Gần đây do những hạn chế đối nội, Hoa Kỳ đã có sự thuyên giảm ít nhiều sự hiện diện ngoại giao của mình ở khu vực, trong khi Trung Quốc liên tục có các động thái 'tranh thủ lấn lướt,' chuyến đi của ông John Kerry do đó có mục tiêu tái khẳng định sự hiện diện của Mỹ, theo Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, nhà nghiên cứu từ Đại học George Mason, Hoa Kỳ.
"Theo Giáo sư Hùng, tiếp sau sự kiện công bố vùng nhận diện phòng không mới ở Biển Hoa Đông, Trung Quốc đang có các dấu hiệu thực thi các chính sách 'ngoại giao' áp đặt ngay tại Biển Đông mà Việt Nam và cả Philippines đều quan ngại.
Tuy rằng nhân quyền không phải là vấn đề quan trọng nhất trong giai đoạn này, nhưng chuyện đó là cái không thể có được nếu sự quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam tiến thêm một bước nữa"
GS Nguyễn Mạnh Hùng
Ông nói: "Vùng này có hai việc quan trọng. Thứ nhất, sự hiện diện của tàu sân bay là áp lực hải quân, và thứ hai là (Trung Quốc) có thể có triển vọng lập vùng nhận diện phòng không, là áp lực không quân,
"Thành ra chỗ này, các nhà học giả người ta cho chính sách của Trung Quốc là chính sách ngoại giao lấn lướt, áp đặt, ông (Trung Quốc) cứ áp đặt dần dần, để áp đặt sự đã rồi, thành ra cái đó khiến cho Việt Nam và những nước, thứ nhất như Phi-luật-tân quan tâm."
Nhà nghiên cứu nhắc tới hai chuyến thăm mới đây của hai quan chức Hoa Kỳ được cho là có tính chất 'tiền trạm' đối với chuyến thăm của ông Kerry tới Việt Nam, có liên quan tới hai quan tâm của Mỹ với quan hệ với Việt Nam là hợp tác kinh tế và an ninh.
'Điều kiện nguyên tắc'
Ông nói: "Trước khi ông Kerry đi, là phụ tá an ninh quốc gia về an ninh kinh tế đã sang Việt Nam và thảo luận vấn đề TPP (Thỏa thuận đối tác xuyên Thái Bình Dương) rồi,
"Thứ hai, về quân sự, trước khi ông Kerry đi, Đô đốc, Tư lệnh Thái Bình Dương cũng sang Việt Nam nói chuyện đó, thành ra đó là hai quan tâm lớn nhất giữa Mỹ và Việt Nam bây giờ."
Về vấn đề nhân quyền với Việt Nam, Giáo sư Hùng cho rằng mặc dù hiện nay địa hạt này chưa được đặt là nội dung ưu tiên trong chuyến thăm, nhân quyền sẽ vẫn luôn là một nguyên tắc điều kiện, nếu Việt Nam muốn đẩy cao quan hệ giữa hai nước, nhất là trong lĩnh vực hợp tác quân sự và mua bán vũ khí.
Ông nói với BBC hôm 12/12/2013: "Chúng ta thấy rằng tất cả các lãnh đạo Mỹ đều nói không thể có chuyện đó, nếu vấn đề nhân quyền không giải quyết thỏa đáng.
"Tuy rằng nhân quyền không phải là vấn đề quan trọng nhất trong giai đoạn này, nhưng chuyện đó là cái không thể có được nếu sự quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam tiến thêm một bước nữa Cũng hôm thứ Năm, bà
BấmPhạm Chi Lan, nguyên thành viên Ban Cố vấn Thủ tướng Chính phủ cũng cho rằng hợp tác kinh tế và an ninh khu vực sẽ là trọng tâm thương thảo giữa hai bên trong chuyến thăm của ông Kerry.
Bà nói:"Những người lãnh đạo như ông John Kerry đi bao giờ cũng sẽ bàn vào những vấn đề lớn, tôi cho là trước mắt hiện nay, thí dụ như làm sao để thúc đẩy cho Hiệp định xuyên Thái Bình Dương TPP có thể sớm thành công được."
Về trọng tâm an ninh khu vực, bà Chi Lan bình luận thêm:
"Về vấn đề an ninh ở trong khu vực, cũng có nhiều cái để bàn và Việt Nam cũng mong muốn có sự hợp tác của Mỹ, cũng như là Mỹ, tôi tin là sẽ tiếp tục khẳng định mối quan tâm của mình, cũng như trách nhiệm của mình ở trong khu vực."
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho hay, trong chuyến thăm tới khu vực Đông Nam Á lần này, ông Kerry sẽ thăm Việt Nam và Philippines, hai quốc gia đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi trận bão Hayan mới đây.