Nhật tăng chi phí quốc phòng đối phó với Trung Quốc?
Việt Hà, phóng viên RFA
2013-01-11
Tuyên bố mới đây về tăng chi phí quốc phòng của Nhật Bản giữa lúc những căng thẳng giữa nước này với Trung Quốc xung quanh chủ quyền quần đảo Senkaku chưa có dấu hiệu thuyên giảm đang làm thế giới phải chú ý.
AFP PHOTO
Tàu hải quân Nhật Bản ngoài khơi Sagami Bay, gần Tokyo, Nhật Bản ngày 14 tháng 10 năm 2012.
Đây là lần tăng chi phí quốc phòng lần đầu tiên của Nhật bản trong suốt hơn 1 thập niên qua và chỉ ít lâu chiến thắng của Đảng Dân chủ Tự do trong cuộc bầu cử hồi tháng trước tại nước này.
Thái độ cứng rắn
Chỉ chưa đầy 1 tháng sau khi lên nhậm chức, chính phủ của Thủ tướng mới Shinzo Abe đã cho thấy có những dấu hiệu cứng rắn hơn với người láng giềng Trung Quốc giữa lúc căng thẳng giữa hai nước xung quanh chủ quyền quần đảo Senkaku mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư vẫn đang tiếp tục.
Động thái đầu tiên khiến thế giới phải quan tâm nhất chính là tuyên bố tăng chi phí quốc phòng của Nhật Bản trong năm mới lên 53 tỷ đô la, tăng hơn 3 tỷ 200 triệu đô la so với năm trước đó. Đây là lần tăng chi phí quốc phòng đầu tiên của Nhật bản trong vòng 11 năm qua. Trước đó, mức chi phí quốc phòng cho năm mới của chính phủ cũ thuộc Đảng Dân chủ thấp hơn so với năm trước hơn 1 tỷ đô la.
Tôi không nghĩ là Nhật Bản đang nhìn Trung Quốc như một mối đe dọa mặc dù Nhật bản có thể coi Trung quốc là một mối quan ngại về an ninh.
Tetsuo Kotani
Khoản chi phí tăng thêm này được cho biết sẽ dành cho trang bị hệ thống tên lửa chống tên lửa đạn đạo đất đối không, máy bay chiến đấu F 15 và các trang bị cho tuần duyên. Trả lời báo giới về quyết định tăng chi phí quốc phòng lần này, người phát ngôn bộ quốc phòng Nhật nói Nhật bản cần phải cải thiện trang thiết bị của mình vì môi trường an ninh xung quanh Nhật đang trở nên khó khăn hơn khi Bắc Hàn phóng thử tên lửa hai lần vào năm ngoái và những căng thẳng với Trung Quốc vẫn đang tiếp tục.
Thủ tướng Nhật Bản hôm 11 tháng giêng lên tiếng khẳng định đường lối cứng rắn của mình với Trung Quốc về quần đảo Senkaku khi nói rằng nước này sẽ không đàm phán với Bắc Kinh về những đảo không có người ở và rằng Trung Quốc đã sai khi theo đuổi cách phản đối bạo lực đối với tranh chấp chủ quyền này.
Hồi tháng 9 năm ngoái, Nhật Bản quyết định mua lại toàn bộ các đảo Senkaku từ một gia đình người Nhật. Việc làm này đã khiến Trung Quốc tức giận kéo theo đó là một loạt các vụ biểu tình phản đối Nhật Bản ở nhiều thành phố của Trung Quốc và tẩy chay hàng hóa của Nhật Bản.
Những vụ biểu tình này sau đó chấm dứt, nhưng những căng thẳng giữa hai nước vẫn tiếp tục với việc tàu Trung Quốc liên tục đi vào vùng biển đang tranh chấp với Nhật. Tháng trước Trung Quốc cho máy bay đi vào không phận của Nhật Bản. Trong những tuần gần đây, đã nhiều lần máy bay chiến đấu của Nhật bản được sử dụng để ngăn chặn các máy bay của Trung Quốc đi vào không phận của Nhật bản trên vùng quần đảo Senkaku.
