Theo công văn của Công An TP. Hà Nội gửi đến CA TP. Vũng Tàu:
- Lý do áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục: Gây rối TTCC nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự (Theo quy định tại điều 25 Pháp lệnh xử lý hành chính năm 2002)
- Ngày 28/11/2011 Công an quận Hoàn Kiếm đã thi hành quyết định đưa vào CSGD đối với chị Bùi Thị Minh Hằng và đã bàn giao vào CSGD Thanh Hà theo quy định.
Trong
tuần qua, có nhiều bạn cộng tác viên cho biết thông tin bà Bùi Thị Minh
Hằng hiện đang bị giam giữ cải tạo tại Cơ sở Giáo dục Thanh Hà, xã Hồ
Sơn, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phú là hoàn toàn xác thực. Người thân
trong gia đình và bạn bè của bà Hằng đã thực hiện việc thăm nom, gửi đồ
tiếp tế chăn màn, áo ấm… vào những ngày cuối tuần.
Nếu so sánh bản thông báo này và bản thông báo của CA Phường Bến Nghé, quận Nhất TP HCM, vào ngày 29/11/2011 thì
bà Bùi Thị Minh Hằng bị đưa đi cải tạo thời gian 24 tháng là theo QĐ
525 của UBND Tp Hà Nội. Như vậy theo thủ tục hành chính, người ký văn
bản này phải là Chủ tịch UBND Tp HN Nguyễn Thế Thảo. Nhưng được biết
cho đến hiện nay, bà Bùi Hằng không được giao giữ một bản sao quyết đinh
số 5225 của UBND TP. Hà Nội được ký vào ngày 08/11/2011, cũng như chưa
có bản sao nào của quyết định này được gửi về gia đình.
Để
đảm bảo thủ tục hành chính do Công An TP. Hà Nội thực thiện đúng pháp
lý, bản sao của quyết đinh số 5225 của UBND TP. Hà Nội nên được sớm gửi
đến cho bà Bùi Hằng và gia đình của bà được biết.
Gia
đình bà Bùi Hằng hoàn toàn có quyền lợi pháp lý để yêu cầu Công An TP.
Hà Nội cung cấp quyết đinh số 5225 của UBND TP. Hà Nội có chữ ký của Chủ
tịch UBND Tp HN Nguyễn Thế Thảo.
Yêu cầu có chữ ký của Chủ tịch UBND TP. HN Nguyễn Thế Thảo theo khoản 1 Điều 25. Đưa vào cơ sở giáo dục, PHÁP LỆNH Về xử lý vi phạm hành chính có ghi rõ:
1.
Đưa vào cơ sở giáo dục do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định
áp dụng đối với người có hành vi vi phạm pháp luật quy định tại khoản 2
Điều này để lao động, học văn hoá, học nghề, sinh hoạt dưới sự quản lý
của cơ sở giáo dục.
Thời hạn áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục là từ sáu tháng đến hai năm.
3.
Biên bản phải được lập thành ít nhất hai bản; phải được người lập biên
bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký; nếu có người
chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì họ
cùng phải ký vào biên bản; trong trường hợp biên bản gồm nhiều tờ, thì
những người được quy định tại khoản này phải ký vào từng tờ biên bản.
Nếu người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người bị
thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại từ chối ký thì người lập
biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản.
4.
Biên bản lập xong phải được giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm một bản;
nếu vụ vi phạm vượt quá thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì
người đó phải gửi biên bản đến người có thẩm quyền xử phạt.