RFA-20-06-2012
Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.
Việt Nam vẫn nằm ở bậc 2, Tier 2, các nước có vấn đề về buôn người trong phúc trình thường niên về nạn buôn người trên thế giới năm 2012 của Bộ Ngoại Giao Mỹ, công bố chiều thứ Ba vừa qua.
Phúc trình cho thấy Việt Nam là nguồn xuất phát và cũng được coi là điểm đến của tệ nạn buôn người với đàn ông, phụ nữ và trẻ em bị buôn bán vào đường mãi dâm hoặc lao động cưỡng bách.
Báo cáo nói Việt Nam xuất khẩu công nhân nam nữ qua Đài Loan, Malaysia, Nam Hàn, Lào, các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan và nhiều nước khác nữa trên thế giới, để làm việc trong ngành lao động tay chân như xây dựng, đánh bắt cá, trồng trọt, lâm nghiệp, khai thác mỏ hoặc trong các hãng xưởng. Phúc trình nói phần lớn lao động Việt đi theo con đường xuất khẩu do các công ty của nhà nước phụ trách, trở thành nạn nhân vì gặp nhiều khó khăn và bị bóc lột sức lao động, bị buộc làm việc quá mức tại đất nước họ được đưa tới.
Bên cạnh đó, vì không có sự bảo đảm hoặc liên lạc chặt chẽ giữa lao động với công ty môi giới vì thế những trường hợp bất ưng và bị bóc lột sức lao động của công nhân Việt Nam đã không được chủ sử dụng lao động và công ty môi giới giải quyết.
Mặt khác, phúc trình cũng noí phụ nữ và trẻ em Việt Nam vẫn là đối tượng bị buôn đi bán lại vào những đường mãi dâm đến Kampuchia, Trung Quốc và Lào rồi từ những nước này bị đưa qua Thái Lan, Malaysia, Singapore kể cả Châu Âu.
Báo cáo nói Việt Nam xuất khẩu công nhân nam nữ qua Đài Loan, Malaysia, Nam Hàn, Lào, các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan và nhiều nước khác nữa trên thế giới, để làm việc trong ngành lao động tay chân như xây dựng, đánh bắt cá, trồng trọt, lâm nghiệp, khai thác mỏ hoặc trong các hãng xưởng. Phúc trình nói phần lớn lao động Việt đi theo con đường xuất khẩu do các công ty của nhà nước phụ trách, trở thành nạn nhân vì gặp nhiều khó khăn và bị bóc lột sức lao động, bị buộc làm việc quá mức tại đất nước họ được đưa tới.
Bên cạnh đó, vì không có sự bảo đảm hoặc liên lạc chặt chẽ giữa lao động với công ty môi giới vì thế những trường hợp bất ưng và bị bóc lột sức lao động của công nhân Việt Nam đã không được chủ sử dụng lao động và công ty môi giới giải quyết.
Mặt khác, phúc trình cũng noí phụ nữ và trẻ em Việt Nam vẫn là đối tượng bị buôn đi bán lại vào những đường mãi dâm đến Kampuchia, Trung Quốc và Lào rồi từ những nước này bị đưa qua Thái Lan, Malaysia, Singapore kể cả Châu Âu.
Trong khi đó đại diện Việt Nam và Lào, Thái Lan gặp nhau tại Quảng trị hôm nay để thảo luận về tệ nạn buôn người.
Cuộc gặp được do tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam chủ trì với đại diện của tỉnh Quảng Trị của Việt Nam, đại diện tỉnh Savanaket của Lào và, đại diện tỉnh Mukdahan của Thái Lan.
Theo số liệu của Bộ Công an, kể từ năm 2005 đến nay, Việt Nam đã phát hiện khoảng 2 ngàn 500 trường hợp buôn người, trong đó có gần 6 ngàn nạn nhân.
Ba tỉnh Quảng Trị, Savanaket, Mukdahan đã phối hợp cùng nhau nhằm nêu lên tình trạng buôn người. Tại cuộc gặp này, đại diện 3 tỉnh cũng tìm ra phương pháp hữu hiệu để cải thiện tình hình cũng như để cộng đồng quan tâm hơn về tình hình.
Cuộc gặp được do tổ chức Tầm nhìn Thế giới Việt Nam chủ trì với đại diện của tỉnh Quảng Trị của Việt Nam, đại diện tỉnh Savanaket của Lào và, đại diện tỉnh Mukdahan của Thái Lan.
Theo số liệu của Bộ Công an, kể từ năm 2005 đến nay, Việt Nam đã phát hiện khoảng 2 ngàn 500 trường hợp buôn người, trong đó có gần 6 ngàn nạn nhân.
Ba tỉnh Quảng Trị, Savanaket, Mukdahan đã phối hợp cùng nhau nhằm nêu lên tình trạng buôn người. Tại cuộc gặp này, đại diện 3 tỉnh cũng tìm ra phương pháp hữu hiệu để cải thiện tình hình cũng như để cộng đồng quan tâm hơn về tình hình.