THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

19 August 2012

Bộ trưởng công an "ba que xỏ lá" Thủ tướng!


Dân Làm Báo - Thông tư 27/2012/TT-BCA quy định về mẫu Chứng minh nhân dân (CMND) có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2012 do đồng chí Thượng tướng Bộ trưởng CA Trần Đại Quang ấn ký, quy định phải có "họ và tên cha; họ và tên mẹ". Vậy thì thấy mồ đồng chí Thủ tướng. Mẹ cha lấy đâu ra mà khai bây giờ!

Dân mạng thì đồn hươu tán vượn cha của Nguyễn Tấn Dũng là Nguyễn Chí Thanh, có người thì coi tướng, coi số - nhắm mắt nói ngay thái thượng hoàng Lê Đức Anh mới đích thực là tía của đồng chí Thủ. Nhưng ai lại đi khai CMND dựa vào sự "trợ giúp chân tình" của đám cộng đồng mạng nhiều chuyện bao giờ!

Lò mò vào những trang nhà chính thức của Thủ tướng cũng chẳng thấy nơi nào đề cập đến dữ kiện mà đồng chí Trần Đại Quang đòi hỏi. Cha cũng không và mẹ cũng không. Cực kỳ kẹt!

Mà có phải chỉ một mình đồng chí Thủ tướng không cha không mẹ hay có cũng như không và bị ngài Bộ trưởng Công an lấy que xỏ lá. Còn đồng chí nguyên Tổng Bí thư họ Nông tên Mạnh thì sao?

Theo quy định của Thượng tướng Bộ trưởng và dựa vào bản mẫu minh họa được đăng trong thông tư quy định của đồng chí Đại Quang:



thì...

Mặt trước:

   Họ và tên khai sinh: Nông Đức Mạnh
   Họ và tên gọi khác: Nông Đức Mạnh

Mặt sau:

   Họ và tên cha: !?!?!?!?

Nếu chạy theo... lời đồn đãi của nhân dân thì cái danh sách tên cha nó như thế này:

