THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

08 May 2012

Thêm một vụ cưỡng chế đất gây bất bình



2012-05-07
Từ đêm ngày 6 tháng 5 đến hết sáng ngày hôm nay, 7 tháng 5, hơn 100 nông dân huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định đang chuẩn bị tinh thần giữ đất ruộng của mình trước khả năng chính quyền địa phương sẽ thực hiện cưỡng chế trong một vài ngày tới.
blog nguyenxuandien
Người dân Vụ Bản căng cờ, biểu ngữ để giữ ruộng hôm 06/05/2012
Trong khi vụ cưỡng chế đất tại huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên vẫn còn chưa nguôi, thì dư luận những ngày gần đây lại xôn xao về khả năng những người dân ở huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định sẽ phải đối mặt với một vụ cưỡng chế đất cũng không kém phần nghiêm trọng như ở Văn Giang.
Một người dân địa phương cho biết tình hình vào sáng ngày 7 tháng 5 như sau:
"Tất cả lực lượng đang ém ở trên huyện hết, khoảng hơn 100 cảnh sát cơ động. Ém từ cách đây 2 ngày. Họ đã phát giấy cho tất cả các hộ ra nhận đất dịch vụ, những hộ đã nhận tiền đợt rồi. Người ta đến từng nhà một. Một số hộ chưa nhận thì người ta chỉ đưa quyết định thôi. Theo thông tin là họ sẽ cưỡng chế bằng được để giao đất".

Người dân này cho biết theo thông báo trên loa đài địa phương thì vào ngày 9 tháng 5 tới những hộ dân đã nhận tiền đền bù sẽ lên ủy ban nhân dân xã để gắp thăm nhận đất dịch vụ.
Số đất dịch vụ này là đất đền bù cho những người dân bị chính quyền địa phương cưỡng chế thu hồi ruộng vào cuối năm 2012 để lấy mặt bằng cho dự án khu công nghiệp Bảo Minh. Tuy nhiên phần đất dịch vụ này lại  nằm trong phần đất ruộng của khoảng 120 hộ dân không chịu nhận tiền đền bù và vẫn kiên quyết giữ đất sau vụ cưỡng chế vào tháng 12 năm 2010. 

Chính vì vậy vào chiều tối ngày 6 tháng 3, các hộ gia đình này đã tập trung tại ruộng của mình, căng cờ, biểu ngữ kiên quyết giữ ruộng. Theo thông tin mà người dân cung cấp thì cho đến hết sáng ngày 7 tháng 5, chính quyền địa phương vẫn chưa thực hiện cưỡng chế nhưng người dân vẫn tiếp tục ở lại ruộng để chờ đợi.

Nhiều sai phạm

Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.
Khoảng gần 100 bà con 3 xã Liên Minh, Liên Bảo, Kim Thái đang ở cổng UBND huyện Vụ Bản để phản đối việc thu hồi đất ruộng cho dự án KCN Bảo Minh. blog Nguyenxuandien-May-7,2012
Nhiều người tập trung trước UBND huyện Vụ Bản để phản đối việc thu hồi đất.
Từ cuối tuần trước, trên các trang blog Nguyễn Xuân Diện và Lê Hiền Đức đã xuất hiện các tài liệu văn bản của người dân huyện Vụ Bản tường trình về những sai phạm trong dự án khu công nghiệp Bảo Minh.
Theo một đơn gửi thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề ngày 26 tháng 4 năm 2012 của một người dân địa phương, dự án này được thực hiện trên diện tích hơn 165 ha của 988 hộ dân thuộc ba xã Liên Minh, Liên Bảo và Kim Thái. Dự án được bắt đầu từ cuối năm 2007, đầu 2008.
Người ta dọa nạt rồi làm đủ kiều, các cô giáo bị cho nghỉ dậy để về vận động.
Một người dân Vụ Bản
Người dân tố cáo ông chủ tịch huyện Vũ Văn Rung (nay là bí thư huyện ủy Vụ Bản) câu kết với ông Vương Trần Lâm, tổng giám đốc VINATEX lợi dụng việc thủ tướng phê duyệt dự án để áp đặt giá đền bù quá rẻ mạt cho người dân ở mức 27,000 đồng một mét vuông, và vi phạm các quyền căn bản của người dân. 
Mức giá đền bù này sau đó được tăng lên 42,000 đồng và  cuối cùng là 67,000 đồng một mét vuông do sự đấu tranh của người dân. Mặc dù vậy nhiều hộ gia đình vẫn kiên quyết không nhận tiền đền bù này.

