TUYÊN BỐ VỀ VIỆC CƯỠNG CHẾ GIẢI TỎA ĐẤT ĐAI VĂN GIANG BẰNG VŨ LỰC
Nếu đồng ý với Tuyên bố này, xin cho biết họ tên, địa chỉ, nghề nghiệp và gửi đến:BauxiteVN_Petition@yahoo.com. Khi công bố, Bauxite Việt Nam chỉ ghi tỉnh (đối với người trong nước) hay nước (đối với người ở hải ngoại).
Bauxite Việt Nam
|
.
Vụ cưỡng chế giải tỏa đất đai bằng vũ lực diễn ra sáng 24/4/2012 ở địa bàn huyện Văn Giang, Hưng Yên đang gây xúc động mạnh mẽ tất cả những người Việt Nam có lương tri, dấy lên nỗi lo lắng chưa từng có trong mọi người dân Việt biết suy tư về vận mệnh đất nước.
Cho đến hôm nay, đã có thể nhận rõ những sự thật đau lòng về bản thân vụ Văn Giang cũng như những sự thật nguy hiểm đối với đất nước đã được phơi bày từ vụ này.
Để chứng tỏ quyền lực của chính quyền trong việc “hỗ trợ” một dự án kinh doanh tư nhân được Nhà nước bảo trợ thông qua những điều luật và điều khoản dưới luật đã và đang ngày càng bị công luận đồng thanh phản bác vì bản chất vi hiến, đi ngược lại quyền lợi của đại đa số nông dân, thành phần chủ yếu của nhân dân Việt Nam, thành phần từng là chủ lực quân của cuộc cách mạng và chiến tranh do Đảng Lao Động, Đảng Cộng Sản Việt Nam phát động và lãnh đạo trong nửa thế kỷ qua, chính quyền đã huy động hàng ngàn công an, cảnh sát vũ trang hùng hậu đàn áp cuộc chống đối giải tỏa của hàng trăm nông dân quyết bảo vệ mảnh đất thấm mồ hôi, nước mắt và máu, còn lưu giữ xương cốt của cha ông từ nhiều đời.
Những hình ảnh lan truyền khắp thế giới đã khiến tất cả những ai có Lương Tri Con Người phải phẫn nộ. Những kẻ vũ trang tận răng xông vào đe dọa bằng tiếng nổ và đánh đập vài người nông dân yếu ớt. Những tiếng khóc la của đàn bà, con trẻ làm đau nhói tim người. Những mảnh xương cốt cha ông bị máy ủi xới bật lên trên cánh đồng xanh tốt phút chốc tan hoang để lại một ấn tượng chua xót và tủi nhục. Đó là những tội ác Trời không dung, Đất không tha.
Những hình ảnh phơi bày trước con mắt nhân dân trong nước và thế giới sự đối đầu không khoan nhượng giữa bộ máy đàn áp của chính quyền với một bộ phận nông dân, sự bạo hành chỉ có thể áp dụng đối với kẻ thù của nhân dân. Nguy hiểm hơn nữa cho đất nước, qua vụ Văn Giang có thể thấy một đội ngũ mang danh công bộc của dân nhưng lại chống đối nhân dân với tâm lý không biết sợ, không biết thẹn, không biết đau biết nhục.
Chúng tôi, những người ký tên dưới đây, khẩn thiết yêu cầu:
1/ Các cơ quan quyền lực cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hãy chính thức bày tỏ quan điểm trước toàn dân về những vấn đề sau đây:
- Việc sử dụng bạo lực để giải tỏa đất ở Văn Giang ngày 24/4/2012 có vi phạm những quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam trong việc triệt để tôn trọng quyền mưu cầu hạnh phúc của cả một dân tộc được tự do sinh sống trên mảnh đất độc lập do xương máu của chính mình giành được?
- Việc giải tỏa gây chấn động tâm can hàng chục triệu người dân, trước hết là hàng chục triệu nông dân, chắc chắn sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng khó lường về an ninh chính trị của đất nước, để bảo vệ lợi lộc của một nhóm cá nhân chủ đầu tư, có phải việc nên làm của một nhà nước của dân, do dân, vì dân?