1. Nguyễn Sinh Cung, 2. Nguyễn Sinh Côn, 3. Nguyễn Tất Thành, 4. Nguyễn Văn Thành, 5. Nguyễn Bé Con, 6. Văn Ba, 7. Paul Tất Thành, 8. Tất Thành, 9. Pôn Thành (Paul Thành), 10. Nguyễn Ái Quốc, 11. Phéc-đi-năng, 12. An-be đơ PU-VUA-VIN (Anbert de POUVOURVILLE), 13. Nguyễn A.Q, 14. CULIXE, 15. N.A.Q, 16. Ng.A.Q, 17. Hăngri Trần (Henri Tchen), 18. N, 19. Cheng Vang, 20. Nguyễn, 21. Chú Nguyễn, 22. Lin, 23. Ái Quốc, 24. Un Annamite (Một người An Nam), 25. Loo Shing Yan, 26. Ông Lu, 27. Lý Thụy, 28. Lý An Nam, 29. Nilốpxki (N.A.Q), 30. Vương, 31. L.T, 32. HOWANG T.S, 33. Z.A.C, 34. Lý Mỗ, 35. Trương Nhược Trừng, 36. Vương Sơn Nhi, 37. Vương Đạt Nhân, 38. Mộng Liên, 39. X, 40. H.T, 41. Tống Thiệu Tổ, 42. X.X, 43. Wang, 44. N.K, 45. N. Ái Quốc, 46. Liwang, 47. Ông Lai, 48. A.P, 49. N.A.K, 50. Thọ, 51. Nam Sơn, 52. Chín (Thầu Chín), 53. Víchto Lơ bông (Victor Lebon), 54. Ông Lý, 55. Ng. Ái Quốc, 56. L.M. Vang, 57. Tiết Nguyệt Lâm, 58. Pôn (Paul), 59. T.V. Wang, 60. Công Nhân, 61. Vícto, 62. V, 63. K, 64. Đông Dương, 65. Quac.E. Wen, 66. K.V, 67. Tống Văn Sơ, 68. New Man, 69. Li Nốp, 70. Teng Man Huon, 71. Hồ Quang, 72. P.C.Lin (PC Line), 73. D.C. Lin, 74. Lâm Tam Xuyên, 75. Ông Trần, 76. Bình Sơn, 77. Đi Đông (Dic-donc), 78. Cúng Sáu Sán, 79. Già Thu, 80 Kim Oanh, 81. Bé Con, 82. Ông Cụ, 83. Hoàng Quốc Tuấn, 84. Bác, 85. Thu Sơn, 86. Xung Phong, 87. Hồ Chí Minh, 88. Hy Sinh, 89. Cụ Hoàng, 90. C.M. Hồ, 91. Chiến Thắng, 92. Ông Ké, 93. Hồ Chủ tịch, 94. Hồ, 95. Q.T, 96. Q.Th, 97. Lucius, 98. Bác Hồ, 99. T.C, 1946, 100. H.C.M, 101. Đ.H, 102. Xuân, 103. Một người Việt Nam, 104. Tân Sinh, 105. Anh, 106. X.Y.Z, 107. 108. A.G, 109. Z, 110. Lê Quyết Thắng, 111. K.T, 112. K.Đ, 113. G, 114. Trần Thắng Lợi, 115. Trần Lực, 116. H.G, 117. Lê Nhân, 118. T.T, 119. DIN, 120. Đinh, 121. T.L, 122. Chí Minh, 123. C.B, 124. H, 125. Đ.X, 126. V.K, 127. Nhân dân, 128. N.T, 129. Nguyễn Du Kích, 130. Hồng Liên, 131. Nguyễn Thao Lược, 132. Lê, 133. Tân Trào, 134. H.B, 135. Nguyễn Tân, 136. K.C, 137. Chiến Sĩ, 138. T, 139. Thu Giang, 140. Nguyên Hảo Studiant (Nguyên Hảo, sinh viên), 141. Ph.K.A, 142. C.K, 143. Tuyết Lan, 144. Giăng Pho (Jean Fort), 145. Trần Lam, 146. Một người Việt kiều ở Pháp về, 147. K.K.T, 148. T. Lan, 149. Luật sư Th.Lam, 150. Ly, 151. Lê Thanh Long, 152. CH-KOPP (A-la-ba-na), 153. Thanh Lan, 154. Ngô Tam, 155. Nguyễn Kim, 156. Ng~. Văn Trung, 157. Dân Việt, 158. Đinh Văn Hảo, 159. C.S, 160. Lê Nông, 161. L.K, 162. K.O, 163. Lê Ba, 164. La lập, 165. Nói Thật, 166. Chiến Đấu, 168. Việt Hồng, 169. Đinh Nhất, 170 TRẦN DÂN TIÊN.

(xin lỗi bà con chiếm nhiều đất của thôn - cái danh sách nó... thế! 
Và xin lỗi ba con thôn DLB một lần nữa khi ban đầu đã sót người không thể thiếu: Trần Dân Tiên)

Trong 170 "tên người đẹp nhất" tìm đui con mắt  không thấy "người" họ Nông!

Đoán chừng bác Mạnh - cựu Tổng bí chắc đành đặt viết buông xuôi:

Họ và tên cha: BÁC

Ngài Bộ trưởng có thắc mắc thì trả lời bừa ở VN ai cũng là con cháu của bác Hồ!.

Đó là chỉ mới một... nữa phương trình toán học tên CHA thôi đấy nhé. Sang đến tên MẸ mới thấy... (mẹ). Cha đã chưa rõ, một mẹ một cha cũng đã rối bời, bây giờ có trường hợp ông Cha lăng nhăng tình ái với nhiều bà thì chết chắc! Nhưng đảm bảo với đỉnh cao trí tuệ loài người, các đồng chí đảng ta khó khăn nào cũng sẽ vượt qua, mẹ cha nào cũng sẽ tìm thấy.

