(Dân Việt) - Giữa thành phố nhộn nhịp không khí đón xuân, vẫn có hàng nghìn phụ nữ nông thôn tha hương nén lòng nỗi nhớ nhà, cắn răng chịu đựng giá lạnh, hy vọng sẽ tìm thêm mùa xuân cho con."Mẹ về đi..." Chị Đinh Thị Đào (30 tuổi, quê ở Quảng Lưu, Quảng Xương, Thanh Hóa) ngẩn người, ứa nước mắt ngắm đứa trẻ chừng 3 tuổi đang bi bô trong vòng tay mẹ. Chị bảo, con út của chị cũng bằng đó. "Hôm qua em điện thoại về, con út lem lém bảo: Mẹ ơi, về nhà đi, con không cần quần áo mới đâu, chỉ cần mẹ ở nhà với con. Bé tí mà khôn thế chứ" - chị nghẹn giọng.
Vợ chồng chị sinh được 3 đứa con gái, đứa đầu đã 10 tuổi. Nhà chẳng có ruộng nên chị lên Hà Nội buôn bán lặt vặt, chồng làm phụ hồ. Hai đứa lớn gửi ông bà nội, đứa út gửi bà ngoại. Trời Hà Nội vừa mưa, vừa lạnh, co ro trong hai manh áo mỏng nhưng lòng chị Đào lại nóng như lửa đốt. "Nhưng em vẫn phải cố thêm 3-4 ngày nữa, giáp Tết mới về. Nói vậy chứ vẫn phải cố đủ tiền mua manh áo, cân thịt để con ăn tết" – chị Đào bùi ngùi. Mẹt hàng lỉnh kỉnh vài cái khẩu trang, gói tăm bông, cái ví, cái lược, mớ bùi nhùi rửa bát, cọ soong nồi… trĩu nặng bên hông chị. Ngày đắt hàng thì kiếm được 100.000 đồng, trừ tiền ăn ở, cũng được dăm ba chục. Nhìn người bán kẻ mua tấp nập ngoài đường, chị lại đứng dậy, xốc mẹt hàng lên hông, khẽ nhăn mặt vì đau. Hông và vai chị đều tím bầm vì đeo nặng, lại đi bộ mỗi ngày hàng chục cây. Tên chị là Vui (Lục Nam, Bắc Giang) nhưng cuộc đời chị chẳng mấy khi được vui. Chị có hai con trai đang đi học, tiền ăn, tiền học như núi lở. Chồng chị lại bị bệnh. Nhà không còn tiền nên giáp Tết chị vẫn chưa dám về. Chị làm cái xe đạp, mua ít hoa chở đằng sau, lúc đạp, lúc dắt bộ, rong ruổi qua những con phố, mỗi ngày kiếm 30.000-50.000 đồng. "Hôm nay trời mưa lạnh, chỉ dám lấy có hơn chục bó. Hàng quà bánh còn giữ lại hôm sau, còn ăn, chứ hàng hoa ế thì chỉ đổ đi. Các con cũng đang giục về, nhưng cứ nghĩ đến bệnh tật của chồng, lại phải cố" – chị Vui phân trần. Xoay xỏa tứ bề Trong số rất nhiều chị em ở lại Hà Nội kiếm tết có không ít chị là công nhân tranh thủ được nghỉ sớm nhận việc dọn dẹp. Chị Lê Thị Như đang làm dọn dẹp cho công trình xây dựng trên phố Cầu Giấy (Hà Nội) được nghỉ từ 23 tháng Chạp. Trước đó vài ngày, chị đã thăm dò ở đâu có người cần dọn dẹp để đi làm. "Từ 23 tới 29 Tết mà đều việc thì cũng kiếm được 800.000 - 1 triệu đồng, cố cho con manh áo với nồi bánh"- chị bày tỏ. Còn chị Trần Thị Trang (Kiện Khê, Thanh Liêm, Hà Nam) tòng teng trên vai đôi quang gánh đựng vài cái bao tải cũ, đôi găng tay, cái chổi xể, chổi lúa, vài miếng giẻ lau... đi rong xem có ai gọi dọn dẹp thì làm. Chị lấy chồng được 5 năm, có hai con. Nhưng người chồng vừa cờ bạc, vừa say xỉn, trong nhà có cái nồi nhôm cũng mang đi bán lấy 20 nghìn để chơi đề. Hai đứa con ốm o, nheo nhóc. "Người ta mua cành đào hàng chục triệu, còn nhà em cố sửa cái nhà hết 20 triệu mà mấy năm vẫn chưa trả hết nợ". Chị Đinh Thị Đào Con chị mới 5 tuổi, con em 2 tuổi mà chị vẫn phải nhao đi kiếm tiền.. Số tiền hơn 4 triệu đồng chị dành dụm được trong nửa năm, chị cũng sẽ gửi tiết kiệm, không dám mang về nhà vì sợ chồng lấy mất nướng vào cờ bạc: "Em sẽ cố gắng mua cho con ít bánh kẹo, hộp mứt để con thấy Tết trong nhà thôi. Đời mình coi như bỏ, cố gắng đổi đời cho con". Vợ chồng chị Thu Hằng (Xuân Trường, Nam Định) cố gắng co kéo tấm bạt dựng vội. Hai năm nay, gia đình chị đã lên cả Hà Nội sinh sống. Hai con trai chị, một đứa học Đại học Sư phạm, đứa kia học Bưu điện. Ở quê làm chẳng đủ tiền cho con ăn học, lại lo con trai hư hỏng, sa ngã, chị lên Hà Nội sống cùng các con. Ngoại trừ vài giờ ngủ đêm, cuộc sống hàng ngày của chị là ở góc đường Trần Đăng Ninh. Dăm chục bắp ngô, cân hạt dẻ, cái bếp than, chị luộc - nướng ngô, rang hạt dẻ bán kiếm sống. Cứ từ 6 giờ sáng đến 23-24 giờ mới đủ chi tiêu, chưa có tiền lo Tết... Diệu Linh – Thanh Xuân |
THÔNG BÁO !
Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người
TM Ban Điều Hành Blog
TM Ban Điều Hành Blog