- Việc giải tỏa (nếu có) dựa vào những quy định luật pháp hiện hành đang là đối tượng phải sửa đổi của Luật Đất đai sắp tới có phải việc nên làm của một nhà nước thực sự có thiện chí hướng đến một Nhà Nước Pháp Quyền?
- Việc công khai đối đầu giữa lực lượng vũ trang mệnh danh “Công an nhân dân” với một cộng đồng nhân dân không chống đối chính quyền, chỉ tranh chấp quyền lợi với một nhóm lợi ích, có phá hoại nghiêm trọng khối đoàn kết dân tộc đang là vốn quý nhất của một nước nhỏ yếu trong cuộc chiến đấu lâu dài đòi lại và bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ trước một kẻ thù to lớn và đầy tham vọng?
2/ Các cơ quan quyền lực cao nhất hãy công bố rõ những người, những bộ phận chính quyền địa phương và trung ương chịu trách nhiệm về chủ trương và việc thực hiện vụ cưỡng chế giải tỏa trên.
3/ Xem xét lại toàn bộ dự án Ecopark để điều chỉnh những bất hợp lý, bất hợp tình trong dự án theo hướng ưu tiên lợi ích thực sự của Nhà nước và người nông dân có đất bị thu hồi.
4/ Yêu cầu các cấp chính quyền và doanh nghiệp Ecopark khẩn trương khắc phục những hậu quả của vụ cưỡng chế:
- Công khai xin lỗi, bồi thường cho những người dân bị đánh đập, ngược đãi trong vụ cưỡng chế.
- Làm lễ tạ tội những hương hồn đã bị đào mồ, phơi xương trắng; xin tạ lỗi với những hậu duệ của người chết, xin khôi phục mồ mả của cha ông họ.
- Đền bù thiệt hại của những hộ nông dân bị giải tỏa đất trong vụ cưỡng chế bằng các hình thức được họ chấp nhận.
Nếu Ecopark không thực hiện nghiêm chỉnh những điều nói trên đây, xin khẩn thiết đề nghị hết thảy những ai có tiền và đang muốn mua đất thuộc Dự án khu du lịch sinh thái của Doanh nghiệp Ecopark tại Văn Giang hãy nhất tề tẩy chay Dự án này nhằm biểu lộ tình thương yêu ruột thịt với đồng bào mình là những người nông dân đang lâm vào tình thế không còn đường sống, không còn đến nấm mộ của tổ tiên để được thờ phụng đúng với đạo lý, tín ngưỡng truyền thống hàng ngàn năm nay của người Việt Nam.
5/ Không được sử dụng lực lượng trị an của Nhà nước để cưỡng chế đất đai “hỗ trợ” những dự án không phục vụ lợi ích thật sự của quốc gia, an ninh, quốc phòng
6/ Nhanh chóng sửa đổi Luật Đất đai và những luật lệ liên quan đến việc giải phóng mặt bằng theo hướng đặt quyền lợi của người dân có đất và quyền lợi thực sự của quốc gia lên cao nhất, tuyệt đối không để các nhóm đặc quyền lợi dụng luật để cướp đất của dân với giá rẻ mạt.
Với tâm huyết bảo vệ lợi ích của quốc gia, dân tộc, trước hết là lợi ích của người dân lao động, với thiện chí xây dựng một nhà nước thực sự pháp quyền, của dân, do dân, vì dân, chúng tôi kêu gọi những người có trách nhiệm cao nhất của Nhà nước Việt Nam nghiêm túc đáp ứng những yêu cầu trên. Với thiện chí xây dựng một nền kinh tế thị trường đúng nghĩa, lành mạnh và nhân bản cho nước Việt Nam phát triển bền vững, chúng tôi yêu cầu các nhà đầu tư trong nước và quốc tế tôn trọng lợi ích chính đáng của người dân, không cấu kết với bọn tham nhũng trong chính quyền để mưu lợi lộc bất chính, bất nhân, bất nghĩa, điều sẽ xâm hại chính lợi ích lâu dài của các vị. Với thiện chí xây dựng hình ảnh người “Công an nhân dân” đúng nghĩa, chúng tôi kêu gọi các sĩ quan, chiến sĩ công an, cảnh sát bị điều động tham gia cưỡng chế đất đai của dân phải hết sức tôn trọng người dân trong mọi hành động, cử chỉ, lời nói, không mù quáng tuân theo những mệnh lệnh phi pháp, phi nhân của bọn tham nhũng nhân danh chính quyền, không để mình trở thành kẻ thù của dân, không gây nên nỗi căm hờn của dân vì đó sẽ là mối nguy khôn lường cho an ninh quốc gia.
