THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

16 October 2011

TQ KHỐNG CHẾ LÃNH ĐẠO CSVN


1- Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: Hồ Chí Minh.

Nhân dân Việt Nam, nhất là đồng bào ở miền Bắc không ai mà không biết đến cuộc Cải cách ruộng đất" long trời lở đất" do nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa [CSVN]dưới sự lãnh đạo của ông Hồ Chí Minh thực hiện trên đất Bắc từ năm 1953 đến năm 1956 đã giết hơn nửa triệu người dân vô tội.

(theo thượng tọa Thích Quảng Độ trong bản" Nhận định về những sai lầm tai hại của đảng CSVN đối với dân tộc và Phật giáo Việt Nam"). Cũng chính vì chiến dịch CCRĐ này mà cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tố lẫn nhau tạo ra sự mất đoàn kết trong nhân dân và ngay cả trong gia đình mà hậu quả vô cùng bi thảm.

Ông Hồ Chí Minh kể từ khi theo đảng CS đệ tam quốc tế và ngữa tay nhận viện trợ của đồng chí Trung cộng, đấu tranh giải phóng gông cùm của Pháp 100 năm để mang vào cái ách của giặc Tàu 1.000 năm. Dân tộc Việt Nam đang có nguy cơ bị Hán hóa và diệt chủng. Tội lổi này được ông Hoàng Tùng, nguyên tổng biên tập báo Nhân Dân (1954-1982) viết chuyện về " Bí mật HCM" kể như sau:

"Mùa hè năm 1952 Mao Trạch Đông và Stalin gọi "bác" sang, nhất định bắt phải thực hiện CCRĐ. Sau thấy không thể từ chối được nữa, bác mới quyết định phải thực hiện CCRĐ…
" Muà hè năm 1952, sau khi đi Trung quốc và Liên xô về, bác chuẩn bị cho hội nghị cán bộ đầu năm 1953, quyết định CCRĐ. Đoàn cố vấn CCRĐ do Kiều Hiếu Quang làm trưởng đoàn. Kiều là phó bí thư tỉnh ủy Quảng Tây".
 (Đàn chim Việt online ngày 4-7-2010)

Ông Nguyễn Văn Trấn, một nhà cách mạng lão thành, trong thời kỳ CCRĐ đã đưa phái đoàn đại biểu miền Nam ra thăm ông Chủ tịch Quốc hội Tôn Đức Thắng, và ông kể lại trong " Viết cho Mẹ và Quốc hội":

Nè nghe má. Có lần anh chị em Nam bộ "đại biểu tôi đến gặp ông gìa Tôn mà hỏi, tại sao ổng để cho CCRĐ giết người như vậy?" 
"Bác Tôn đang ngồi, nghe tôi hỏi, liền đứng dậy bước ra ghế, vừa đi và nói: 
"Đ.m., tao cũng sợ nó, mầy biểu tao còn dám nói gì?"
"Quả thật, lúc CCRĐ còn nghe theo Chệt mà phóng tay phát động ai mà có ý kiến với nó thì sẽ bị quy là có tư tưởng địa chủ"
(VCMVQH- trang 267)

2- Tổng bí thư đảng CSVN: Lê Duẩn.

Tổng bí thư Lê Duẩn, người trước kia theo Trung cộng chống bọn xét lại Liên Xô, sau lại theo Liên Xô chống Trung cộng, trong bài phát biểu năm 1979 ông nhắc lại chuyện bị đồng chí khống chế ra sao:

"Mao có suy nghĩ mới. Ông ta nói rằng, vì Mỹ đánh chúng ta, ông ta sẽ đưa quân đội (Trung quốc) đến giúp chúng ta xây dựng đường sá. Mục tiêu chính của ông ta là tìm hiểu tình hình đất nước ta để sau này ông ta có thể tấn công chúng ta từ đó mở rộng xuống khu vực Đông Nam Á. Không có lý do nào khác. Chúng tôi biết rõ mưu đồ này, nhưng phải cho phép (sự xâm nhập của quân đội TQ). Thôi thì cũng được. Nhưng họ quyết định đưa quân vào. Tôi yêu cầu họ chỉ gởi người, nhưng quân lính của họ đến cùng súng đạn. Tôi cũng phải chịu điều này"(Đàn Chim Việt online ngày 14-6-2011)

3- Tổng bí thư đảng CSVN: Nguyễn Văn Linh

Năm 1990, sau khi Liên Xô nước đầu đàn của khối XHCN sụp đổ thì tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Văn Linh lật đật quay lại cầu cạnh và tôn Trung quốc làm nước XHCN đàn anh. (Người ta lớn vì ta quỳ xuống- TH)

Nguyên thứ trưởng Ngoại giao Trần Quang Cơ trong hồi ký chương" Thuốc đắng không dã được tật" thuật lại lời của ông Linh như sau:

"Chúng tôi muốn cùng các người cộng sản chân chính bàn vấn đề bảo vệ CNXH…Tôi sẳn sàng sang Trung quốc gặp lãnh đạo cấp cao Trung quốc để khôi phục lại quan hệ hữu hảo. Các đồng chí cứ kêu một tiếng là tôi đi ngay…
" Tôi cần nêu cao ngọn cờ CNXH, kiên trì chủ nghĩa Mác-Lênin". 
(Hồi ký TQC- chương 10)

Theo" Hồi ức và suy nghĩ" chưa xuất bản công khai của ông Trần Quang Cơ thì ngày 2-9-1990 một phái đoàn CSVN cấp cao do TBT Nguyễn Văn Linh cầm đầu bị Trung Quốc lừa gọi sang bí mật họp ở tại Thành Đô, thủ phủ của tỉnh Tứ Xuyên thực chất là để" nhận lệnh" giải quyết vấn đề Campuchia theo hướng có lợi cho Trung quốc mà không bàn gì đến vấn đề Việt-Trung.

