Một Nông Dân (Danlambao) - Tôi đã từng là một nông dân, bất đắc dĩ lắm mới phải viết vài dòng suy nghĩ của mình trước vấn đề vô cùng nóng đó là RUỘNG ĐẤT. Lẽ ra viết là sở trường của của nhà văn, nhà báo chứ nông dân như chúng tôi thì cày cuốc thạo hơn viết văn. Hiện tượng Đoàn Văn Vươn, Tiên Lãng, Hải Phòng hay Ecopark, Văn Giang, Hưng Yên đã có nhiều bài viết với các góc nhìn, phân tích rất hay. Nông dân tôi ít chữ cũng mạo muội góp tí chút hiểu biết quê mùa mong bạn đọc bỏ qua nếu hiểu biết còn sơ sài nông cạn.
Gia đình tôi cũng đã từng bị thu hồi ruộng đất từ những năm 2005, xin nói thêm ruộng đất mà gia đình tôi bị thu hồi cho dự án Spendora – nơi ước đến, chốn mong về - nên tôi vô cùng đồng cảm với bà con EcoPark Văn Giang, Hưng Yên. Chúng tôi cũng đã từng được nghe chính quyền địa phương quán triệt, giải thích là thu hồi đúng pháp luật. Nào là căn cứ điều nọ, điều kia và tóm lại là nhà nước thu hồi để làm khu đô thị vì vậy các gia đình có ruộng nằm trong quy hoạch phải giao nộp cho nhà nước, với giá đền bù do nhà nước ấn định. Gia đình nào không giao nộp thì cưỡng chế có vậy thôi. Vậy là trong sự kiện thu hồi cho dự án Spendora hay Ecopark, nhà nước đều đứng ra thu hồi rồi giao lại cho doanh nghiệp làm kinh doanh, thế rồi hết thảy các cấp chính quyền, kể cả các cơ quan nhà nước khác có liên quan. Thậm chí các bậc trí giả như Ông Giáo sư Đặng Hùng Võ, chuyên gia về đất đai, cũng khẳng định nhà nước thu hồi là đúng luật (cái này là tham khảo bài trả lời của Ông Võ trên BBC), thế thì nông dân hết cãi nhưng mà đau mà ức thành ra bất đắc dĩ phải viết mấy dòng thế này.
Tôi thiển nghĩ phàm cái gì đúng thì nó tồn tại lâu, cái gì không đúng nó sẽ khó mà tồn tại được, cũng vậy nếu thu hồi ruộng đất của nông dân chúng tôi mà các cơ quan nhà nước và cả chính quyền nữa cứ nhìn nhận là đúng thì nông dân chúng tôi không phục (mượn ý phim bao công mà nhân vật bị oan cứ la lên là tiểu nhân không phục). Bằng chứng là tại sao bảo đúng mà đơn từ tố cáo, khiếu nại, khiếu kiện về đất đai cứ nhiều lên? Bảo đúng mà cả nước cứ như nồi áp suất trước các vụ việc thu hồi đất? Ở đâu có thu hồi đất là ở đó có bức xúc. Vậy khó mà bao biện, viện dẫn khoản nọ điều kia của luật nọ luật kia được.
Sự thực đến nay với tư cách một nông dân tôi khẳng định luật đất đai đã thất bại hoàn toàn bởi nếu không thất bại thì tại sao nó khó đi vào cuộc sống thế? Tại sao nông dân chúng tôi cứ chống nó? Là nông dân nhưng chúng tôi cũng hiểu được như thế này : Luật pháp chẳng phải là cái gì ghê gớm, nó chỉ lẽo đẽo chạy theo cuộc sống để mà điều chỉnh, uốn nắn các hành vi mà lợi ích phải phục vụ số đông dân chúng trong xã hội.