Hà Nội, ngày Lao động quốc tế 1/5/2012
Bauxite Việt Nam
Danh sách ký Tuyên bố:
.
STT
|
Họ và tên
|
Nghề nghiệp
|
Địa chỉ
|
1. | Nguyễn Huệ Chi | GS về hưu | Hà Nội |
2. | Phạm Toàn | Dạy học, viết văn, dịch sách | Hà Nội |
3. | Nguyễn Thế Hùng | GS TS, Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng, Phó Chủ tịch Hội Cơ học Thủy khí Việt Nam | Đà Nẵng |
4. | Hoàng Hưng | Nhà thơ | TP.HCM |
5. | Hoàng Dũng | PGS TS, Trường Đại học Sư phạm TP HCM | TP.HCM |
6. | Phan Thị Hoàng Oanh | Tiến sĩ | TP.HCM |
7. | Nguyễn Đình Nguyên | BS, Tiến sĩ Y khoa Viện Nghiên cứu Y khoa Garvan, Sydney | Úc |
8. | Hoàng Tụy | Nguyên Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện IDS | Hà Nội |
9. | Nguyên Ngọc | Nhà văn | Hà Nội |
10. | Phạm Duy Hiển | GS TS, nguyên Viện trưởng Viện Nguyên tử Đà Lạt | Hà Nội |
11. | Bùi Ngọc Tấn | Nhà văn | Hải Phòng |
12. | Đỗ Đăng Giu | Nguyên Giám đốc Nghiên cứu CNRS, ĐH Paris XI | Pháp |
13. | Nguyễn Đức Tường | Tiến sĩ Vật lý lý thuyết, Giáo sư Đại học Ottawa, Canada | Canada |
14. | Lê Hiền Đức | Giải thưởng Liêm chính năm 2007 của Tổ chức Minh bạch Quốc tế | Hà Nội |
15. | Nguyễn Xuân Diện | Tiến sĩ, Viện Nghiên cứu Hán Nôm | Hà Nội |
16. | Đặng Phương Bích | Blogger | Hà Nội |
17. | Trần Thanh Vân | Kiến trúc sư | Hà Nội |
18. | Hà Huy Sơn | Luật sư | Hà Nội |
19. | Trần Minh Nguyệt | Hưu trí | Hà Nội |
20. | Phùng Thị Trâm | Hưu trí | Hà Nội |
21. | Nguyễn Văn Viễn | Doanh nhân | Hà Nội |
22. | Nguyễn Thu Thủy | Cán bộ Viện Mắt | Hà Nội |
23. | Nguyễn Thị Minh Châu | Cán bộ Viện Mắt | Hà Nội |
24. | Phạm Văn Chính | Kỹ sư | Hà Nội |
25. | Lã Việt Dũng | Kỹ sư | Hà Nội |
26. | Phạm Thanh Sơn | Nghề tự do | Hà Nội |
27. | Bùi Hoài Mai | Họa sĩ | Hà Nội |
28. | Nguyễn Hồng Khoái | Chuyên viên | Hà Nội |
29. | Hà Văn Thùy | Nhà văn | |
30. | Song Chi | Đạo diễn điện ảnh, nhà báo tự do | Na Uy |
31. | Võ Văn Tạo | Nhà báo | Nha Trang |
32. | Đoàn Nhật Hồng | Nguyên Giám đốc Sở Giáo dục Lâm Đồng | Đà Lạt |
33. | Huỳnh Nhật Hải | Nguyên Phó Chủ tịch UBND t/p Đà Lạt | Đà Lạt |
34. | Huỳnh Nhật Tấn | Nguyên Phó Giám đốc trường Đảng tỉnh Lâm Đồng | Đà Lạt |
35. | Mai Thái Lĩnh | Nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Đà Lạt | Đà Lạt |
36. | Hà Sĩ Phu | Tiến sĩ Sinh học | Đà Lạt |
37. | Bùi Minh Quốc | Nhà thơ | Đà Lạt |
38. | Tiêu Dao Bảo Cự | Nhà văn tự do | Đà Lạt |
39. | Diệp Đình Huyên | Nguyên Giám đốc đài Phát thanh truyền hình Lâm Đồng | Đà Lạt |
40. | Vũ Minh Khương | Đại học Quốc gia Singapore | Singapore |
