(GDVN) - Những chiếc
máy bay khởi hành từ căn cứ ở Guam bay vào "khu nhận diện phòng không"
do Trung Quốc đơn phương vạch ra và công bố hôm 23/11 lúc 19 giờ sáng
ngày 25/11 theo giờ Washington mà không gặp sự cố nào, tờ báo dẫn lời
quan chức Mỹ giấu tên cho biết.
- Nhật chỉ đạo các hãng hàng không không xin phép, báo cáo Trung Quốc
- Bộ Quốc phòng Hàn Quốc triệu kiến Tùy viên Quân sự Trung Quốc
- Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản triệu kiến Đại sứ Trung Quốc
- "Trung Quốc không phải trọng tài trong quan hệ Việt Nam - Ấn Độ"
- "Máy bay QS nước ngoài xâm phạm không phận, Trung Quốc cứ bắn"
Theo Wall Street Journal, ngày 26/11,
một cặp máy bay B-52 của Mỹ đã bay qua chuỗi đảo tranh chấp Senkaku/Điếu
Ngư giữa Nhật Bản và Trung Quốc mà không thông báo trước với Bắc Kinh
như một thách thức trực tiếp tới quốc gia này sau khi Trung Quốc tuyên
bố cái gọi là "khu nhận diện phòng không".
Ảnh minh họa. |
Những chiếc máy bay khởi hành từ căn cứ ở Guam bay vào "khu nhận diện phòng không" do Trung Quốc đơn phương vạch ra và công bố hôm 23/11 lúc 19 giờ sáng ngày 25/11 theo giờ Washington, tờ báo dẫn lời quan chức Mỹ giấu tên cho biết.
Trước đó, Đại tá Steve Warren - người
phát ngôn Lầu Năm Góc tuyên bố sẽ không thừa nhận sự tồn tại của khu vực
phòng không mới do Trung Quốc tự ý vạch ra và sẽ không thực hiện theo
yêu cầu của Bắc Kinh như báo trước kế hoạch bay, tần số vô tuyến và các
thông tin di chuyển khi đi qua khu vực trên.
"Chúng tôi xem nó như là một nỗ lực gây mất ổn định để thay đổi hiện trạng trong khu vực", Đại tá Warren nói.
Hai chiếc B-52, tại căn cứ không quân
Anderson ở Guam, cất cánh để tham gia một cuộc diễn tập được gọi là
Coral Lightning. Các máy bay này không mang theo vũ khí và không đi kèm
với máy bay hộ tống.
Trung Quốc hôm 23/11 đã công bố tọa độ
và bản đồ của cái gọi là "khu nhận diện khòng không" trong nỗ lực tăng
cường ảnh hưởng của mình trong khu vực này. Bắc Kinh cảnh báo sẽ phản
ứng quân sự đối với các máy bay không tuân thủ yêu cầu của Trung Quốc
khi đi qua khu vực này.
Cái được gọi là "vùng nhận diện phòng không" do Trung Quốc đơn phương vạch ra. |
Tuy nhiên, các quan chức Mỹ nói với
Wall Street Journal rằng Trung Quốc đã không liên lạc với những chiếc
B-52 khi chúng đi qua khu vực trên. Chúng đã bay trở lại Guam an toàn
sau khi kết thúc cuộc diễn tập.
Sự thành lập một khu vực phòng không
trên Hoa Đông, bao trọn quần đảo tranh chấp Senkaku, được cho là một
phần chiến lược dài hạn cố gắng dần dần thay đổi hiện trạng ở Hoa Đông,
gây khó khăn cho Nhật Bản trong việc thực hiện tuyên bố chủ quyền và
khiến Tokyo không thể băng qua giới hạn đỏ kích động một cuộc xung đột
quân sự.
Nhưng một số nhà phân tích cho rằng
hành động thái quá trên của Trung Quốc đã không chỉ chọc giận Nhật Bản
mà còn cả Mỹ, Hàn Quốc và Đài Loan.
Các quan chức Mỹ cho biết, họ tin rằng
họ đã phải thách thức tuyên bố mới của Trung Quốc để nhấn mạnh rõ ràng
rằng động thái trên của Bắc Kinh là không phù hợp. Nhưng nói thêm rằng
họ không tin các chuyến bay qua quần đảo Senkaku không báo trước sẽ gây
ra một cuộc xung đột quân sự.
- Ngoại trưởng Mỹ: Lập khu vực phòng không Hoa Đông, bước leo thang mới
- Sau cái gọi là "khu nhận diện phòng không Hoa Đông" sẽ đến Biển Đông?
- Toàn văn phát ngôn của Ngoại trưởng Mỹ về tuyên bố của Trung Quốc
- Seoul phản ứng về khu nhận diện phòng không TQ "đè" lãnh thổ Hàn Quốc
- Hoàn Cầu: Muốn đấu với Trung Quốc, Shinzo Abe cứ dẫn Nhật Bản tới!?
- "Máy bay QS nước ngoài xâm phạm không phận, Trung Quốc cứ bắn"
- Khu nhận diện phòng không Trung Quốc ở Hoa Đông "đè" lãnh thổ Hàn Quốc
- "Trung Quốc không phải trọng tài trong quan hệ Việt Nam - Ấn Độ"
- Myanmar: Nếu TQ gây áp lực về Biển Đông, sẽ bắt chước Brunei
- TQ công bố khu vực phòng không, áp dụng phòng thủ khẩn cấp ở Hoa Đông