Xin đơn cử một ví dụ thế này : Có lần tôi xem một phóng sự phản ánh về tình hình giao thông trên tivi (VTV1) đề cập đến việc nghị định của chính phủ quy định đối với người tham gia giao thông bằng xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm. Nghị định này cơ bản được số đông chấp nhận, nhưng phóng sự trên lại đề cập tới một bộ phận nhỏ là chị em đồng bào Thái không được hưởng lợi từ Nghị định này. Bằng chứng là đối với văn hóa đồng bào Thái, chị em phải vấn tóc cao trên đỉnh đầu gọi là Tằng Cẩu, thế thì mũ bảo hiểm nào có thể đội được? Như vậy trong hoàn cảnh này luật pháp đã không quan tâm tới lợi ích của một bộ phận nhỏ (chị em đồng bào Thái) trong xã hội.
Cũng vậy luật đất đai đã bỏ qua lợi ích của nông dân chúng tôi. Chỉ bằng một quyết định hành chính mà đất bị thu hồi đền bù tính theo sào (360 m2) không bằng 1m2 khi dự án hoàn thành bán ra thị trường. Thế thì làm sao bảo là công bằng được? Làm sao không khiếu kiện? Sai từ luật nhưng không thèm sửa sau đó lại mang luật để cưỡng chế?
Nhà nước với vai trò điều hành và quản lý xã hội lẽ ra phải đứng ra điều tiết các lợi ích của các bên liên quan thế thì nhân dân mới khế ước và trao quyền lực cho nhà nước chứ. Đằng này nhà nước đứng về phía doanh nghiệp gạt nông dân xuống cống rãnh của công cuộc đô thị hóa thế thì nông dân hiền như cục đất cũng chẳng thể nào chịu nổi.
Nông dân tôi ít chữ nhưng cũng quả quyết rằng có quá nhiều giải pháp hay mà nếu nhà nước với vai trò đúng nghĩa như trọng tài giải quyết các quyền lợi, nghĩa vụ của các bên có liên quan thì có thể đưa ra một giải pháp thế này : Thu hồi ruộng đất của nông dân làm khu đô thị được tính như cổ đông góp đất. Khi dự án hoàn thành bán được sản phẩm thì chia lợi ích theo vốn góp. Giản dị như thế mà chẳng làm lại ép nông dân giao nộp với giá đất nông nghiệp sau đó hô biến đất nông nghiệp thành đất ở bán với giá ngất ngưởng. Nông dân chống đối thì đổ tội cho thế lực thù địch (theo lời phó chủ tịch tỉnh Hưng Yên) xúi giục. Chán ngán quá chừng.
Tôi cứ lẩn thẩn mà nghĩ ngợi thế này : lẽ ra người nông dân thì phải cầm cày, cầm cuốc chứ ai lại đi cầm bút bao giờ? Nhà văn, nhà báo văn hay chữ tốt cất tiếng nói cho bà con nông dân chúng tôi được nhờ mới đúng thế thì lại vô cảm, lặng câm. Xã hội cứ lộn tùng phèo, tréo ngoe hết cả. Nhòm các báo lề phải trước sự kiện Văn Giang thấy im re, vô cảm. Hình như các báo này bị ăn canh hến?
Nông dân chúng tôi ít học thiệt thòi, thua thiệt đủ đường đang cần lắm những sẻ chia từ mọi tầng lớp khác trong xã hội. Nông nghiệp, nông dân và nông thôn hay còn gọi là nông thôn mới chả biết tin tưởng được mấy phần trăm? Lung lay lắm rồi niềm tin ạ.
Sự thực đến nay với tư cách một nông dân tôi khẳng định luật đất đai đã thất bại hoàn toàn bởi nếu không thất bại thì tại sao nó khó đi vào cuộc sống thế? Tại sao nông dân chúng tôi cứ chống nó? Là nông dân nhưng chúng tôi cũng hiểu được như thế này : Luật pháp chẳng phải là cái gì ghê gớm, nó chỉ lẽo đẽo chạy theo cuộc sống để mà điều chỉnh, uốn nắn các hành vi mà lợi ích phải phục vụ số đông dân chúng trong xã hội.
