-
“Nếu các cháu học sinh khi đi xe gắn máy không được cha mẹ đội mũ bảo hiểm (MBH)
thì kiên quyết không đi, hoặc hãy khóc to để được cha mẹ cho đội mũ bảo hiểm khi
tham gia giao thông”.
Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Mạnh Hùng “xui” các cháu học sinh khi tham gia giao thông bằng xe gắn máy nếu không được cha mẹ, phụ huynh không cho đội MBH.
Tại hội thảo Tổng kết 2011 và phát động tuyên truyền 2012 về việc đội MBH cho trẻ em (12/12), thứ trưởng Hùng cho biết: "Nguyên nhân tai nạn giao thông cho trẻ em do không được người lớn cho đội MBH khi chở trên mô tô, xe gắn máy xảy ra va chạm giao thông bị chấn thương dẫn đến tử vong hiện chiếm một phần không nhỏ".
Theo thứ trưởng Hùng, hiện tỷ lệ đội mũ bảo hiểm của trẻ
em tại 3 thành phố lớn: Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng vẫn còn khá thấp, Cụ thể Hà
Nội chỉ có 16,2%, TP. HCM 44,8% và Đà Nẵng là 47,5%.
Từ con số thực tế này, thứ trưởng Hùng cho rằng hành vi không đội mũ bảo hiểm cho trẻ em khi tham gia giao thông bằng xe gắn máy vẫn chưa được phát hiện, xử lý nghiêm khắc và chưa thực sự bị dư luận lên án.
Từ đánh giá của mình, thứ trưởng Hùng cho rằng, cần phải tiếp
tục duy trì và đẩy mạnh thực hiện đội MBH, tuyên truyền giáo dục, vận động người
lớn tự giác đội MBH cho trẻ em khi tham gia giao thông.
Đặc biệt, thứ trưởng Hùng đã khuyên các em học sinh có mặt tại hội nghị: "Nếu các cháu khi đi xe gán máy không được cha mẹ đội mũ bảo hiểm (MBH) thì kiên quyết không đi, hoặc hãy khóc to để được cha mẹ cho đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông”.
Cũng tại Hội thảo, Bà Lotta Sylwander, Trưởng đại diện Unicef tại Việt Nam, cho rằng trẻ em là nhóm tham gia giao thông dễ bị tổn thương nhất vì không có sức khỏe, kiến thức về an toàn. Tại các thành phố lớn, trình độ dân trí cao thì càng cần chấp hành quy định về an toàn giao thông.
”Thật đáng tiếc chúng ta thấy trẻ em đội MBH khi đi cùng cha mẹ trên xe gán máy ngày càng ít đi. Điều này làm các chuyên gia về an toàn giao thông đường bộ thực sự lo lắng vì xe gắn máy là phương tiện giao thông chính ở Việt Nam và tai nạn giao thông đường bộ là nguyên nhân thứ hai dẫn đến tử vong tai nạn thương tích”, bà Lotta Sylwander nói.
Ông Nguyễn Văn Tuyên, Cục trưởng CSGT đường bộ, đường sắt, cho rằng nhiều gia đình ít chấp hành quy định đội mũ bảo hiểm cho trẻ, nhất là ở nông thôn, vùng sâu...
Thời gian tới, cảnh sát sẽ xử phạt nghiêm đối với các vi phạm không đội mũ bảo hiểm.
Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Mạnh Hùng “xui” các cháu học sinh khi tham gia giao thông bằng xe gắn máy nếu không được cha mẹ, phụ huynh không cho đội MBH.
Tại hội thảo Tổng kết 2011 và phát động tuyên truyền 2012 về việc đội MBH cho trẻ em (12/12), thứ trưởng Hùng cho biết: "Nguyên nhân tai nạn giao thông cho trẻ em do không được người lớn cho đội MBH khi chở trên mô tô, xe gắn máy xảy ra va chạm giao thông bị chấn thương dẫn đến tử vong hiện chiếm một phần không nhỏ".
|
Thứ trưởng Bộ GTVT “xui” trẻ em khóc nếu
không được đội MBH khi tham gia giao thông bằng xe gắn máy.
(Ảnh: Đất Việt) |
Từ con số thực tế này, thứ trưởng Hùng cho rằng hành vi không đội mũ bảo hiểm cho trẻ em khi tham gia giao thông bằng xe gắn máy vẫn chưa được phát hiện, xử lý nghiêm khắc và chưa thực sự bị dư luận lên án.
Đặc biệt, thứ trưởng Hùng đã khuyên các em học sinh có mặt tại hội nghị: "Nếu các cháu khi đi xe gán máy không được cha mẹ đội mũ bảo hiểm (MBH) thì kiên quyết không đi, hoặc hãy khóc to để được cha mẹ cho đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông”.
Cũng tại Hội thảo, Bà Lotta Sylwander, Trưởng đại diện Unicef tại Việt Nam, cho rằng trẻ em là nhóm tham gia giao thông dễ bị tổn thương nhất vì không có sức khỏe, kiến thức về an toàn. Tại các thành phố lớn, trình độ dân trí cao thì càng cần chấp hành quy định về an toàn giao thông.
”Thật đáng tiếc chúng ta thấy trẻ em đội MBH khi đi cùng cha mẹ trên xe gán máy ngày càng ít đi. Điều này làm các chuyên gia về an toàn giao thông đường bộ thực sự lo lắng vì xe gắn máy là phương tiện giao thông chính ở Việt Nam và tai nạn giao thông đường bộ là nguyên nhân thứ hai dẫn đến tử vong tai nạn thương tích”, bà Lotta Sylwander nói.
Ông Nguyễn Văn Tuyên, Cục trưởng CSGT đường bộ, đường sắt, cho rằng nhiều gia đình ít chấp hành quy định đội mũ bảo hiểm cho trẻ, nhất là ở nông thôn, vùng sâu...
Thời gian tới, cảnh sát sẽ xử phạt nghiêm đối với các vi phạm không đội mũ bảo hiểm.
10 tháng đầu năm nay, CSGT cả nước đã xử phạt
5,7 triệu trường hợp vi phạm an toàn giao thông, trong đó xử lý
hơn 462.000 trường hợp không đội mũ bảo hiểm. Theo nghiên cứu của Unicef, mỗi năm Việt Nam có gần 2.000 trẻ em và người dưới 19 tuổi tử vong do tai nạn giao thông. |
-
Vũ Điệp