Nghĩ cho cùng cũng phải cảm ơn đồng chí bộ trưởng. Biết đâu nhờ vụ này mà:

1. Nhân dân cả nước biết đến ơn nghĩa, các đấng sinh thành của các đồng chí đảng ta một cách rõ ràng, minh bạch, chính thức không còn tình trạng con không cha không mẹ trong tiểu sử của các đồng chí lãnh đạo đảng ta. Từ đó, nhân dân ta sẽ xây đền, đắp miếu, lộng kiếng chân dung... bù lại  bao năm qua các đấng sinh thành đã bị bỏ bê, ruồng bỏ bởi các ông con lãnh đạo đảng, vì mãi lo chuyện (bán) nước mà quên tình nhà.

2. Mức thu khi cấp mới CMND là 30.000 đồng, cấp đổi là 50.000 đồng và cấp lại là 70.000 đồng. Tính đổ đồng đảng và nhà nước ta và điển hình là Bộ công an của đồng chí Quang cũng lượm được nhân dân đâu khoảng (đổ đồng) 50.000 x 90.000.000 = 4.500.000.000.000 đồng.

Chỉ xin hỏi nhỏ đồng chí Trần Đại Quang: trong cái ô ngày tháng năm sinh, đồng chí tính khai báo sao đây cho phần đời của đồng chí? 12 tháng 10 năm 1950 hay 12 tháng 10 năm 1956. Khai gian lần nữa là... chết đấy. Đảng ta vừa mới phê và tự phê rất là thẳng thắn, mạnh mẽ, rất cứng rắn, rất cương quyết trong suốt 12 ngày đấy. Nói theo lời đồng chí Nguyễn Lân Dũng thì "Ai xấu ai tốt quần chúng đều biết" cả. Chớ có dại mà khai man. CMND của nhà nước CHXHCNVN chứ đâu phải hàng dỏm, hàng nhái Made in China. Nhớ nhé đồng chí bộ trưởng.



*

Bài sau đây DLB đăng lúc đồng chí Đại Quang vừa mới leo vào được BCT. Đọc xong rồi bỏ.  Lý do là đồng chí ta - sau màn phê và tự phê thành khẩn - từ giờ trở đi sẽ khai báo nghiêm chỉnh:

Lật lại hồ sơ lý lịch của đồng chí Huân chương Quân công Hạng Nhất - Trần Đại Quang


Dân Làm Báo - Trong thành phần của thập tứ đại thiên lôi lớp 11, có thêm 1 thiên lôi mới toanh, tuổi trẻ, tài cao, học rộng. Đó là đồng chí Trần Đại Quang.

Theo TTXVN thì đồng chí Quang sinh ngày 12/10/1956 tại Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Đồng chí nắm trong tay mảnh bằng Phó giáo sư-Tiến sỹ Luật với trình độ Lý luận chính trị là "Cao cấp". Đồng chí tham gia vào con đường hoạn lộ năm 1972.

Năm 2006 là năm "phất" của đồng chí Đại Quang. Chỉ trong năm này, đồng chí trở thành Thiếu tướng, Phó Tổng cục An ninh, Bộ Công an rồi thành Thứ trưởng bộ Công an, chui vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhiệm kỳ 2006-2010. Một năm sau, đồng chí được thăng hàm Trung tướng.

Tuy nhiên việc đồng chí Quang chui ra lúc nào thì lại không được êm thuyền xuôi mái. Cái vụ ngày sinh tháng đẻ của đồng chí tân ủy viên BCT này đã làm bà con huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình đem ra mỗ xẻ như mỗ lợn trong bàn nhậu.

Nếu theo như lời khai báo thì đồng chí thứ trưởng CA thì chàng vào đảng năm 16 tuổi. Cái này đúng là tuổi trẻ dấn thân cao độ, chưa đến tuổi yêu... gái đã yêu đảng rồi. Và nếu thế thì chỉ mới có 40 mà đồng chí đã là thứ trưởng công an.

Sự thực thì hổng phải dzậy! Số là để đủ "trẻ" nhằm bò vào ghế Thứ trưởng bộ công an, đồng chí Quang đã "biểu" chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình là đồng chí Đinh Văn Hùng ký văn bản ăn gian và thụt lùi ngày cất tiếng khóc mừng đảng rồi mới mừng xuân của đồng chí ấy đến 6 năm.

