(GDVN)
- "Ở Bình Định đã từng xảy ra vụ thu hồi đất, ban đầu nói là thu hồi
lợi ích quốc gia, nhưng cuối cùng thực chất là để chính quyền chia chác
nhau".
Đã
hơn 1 tuần trôi qua kể từ ngày diễn ra vụ cưỡng chế đầm nuôi trồng thủy
sản ở Tiên Lãng, Hải Phòng, nhưng dư luận vẫn chưa hết nóng về sự việc
này. Điều khiến nhiều người quan tâm không còn dừng lại ở việc nổ súng
chống người thi hành công vụ của anh em ông Đoàn Văn Vươn, mà còn tập
trung vào câu chuyện quản lý của chính quyền địa phương. Về vấn đề này,
báo Giáo dục Việt Nam đã nhận được sự chia sẻ của Trung tướng Nguyễn
Quốc Thước, nguyên Tư lệnh Quân khu IV, nguyên đại biểu quốc hội khóa X.
Tướng
Thước nói rằng, ông theo dõi rất sát diễn biến của vụ cưỡng chế đầm
nuôi trồng thủy sản ở Tiên Lãng. Chính vì thế, ông cảm thấy thất vọng về
cách quản lý của chính quyền địa phương nơi này.
Về
chuyện ông Đoàn Văn Vươn nổ súng bắn vào lực lưỡng vũ trang, ông cho
rằng, nếu một kẻ chuyên chống đối chính quyền có hành động bắn trả lực
lượng vũ trang thì không có gì đáng bàn. Nhưng một người nông dân hiền
lành, chỉ quen với công việc của nhà nông lại có hành động tiêu cực như
vậy thì cần xem lại. Tôi cho rằng, đó là bởi người nông dân ấy đã bị dồn
nén quá nhiều ức chế được tích tụ và hành động chống người thi hành
công vụ chỉ là giọt nước cuối cùng làm tràn ly.
Căn nhà ông Vươn bị san phẳng sau vụ cưỡng chế |
Đương
nhiên, người dân chống người thi hành công vụ thì cần phải xử phạt,
nhưng với những ai gây ra sự ức chế, dồn họ vào đường cùng, đẩy họ đến
hành động tiêu cực ấy cũng cần được điều tra rốt ráo và xử lý mạnh tay,
nghiêm khắc nếu có sai phạm.
Ông
nói thêm, cần phải hỏi lại chính quyền địa phương xem thu hồi đầm phá
này để làm gì? Nếu thu hồi với mục đích không sòng phẳng, trong sáng thì
cần phải làm rõ ngay. Kể cả khi thu hồi đất vì lợi ích quốc gia mà làm
sai, khiến người dân oan ức, thiệt thòi, cũng cần phải chịu trách nhiệm.
"Ví dụ về thu hồi đất đai không “trong sáng” đã xảy ra ở nhiều địa phương. Khi tôi còn là đại biểu quốc hội khóa X, ở Bình Định đã từng xảy ra vụ thu hồi đất, ban đầu nói là thu hồi lợi ích quốc gia, nhưng cuối cùng thực chất là để chính quyền chia chác nhau.
"Ví dụ về thu hồi đất đai không “trong sáng” đã xảy ra ở nhiều địa phương. Khi tôi còn là đại biểu quốc hội khóa X, ở Bình Định đã từng xảy ra vụ thu hồi đất, ban đầu nói là thu hồi lợi ích quốc gia, nhưng cuối cùng thực chất là để chính quyền chia chác nhau.
Là
chính quyền, đại diện cho quyền lợi nhân dân thì khi giải quyết một vấn
đề là phải được việc, được việc cho quốc gia và được cả lòng dân mới là
chính quyền của dân. Bởi vì không có dân thì không thể có nước. Chỉ cần
mỗi tỉnh có 1 huyện xảy ra vụ việc như thế này, thì đất nước ta sẽ trở
thành gặp nguy hại như thế nào?".
"Chuyện
cưỡng chế đất đai ở Tiên Lãng không còn là câu chuyện của một địa
phương, mà có tính chất nghiêm trọng, ảnh hưởng tới lòng tin của nhân
dân với chính quyền. Tôi không hiểu ý nghĩa của pháp luật trong vụ cưỡng
chế này là gì khi người dân phản kháng tiêu cực rồi phải đi tù, còn
người thi hành luật pháp cũng bị thương vong", tướng Thước nói.
Nói
rõ hơn về điều này, ông chia sẻ, câu chuyện cưỡng chế đất đai không
phải là câu chuyện mới ở nước ta. Ngay khi còn là Tư lệnh quân khu IV,
đại biểu quốc hội khóa X, bản thân ông đã tham gia giải quyết khá nhiều
vụ tranh chấp đất đai. Theo kinh nghiệm của ông, với nhân dân, điều quan
trọng nhất là vận đồng, nói cho người dân hiểu. Dân ta vốn thật thà,
chân chất, chỉ cần nói lý lẽ là có thể giải quyết vấn đề, chưa bao giờ
ông sử dụng tới quân đội được vũ trang để thực hiện cưỡng chế. Và việc
UBND huyện Tiên Lãng đưa quân đội, công an dùng súng ống để cưỡng chế là
một hạ sách.
Tướng Thước: Cái tầm của lãnh đạo huyện Tiên Lãng quá thấp kém |
Về
thông tin cho rằng người dân xã Vinh Quang, Tiên Lãng đang bị chính
quyền cấm không được trả lời phỏng vấn báo chí, ông nói rằng, họ đã làm
trái lại với quyền tự do thông tin, tự do ngôn luận của nhân dân. Nếu
như không có gì khuất tất, không có gì phải che giấu thì tại sao chính
quyền phải “bịt miệng” dân như thế? Chính quyền như vậy không những
không coi dân ra gì, thì không thể nói tới việc bảo vệ quyền lợi của
nhân dân. Qua những điều mà chính quyền Tiên Lãng đã làm, tôi cho rằng,
cái tầm của cơ quan lãnh đạo ở đây quá thấp kém.
Chia
sẻ về cách giải quyết đối với vấn đề quản lý ở Tiên Lãng trong trường
hợp cưỡng chế đầm phá nhà ông Vươn, tướng Thước cho rằng, đây là sự yếu
kém được tích tụ từ lâu, do đó cần phải gỡ dần dần. Chính quyền sai ở
đâu thì phải xử lý nghiêm minh, không che giấu ở đó.(Giáo dục.net)