Để ép các hộ dân phải ký phương án và nhận tiền đền bù, chính quyền địa phương đã dùng nhiều biện pháp mà người dân cho là vi phạm quyền tự do căn bản. Người dân địa phương cho biết: "Người ta dọa nạt rồi làm đủ kiều, các cô giáo bị cho nghỉ dậy để về vận động."

Một quyết định của ủy ban nhân dân xã Kim Thái đề ngày 4 tháng 6 năm 2009 được lan truyền trên mạng cho thấy, chính quyền địa phương đã bắt ép nhà trường cho một cô giáo nghỉ việc để về vận động gia đình nhận tiền đền bù. Khi nào vận động xong gia đình ký phương án và nhận tiền đền bù thì trường mầm non xã mới bố trí cho cô đi làm lại.
Vào tháng 12 năm 2010, chính quyền địa phương đã huy động hàng ngàn bộ đội và công an đến cưỡng chế khu đất hơn 165 ha của người dân ba xã trước sự chống trả của người dân.

Không những thế, chính quyền địa phương cũng không trao cho người dân số đất dịch vụ theo đúng quy định của chính phủ là bằng 7% số diện tích đất bị thu hồi. Người dân địa phương cho chúng tôi biết:

"Quy định của chính phủ là chúng tôi được 7% nhưng hiện tại chúng tôi chỉ được 1 hay 2%. Họ chia theo độ dốc. người ta không làm đúng trình tự. Theo nguyên tắc chúng tôi được 7%, nhưng họ không làm thế mà họ làm là ví dụ người nào mất từ 30% ruộng trở lên mới được đất dịch vụ, còn không là người ta cắt hết."

Người dân này cho biết gia đình ông có hơn 8 sào ruộng và đã nhận tiền đề bù là hơn 90 triệu đồng vào năm 2008 vì bị bắt ép.
Ngày 24 tháng 8 năm 2009, ông phó chủ tịch tỉnh Nam Định, Nguyễn Văn Tuấn, giờ là chủ tịch tỉnh, đã có cuộc đối thoại với người dân. Ông Tuấn sau đó có đưa ra kết luận rằng với mức đền bù 42,000 đồng một mét vuông, người dân nhất trí thì nhận tiền để nhà đầu tư thi công, nếu không đồng thuận thì chuẩn bị tiền trả cho nhà đầu tư, nhà đầu tư trả lại đất.

Thực hiện theo kết luận này của ông phó chủ tịch tỉnh, nhiều hộ gia đình đã chuẩn bị tiền để trả nhưng không được chấp nhận:
"Chúng tôi thực hiện theo đúng tinh thần của ông Phó chủ tịch tỉnh nói với dân là giá chỉ 42 ngàn đồng một mét vuông ai bán thì bán, không bán thì trả lại tiền, nhà đầu tư trả lại đất. Ông công bố dự án này là được phép thỏa thuận, đây không phải là dự án an ninh quốc phòng. Chúng tôi đang chờ trả mà họ không nhận. Lên trả không ai nhận, không ai có ý kiến gì nên mới dẫn đến vụ cưỡng chế." 
Chúng tôi đã tìm cách gọi điện liên hệ với văn phòng chủ tịch huyện Vụ Bản vào ngày hôm nay nhưng điện thoại không có người trả lời. 
Người dân huyện Vụ Bản cũng đã gửi nhiều đơn khiếu nại lên các cấp chính quyền từ quốc hội đến thanh tra chính phủ nhưng vẫn chưa được giải quyết. Sự việc được chuyển về tỉnh rồi sau đó xuống huyện và dừng ở đó. 


Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.