Đồng chí Hùng Đinh ký giấy vào năm 2004, tức là mãi cho đến mấy chục mùa thu lá rụng sau và 2 năm trước khi chụp được cái ghế thứ trưởng công an, thì ông quan to của một ngành mà việc điều tra lí lịch cực kỳ kỹ càng mới long trọng trình làng cái tờ giấy "xác nhận" ngày sinh.



Mà thiệt là rắc rối chi cho nó mệt xác. Đã có tài liệu gốc còn lưu giữ tại địa phương thì tội... mẹ gì phải hành xác đồng chí chủ tịch ta ký tên đóng dấu cho mệt. Kêu chúng "phắc" về là xong ngay! Cái gì mà phải xác định coi bộ là có ... âm mưu.

Nhưng mà âm mưu gì chưa biết chỉ biết kết quả là đồng chí Quang leo lên ngồi chồm hổm được ở ghế thứ trưởng. Chỉ hơi phiền là về nhà phải gọi đồng chí vợ bây giờ đã già hơn mình vài tuổi là đồng chí... chị.

Mà Đinh Văn Hùng là ai mà đồng chí Quang sai biểu? Đồng chí Hùng nguyên là Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình, người nổi tiếng là quan tham ăn đất nhưng được đồng chí Quang che chở bảo kê nên bám ghế quan to của tỉnh gần 2 nhiệm kỳ. Đồng chí Hùng còn nổi tiếng trong vụ ăn cắp đôi lục bình cổ 100 năm trị giá 1,8 tỷ. Vài tháng trước ngày đại hội quần hùng thứ 11, để có thêm một ghế trống cho các ngài UVTUĐ khác, đồng chí Bình được mời "thôi" tham gia BCHTƯ Đảng khóa X và nghỉ hưu.

Xong chiện thu vén tuổi trẻ xong thì đồng chí đệ thập thiên lôi cũng phải vun đắp cho cái chiện tài cao. Tài cao của đồng chí được trình làng là Phó giáo sư-Tiến sỹ Luật với trình độ Lý luận chính trị là "Cao cấp". Chẳng biết cái trình độ Lý luận cao cấp là cái mốc xì gì, nhưng cứ nhìn vào bản sao Bằng tốt nghiệp thì thấy nó được "chứng giám" bởi Học viện Nguyễn Ái Quốc, chương trình Bồi dưỡng Lý luận Mác Lê Nin - Hệ Cao cấp tại chức (cái này mà gặp đồng chí Bá Thanh ta là xem như vức thùng rác).

Còn về cái hàm Phó giáo sư thì sau khi quần chúng đọc tiểu sử, thắc mắc lùm xùm, đến nỗiCổng TTĐT Chính phủ phải thông tin chính thức để phân trần phải quấy là: đồng chí Trần Đại Quang là Giáo sư – Tiến sỹ Luật. Đồng chí được Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước công nhận chức danh Giáo sư năm 2009 (giáo sư à nghe, hổng phải chỉ là phó nhé).

Lý do:

Liên tục từ những năm 1980, khi còn là cán bộ lãnh đạo của một đơn vị nghiệp vụ an ninh, đồng chí Trần Đại Quang đã tham gia giảng dạy và báo cáo thực tế ở các lớp đào tạo dài hạn, chuyên tu Đại học An ninh nhân dân (nay là Học viện An ninh nhân dân). 

Đồng chí còn thường xuyên được các học viện, trường đại học, cao đẳng trong và ngoài ngành mời giảng bài, báo cáo chuyên đề nghiệp vụ và tham gia nghiên cứu khoa học về pháp luật, nghiệp vụ an ninh...

