Như
tin đã đưa, do tình trạng chậm tiến độ thi công tại dự án DAP số 1 Đình
Vũ (Hải Phòng)-dự án có tổng mức đầu tư trên 172 triệu USD, nhà thầu
EPC (Trung Quốc) nhận thầu dự án này đã bị chủ đầu tư -tập đoàn Hóa chất
Việt Nam phạt 6 triệu USD. Mới đây, Thanh tra Chính phủ (TTCP) đã có
kết luận đầy đủ về việc thực hiện dự án này.
Theo TTCP, cho đến ngày 12.4.2009, nhà máy DAP Đình Vũ-Hải Phòng đã vận hành, sản xuất. Sau 3 năm vận hành, nhà máy đã đạt doanh thu 3.700 tỷ đồng, đạt mức lợi nhuận gộp 280 tỷ đồng, đã trả nợ gốc cho ngân hàng đến 10.2011 được 635 tỷ đồng.
Cũng theo kết luận thanh tra, đáng chú ý, về tiến độ hợp đồng, TTCP khẳng định, tính đến ngày 5.8.2010, dự án chưa thể nghiệm thu và 2 bên đã xác định tổng số ngày chậm tiến độ là 766 ngày. Đáng chú ý, theo TTCP, do "phương pháp và cách tính khác nhau" nên nhà thầu chỉ chấp nhận số ngày chậm tiến độ là 29,5 ngày và bồi thường giá trị tương ứng là 2.052.983 USD, chỉ bằng 1/3 số tiền chủ đầu tư đề nghị.
Đây là điều đáng ngạc nhiên vì việc xác định chậm tiến độ lẽ ra phải do chủ đầu tư, căn cứ theo hợp đồng 2 bên nhưng không hiểu sao, người ta lại có thể chấp nhận theo nhà thầu với số ngày chậm tiến độ ban đầu xác định hơn 2 năm mà chỉ còn bằng 1 tháng? Chẳng lẽ chỉ vì đây là một nhà thầu Trung Quốc?
Một trong lý do phạt vi phạm hợp đồng với nhà thầu trên còn do sản phẩm không đạt chất lượng theo thiết kế. Điều này cũng được tái khẳng định trong kết luận mới đây của Thanh tra Chính phủ: sản phẩm DAP Hải Phòng mới đạt tổng dinh dưỡng là 61% và đến nay, công ty TNHH MTV DAP - Vinachem đã đăng ký nhãn hiệu hàng hóa trên mẫu bao bì sản phẩm để bán ra thị trường là 16-45 (61%). Theo giải thích của tập đoàn Hóa chất Việt Nam thì nguyên nhân không đạt hàm lượng dinh dưỡng theo yêu cầu đó là do quặng apati của công ty Apatit Lào Cai cung cấp không đúng với yêu cầu thiết kế.
Do đó, cho đến nay, vẫn chỉ có sản phẩm nước ngoài nhập khẩu mới đạt tiêu chuẩn của Việt Nam 64%). Theo TTCP thì việc chất lượng phân bón DAP Hải Phòng chỉ đạt mức trên là một trong những nguyên nhân dẫn đến giá bán sản phẩm của công ty này thấp hơn so với DAP của Trung Quốc khoảng 200-300 ngàn đồng/tấn. Như vậy, hậu quả của nó là còn làm giảm doanh thu, hiệu quả đầu tư dự án có nguồn vốn từ ngân sách nhà nước.
Không chỉ có tình trạng chậm tiến độ, sản phẩm không đạt chất lượng
theo yêu cầu, mà qua thanh tra, cơ quan thanh tra còn phát hiện tại nhà
máy này, một số chỉ tiêu công nghệ và tiêu hao lớn hơn so với thiết kế.
Chính vì điều này, ngay trong quá trình chạy thử, nhà thầu EPC đã phải
chấp nhận bồi thường mức tiêu hao cao hơn theo hợp đồng đã ký giữa 2 bên
là 203.219 USD và trên 1,52 tỷ đồng cho tổng số sản phẩm chạy thử.
Theo tập đoàn Hóa chất, mức chi phí tiêu hao trong quá trình chạy thử như tiêu hao điện cao hơn thiết kế là 2.108 đồng/tấn sản phầm; tiêu hao dầu FO là 24.322 đồng/tấn sản phẩm...tương ứng làm giảm giá trị lợi nhuận trên 8,7 tỷ/năm. Hay như việc thực hiện hạng mục bãi thải gyps thì ban quản lý dự án, chủ đầu tư đã phải ra tới 19 văn bản yêu cầu nhà thầu thực hiện đúng thiết kế.
Có thể trích dẫn một nội dung văn bản cho thấy, nhà thầu Trung Quốc thiếu trách nhiệm như thế nào: "Nhà thầu để nguyên lớp đất sét (lẫn nhiều đá)...do đó không đảm bảo yêu cầu chất lượng" (văn bản số 623/DAP-KTGS ngày 18.6.2009 của ban quản lý dự án).
Do đó, đến nay, mặc dù nhà máy này đã đi vào hoạt động, nhưng nhìn lại toàn bộ quá trình triển khai dự án, có thể thấy, đây là một bài học lớn trong việc tổ chức lựa chọn nhà thầu cho một dự án có tầm quan trọng lớn trong lĩnh vực sản xuất phân bón của nước ta. Rõ ràng, hiệu quả dự án này đã không đạt như yêu cầu, doanh thu bị giảm do chất lượng sản phẩm không đạt theo yêu cầu thiết kế; do chậm tiến độ quá lớn, do chỉ tiêu tiêu hao vượt thiết kế.