Quan ngại Trung Quốc
Tân Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản, Itsunori Onodera tại cuộc họp báo ở Tokyo vào ngày 27 tháng 12 năm 2012. AFP PHOTO / TOSHIFUMI Kitamura.
Tuy nhiên, theo chuyên gia về an ninh hàng hải thuộc Viện Quan hệ quốc tế Nhật Bản, ông Tetsuo Kotani, thì chính phủ Nhật hiện không coi Trung Quốc là một mối đe dọa mà chính xác hơn là một quan ngại về an ninh. Ông nói
“Tôi không nghĩ là Nhật Bản đang nhìn Trung Quốc như một mối đe dọa mặc dù Nhật bản có thể coi Trung quốc là một mối quan ngại về an ninh. Vì vậy ưu tiên của chúng tôi là cân bằng sự lớn mạnh của Trung quốc, và đưa Trung Quốc theo trật tự an ninh chung của khu vực.”
Nhìn nhận Trung Quốc là một quan ngại về an ninh trong khu vực, Nhật Bản và Hoa Kỳ một lần nữa khẳng định mối liên minh hai nước vì ổn định và hòa bình trong khu vực thể hiện qua bản tuyên bố chung hai nước sau cuộc gặp giữa Tổng Thống Hoa Kỳ và Thủ tướng Nhật Bản vào tháng 4 năm ngoái.
Nhật Bản cũng đang bàn thảo với Hoa Kỳ trong việc mở rộng lá chắn tên lửa của Mỹ tại khu vực châu Á Thái Bình Dương mà theo đánh giá của các chuyên gia thì đây là cách để Mỹ và Nhật nâng cao khả năng giám sát hoạt động tên lửa của Trung Quốc.
Hai nước Nhật bản và Trung Quốc đều phải tỏ ra cứng rắn trong vấn đề tranh chấp này. Nhưng cả hai đều biết là quan hệ hai nước cũng hết sức quan trọng.
Narushige Michishita
Thủ tướng mới Shinzo Abe của Nhật bản, chủ tịch đảng Dân chủ Tự Do, đảng chiến thắng trong cuộc bầu cử vừa qua tại Nhật, cũng đã lên tiếng nói rằng mục tiêu của Đảng này là ngăn chặn những thách thức từ Bắc Kinh.
Ngay sau khi chính phủ mới của Thủ tướng Shinzo Abe nhậm chức, Nhật Bản cũng cho thấy chiến lược thắt chặt quan hệ ngoại giao với các nước khác trong khu vực xung quanh một Trung Quốc đang lớn mạnh. Đó là chuyến đi của Bộ trưởng Ngoại giao Fumio Kishida đến một loạt các nước như Philippines, Singapore, Brunei và Úc. Giới chức Nhật Bản nói rằng khi môi trường chiến lược tại khu vực châu Á Thái Bình Dương tiến triển, điều quan trọng là Nhật Bản cầ phải làm việc với các nước ASEAN và Úc để duy trì an ninh, hòa bình và ổn định trong khu vực. Trong những nước được ông Kishida đến thăm, Philippines là một trong những nước đang có căng thẳng với Trung Quốc xung quanh vấn để chủ quyền trên biển Đông. Còn Úc là một đồng minh lâu năm khác của Mỹ tại khu vực châu Á Thái Bình Dương.
Ưu tiên phát triển kinh tế
Tỏ thái độ cứng rắn với Trung Quốc trong vấn đề chủ quyền, chính phủ mới của Nhật Bản phần nào đáp ứng được tâm lý của người dân Nhật, nhưng theo nhận định của các chuyên gia thì lãnh đạo cả hai nước Nhật Trung đều biết nền kinh tế hai nước phụ thuộc vào nhau. Giáo sư Narushige Michishita, Giám đốc Chương trình Nghiên cứu Quốc tế và An ninh thuộc Viện Nghiên cứu Chính sách Quốc gia Nhật bản cho biết:
Biểu đồ tình hình kinh tế Nhật Bản thời gian vừa qua. AFP PHOTO.