Vừa giảng dạy, vừa tham gia nghiên cứu khoa học, GS.TS Trần Đại Quang đã chủ trì nhiều đề tài khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ và cấp cơ sở. Các đề tài khoa học đều gắn với nhiệm vụ đấu tranh bảo vệ an ninh quốc gia và kết quả nghiên cứu đã được ứng dụng trong thực tiễn chỉ đạo, chỉ huy cũng như triển khai các mặt công tác phòng ngừa, đấu tranh của lực lượng An ninh từ Trung ương đến cơ sở... 

Trên cương vị Thứ trưởng Bộ Công an, GS.TS Trần Đại Quang vẫn tham gia giảng dạy các lớp bồi dưỡng, đào tạo sau đại học, hướng dẫn luận văn thạc sĩ, nghiên cứu sinh. 

Có điều hơi phiền là năm 1980 đồng chí Quang ta vẫn... chưa là cái gì cả. Mãi đến năm 1994 (theo chứng từ bản sao của đồng chí) thì Quang ta mới tốt nghiệp cử nhân Luật. Năm 1986 trước đó thì mới có cái giấy chứng nhận "bằng tốt nghiệp Đại học An Ninh". Lấy cái gì để giảng dạy cái gọi là "chuyên tu Đại học An ninh nhân dân"?! Rồi lại thường xuyên "được" các học viện, đại học, cao đẳng trong và NGOÀI NGÀNH mời (ngoài ngành gì vậy ta!?). Lại còn nghiên cứu khoa học, chủ trì khoa học cấp Nhà nước, Bộ..., đào tạo sau đại học. Thiệt là quá hay!!!

Và như vậy là "đương nhiên" cậu bé đảng viên 16 xuân xanh thành anh công an và trở thành Giáo sư – Tiến sỹ Luật, tay cầm súng, tay cầm bút, văn võ song toàn.

Nhưng còn cái vụ Tiến sỹ Luật này lại càng hay ho! Ở đâu ra vậy ta!?

Mà thôi thắc mắc hoài trung tướng tiến sỹ luật sư quăng bút rút súng bắn cho một phát là đời tàn. Trình làng cho bà con cả nước xem qua bản sao bằng cấp của chàng nè:





















Thấy chưa? Cử nhân Luật 1994. Hạng giỏi Học hành tại chức đàng hoàng.

Mà sao kỳ ghê nghe!

Bản xác nhận ngày sinh của ông chủ tịch Ninh Bình là ngày 12 tháng 10 năm 1956.

Bằng tốt nghiệp cử nhân (và bồi dưỡng lý luận ở trên) lại ghi ngày 12 tháng 10 năm 1950.

Còn bằng tốt nghiệp Đại học An ninh thì lại ghi 10 tháng 10 năm 1950.

Hu hu!!! Bể mánh rồi đồng chí tân ủy viên BCT ơi!!! Đồng chí làm ơn trả lại danh hiệu ủy viên BCT trẻ nhất của lớp 11. Vương niệm trẻ trung này phải được đội lên đầu (hói) của em Nguyễn Xuân Phúc sinh ngày 20 tháng 7 năm 1954 (mà hổng biết em này có thành thật khai báo hay không nữa!!!).

Mà nói thiệt nghe đồng chí, sao mà mấy cái văn bằng này, cái này khác cái kia, cách nhau cả chục năm, mà sao chữ viết nó "bà con" với nhau quá. Không dám nghi ngờ vô căn cứ nhưng nhìn hoài cứ thấy ngờ ngợ.

*

Vậy đó bà con nhân dân. Ông đồng chí tuổi "trẻ" tài "cao" lùng bùng, láo khoét lí lịch này lại là một trong 14 mạng quyết và quyết và quyết hết mọi sự cho gần 90 triệu dân ta.

Và bi chừ, Đảng và Nhà nước của Đảng um xùm trao tặng Huân chương Quân công Hạng Nhất cho Trung tướng khai man tuổi giả tài ma lanh này.




*

Bài này đọc xong rồi cất. Phòng hờ các lãnh đạo ta lại... quên, vi phạm khai báo thành khẩn, không nghiêm chỉnh, dứt khoát như tiến trình phê và tự phê vừa mới xảy ra.



