THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

21 June 2012

Những hạt sạn trong Ngày Nhà Báo Việt Nam



2012-06-20
Ngày 21 tháng 6 là Ngày Nhà báo Việt Nam. Cái tên gọi mỹ miều này đang bị đe dọa bởi khuynh hướng chạy theo đồng tiền mà quên đi trách nhiệm của một số không nhỏ các tờ báo hiện nay. Mặc Lâm có bài viết về hiện trạng này.
AFP
Việt Nam hiện có hơn 700 tờ báo nhưng tất cả đều nằm dưới sự kiểm soát của chính quyền.
Mỗi năm cứ đến ngày 21 tháng Sáu nhiều tòa soạn báo tổ chức những buổi lễ tuy không lớn lao lắm nhưng sự long trọng của các buổi lễ này không thể thiếu. Người dân ít chú ý và nhất là không hiểu ngày nhà báo là ngày gì, nhưng hệ thống truyền thông chính thống không hề quên tuyên dương những thành quả mà báo chí làm được có khi từ vài chục năm trước với những ngôn từ trau chuốt nhất có thể.

Đừng làm bẩn chữ Nhà Báo


Ngày Nhà báo năm nay có nhiều câu chuyện đáng nói hơn mọi năm khi Tổng biên tập của tờ Đại Đoàn Kết là ông Đinh Đức Lập liên tục bị tố cáo là vi phạm tiêu chí của người làm báo một cách nghiêm trọng nhất là lái tờ báo mà ông trách nhiệm từ một tờ báo chính trị có khuynh hướng chuyển sang làm tiền như các tờ báo được đồng nghiệp cho là lá cải khác.
Việc làm của ông Đinh Đức Lập được phanh phui bởi nhân viên tờ báo làm người dân chú ý đến một khía cạnh quan trọng khác trong ngành báo chí Việt Nam: Sự thiếu vắng tin tức không phải chỉ do vai trò kiểm duyệt của Ban tuyên giáo như thường thấy mà còn do tự thân tờ báo chấp nhận kiếm tiền hơn là loan tải thông tin đúng đắn.
Nhiều người dân tin cậy vào tiếng nói của nó và kể cả cơ quan nhà nước cũng xem tiếng nói của Đại Đoàn Kết là tiếng nói quan trọng để họ tham khảo. Thế nhưng hiện tượng biến tờ Đại Đoàn Kết thành một tờ báo phục vụ cho việc kiếm tiền đang trở thành một vấn đề khá nghiêm trọng trong tờ báo...
Nhà báo Hữu Nguyên
Nhà báo Hữu Nguyên, phó trưởng ban đại diện phía Nam của báo Đại Đoàn Kết đã trực tiếp gửi thư tố cáo những vi phạm của Tổng biên tập Đinh Đức Lập cho các lãnh đạo cao nhất trong MTTQVN. Chia sẻ với chúng tôi về những chuyển biến theo xu thế kinh doanh bất chính của tờ báo mà ông tham gia nhà báo Hữu Nguyên cho biết:
Một sạp báo ở TP HCM. (minh họa)
Một sạp báo ở TP HCM. (minh họa) RFA
-Đạo đức nghề nghiệp là những vần đề rất thiết thân đối với chúng tôi bởi chúng tôi là những người làm báo có tư cách nghề nghiệp của mình chứ không phải làm báo để kiếm tiền bằng mọi cách theo kiều ông Đinh Đức Lập đang làm hiện nay tại tờ báo Đại Đoàn Kết. Thật ra hiện tượng này tại Việt Nam cũng có một số tờ báo đang theo nhưng nó chỉ là những tờ sau này thôi. Riêng Đại Đoàn Kết là tờ báo có truyền thống rất lâu dài đã hơn 70 năm rồi và qua rất nhiều cuộc thăng trầm của lịch sử đất nước. Nó tồn tại và đã hình thành một uy tín rất lớn trong lòng bạn đọc. Nhiều người dân tin cậy vào tiếng nói của nó và kể cả cơ quan nhà nước cũng xem tiếng nói của Đại Đoàn Kết là tiếng nói quan trọng để họ tham khảo. Thế nhưng hiện tượng biến tờ Đại Đoàn Kết thành một tờ báo phục vụ cho việc kiếm tiền đang trở thành một vấn đề khá nghiêm trọng trong tờ báo.
Có lẽ tờ Sài Gòn Tiếp Thị là nơi lên tiếng trực diện và mạnh mẽ nhất  đối với báo chí Việt Nam trong Ngày nhà báo. Tác giả Phan Song Ngân trong bài “Giải thưởng nào cho “nhà báo trong lòng dân”? đã phân tích hiện tượng “nhà báo công dân” để so sánh với những gì mà một nhà báo có thẻ, có lương của nhà nước đang bị tụt hậu quá xa. Sự tụt hậu này không phải tụt hậu kỹ thuật vì thực tế nhà báo Việt Nam không hề thiếu phương tiện tác nghiệp. Từ máy vi tính hiện đại tới máy ảnh kỹ thuật số, máy thu âm có khả năng thu cực xa và những phương tiện khác, thế nhưng cái thiếu của nhà báo chính thống so với nhà báo công dân chính là lòng kiên nhẫn, yêu nghề và sự chấp nhận hậu quả xấu từ các thế lực trù dập.
Mặc dù nhà báo công dân không hề ngoại lệ trong cách đối xử của cơ quan nhà nước, tuy nhiên hình ảnh của các vụ Tiên Lãng, Văn Giang lại phát xuất từ những nhà báo công dân và báo chí Việt Nam chỉ lấy lại để đăng mà không có khả năng tiếp cận hiện trường để có những hình ảnh nóng hổi như thế.
...thực tế nhà báo Việt Nam không hề thiếu phương tiện tác nghiệp. Từ máy vi tính hiện đại tới máy ảnh kỹ thuật số, máy thu âm có khả năng thu cực xa và những phương tiện khác, thế nhưng cái thiếu của nhà báo chính thống so với nhà báo công dân chính là lòng kiên nhẫn, yêu nghề và sự chấp nhận hậu quả xấu từ các thế lực trù dập

