THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

17 November 2013

Lũ lên cao, miền Trung bị cô lập


Toàn bộ đường sắt ở khu vực miền Trung bị tê liệt hoàn toàn, các chuyến tàu thống nhất từ Bắc vào Nam qua địa bàn các tỉnh khu vực miền Trung đều phải dừng tại ga Đà Nẵng để chờ thông tuyến. Do ảnh hưởng của mua lũ, nên trên địa bàn Tp. Đà Nẵng, đoạn đường ray ở khu vực quận Thanh Khê bị nước ngập sâu nên các tàu phải cập vào ga Đà Nẵng để tránh lũ. Hiện tại có 4 chuyến tàu chạy từ Bắc Nam đang ở ga Đà Nẵng.
Số người chết tăng nhanh
Nếu như lúc 15g mới có 9 người thương vong thì đến 18g chiều nay, con số người chết ở 6 tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, lên đến 32 người. Trong đó, Quảng Ngãi có 13 người chết; Bình Định 13 người; Quảng Nam 2 người, Phú Yên 2 người, Gia Lai 2 người chết; Kon Tum 1 người mất tích. Khoảng 40 ngôi nhà đã bị đổ sập hoàn toàn, hàng vạn ngôi nhà khác đã bị ngập, nhiều địa phương bị cô lập hoàn toàn.
Có mặt tại địa phận Trung tâm hành chính huyện Duy Xuyên, Quảng Nam vào thời điểm mưa rất to, nước chảy xiết, chúng tôi chứng kiến nhiều người dân tìm cách lội bộ trên các tuyến đướng bị nước lũ chia cắt, nước chảy xiết, bất chấp nguy hiểm đến tính mạng. Giải thích về việc đi lại trong nước lũ rất nguy hiểm, bà Hồ Thị Lũy ở thôn Châu Hiệp, thị trấn Nam Phước, tỉnh Quảng Nam nói: Đi bộ cả tiếng đồng hồ từ Quốc lộ 1A để về nhà, vượt qua hàng cây số nước chảy xiết vì sợ nhà bị ngập nước, trôi hết đồ đạc. Chính từ nhận thức như thế của nhiều người dân mà đã xảy ra những tai nạn gây nên những cái chết thương tâm trong hai ngày qua trên địa bàn.
Đến chiều tối nay, nhiều xã huyện Hòa Vang vẫn đang bị cô lập do nước lũ từ thượng nguồn đỗ về
Đến chiều tối nay, nhiều xã huyện Hòa Vang vẫn đang bị cô lập do nước lũ từ thượng nguồn đỗ về
Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Lệ ở thôn La Bông (xã Hòa Tiến, Hòa Vang, Đà Nẵng) cho biết, ngày hôm qua trời mưa to, gia đình cũng chuẩn bị dọn lũ, ai ngờ nước lên nhanh, chúng tôi trở tay không kịp đành để đồ đạc đó đi trú lũ, “chắc khi về không còn gì nữa quá”.
Hệ thống giao thông bị chia cắt
Toàn bộ đường sắt ở khu vực miền Trung bị tê liệt hoàn toàn, các chuyến tàu thống nhất từ Bắc vào Nam qua địa bàn các tỉnh khu vực miền Trung đều phải dừng tại ga Đà Nẵng để chờ thông tuyến. Do ảnh hưởng của mua lũ, nên trên địa bàn Tp. Đà Nẵng, đoạn đường ray ở khu vực quận Thanh Khê bị nước ngập sâu nên các tàu phải cập vào ga Đà Nẵng để tránh lũ. Hiện tại có 4 chuyến tàu chạy từ Bắc Nam đang ở ga Đà Nẵng.
Theo ông Ngô Văn Ngọc, Trưởng ga Đà Nẵng cho biết thì, từ sáng đến giờ, đường sắt đoạn qua Đà Nẵng bị tê liệt hoàn toàn và hiện có 4 tàu thống nhất bắc Nam (SE1, TN1, SE7 và SE19) đang bị kẹt tại ga Đà Nẵng, với hơn 1.600 hành khách. Hiện nay, các chuyến tàu hướng ra Bắc đã thông bình thường, nhưng hướng vào Nam thì bị tê liệt hoàn toàn do lũ lụt. Nếu như không có gì trở ngại, trời ngừng mưa, thì chừng 30 phút sau tại Ngã Ba Huế nước rút đi thì các tàu có thể khởi hành trở lại. Tuy nhiên, hiện nay ở các địa phương khác như: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên… lũ lụt rất lớn, các tuyến đường ray, nhà ga bị cô lập… các chuyến tàu này có thể phải dừng lại bất cứ lúc nào…
