THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

07 December 2011

Công bố hay không công bố dịch tay chân miệng?


2011-12-06

Dịch tay chân miệng cho tới thời điểm này trên cả nước đã ghi nhận hơn 90.000 trường hợp mắc bệnh với 153 trẻ tử vong. Con số này nhiều hay ít để có thể công bố dịch bệnh?

Source giaoducsuckhoe.net/photo TVĐức

Cấp cứu trẻ nhiễm bệnh tay chân miệng tại bệnh viện Nhi Đồng 1.

Phải theo đúng nguyên tắc

Theo thống kê của Bộ Y tế vừa công bố mới đây thì số bệnh nhân mắc bệnh và tử vong do vi rút bệnh tay chân miệng của năm 2011 đã vượt gấp 9 tới 10 lần so với các năm trước. Kể từ năm 2003 là năm xuất hiện dịch bệnh này cho tới nay chưa có năm nào mà số người mắc bệnh và tử vong lên cao như năm nay, tuy nhiên Bộ Y tế vẫn chưa cho công bố dịch bệnh này.
Báo chí đã có rất nhiều bài viết phân tích những do dự của bộ Y tế và không ít tờ báo cho rằng lãnh đạo bộ do lo ngại trách nhiệm cũng như tác hại sau khi công bố dịch đã lẫn tránh vấn đề mặc cho diễn tiến của dịch ngày một lan rộng hơn.

Tuy nhiên dưới những quy định của Bộ Y tế khi công bố các dịch bệnh phải tùy theo nhiều yếu tố. GSTS Nguyễn Thị Kê, nguyên Viện trưởng Viện Vệ sinh Y tế Công cộng, Bộ Y tế cho biết:

"Công bố dịch thì nó có nguyên tắc của nó, không phải mỗi khi có dịch xảy ra thì mình công bố ngay. Nó có những dịch mà tối nguy hiểm phải công bố ngay như dịch tả chẳng hạn, hay H5N1 hay bệnh Sars thì nó lây nhanh và tỷ lệ tử vong rất cao cho nên phải công bố nhanh. Có những dịch có chết người thật nhưng diễn biến không nhanh như tay chân miệng chẳng hạn.
"
Công bố dịch thì nó có nguyên tắc của nó, không phải mỗi khi có dịch xảy ra thì mình công bố ngay. Nó có những dịch mà tối nguy hiểm phải công bố ngay như dịch tả chẳng hạn, hay H5N1 hay bệnh Sars thì nó lây nhanh và tỷ lệ tử vong rất cao cho nên phải công bố nhanh.
GSTS Nguyễn Thị Kê
Bé trai 9 tháng tuổi đang nằm bệnh viện Bình Dương vì bệnh tay chân miệng hôm 24/8/2011
Bé trai 9 tháng tuổi đang nằm bệnh viện Bình Dương vì bệnh tay chân miệng hôm 24/8/2011. AFP
Theo thông tin của báo chí thì nhiều tỉnh thành có bệnh nhân tay chân miệng vượt con số giới hạn vẫn không công bố dịch bệnh mặc dù Bộ Y Tế không khống chế việc công bố này.

Cho tới ngày 8 tháng 11 UBND tỉnh Ninh Thuận là nơi đầu tiên công bố dịch tay chân miệng trong toàn tỉnh. Hành động này được báo Lao Động cho là vĩ đại vì đã vượt qua được những thách thức rất bất lợi khi công bố dịch. Lý do mà tỉnh Ninh Thuận đưa ra quyết định công bố vì tình trạng dịch bệnh lan truyền đã đến hồi nguy hiểm. 

Theo báo Lao động ghi nhận thì toàn tỉnh đã có gần 500 trường hợp mắc tay chân miệng, 3 trường hợp tử vong. Nếu so với năm 2010, số ca mắc tay chân miệng đã tăng lên gần 24 lần. Bệnh xuất hiện ở 54/65 xã, phường trên phạm vi 7/7 huyện, thành phố. 

GSTS Nguyễn Thị Kê giải thích thêm về quy định công bố dịch của Bộ Y Tế như sau:

"Công bố dịch là như thế này, thứ nhất số lượng mắc bệnh và số lượng chết người ta tính trên tỷ lệ phần trăm dân số. Của mình mắc bệnh và chết như thế nhưng về tỷ lệ trên 100 nghìn dân thì chưa phải cao hơn nước khác, ví dụ như Singapore thì nó có tỷ lệ cao hơn mình mặc dù dân số nó ít, tỷ lệ mắc bệnh ít nhưng tên tỷ lệ dân thì nó lại cao hơn mình vì dân số nó ít.

Lý do thứ hai là anh phải có hai tỉnh trở lên công bố dịch vì ở dưới người ta yêu cầu, người ta cần thiết một sự hỗ trợ rộng rãi thì lúc đấy trung ương mời công bố. Cho tới bây giờ chỉ có tỉnh Ninh Thuận là công bố dịch thôi. Lý do thứ ba là mình vẫn nằm trong tầm giám sát được."