BỘ CÔNG AN                               CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
-------                                                              Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 

Số: 27/2012/TT-BCA                                 Hà Nội, ngày 16 tháng 05 năm 2012 


THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ MẪU CHỨNG MINH NHÂN DÂN


Căn cứ Nghị định số 05/1999/NĐ-CP ngày 03/02/1999 về Chứng minh nhân dân; Nghị định số 170/2007/NĐ-CP ngày 19/11/2007 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 05/1999/NĐ-CP ngày 03/02/1999 về Chứng minh nhân dân;

Căn cứ Nghị định số 77/2009/NĐ-CP ngày 15/9/2009 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;

Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội;

Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư quy định về mẫu Chứng minh nhân dân,

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định cụ thể về hình dáng, kích thước, quy cách, nội dung và thời hạn sử dụng của Chứng minh nhân dân; thẩm quyền cấp, đổi, cấp lại Chứng minh nhân dân và trách nhiệm của Công an các đơn vị, địa phương trong việc sản xuất và quản lý mẫu Chứng minh nhân dân.

Điều 2. Đối tượng áp dụng 

Thông tư này áp dụng đối với:

1. Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên đã đăng ký thường trú theo Luật Cư trú;
2. Công an các đơn vị, địa phương;
3. Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc sản xuất, cấp và quản lý Chứng minh nhân dân.

Điều 3. Mẫu Chứng minh nhân dân 

1. Hình dáng, kích thước: Chứng minh nhân dân hình chữ nhật, chiều dài 85,6mm, chiều rộng 53,98mm.

2. Nội dung:

a) Mặt trước: Bên trái, từ trên xuống: Hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đường kính 14 mm; ảnh của người được cấp Chứng minh nhân dân cỡ 20 x 30 mm; có giá trị đến (ngày, tháng, năm). Bên phải, từ trên xuống: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Độc lập - Tự do - Hạnh phúc; chữ "Chứng minh nhân dân"; số; họ và tên khai sinh; họ và tên gọi khác; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quê quán; nơi thường trú.

Hình 1 - Mặt trước

b) Mặt sau: Trên cùng là mã vạch 2 chiều. Bên trái, có 2 ô: Ô trên, vân tay ngón trỏ trái; ô dưới, vân tay ngón trỏ phải. Bên phải, từ trên xuống: Đặc điểm nhân dạng; họ và tên cha; họ và tên mẹ; ngày, tháng, năm cấp Chứng minh nhân dân; chức danh người cấp, ký tên và đóng dấu.

Hình 2 - Mặt sau.

3. Quy cách:

a) Chứng minh nhân dân được sản xuất bằng chất liệu nhựa, ngoài cùng của hai mặt có phủ lớp màng nhựa mỏng trong suốt.

b) Hai mặt của Chứng minh nhân dân in hoa văn màu xanh trắng nhạt. Nền mặt trước Chứng minh nhân dân gồm: Hình ảnh trống đồng, bản đồ Việt Nam, hoa sen và các hoa văn. Nền mặt sau Chứng minh nhân dân gồm các hoa văn.

c) Quốc huy và ảnh của công dân được in màu trực tiếp trên Chứng minh nhân dân.

d) Dòng chữ "CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM, Độc lập - Tự do - Hạnh phúc"; các thông tin cá nhân; ảnh vân tay ngón trỏ trái, ngón trỏ phải; ngày, tháng, năm cấp; chữ ký, họ và tên của người có thẩm quyền cấp Chứng minh nhân dân màu đen.

đ) Dòng chữ "CHỨNG MINH NHÂN DÂN", số Chứng minh nhân dân của công dân và ảnh con dấu màu đỏ.

e) Các chữ tiêu đề trong Chứng minh nhân dân gồm: Số; họ và tên khai sinh; họ và tên gọi khác; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quê quán; nơi thường trú; có giá trị đến; đặc điểm nhân dạng; họ và tên cha; họ và tên mẹ; ngón trỏ trái; ngón trỏ phải; ngày, tháng, năm; chức danh người cấp (Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội hoặc Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) màu xanh lam.

g) Mã vạch hai chiều lưu trữ một số thông tin cơ bản của công dân được cấp Chứng minh nhân dân màu đen.

h) Phoi bảo an được gắn ở mặt sau của Chứng minh nhân dân.