41. | Nguyễn Quang Nhàn | Cán bộ Công đoàn hưu trí, Blogger | Đà Lạt |
42. | Phạm Quang Tuấn | GS TS, Đại học New South Wales | Úc |
43. | Phạm Xuân Yêm | Nguyên Giám đốc Nghiên cứu, Đại học Paris 6 | Pháp |
44. | Nguyễn Mạnh Hùng (Nam Dao) | Giáo sư, Tiến sĩ Khoa Kinh tế Đại học Laval, Québec, Canada | Canada |
45. | Hà Dương Tường | Nguyên giáo sư Đại học Công nghệ Compiègne,Compiègne, France | Pháp |
46. | Nguyễn Trọng Hiền | Jet Propulsion Laboratory, California Institute of TechnologyPasadena, California, HOA KỲ và Đại học Sư Phạm Huế, Viêt Nam | HOA KỲ |
47. | Nguyễn Đức Hiệp | Chuyên gia Khoa học Khí quyển | Úc |
48. | Nguyễn Quốc Vũ | IT | Séc |
49. | Nguyễn Cường | Séc | |
50. | Nguyễn Lân Thắng | Kỹ sư xây dựng | Hà Nội |
51. | Phạm Duy Hiển | Kĩ sư về hưu – bút danh Phạm Nguyên Trường | Vũng Tàu |
52. | Nguyễn Văn Thắng | Tiến sĩ | HOA KỲ |
53. | Nguyễn Định Giang | Tiến sĩ | Úc |
54. | Đặng Đình Thi | Tiến sĩ | Anh |
55. | Nguyễn Quang A | Tiến sĩ | Hà Nội |
56. | Vũ Quang Việt | Tiến sĩ, nguyên Chuyên gia cấp cao của Liên Hợp Quốc | Hoa Kỳ |
57. | Phạm Hữu Uyển | Séc | |
58. | Vũ Sỹ Hoàng | Phóng viên tự do | TP.HCM |
59. | Trần Thị Ái Liên | TP.HCM | |
60. | Đỗ Minh Đức | Kiến trúc sư | Đà Nẵng |
61. | Lâm Thị Ngọc | Giáo viên | Thanh Hóa |
62. | Nguyễn Cường | Séc | |
63. | Truong Phan | Programmer Analyst, Calgary, Canada | Canada |
64. | Lê Hồng Phong | Kế toán tự do | Hà Nội |
65. | Phạm Đình Trọng | Nhà văn | TP.HCM |
66. | Lê Diễn Đức | Nhà báo | HOA KỲ |
67. | Nguyễn Văn Quý | Úc | |
68. | Vũ Minh Trí | Kĩ sư | Hà Nội |
69. | Mạc Quảng Thịnh | Marketing | TP.HCM |
70. | Nguyen Tuan Anh | Sinh viên | TP.HCM |
71. | Nguyễn Thượng Long | Nhà báo | Hà Nội |
72. | Trần Văn Thọ | Giáo sư Đại học Waseda, Tokyo | Nhật |
73. | Phaolô Nguyễn Thái Hợp | Giám mục Giáo phận Vinh | Vinh |
74. | Huỳnh Công Minh | Linh mục | TP.HCM |
75. | Lê Hiếu Đằng | - Nguyên Phó Tổng thư kí Uỷ Ban TW Liên Minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình VN (1968-1977);- Nguyên Tổng thư kí Uỷ Ban nhân dân Cách mạng khu Sài Gòn Gia Định ( 1969-1975);- Nguyên Phó Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc VN TP.HCM (1989-2009);- Đại biểu Hội đồng Nhân dân TP.HCM Khóa 4,5. | TP.HCM |
76. | Chu Hảo | Giám đốc nhà xuất bản Tri thức | Hà Nội |
77. | Nguyễn Quốc Thái | Nhà báo | TP.HCM |
78. | Vương Đình Chữ | Nhà báo | TP.HCM |
79. | Cao Lập | Cựu tù chính trị Côn Đảo, Nguyên Giám đốc Làng Du lịch Bình Quới – Saigontourist | TP.HCM |
80. | Phạm Văn Đỉnh | Tiến sĩ Khoa học | |