Tới khi vụ Đồi Ngô xảy ra thì uy tín của báo chí Việt Nam đã thua khá xa mưu trí và lòng can đảm của hai người thầy và vài em học sinh. Vai trò nhà báo công dân thể hiện rất rõ trong vụ này và người ta không còn nghi ngờ gì về hiệu quả của nó. Nhà báo Thanh Thảo, một cây viết kỳ cựu cho nhiều tờ báo trong đó có tờ Thanh Niên cho biết suy nghĩ của ông về vai trò của nhà báo công dân:
-Thực ra cái hiện tượng mà ta gọi là nhà báo công dân thì có lẽ ở các nước khác cũng có nhưng theo tôi nghĩ ở những nước càng ít dân chủ hơn thì vai trò của những nhà báo công dân, tức là những người bình thường đưa những thông tin thực sự xác đáng và nóng, nhanh nhất tới các cửa truyển thông, bất kể nó là truyền thông báo
Nguyên phóng viên Hoàng Khương, báo Tuổi Trẻ(người cầm túi quần áo) bị bắt về cơ quan điều tra vào trưa 2-1-2012 vì bài việt về công an tham nhũng. Photo Pham Dung NLĐ.
Nguyên phóng viên Hoàng Khương, báo Tuổi Trẻ(người cầm túi quần áo) bị bắt về cơ quan điều tra vào trưa 2-1-2012 vì bài việt về công an tham nhũng. Photo Pham Dung NLĐ.
in hay báo mạng, lề trái lề phải gì cả, tất cả đều rất có ích cho sự phát triền của xã hội. Theo tôi nghĩ về nhà báo công dân ở những nước kém dân chủ thì vai trò họ càng lớn.

Xin đừng cúi đầu hãy ngẩng lên để nhìn người dân


Trong một bài viết buồn bã mang tên “Làm báo thời thổ tả”, nhà báo Đoan Trang cho thấy vết thương của người làm báo không phải chỉ hiện diện trên các trang viết tầm thường do bị thúc bách bởi miếng cơm manh áo của họ mà chúng đã vỡ toác ra rất đau đớn ngay từ lúc họ tiếp cận với người dân nhưng không cách gì vượt qua được con dao của tổng biên tập:
“Cũng là câu chuyện của những phóng viên về Văn Giang lúc xế chiều để chứng kiến một cánh đồng tung tóe, cây cối đổ nát nghiêng ngửa. Dân quê thấy người lạ vào, chẳng ai buồn ngẩng lên, vẫn cắm cúi đào bới, nhặt nhạnh, xúc, đổ đất… Nhưng đến khi thấy “người lạ” lúi húi lấy máy ghi âm, sổ và bút ra, thì họ vây lấy, thẫn thờ: “Sao đến giờ nhà báo mới về? Mất rồi. Mất hết rồi!”.