Điều 4. Số và thời hạn sử dụng của Chứng minh nhân dân 

1. Mỗi công dân Việt Nam chỉ được cấp một Chứng minh nhân dân và có một số Chứng minh nhân dân riêng. Số Chứng minh nhân dân gồm 12 chữ số tự nhiên, do Bộ Công an cấp và quản lý thống nhất trên toàn quốc. Trường hợp đổi, cấp lại Chứng minh nhân dân thì số ghi trên Chứng minh nhân dân được đổi, cấp lại vẫn giữ đúng theo số ghi trên Chứng minh nhân dân đã cấp lần đầu.

2. Thời hạn sử dụng Chứng minh nhân dân là 15 năm, kể từ ngày cấp, đổi, cấp lại.

Điều 5. Thẩm quyền cấp, đổi, cấp lại Chứng minh nhân dân 

1. Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội thuộc Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội Bộ Công an có thẩm quyền cấp, đổi, cấp lại Chứng minh nhân dân trong phạm vi toàn quốc.

2. Giám đốc Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thẩm quyền cấp, đổi, cấp lại Chứng minh nhân dân trong phạm vi của địa phương theo chỉ đạo và phân cấp của Bộ trưởng Bộ Công an.

Điều 6. Con dấu trên Chứng minh nhân dân 

Con dấu trên Chứng minh nhân dân là con dấu thu nhỏ của Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội hoặc con dấu thu nhỏ của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định của Bộ Công an.

Điều 7. Trách nhiệm của Công an các đơn vị, địa phương 

1. Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật có trách nhiệm sản xuất mẫu Chứng minh nhân dân bảo đảm kỹ thuật, chất lượng, theo đúng mẫu quy định tại Điều 3 Thông tư này, không được thay đổi hình dáng, nội dung và phải quản lý theo đúng quy định về chế độ bảo quản vật tư, phương tiện nghiệp vụ của Bộ Công an; bàn giao kịp thời mẫu Chứng minh nhân dân cho Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội.

2. Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội có trách nhiệm:

a) Hằng năm, lập dự trù nhu cầu sử dụng mẫu Chứng minh nhân dân trên toàn quốc cho năm tiếp theo gửi Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật để sản xuất mẫu Chứng minh nhân dân.

b) Quản lý chặt chẽ và bàn giao kịp thời mẫu Chứng minh nhân dân cho Công an các địa phương.

3. Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

a) Hằng năm, lập dự trù nhu cầu sử dụng mẫu Chứng minh nhân dân của địa phương cho năm tiếp theo theo gửi về Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội (qua Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội).

b) Nhận và quản lý chặt chẽ mẫu Chứng minh nhân dân.

Điều 8. Hiệu lực thi hành và quy định chuyển tiếp

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2012.

2. Chứng minh nhân dân đã được cấp theo Quyết định số 998/2001/QĐ-BCA(C11) ngày 10/10/2001 của Bộ trưởng Bộ Công an về việc ban hành các biểu mẫu sử dụng trong công tác quản lý hành chính về trật tự xã hội còn thời hạn thì vẫn có giá trị sử dụng; trường hợp cần đổi theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư này thì thực hiện theo Thông tư này.

3. Những nơi chưa có điều kiện triển khai cấp Chứng minh nhân dân theo Thông tư này thì tiếp tục thực hiện theo Quyết định số 998/2001/QĐ-BCA(C11) ngày 10/10/2001 của Bộ trưởng Bộ Công an để cấp, đổi lại Chứng minh nhân dân.

Điều 9. Trách nhiệm thi hành 

1. Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.

2. Các Tổng cục trưởng, thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ, Giám đốc Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc các Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc nảy sinh, Công an các đơn vị, địa phương báo cáo về Bộ (qua Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội) để kịp thời hướng dẫn.

BỘ TRƯỞNG
Thượng tướng Trần Đại Quang