Hơn thế nữa, dự án này, dù được Nhà nước đầu tư lớn nhưng đã không đảm bảo năng lực cạnh tranh và ngành Công thương cũng đã không tạo ra được một hàng rào kỹ thuật như mong muốn để hạn chế sản phẩm DAP nhập khẩu như dự định. Ngay cả khi phát hiện nhà thầu vi phạm các quy định, chủ đầu tư không thực sự quyết liệt trong xử phạt đã cho thấy sự lúng túng, yếu kém trong việc triển khai dự án này.
Mạnh Quân
Theo TTCP, cho đến ngày 12.4.2009, nhà máy DAP Đình Vũ-Hải Phòng đã vận hành, sản xuất. Sau 3 năm vận hành, nhà máy đã đạt doanh thu 3.700 tỷ đồng, đạt mức lợi nhuận gộp 280 tỷ đồng, đã trả nợ gốc cho ngân hàng đến 10.2011 được 635 tỷ đồng.
Cũng theo kết luận thanh tra, đáng chú ý, về tiến độ hợp đồng, TTCP khẳng định, tính đến ngày 5.8.2010, dự án chưa thể nghiệm thu và 2 bên đã xác định tổng số ngày chậm tiến độ là 766 ngày. Đáng chú ý, theo TTCP, do "phương pháp và cách tính khác nhau" nên nhà thầu chỉ chấp nhận số ngày chậm tiến độ là 29,5 ngày và bồi thường giá trị tương ứng là 2.052.983 USD, chỉ bằng 1/3 số tiền chủ đầu tư đề nghị.
Đây là điều đáng ngạc nhiên vì việc xác định chậm tiến độ lẽ ra phải do chủ đầu tư, căn cứ theo hợp đồng 2 bên nhưng không hiểu sao, người ta lại có thể chấp nhận theo nhà thầu với số ngày chậm tiến độ ban đầu xác định hơn 2 năm mà chỉ còn bằng 1 tháng? Chẳng lẽ chỉ vì đây là một nhà thầu Trung Quốc?
Một trong lý do phạt vi phạm hợp đồng với nhà thầu trên còn do sản phẩm không đạt chất lượng theo thiết kế. Điều này cũng được tái khẳng định trong kết luận mới đây của Thanh tra Chính phủ: sản phẩm DAP Hải Phòng mới đạt tổng dinh dưỡng là 61% và đến nay, công ty TNHH MTV DAP - Vinachem đã đăng ký nhãn hiệu hàng hóa trên mẫu bao bì sản phẩm để bán ra thị trường là 16-45 (61%). Theo giải thích của tập đoàn Hóa chất Việt Nam thì nguyên nhân không đạt hàm lượng dinh dưỡng theo yêu cầu đó là do quặng apati của công ty Apatit Lào Cai cung cấp không đúng với yêu cầu thiết kế.
Do đó, cho đến nay, vẫn chỉ có sản phẩm nước ngoài nhập khẩu mới đạt tiêu chuẩn của Việt Nam 64%). Theo TTCP thì việc chất lượng phân bón DAP Hải Phòng chỉ đạt mức trên là một trong những nguyên nhân dẫn đến giá bán sản phẩm của công ty này thấp hơn so với DAP của Trung Quốc khoảng 200-300 ngàn đồng/tấn. Như vậy, hậu quả của nó là còn làm giảm doanh thu, hiệu quả đầu tư dự án có nguồn vốn từ ngân sách nhà nước.
Ảnh: Giaoduc.net.vn |
Theo tập đoàn Hóa chất, mức chi phí tiêu hao trong quá trình chạy thử như tiêu hao điện cao hơn thiết kế là 2.108 đồng/tấn sản phầm; tiêu hao dầu FO là 24.322 đồng/tấn sản phẩm...tương ứng làm giảm giá trị lợi nhuận trên 8,7 tỷ/năm. Hay như việc thực hiện hạng mục bãi thải gyps thì ban quản lý dự án, chủ đầu tư đã phải ra tới 19 văn bản yêu cầu nhà thầu thực hiện đúng thiết kế.
Có thể trích dẫn một nội dung văn bản cho thấy, nhà thầu Trung Quốc thiếu trách nhiệm như thế nào: "Nhà thầu để nguyên lớp đất sét (lẫn nhiều đá)...do đó không đảm bảo yêu cầu chất lượng" (văn bản số 623/DAP-KTGS ngày 18.6.2009 của ban quản lý dự án).
Do đó, đến nay, mặc dù nhà máy này đã đi vào hoạt động, nhưng nhìn lại toàn bộ quá trình triển khai dự án, có thể thấy, đây là một bài học lớn trong việc tổ chức lựa chọn nhà thầu cho một dự án có tầm quan trọng lớn trong lĩnh vực sản xuất phân bón của nước ta. Rõ ràng, hiệu quả dự án này đã không đạt như yêu cầu, doanh thu bị giảm do chất lượng sản phẩm không đạt theo yêu cầu thiết kế; do chậm tiến độ quá lớn, do chỉ tiêu tiêu hao vượt thiết kế.
Hơn thế nữa, dự án này, dù được Nhà nước đầu tư lớn nhưng đã không đảm bảo năng lực cạnh tranh và ngành Công thương cũng đã không tạo ra được một hàng rào kỹ thuật như mong muốn để hạn chế sản phẩm DAP nhập khẩu như dự định. Ngay cả khi phát hiện nhà thầu vi phạm các quy định, chủ đầu tư không thực sự quyết liệt trong xử phạt đã cho thấy sự lúng túng, yếu kém trong việc triển khai dự án này.
Mạnh Quân