Không muốn công ty than lấp đường giao thông chính, người dân làng Ngò đổ ra đường ngăn chặn. Xô xát xảy ra, nhiều người bị thương.
Giám đốc và nhiều công nhân cũng bị thương do người dân ném đá
Dân “tố” công ty than đánh dân bị thương
Sáng ngày 12/11, Mỏ than Khánh Hòa huy động một lực lượng lớn công nhân đến địa phận thôn Ngò (xã An Khánh, Đại Từ, Thái Nguyên) để lấp đường nhựa cũ từ ngã ba vào gần nhà văn hóa làng Ngò, dài khoảng 340 m; đồng thời, thay thế bằng một con đường nhánh.
Tuy nhiên, người dân làng Ngò không muốn lấp đường này nên khi công nhân mỏ cùng lực lượng chức năng san lấp con đường, hàng trăm người dân làng Ngò đã kéo đến nơi thi công; xảy ra một số va chạm giữa công nhân mỏ, lực lượng chức năng với người dân địa phương.
Tuy nhiên, người dân làng Ngò không muốn lấp đường này nên khi công nhân mỏ cùng lực lượng chức năng san lấp con đường, hàng trăm người dân làng Ngò đã kéo đến nơi thi công; xảy ra một số va chạm giữa công nhân mỏ, lực lượng chức năng với người dân địa phương.
Sau xô xát, 3 người dân bị thương phải đi cấp cứu, trong đó có cả người tuổi đã cao. Ngoài ra, một số cán bộ công ty than Khánh Hòa cũng bị thương.
Hiện trường nơi xảy ra vụ việc
Theo phản ánh của người dân làng Ngò, mỏ than Khánh Hòa lấp đường dân sinh, thay thế bằng đường mới mà không thông báo. Người dân làng Ngò không đồng ý cho lấp đường nên đã tập trung ra đường để ngăn chặn việc này.
Sáng 12/11, đại diện Mỏ than Khánh Hòa chỉ đạo công nhân mỏ cầm gậy gộc áp đảo người dân, gây xô xát, khiến 3 người làng Ngò bị thương nhưng không đưa họ đi cấp cứu.
Theo phản ánh của người dân làng Ngò, điều đáng chú ý là sáng hôm đó, một số cán bộ nhân viên thuộc lực lượng chức năng, công an huyện Đại Từ, công an xã…có mặt nhưng không đeo biển hiệu khi thi hành công vụ.
Những nạn nhân bị thương được người dân thống kê gồm bà Nguyễn Thị Phương (SN 1925), Trương Thị Ngải, Dương Thị Thân (SN 1968)…
Nhiều người dân tố bị đánh
Giám đốc công ty mỏ bị ném đá bị thương
Phó giám đốc Công ty than Khánh Hòa là ông Nguyễn Văn Bính cho biết, việc lấp đường hôm 12/11 là công ty thực hiện theo chỉ đạo của UBND tỉnh Thái Nguyên và huyện Đại Từ buộc di dời toàn bộ tài sản và di dân ra khỏi vùng nguy hiểm.
Nguyên nhân chính là người dân không muốn lấp đường giao thông chính nhưng đường liên huyện không phải đường của dân. Mặc dù để thay thế tuyến đường cũ, công ty đã làm một tuyến đường nhánh cho người dân và tuyến đường này đã đi vào hoạt động. Khi làm đường mới, người dân yêu cầu phải có điện, công ty lắp xong điện rồi nhưng dân vẫn không chấp thuận.
Nói về việc công ty điều động hàng trăm công nhân ra để áp đảo người dân, ông Nguyễn Văn Bính cho biết: “ Tổng số cán bộ, công nhân có 1100 người, làm việc 3 ca, một ca có khoảng vài trăm công nhân. Ngày 12/11, công ty huy động công nhân ra đó để giải tỏa nhân dân ra khỏi vùng nguy hiểm. Nhân dân quay lại đánh anh em, đến Giám đốc công ty là ông Nguyễn Văn Tuấn cũng phải đi viện vì bị đánh và ném đá vào bả vai”.