Xin đơn cử một ví dụ thế này : Có lần tôi xem một phóng sự phản ánh về tình hình giao thông trên tivi (VTV1) đề cập đến việc nghị định của chính phủ quy định đối với người tham gia giao thông bằng xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm. Nghị định này cơ bản được số đông chấp nhận, nhưng phóng sự trên lại đề cập tới một bộ phận nhỏ là chị em đồng bào Thái không được hưởng lợi từ Nghị định này. Bằng chứng là đối với văn hóa đồng bào Thái, chị em phải vấn tóc cao trên đỉnh đầu gọi là Tằng Cẩu, thế thì mũ bảo hiểm nào có thể đội được? Như vậy trong hoàn cảnh này luật pháp đã không quan tâm tới lợi ích của một bộ phận nhỏ (chị em đồng bào Thái) trong xã hội.
Cũng vậy luật đất đai đã bỏ qua lợi ích của nông dân chúng tôi. Chỉ bằng một quyết định hành chính mà đất bị thu hồi đền bù tính theo sào (360 m2) không bằng 1m2 khi dự án hoàn thành bán ra thị trường. Thế thì làm sao bảo là công bằng được? Làm sao không khiếu kiện? Sai từ luật nhưng không thèm sửa sau đó lại mang luật để cưỡng chế?
Nhà nước với vai trò điều hành và quản lý xã hội lẽ ra phải đứng ra điều tiết các lợi ích của các bên liên quan thế thì nhân dân mới khế ước và trao quyền lực cho nhà nước chứ. Đằng này nhà nước đứng về phía doanh nghiệp gạt nông dân xuống cống rãnh của công cuộc đô thị hóa thế thì nông dân hiền như cục đất cũng chẳng thể nào chịu nổi.
Nông dân tôi ít chữ nhưng cũng quả quyết rằng có quá nhiều giải pháp hay mà nếu nhà nước với vai trò đúng nghĩa như trọng tài giải quyết các quyền lợi, nghĩa vụ của các bên có liên quan thì có thể đưa ra một giải pháp thế này : Thu hồi ruộng đất của nông dân làm khu đô thị được tính như cổ đông góp đất. Khi dự án hoàn thành bán được sản phẩm thì chia lợi ích theo vốn góp. Giản dị như thế mà chẳng làm lại ép nông dân giao nộp với giá đất nông nghiệp sau đó hô biến đất nông nghiệp thành đất ở bán với giá ngất ngưởng. Nông dân chống đối thì đổ tội cho thế lực thù địch (theo lời phó chủ tịch tỉnh Hưng Yên) xúi giục. Chán ngán quá chừng.
Tôi cứ lẩn thẩn mà nghĩ ngợi thế này : lẽ ra người nông dân thì phải cầm cày, cầm cuốc chứ ai lại đi cầm bút bao giờ? Nhà văn, nhà báo văn hay chữ tốt cất tiếng nói cho bà con nông dân chúng tôi được nhờ mới đúng thế thì lại vô cảm, lặng câm. Xã hội cứ lộn tùng phèo, tréo ngoe hết cả. Nhòm các báo lề phải trước sự kiện Văn Giang thấy im re, vô cảm. Hình như các báo này bị ăn canh hến?
Nông dân chúng tôi ít học thiệt thòi, thua thiệt đủ đường đang cần lắm những sẻ chia từ mọi tầng lớp khác trong xã hội. Nông nghiệp, nông dân và nông thôn hay còn gọi là nông thôn mới chả biết tin tưởng được mấy phần trăm? Lung lay lắm rồi niềm tin ạ.
Cực chẳng đã nông dân tôi chẳng còn đất mà cày cuốc nữa thành ra bày đặt viết lách mấy dòng quê cục âu cũng là để giải tỏa stress thôi, mong các bác bụng nhiều chữ nghĩa lượng thứ cho.