Nhiều ngôi nhà ở Hòa Vang đã ngập chìm trong nước
Nhiều ngôi nhà ở Hòa Vang đã ngập chìm trong nước
Trước tình hình quốc lộ (QL) 1 qua Quảng Ngãi – Bình Định có nhiều đoạn bị nước lũ ngập, xói lở, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã phân luồng cho các xe cộ vòng tránh lên Tây Nguyên. Cụ thể, xe đi từ phía Bắc vào Nam: đi trên QL 1 đến ngã tư Hoà Cầm – TP Đà Nẵng hoặc từ tuyến đường dẫn Nam Hải Vân – Túy Loan rẽ phải đi theo Quốc lộ 14B đến Ngã ba Thạnh Mỹ (huyện Nam Giang, Quảng Nam), rẽ trái theo đường Hồ Chí Minh đến Kon Tum và theo QL 14 đến TP Buôn Ma Thuột đi thẳng theo QL14 vào Nam hoặc theo QL 26 xuống ngã ba Ninh Hoà (Km1421/QL1) thuộc khu vực thị trấn Ninh Hoà, tỉnh Khánh Hoà rẽ phải đi theo QL 1 để vào Nam.
Các phương tiện giao thông đi từ phía Nam ra phía Bắc: đi trên QL1 đến ngã ba Ninh Hoà thuộc khu vực thị trấn Ninh Hoà, tỉnh Khánh Hoà theo QL 26 lên TP Buôn Mê Thuột, theo QL 14 đi về Kon Tum, theo đường Hồ Chí Minh đến ngã ba Thạnh Mỹ (Quảng Nam) đi thẳng xuống QL 14B đến ngã ba Túy Loan gặp tuyến đường dẫn Nam Hải Vân – Túy Loan rẽ trái để đi qua hầm đường bộ Hải Vân và đi tiếp ra Huế và Hà Nội; Hoặc gặp đường QL 1 tại ngã tư Hoà Cầm, về thành phố Đà Nẵng.
Điều hơn 3.000 bộ đội xuống cứu dân
Nắm chắc diễn biến tình hình lũ, Bộ Tư lệnh Quân khu 5 phân công các đoàn công tác bám sát các địa phương để chỉ đạo, đôn đốc bộ đội sẵn sàng ứng cứu nhân dân. Cho đến chiều nay, có gần 3.000 cán bộ, chiến sĩ các đơn vị thường trực và dân quân, dự bị động viên thuộc các địa phương ứng trực làm nhiệm vụ cứu giúp dân. Tại tỉnh Quảng Nam, bộ đội Lữ đoàn công binh 270 và Lữ đoàn tăng thiết giáp 574 đã cơ động cùng các loại phương tiện ca nô, thuyền máy đẩy có mặt tại vùng rốn lũ ở huyện Điện Bàn và Duy Xuyên để giúp dân. Tại Quảng Nam, do nước lũ lên nhanh tại các huyện Duy Xuyên và Điện Bàn nên Quân khu 5 đã điều động một bộ phận lực lượng của Lữ đoàn công binh 270 và Lữ đoàn tăng thiết giáp 574 cơ động làm nhiệm vụ tại những vùng rốn lũ này. Phương châm “4 tại chỗ” trong công tác phòng chống lụt bão tiếp tục được các đơn vị và địa phương phát huy tốt. Đa số người dân đã chủ động trú tránh lũ.
Tại Đà Nẵng, hiều 16.11, Ban chỉ huy PCLB-TKCN TP.Đà Nẵng cho biết các địa phương đã phải di dời hơn 4.500 hộ/ 16.000 người dân dân. Trong đó, H.Hòa Vang bị ngập nặng nhất với 9/11 xã; riêng các xã Hòa Phong, Hòa Nhơn, Hòa Tiến ngập nặng đến 2-3 mét nước. Mưa lũ cũng đã làm sạt lở tuyến đường thôn 1 ở xã Hòa Ninh, cô lập người dân trong thôn. UBND H.Hòa Vang đã cử lực lượng túc trực không cho người và phương tiện lưu thông để đảm bảo an toàn. 10 phường ở quận vùng ven là Cẩm Lệ, Liên Chiểu và Ngũ Hành Sơn cũng ngập nặng. Bên cạnh nguyên nhân mưa lớn kéo dài khiến hệ thống thoát nước tê liệt, nhiều khu dân cư còn bị ngập nặng do các dự án thi công dở dang.
(Khám Phá)