành phố gồm TP Huế, các huyện: Quảng Điền, Phong Điền, Hương Trà, Phú Vang, Hương Thụy, Phú Lộc.
Quảng Ngãi: bị ngập khu vực dọc sông Trà Khúc, Trà
Câu, Thoa, Vệ tại 13 huyện/thành phố gồm: TP Quảng Ngãi (2 phường), các
huyện Tư Nghĩa (5 xã), Sơn Tinh (10 xã), Đức Phổ (3 xã), Mộ Đức (6 xã),
Ba Tơ, Nghĩa Hành (10 xã), Sơn Hà (7 xã), Sơn Tây, Tây Trà, Bình Sơn (4
xã) Minh Long, Trà Bồng; một số khu vực bị chia cắt;
Bình Định: bị ngập khu vực dọc bờ sông Hà Thanh,
Côn, La Tinh tại 8 huyện/thành phố gồm TP Quy Nhơn, các huyện Vân Canh,
An Nhơn, Tuy Phước, Phù Cát, Hoài Nhơn, Tây Sơn, Phù Mỹ.
Phú Yên: bị ngập khu vực dọc bờ sông Cầu, Đồng Xa, Kỳ Lộ tại 3 huyện gồm các huyện Sông Cầu, Tuy An, Đồng Xuân.
Gia Lai: bị ngập khu vực dọc sông Ba tại 3 huyện gồm các huyện An Khê, Kong Chro, Kbang.
|
Nhóm phóng viên