“Vào lúc này lãnh đạo cả hai nước Nhật bản và Trung Quốc đều phải tỏ ra cứng rắn trong vấn đề tranh chấp này. Nhưng cả hai đều biết là quan hệ hai nước cũng hết sức quan trọng. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Nhật, kinh tế hai nước phụ thuộc lẫn nhau, chúng tôi mua nhiều thứ từ Trung Quốc, còn Trung Quốc cũng phụ thuộc vào công nghệ và đầu tư từ Nhật bản.”
Trong cuộc họp báo gần đây, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe tuyên bố tăng trưởng kinh tế là ưu tiên hàng đầu của chính phủ. Ông cũng mới công bố một khoản kích cầu mới cho nền kinh tế Nhật trị giá 224 tỷ đô la. Mục tiêu là để đưa mức tăng trưởng kinh tế lên thêm 2% nữa và tạo ra 600.000 việc làm. Ông Abe cũng thừa nhận căng thẳng Nhật Trung rất có thể sẽ tạo khó khăn hơn cho mục tiêu mà chính phủ đã đặt ra với nền kinh tế.
Một số liệu thống kê gần đây của chính phủ Nhật cho biết những vụ biểu tình phản đối Nhật bản tại Trung Quốc cũng như tẩy chay hàng hóa Nhật Bản thời gian qua đã gây tổn thất hơn 100 triệu đô la cho các công ty của Nhật Bản.
Thủ tướng Nhật bản trong cuộc họp báo vào ngày 11 tháng giêng cũng lên tiếng nói rằng việc gây hại đối với các công ty và cá nhân người Nhật tại Trung Quốc không chỉ gây phương hại đến quan hệ song phương mà còn có ảnh hướng xấu tới nền kinh tế và xã hội của Trung Quốc.
Hãng tin AFP trích lời của giáo sư Takehiko Yamamoto thuộc trường đại học Waseda cho rằng Trung Quốc là một đối tác cần thiết cho chiến lược tăng trưởng của Nhật bản... Người ta có thể nói Nhật bản và Trung Quốc giống như một cặp vợ chồng không thể ly dị. Các cặp vợ chồng cãi nhau, nhưng sau một thời gian, họ vẫn phải trực tiếp đối mặt với nhau.
Việt Hà, phóng viên RFA
2013-01-11
Tuyên bố mới đây về tăng chi phí quốc phòng của Nhật Bản giữa lúc những căng thẳng giữa nước này với Trung Quốc xung quanh chủ quyền quần đảo Senkaku chưa có dấu hiệu thuyên giảm đang làm thế giới phải chú ý.
AFP PHOTO
Tàu hải quân Nhật Bản ngoài khơi Sagami Bay, gần Tokyo, Nhật Bản ngày 14 tháng 10 năm 2012.
Đây là lần tăng chi phí quốc phòng lần đầu tiên của Nhật bản trong suốt hơn 1 thập niên qua và chỉ ít lâu chiến thắng của Đảng Dân chủ Tự do trong cuộc bầu cử hồi tháng trước tại nước này.
Thái độ cứng rắn
Chỉ chưa đầy 1 tháng sau khi lên nhậm chức, chính phủ của Thủ tướng mới Shinzo Abe đã cho thấy có những dấu hiệu cứng rắn hơn với người láng giềng Trung Quốc giữa lúc căng thẳng giữa hai nước xung quanh chủ quyền quần đảo Senkaku mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư vẫn đang tiếp tục.
Động thái đầu tiên khiến thế giới phải quan tâm nhất chính là tuyên bố tăng chi phí quốc phòng của Nhật Bản trong năm mới lên 53 tỷ đô la, tăng hơn 3 tỷ 200 triệu đô la so với năm trước đó. Đây là lần tăng chi phí quốc phòng đầu tiên của Nhật bản trong vòng 11 năm qua. Trước đó, mức chi phí quốc phòng cho năm mới của chính phủ cũ thuộc Đảng Dân chủ thấp hơn so với năm trước hơn 1 tỷ đô la.
Tôi không nghĩ là Nhật Bản đang nhìn Trung Quốc như một mối đe dọa mặc dù Nhật bản có thể coi Trung quốc là một mối quan ngại về an ninh.