Rồi họ nhất định kéo nhà báo vào nhà, để họ pha trà, mời nước, và nghe họ kể lể chuyện “mất hết rồi”. Hàng
Tại Văn Giang, nhà báo của Đài Tiếng nói Việt Nam VOV bị đánh đập thô bạo. Ảnh cắt từ clip/RFA
Tại Văn Giang, nhà báo của Đài Tiếng nói Việt Nam VOV bị đánh đập thô bạo. Ảnh cắt từ clip/RFA
xóm lục tục kéo đến, người nào cũng phải xán lại, nhìn, chạm tay vào áo khách một cái, khẩn khoản: “Nếu nhà báo giúp được chúng tôi đòi lại được đất, thì chúng tôi mang ơn nhà báo suốt đời”. Màn đêm buông xuống, trai tráng trong làng rầm rập đưa xe máy hộ tống nhà báo về. Người dân nông thôn bao giờ cũng là vậy, họ có thể khôn ngoan hay thực dụng, nhưng vẫn có cái hồn hậu chất phác – nên không để ý thấy nhà báo đang cúi gằm mặt, lủi thủi rời khỏi hiện trường.”
Câu chữ của nhà báo Đoan Trang nhằm an ủi cho miềm hy vọng của người nông dân Văn Giang nhưng cũng là vết cắt xé lòng của người làm báo chân chính.
Màn đêm buông xuống, trai tráng trong làng rầm rập đưa xe máy hộ tống nhà báo về. Người dân nông thôn bao giờ cũng là vậy, họ có thể khôn ngoan hay thực dụng, nhưng vẫn có cái hồn hậu chất phác – nên không để ý thấy nhà báo đang cúi gằm mặt, lủi thủi rời khỏi hiện trường...
nhà báo Đoan Trang
Người dân quen nghĩ sự kềm cặp của hệ thống kiểm duyệt đã tiêu diệt ý chí là lòng yêu nghề của nhà báo khiến bài vở của họ chạy theo thị hiếu thấp kém tránh né một cách lộ liễu những vấn đề bức xúc của xã hội.
Tuy nhiên vấn đề không thật sự như vậy. Còn một yếu tố khác làm suy đồi nhiều nhà báo, đó là lợi dụng danh nghĩa nhà báo để làm tiền.
Tình trạng báo chí sống nhờ vào quảng cáo không phải ở Việt Nam mới có, tuy nhiên cách xin quảng cáo không khác mấy với cách làm của xã hội đen mới là điều khiến cho báo chí Việt Nam vốn trì trệ lại càng sa lầy khó cứu vãn. Theo nhà báo Ngô Minh có hàng trăm thủ thuật để lấy tiền doanh nghiệp để đến nỗi khi nghe hai tiếng nhà báo xuất hiện thì người ta tránh xa như tránh xã hội đen tới đòi nợ. Nhà báo Hữu Nguyên chia sẻ hiện tượng này:
Số lượng tờ báo không phản ảnh được chất lượng thật sự của nó đâu bởi vì ở Việt Nam báo chí phải là tổ chức của nhà nước hoặc của các tổ chức đoàn thể chính trị, xã hội, nghề nghiệp... chứ không có báo chí tư nhân. Chuyện đó thì quan điềm của nhà nước Việt Nam rất rõ và gần đây đã nhắc lại.
Tôn chỉ mục đích của nhiều tờ báo, đặc biệt có những tờ báo đang đi vào xu hướng chủ yếu làm tiền là chính chứ làm báo không bao nhiêu cả. Hiện tượng nhà báo Việt Nam đi đến đâu là người ta sợ đến đó đang xảy ra tại Việt Nam ngày nay.
Không phải người ta sợ vì anh đi tìm kiếm sự thật để anh trình bày, bảo vệ lẽ phải nhưng anh đến để làm tiền người ta. Tôi nghĩ rằng hoạt động của báo chí chưa đáp ứng được mong muốn của nhu cầu thật sự của người dân cũng như sự phát triển của đất nước hiện nay.
Ngày Nhà báo Việt Nam đáng ra người làm báo phải vui nhưng vẫn còn rất nhiều sạn sỏi giữa bữa tiệc kỷ niệm trong lòng họ. Có người không lưu tâm, có người lấy việc ăn uống trong ngày này để tìm quên, nhưng cố cách mấy thì trong tận cùng lương tâm của người làm báo vẫn còn một câu hỏi chưa được trả lời trọn vẹn: ngòi viết của họ có thật sự phục vụ cho vấn đề cốt lõi là “đưa tin trung thực” hay không?