Dịch không chờ... công bố

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Võ Đại (trái) và TS Nguyễn Văn Khải
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Võ Đại (trái) và TS Nguyễn Văn Khải (áo trắng) đi kiểm tra phương pháp chữa bệnh bằng dung dịch Ozone. Source blog Nguyễn Xuân Diện
Nếu Ninh Thuận chấp nhận công bố dịch như một cách đối phó thì Quảng Ngãi, Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Tháp lại chọn cách không công bố dịch và âm thầm đối phó với nó mặc cho con số dịch bệnh đã vượt tỷ lệ phần trăm mà Bộ Y tế đưa ra. 

Tỉnh Quảng Ngãi có 524 bệnh nhân/100.000 dân; Bà Rịa – Vũng Tàu: 308 bệnh nhân/100.000 dân; Đồng Tháp: 314 bệnh nhân/100.000 dân.
 
Quảng Ngãi là nơi có tỷ lệ dân mắc bệnh cao nhất nước nhưng vẫn cương quyết không công bố dịch bệnh khiến người dân rất lo ngại. Kinh nghiệm của tỉnh Ninh Thuận cho thấy việc công bố dịch bệnh đã giúp cho người dân trong tỉnh ý thức tốt dịch bệnh như một thứ cần đề phòng và do đó người mắc bệnh đã giảm rõ rệt. 

Ông Võ Đại, phó chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận cho chúng tôi biết kết quả sau khi tỉnh công bố dịch bệnh:

"Dạ đỡ rồi, bây giờ nó còn lại ở bảy xã thôi nhưng tình hình khả quan lắm. Một tuần nữa tôi sẽ kiểm tra và công bố lại. Khi công bố dịch thì cả nhân dân trên toàn thể địa bàn của tỉnh người ta qua tâm hơn. Mình cũng tuyên truyền rửa tay bằng xà phòng tới các khu phố. Mình làm mạnh cái này lên thì đương nhiên nó sẽ hạ xuống. 

Tất cả bà con trước đây rất ỷ lại, cũng chưa hiểu rõ nên thường để mấy cháu ở nhà nên khi mình công bố người ta đưa vô những trạm y tế hay bệnh viện để mà điều trị ngay cho nên nó sẽ hạn chế tử vong. Trước đây bà con mình chưa rõ. Có khả năng chừng một tuần nữa tôi sẽ họp lại kiểm tra một lần nữa để công bố hết dịch.
"
 Tất cả bà con trước đây rất ỷ lại, cũng chưa hiểu rõ nên thường để mấy cháu ở nhà nên khi mình công bố người ta đưa vô những trạm y tế hay bệnh viện để mà điều trị ngay cho nên nó sẽ hạn chế tử vong. 
Ô. Võ Đại
Tình trạng chuyển viện từ các tỉnh về thành phố đã làm tăng con số bệnh nhân trong các bệnh viện tuyến trên không những là một gánh nặng cho thành phố mà nó còn gây khó khăn cho việc thống kê con số chính xác của bệnh nhân. 

Tình trạng này xảy ra thường xuyên và các tỉnh như  Long An, Tiền Giang, Tây Ninh, An
Đưa trẻ đến khám bệnh tại một bệnh viên ở Hà Nội hôm 15/8/2011. RFA photo
Đưa trẻ đến khám bệnh tại một bệnh viên ở Hà Nội hôm 15/8/2011. RFA photo
Giang, Bến Tre, Đồng Nai, Bình Dương... đã dồn bệnh nhân của mình cho thành phố khiến bệnh viện quá tải, bệnh nhân không được chăm sóc kỹ lưỡng hơn và các bệnh viện tỉnh đã thoát được trách nhiệm của mình.

Mặc dù ngay tại thành phố HCM cách chữa trị cũng không khác gì tại bệnh viện các tỉnh nhưng do tâm lý xem trọng tuyến trên nên khi người nhà bệnh nhân nghe chuyển viện thì lúc nào cũng sẵn sàng chấp nhận.

Trước tình trạng tránh né không công bố dịch, GSTS Nguyễn Thị Kê lý giải như sau:

"Mỗi khi công bố dịch thì nó ảnh hưởng rất lớn đến an ninh xa hội lẫn kinh tế chính trị và nhiều mặt khác nữa. Tuy nhiên không phải vì vậy mà lo ngại không công bố dịch. Mình vẫn công bố nhưng điều kiện để công bố nó chưa đầy đủ bởi vì công bố dịch thì phải tập trung vào xử lý dịch. Phải tập trung cả người và của, tiền và nhân lực để phục vụ cho xử lý dịch như vậy thì các trọng tâm khác mình có giải quyết được không?
"

Trong khi người dân vẫn âm thầm chịu đựng những đùn đẩy từ các cấp nhà nước, các Sở Y tế cấp tỉnh vẫn chưa cho rẳng con số bệnh nhân chưa lên mức nguy hiểm thì tại Ninh Thuận, việc công bố dịch bệnh đã có kết quả và đúng như báo Lao Động mô tả đây là một hành động dũng cảm. 

Tuy nhiên sự dũng cảm này không được các tỉnh khác noi theo và câu hỏi đặt ra phải chăng những quy định công bố dịch của Bộ Y tế chỉ có tác dụng trên giấy còn tỉnh có chấp nhận hay không còn tùy thuộc vào các chuẩn mực khác do các UBND tỉnh tự đưa ra?

Theo dòng thời sự: