VNN - 30/10/2013
Sáng 28/10, Trong báo cáo tới Quốc hội, Viện trưởng Viện KSNDTC Nguyễn Hòa Bình thông báo, 6 trên tổng số 10 vụ đại án về tham nhũng sẽ được đưa ra xét xử trong quý 4 năm 2013.
6 vụ đại án tai tiếng trên khiến dư luận sửng sốt không chỉ bởi quy mô sai phạm lên tới hàng nghìn tỉ đồng mà còn bởi cách thức bòn rút những tưởng chỉ xuất hiện ở... trong phim.
Thua lỗ, nợ nần, dính vào những vụ lừa đảo, chiếm đoạt tài sản,... có lẽ chưa bao giờ người dân cảm thấy quen thuộc với những từ khóa này như hiện nay.
Dưới đây là chân dung 6 nhân vật sẽ bị đưa ra xét xử trong thời gian tới:
Dương Chí Dũng - nguyên Chủ tịch Vinalines
Gắn liền với sự thất bại của Vinalines, cái tên Dương Chí Dũng đã quá quen thuộc.
Sinh năm 1957, ông Dũng từng là Cục trưởng Cục hàng hải Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), Ủy viên Thường vụ Đảng ủy khối doanh nghiệp Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đại biểu Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam XI toàn quốc.
Trước khi về Vinalines năm 2005, ông Dũng từng quản lý Tổng Công ty Xây dựng Đường thủy (Vinawaco) - một đơn vị cũng thua lỗ nặng.
Nắm giữ chức vụ cao, ông Dũng thực hiện hành vi tham nhũng thông qua việc đội giá các dự án lên gấp đôi, gấp ba so với dự toán ban đầu.
Khi vụ việc bại lộ, Dương Chí Dũng đã bỏ trốn nhưng bị bắt lại sau đó.
Dương Tự Trọng - Nguyên Phó Giám đốc Công an Hải Phòng
Ông Dương Tự Trọng (nguyên đại tá, PGĐ Công an Hải Phòng, nguyên phó Cục trưởng Cục cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội) là em trai của cựu chủ tịch HĐQT Vinalines Dương Chí Dũng.
Thời điểm ông Dũng bị truy nã, đại tá Trọng giữ chức vụ Phó giám đốc, Thủ trưởng Cơ quan cảnh sát điều tra Công an Hải Phòng. Sau đó, ông về Hà Nội làm Cục phó Cục cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội. Cơ quan điều tra xác định, sau khi anh trai bị truy nã, ông Trọng đã liên hệ với một số đối tượng thân tín khác, trong đó có cả giang hồ cộm cán, để đưa ông Dũng trốn ra nước ngoài.
Ngoài tội danh giúp tội phạm bỏ trốn, ông Dương Tự Trọng còn bị khởi tố, điều tra về hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, do làm giả chứng minh nhân dân để khai sinh cho các con ngoài giá thú.
Nguyễn Đức Kiên - Phó Chủ tịch HĐ sáng lập ACB
Từng là Phó chủ tịch Hội đồng sáng lập ACB, Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên), là cái tên nổi bật trong cả giới tài chính và thể thao.
Việc ông Kiên bị bắt ngày 20/8/2012 khiến thị trường tài chính rúng động. Chứng khoán đã bốc hơi hàng tỉ USD ngay sau đó.
4 tội danh chính của ông Kiên bao gồm:
- Kinh doanh trái phép: dù các công ty của ông Kiên không có .
- Cố ý làm trái: bầu Kiên đã chỉ đạo HĐQT của ACB gửi hơn 700 tỉ đồng vào chi nhánh VietinBank Nhà Bè để hưởng lãi suất vượt trần (toàn bộ sau đó bị Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt).
Ngoài ra, ông Kiên đã chỉ đạo Ngân hàng ACB ủy thác cho nhân viên gửi tiền vào 22 ngân hàng, thu số tiền chênh lệch ngoài hợp đồng hơn 247 tỷ đồng.
Huỳnh Thị Huyền Như và phi vụ lừa đảo gần 5.000 tỷ đồng
Mới ngoài 30 tuổi, Huỳnh Thị Huyền Như, nguyên trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ của Vietinbank, đã từng rất nổi tiếng trên sàn chứng khoán, từng được xem như một trong những đại gia trong giới kinh doanh cổ phiếu OTC những năm 2007-2008.
Bằng cách vay của người này trả cho người kia và trả lãi cao từ 5-7%/tháng, Huỳnh Thị Huyền Như đã huy động hàng ngàn tỉ đồng để đầu tư tài chính.Tuy nhiên, do thị trường chứng khoán liên tục sụt giảm, các khoản thua lỗ ngày càng lớn.
Đến tháng 10 năm 2011, Như đã bị khởi tố với tội danh “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Theo cơ quan điều tra, từ tháng 3/2010 đến 9/2011, lấy danh nghĩa huy động vốn cho VietinBank, Như đã lừa đảo, chiếm đoạt của 9 công ty, 3 ngân hàng, 3 cá nhân tổng cộng hơn 4.911 tỉ đồng.
Tại sao Huỳnh Thị Huyền Như chiếm
Vũ Quốc Hảo - TGĐ Công ty cho thuê tài chính II, Agribank
Năm 2006, Vũ Quốc Hảo được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc, điều hành công ty cho thuê tài chính II (ALCII).
Trong thời gian làm lãnh đạo tại đây, Hảo cùng đồng bọn đã gây ra vụ tham nhũng động trời có một không hai: Mua một bán lại gấp... 1.300 lần".
Theo kết luận điều tra, năm 2003, Vũ Quốc Hảo đã vận chuyển thiết bị lặn Tinro 2 ra Hải Phòng và cố tình để Hải quan bắt giữ, tịch thu, bán đấu giá và mua lại với giá khoảng 100 triệu đồng.
Sau khi hợp pháp hoá được nguồn gốc, Hảo chỉ đạo nhân viên công ty Cát Long Hải (công ty sân sau của Hải) thông qua Hoàng Lộc, Tổng giám đốc công ty cổ phần giám định Việt Nam (Vivaco), để thẩm định, nâng giá thiết bị tàu lặn lên... 1.300 lần thành 130 tỉ đồng.
Cơ quan Cảnh sát điều tra đề nghị truy tố 10 bị can, bao gồm ông Hảo và những nhân vật trong ban lãnh đạo ALCII.
Riêng Vũ Quốc Hảo được kết luận đã chiếm đoạt 88 tỉ đồng.
Nguyễn Thanh Huyền - nguyên PTGĐ Vifon
Ngày 4/11/2008, Cục CSĐT tội phạm về tham nhũng (C37) đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với bà Nguyễn Thanh Huyền (SN 1955), nguyên Phó Tổng giám đốc Cty Cổ phần kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam (Vifon), để điều tra về hành vi “Tham ô tài sản”, theo điều 278 Bộ luật Hình sự.
Theo kết luận điều tra, từ năm 2003 đến năm 2006, lợi dụng việc cổ phần hóa, Nguyễn Bi (nguyên Chủ tịch HĐQT), Nguyễn Thanh Huyền và một số đối tượng khác đã tiến hành hạch toán sai quy tắc, lập chứng từ thu, chi giả để lấy tiền công quỹ chia nhau.
Theo đó, 290.000 USD đã được đem đi chia thưởng. Riêng bà Huyền được xác định tham ô khoảng 8,1 tỉ đồng.
(Theo Tri thức trẻ)