Tetsuo Kotani
Khoản chi phí tăng thêm này được cho biết sẽ dành cho trang bị hệ thống tên lửa chống tên lửa đạn đạo đất đối không, máy bay chiến đấu F 15 và các trang bị cho tuần duyên. Trả lời báo giới về quyết định tăng chi phí quốc phòng lần này, người phát ngôn bộ quốc phòng Nhật nói Nhật bản cần phải cải thiện trang thiết bị của mình vì môi trường an ninh xung quanh Nhật đang trở nên khó khăn hơn khi Bắc Hàn phóng thử tên lửa hai lần vào năm ngoái và những căng thẳng với Trung Quốc vẫn đang tiếp tục.
Thủ tướng Nhật Bản hôm 11 tháng giêng lên tiếng khẳng định đường lối cứng rắn của mình với Trung Quốc về quần đảo Senkaku khi nói rằng nước này sẽ không đàm phán với Bắc Kinh về những đảo không có người ở và rằng Trung Quốc đã sai khi theo đuổi cách phản đối bạo lực đối với tranh chấp chủ quyền này.
Hồi tháng 9 năm ngoái, Nhật Bản quyết định mua lại toàn bộ các đảo Senkaku từ một gia đình người Nhật. Việc làm này đã khiến Trung Quốc tức giận kéo theo đó là một loạt các vụ biểu tình phản đối Nhật Bản ở nhiều thành phố của Trung Quốc và tẩy chay hàng hóa của Nhật Bản.
Những vụ biểu tình này sau đó chấm dứt, nhưng những căng thẳng giữa hai nước vẫn tiếp tục với việc tàu Trung Quốc liên tục đi vào vùng biển đang tranh chấp với Nhật. Tháng trước Trung Quốc cho máy bay đi vào không phận của Nhật Bản. Trong những tuần gần đây, đã nhiều lần máy bay chiến đấu của Nhật bản được sử dụng để ngăn chặn các máy bay của Trung Quốc đi vào không phận của Nhật bản trên vùng quần đảo Senkaku.
Quan ngại Trung Quốc
Tân Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản, Itsunori Onodera tại cuộc họp báo ở Tokyo vào ngày 27 tháng 12 năm 2012. AFP PHOTO / TOSHIFUMI Kitamura.
Tuy nhiên, theo chuyên gia về an ninh hàng hải thuộc Viện Quan hệ quốc tế Nhật Bản, ông Tetsuo Kotani, thì chính phủ Nhật hiện không coi Trung Quốc là một mối đe dọa mà chính xác hơn là một quan ngại về an ninh. Ông nói
“Tôi không nghĩ là Nhật Bản đang nhìn Trung Quốc như một mối đe dọa mặc dù Nhật bản có thể coi Trung quốc là một mối quan ngại về an ninh. Vì vậy ưu tiên của chúng tôi là cân bằng sự lớn mạnh của Trung quốc, và đưa Trung Quốc theo trật tự an ninh chung của khu vực.”
Nhìn nhận Trung Quốc là một quan ngại về an ninh trong khu vực, Nhật Bản và Hoa Kỳ một lần nữa khẳng định mối liên minh hai nước vì ổn định và hòa bình trong khu vực thể hiện qua bản tuyên bố chung hai nước sau cuộc gặp giữa Tổng Thống Hoa Kỳ và Thủ tướng Nhật Bản vào tháng 4 năm ngoái.
Nhật Bản cũng đang bàn thảo với Hoa Kỳ trong việc mở rộng lá chắn tên lửa của Mỹ tại khu vực châu Á Thái Bình Dương mà theo đánh giá của các chuyên gia thì đây là cách để Mỹ và Nhật nâng cao khả năng giám sát hoạt động tên lửa của Trung Quốc.
Hai nước Nhật bản và Trung Quốc đều phải tỏ ra cứng rắn trong vấn đề tranh chấp này. Nhưng cả hai đều biết là quan hệ hai nước cũng hết sức quan trọng.
Narushige Michishita
Thủ tướng mới Shinzo Abe của Nhật bản, chủ tịch đảng Dân chủ Tự Do, đảng chiến thắng trong cuộc bầu cử vừa qua tại Nhật, cũng đã lên tiếng nói rằng mục tiêu của Đảng này là ngăn chặn những thách thức từ Bắc Kinh.