Trong vụ việc này, người bị thương nặng nhất là ông Triều, cán bộ phòng An toàn của công ty. Ông Triều khi nhảy ra can bị người dân cầm thẳng hòn đá đập vào mặt. Noài ông triều ra còn nhiều người khác bị đánh. Công ty đã báo cáo lên công an tỉnh Thái Nguyên, Giám đốc công an tỉnh Thái nguyên cũng đã xuống hiện trường để trực tiếp tìm hiểu. Người dân lên phương án bắt tôi về để thỏa hiệp nhưng không bắt được, khi giám đốc công ty xuất hiện thì bị dân đuổi bắt, và ném đá vào vai”.
Đường dân sinh đi qua bãi thải than rất nguy hiểm.
Theo lời ông Bính, theo luật đền bù giải phóng mặt, đất công trình phúc lợi không được đền bù. Do lệnh xuống, yêu cầu mỏ phải di dân ra vì sợ sập, công ty phải làm nhưng chưa làm ngay vì muốn đối thoại với người dân. Trước đó, ngày 4/11 công ty than Khánh Hòa mời người dân lên xã làm việc nhưng dân ko lên, chỉ có trưởng xóm lên. Trưởng xóm đưa ra yêu cầu gì chúng tôi cũng đồng ý hết.
“Còn về việc người dân bị thương vong, công nhân chúng tôi không gây ra. Người của công ty còn bị thương nhiều hơn. Khi huy động công nhân xuống, chúng tôi đã bảo công nhân xuống chân tay không. Tuy nhiên khi đó một số phụ nữ lăn ra bảo công ty đánh nhưng không ai đánh. Ngay từ đầu quán triệt không được mang theo vũ khí, không được đánh dân. Khi người ta đánh mình thì mình đẩy họ ra thôi. Nếu chủ bụng đánh dân thì khác ngay, dân sao cự được. Tôi quán triệt ngay từ đầu không được đánh dân mà chỉ cản thôi”, ông Nguyễn Văn Bính cho biết.
“Khi xảy ra sự xô xát, công ty đã không tiến hành lấp đường đó nữa. Đồng thời, ký luôn văn bản đồng ý chưa lấp đường. Sau này khi có ý kiến chỉ đạo và sự đồng thuận của bà con nhân dân chúng tôi mới lấp đường. Đoạn đường mới chúng tôi làm theo ý kiến chỉ đạo của UBND xã An Khánh. Bởi đó là chủ trương đi qua xóm Tân Bình để người dân phát triển kinh tế. Vì mục đích phát triển chung”.
Dừng lấp đường… đợi chỉ đạo
Bí thư Đảng ủy xã An Khánh, ông Trần Văn Quang khẳng định, không có chuyện đánh nhau giữa công nhân mỏ và người dân làng Ngò.
“Thời điểm xảy ra vụ việc tôi cũng có mặt, nhiều người dân bị thương bảo là do công nhân mỏ đánh. Tuy nhiên, trong khi xảy ra điểm nóng, nhiều người không giữ được bình tĩnh nên xảy ra xô xát. Nhiều người dân bị thương là do quá trình xô đẩy. Ngay cả người dân cũng không bình tĩnh được đã ném đá vào giám đốc công ty đó. Khi đó lực lượng công an huyện, xã cũng có mặt để bảo vệ. Và không thể có chuyện đánh nhau”, ông Quang cho biết.
Ông Trần Văn Quang, Bí thư xã An Khánh
Nói về việc hàng trăm công nhân có mặt ở đó, ông Quang cho rằng, số lượng công nhân giờ nói hàng ngàn hay mấy trăm thì không ai đếm được.
“Việc điều động công nhân ra là thẩm quyền của mỏ. Hiện giờ phương án đưa ra là dân yêu cầu cái gì thì chúng tôi làm cái đó. Tạm thời Mỏ, huyện, địa phương và người dân đã ký biên bản chưa được lấp đường. Khi nào lấp thì phải có chỉ đạo từ các cấp. Không ai để đường dân sinh đi qua bãi thải của mỏ than vì rất nguy hiểm. Nhưng khi nào lấp thì phải có ý kiến của cơ quan chức năng. Hiện đã có con đường mới nhưng dân không đi vì nó xa”, ông Quang cho hay.
THEO KIẾN THỨC