81. | Lại Nguyên Ân | Nhà nghiên cứu văn học | Hà Nội |
82. | Trần Minh Thảo | Công dân Việt nam, viết văn | Lâm Đồng |
83. | Hồ Phú Bông | Hưu trí | Hoa Kỳ |
84. | Đoàn Viết Hiệp | Kỹ sư | Pháp |
85. | Nguyễn Thị Khánh Trâm | TP.HCM | |
86. | Trần Hải | TP.HCM | |
87. | Trịnh Lữ | Dịch giả | Hà Nội |
88. | Bùi Việt Hà | Công ty Công nghệ Tin học Nhà trường. Hà Nội, Việt Nam. | Hà Nội |
89. | Nguyễn Hữu Úy | TS Kỹ sư Hoá | Hoa Kỳ |
90. | Nguyễn Văn Tạc | Giáo học hưu trí | Hà Nội |
91. | Lê Mạnh Chiến | Cán bộ về hưu, cựu giảng viên | Hà Nội |
92. | Phạm Hữu Uyển | CH Séc | |
93. | Nguyễn Minh Phát | Kiến trúc sư | Canada |
94. | Lê Mạnh Đức | Kỹ sư | TP HCM |
95. | Uông Đình Đức | Kỹ sư cơ khí | TP HCM |
96. | Nguyễn Thị Kim Quý | Giáo viên | Hà Nội |
97. | Dạ Thảo Phương | Nhà thơ | Hà Nội |
98. | Trần Quang Thanh | Hà Nội | |
99. | Tôn Vân Anh | Nhà báo | Ba Lan |
100. | Võ Thị Hảo | Nhà văn | Hà Nội |
101. | Bùi Chát | nxb Giấy Vụn | TP HCM |
102. | Phan Tất Thành | Cán bộ quân đội nghỉ hưu | Hà Nội |
103. | Nguyễn Chí Tuyến | Hà Nội | |
104. | Nguyễn Quang Trọng | GS TS, Đại học Rouen | Pháp |
105. | Phan Thị Trọng Tuyến | Nhà văn, xét nghiệm Y khoa | Pháp |
106. | Nguyễn Thị Từ Huy | Tiến sĩ | TP HCM |
107. | André Menras – Hồ Cương Quyết | Chủ tịch Hiệp hội trao đổi sư phạm Pháp – Việt (ADEP) | Pháp |
108. | Vũ Trọng Khải | Chuyên gia kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn | TP HCM |
109. | Nguyễn Thị Dương Hà | Luật sư | Hà Nội |
110. | Đặng Văn Sinh | Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam | Hải Dương |
111. | Dương Tường | Nhà thơ, dịch giả văn học | Hà Nội |
112. | Quản Mỹ Lan | Dạy học, phóng viên truyền hình, truyền thanh | Pháp |
113. | Văn Cung | Thượng tá QĐNDVN | Hà Nội |
114. | Nguyễn Đắc Diên | Bác sĩ Nha khoa | TP HCM |
115. | Nguyễn Thị Hoàng Bắc | Nhà văn | Hoa Kỳ |
116. | Trần Nam Bình | PGS TS Đại học New South Wales | Úc |
117. | Phan Thế Vấn | Bác sĩ | TP HCM |
118. | Bùi Như Hương | Nhà nghiên cứu phê bình Mỹ thuật | Hà Nội |
119. | Nguyễn Trác Chi | Hành nghề tự do | TP.HCM |
120. | Hoàng Ngọc Biên | Nhà văn | Hoa Kỳ |
121. | Lê Phú Khải | Nhà báo (nguyên PV thường trú Đài TNVN tại Đồng bằng sông Cửu Long) | TP.HCM |
122. | Vũ Quốc Tú | Nhà báo tự do | TP.HCM |
123. | Lê Ngọc Hồ Điệp | Kế toán | TP.HCM |
124. | Nguyen Luong Quang | Canadian Institute for Theoretical Astrophysics University of Toronto | Canada |
125. | Đỗ Minh Tuấn | Nhà thơ, đạo diễn, Hãng phim truyện Việt Nam | Hà Nội |