Ngay sau khi chính phủ mới của Thủ tướng Shinzo Abe nhậm chức, Nhật Bản cũng cho thấy chiến lược thắt chặt quan hệ ngoại giao với các nước khác trong khu vực xung quanh một Trung Quốc đang lớn mạnh. Đó là chuyến đi của Bộ trưởng Ngoại giao Fumio Kishida đến một loạt các nước như Philippines, Singapore, Brunei và Úc. Giới chức Nhật Bản nói rằng khi môi trường chiến lược tại khu vực châu Á Thái Bình Dương tiến triển, điều quan trọng là Nhật Bản cầ phải làm việc với các nước ASEAN và Úc để duy trì an ninh, hòa bình và ổn định trong khu vực. Trong những nước được ông Kishida đến thăm, Philippines là một trong những nước đang có căng thẳng với Trung Quốc xung quanh vấn để chủ quyền trên biển Đông. Còn Úc là một đồng minh lâu năm khác của Mỹ tại khu vực châu Á Thái Bình Dương.
Ưu tiên phát triển kinh tế
Tỏ thái độ cứng rắn với Trung Quốc trong vấn đề chủ quyền, chính phủ mới của Nhật Bản phần nào đáp ứng được tâm lý của người dân Nhật, nhưng theo nhận định của các chuyên gia thì lãnh đạo cả hai nước Nhật Trung đều biết nền kinh tế hai nước phụ thuộc vào nhau. Giáo sư Narushige Michishita, Giám đốc Chương trình Nghiên cứu Quốc tế và An ninh thuộc Viện Nghiên cứu Chính sách Quốc gia Nhật bản cho biết:
Biểu đồ tình hình kinh tế Nhật Bản thời gian vừa qua. AFP PHOTO.
“Vào lúc này lãnh đạo cả hai nước Nhật bản và Trung Quốc đều phải tỏ ra cứng rắn trong vấn đề tranh chấp này. Nhưng cả hai đều biết là quan hệ hai nước cũng hết sức quan trọng. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Nhật, kinh tế hai nước phụ thuộc lẫn nhau, chúng tôi mua nhiều thứ từ Trung Quốc, còn Trung Quốc cũng phụ thuộc vào công nghệ và đầu tư từ Nhật bản.”
Trong cuộc họp báo gần đây, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe tuyên bố tăng trưởng kinh tế là ưu tiên hàng đầu của chính phủ. Ông cũng mới công bố một khoản kích cầu mới cho nền kinh tế Nhật trị giá 224 tỷ đô la. Mục tiêu là để đưa mức tăng trưởng kinh tế lên thêm 2% nữa và tạo ra 600.000 việc làm. Ông Abe cũng thừa nhận căng thẳng Nhật Trung rất có thể sẽ tạo khó khăn hơn cho mục tiêu mà chính phủ đã đặt ra với nền kinh tế.
Một số liệu thống kê gần đây của chính phủ Nhật cho biết những vụ biểu tình phản đối Nhật bản tại Trung Quốc cũng như tẩy chay hàng hóa Nhật Bản thời gian qua đã gây tổn thất hơn 100 triệu đô la cho các công ty của Nhật Bản.
Thủ tướng Nhật bản trong cuộc họp báo vào ngày 11 tháng giêng cũng lên tiếng nói rằng việc gây hại đối với các công ty và cá nhân người Nhật tại Trung Quốc không chỉ gây phương hại đến quan hệ song phương mà còn có ảnh hướng xấu tới nền kinh tế và xã hội của Trung Quốc.
Hãng tin AFP trích lời của giáo sư Takehiko Yamamoto thuộc trường đại học Waseda cho rằng Trung Quốc là một đối tác cần thiết cho chiến lược tăng trưởng của Nhật bản... Người ta có thể nói Nhật bản và Trung Quốc giống như một cặp vợ chồng không thể ly dị. Các cặp vợ chồng cãi nhau, nhưng sau một thời gian, họ vẫn phải trực tiếp đối mặt với nhau.