(Dân Việt) - Xung quanh đoạn cao tốc hư hỏng này, cả chục km đường nông thôn, hàng trăm đường lớn nhỏ vào nhà dân, thậm chí là mặt sân… cũng được làm bằng chính bê tông nhựa của đường cao tốc!
Liên quan tới chất lượng quá kém của đường
cao tốc Trung Lương – TP.HCM, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã chỉ đạo kỷ luật
nhiều cán bộ và quyết định thành lập đoàn kiểm tra dự án nhiều tai tiếng này.
Trước
đó, các đơn vị liên quan đã xác định nguyên nhân mặt đường hư hỏng do
trong quá trình sản xuất bê tông nhựa, thiết bị trộn bê tông không ổn
định dẫn tới một số mẻ bê tông hạt mịn có chất lượng không đồng đều gây
hư hỏng mặt đường tại một số vị trí.
Đường làng ở xã Nhị Thành được “nhựa hóa” từ bê tông đường cao tốc.
|
Theo
khảo sát của chúng tôi, mặt đường hư hỏng nặng nhất với cả nghìn ổ gà, ổ
voi tập trung chủ yếu khoảng 10km từ nút giao TP.Tân An tới nút giao
Bến Lức (Long An). Điều bất ngờ nhất là xung quanh đoạn đường hư hỏng
này, cả chục km đường giao thông nông thôn, hàng trăm con đường lớn nhỏ
vào nhà dân, thậm chí là mặt sân… cũng được làm bằng chính bê tông nhựa
của đường cao tốc! Chúng tôi nghi ngờ vật liệu làm đường cao tốc đã bị
tuồn xuống và bán với giá rẻ như cho…
Chỉ một
đoạn đường ngắn từ thị tứ Cầu Voi (Quốc lộ 1A, huyện Thủ Thừa) băng qua
ấp 4, ấp 5 rồi ra UBND xã Nhị Thành (huyện Thủ Thừa), người dân đã góp
hàng trăm triệu đồng để mua bê tông nhựa thay thế đường sỏi đỏ. Trên
tuyến đường này, nhiều gia đình bỏ thêm từ vài triệu đến vài chục triệu
đồng để mua bê tông nhựa nóng làm đường vào nhà.
Chỉ
con đường nhựa dưới chân cầu Bình Bát (ấp 5, xã Nhị Thành, huyện Thủ
Thừa, Long An) anh Nguyễn Văn T “khoe”: “Con đường này xài toàn nhựa Mỹ
lấy từ đường cao tốc xuống đó. Cái này là bê tông nhựa nóng, đổ xuống
khói bốc nghi ngút luôn, chất lượng lắm!”.
Theo
ông Phạm Hùng Cường – Trưởng ấp 5 (xã Nhị Thành), ban đầu người dân làm
theo kiểu tự phát, ai có tiền thì mua tráng đoạn đường trước cửa nhà
mình. Sau đó thấy nguồn bê tông cung cấp dồi dào, dân trong ấp hùn 170
triệu đồng mua hàng trăm xe đổ con đường chính. “Cứ đổ xe nào tính tiền
xe đó chứ không có hợp đồng gì” – ông Cường nói.
Cũng
theo lời ông Cường, những người đi bán bê tông nhựa nói đây là những
phần “thừa”, phần “giáp mí” trên đường cao tốc, bỏ thì tiếc nên họ gạ
bán cho dân với giá vài trăm nghìn đồng/xe.
Ông
Châu Ngọc Quang – Phó Bí thư kiêm Chủ tịch HĐND xã Nhị Thành cho biết,
toàn bộ đường nhựa trong xã này đều do dân tự phát làm, tiền do dân đóng
góp. “Chúng tôi có đi hỏi thăm thì người bán họ nói là bán bê tông
nguội, bê tông thừa. Nhưng khi chúng tôi phát hiện trường hợp có cả bê
tông nhựa nóng thì họ bảo do các mẻ trộn kém chất lượng, phía giám sát
không cho thi công nên phải đổ ra ngoài” – ông Quang nói.
Hữu Danh