" Sở dĩ ta dễ dàng bị mắc lừa ở Thành Đô là vì chính ta đã tự lừa ta. Ta đã tạo ra ảo tưởng là Trung quốc sẽ giương ngọn cờ CNXH, thay thế cho Liên Xô làm chỗ dựa vững chắc cho cách mạng Việt Nam và CNXH thế giới, chống lại hiểm họa" diễn biến hòa bình" của chủ nghĩa đế quốc do Mỹ đứng đầu"(Dân Làm Báo online ngày 10-10-2011)

4- Tổng bí thư đảng CSVN: Đỗ Mười.  

Theo bài của Lý Nguyên dịch từ nguồn tin công bố trên báo chí của Trung cộng và chính tân TBT Đỗ Mười là người cầm đầu phái đoàn cao cấp sang Trung cộng để chính thức bình thường hóa bang giao và nhận 16 chữ vàng oan nghiệt!

"Một năm sau gặp gỡ Thành Đô, tháng 11 năm 1991, tổng bí thư mới của đảng CSVN Đỗ Mười và chủ tịch Hội đồng bộ trưởng mới Võ Văn Kiệt thăm Trung quốc. Người lãnh đạo hai nước công bố tuyên bố chung, tuyên bố quan hệ Trung-Việt bình thường hóa. Tháng 2-1999, người lãnh đạo Trung-Việt công bố 
" Tuyên bố chung", xác định khuôn khổ phát triển quan hệ hai nước trong thế kỷ mới, nói ngắn gọn là 16 chữ " ổn định lâu dài, hướng tới tương lai, láng giềng hữu hảo, hợp tác toàn diện"
(Dân Làm Báo online ngày 10-10-2011)

5- Tổng bí thư đảng CSVN: Lê Khả Phiêu.

Dưới thời tổng bí thư đảng CSVN Lê Khả Phiêu, Việt Nam và Trung cộng ký Hiệp ước biên giới tháng 12-1999 tại Hà Nội và hiệp ước phân Vịnh Bắc Bộ vào tháng 12-2000 tại Bắc Kinh dâng đất, dâng biển cho Trung cộng mà không thông qua Quốc hội đã bị dư luận trong các vị lão thành cách mạng chê trách thậm tệ.

Giáo sư Trần Khuê trả lời phỏng vấn của tuần báo Việt Tide, ông nói:

"Các cụ lão thành cách mạng và các cựu chiến binh mà tôi gặp ở đó nói rằng bộ chính trị của Lê Khả Phiêu đã nhường một phần đất biên giới cho Trung quốc. Tôi rất ngạc nhiên. Họ cũng phê bình, chê ông Lê Khả Phiêu là hậu duệ của Lê Chiêu Thống…
"Đúng như thế, hành động cắt đất, cắt biển cho ngoại bang như thế là hành động phản dân tộc, phản quốc, phản lịch sử cần phải được xét xử".
(Việt Tide số 30 ngày 8-2-2002)

6- Tổng bí thư đảng CSVN: Nông Đức Mạnh.

Nhân dân Việt Nam không còn ai lạ gì với việc Trung cộng khai thác bauxite ở Tây Nguyên, mặc dù đã có không biết bao nhiêu sự chống đối nhưng bộ chính trị đảng CSVN vẫn cho tiến hành vì cho đó là" chủ trương lớn của đảng". (chớ không phải là chủ trương của Dân). Trong dự án này thấy rõ là đảng CSVN đã đi ngược lòng Dân và cả hàng ngàn vị thân hào nhân sĩ trí thức cũng như vị tướng khai quốc công thần Võ Nguyên Giáp. Người chịu trách nhiệm đầu tiên là tổng bí thư đảng CSVN là Nông Đức Mạnh và kế đến là thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng.

"Bản tin của Bộ Ngoại giao Việt Nam thì nói, hồi giữa năm ngoái, tổng bí thư đảng CSVN, ông Nông Đức Mạnh, sang thăm Trung quốc, cũng khẳng định 2 nước" tăng cường hợp tác trong các dự án" trong đó có dự án khai thác bauxite tại Đắc Nông".(RFA online ngày 11-2-2009)

7- Tổng bí thư đảng CSVN: Nguyễn Phú Trọng.

Đương kim tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng thì" Một số nhà quan sát nước ngoài cho là" thân Trung quốc" và có xu hướng thiên về bảo thủ tuy được đánh giá là nhân vật ôn hòa"(BBC online ngày 19-1-2011)
Vừa qua, trong chuyến đi triều kiến Thiên triều chỉ nhận được 6 điều lệnh chung chung, toàn những lời sáo ngữ thông thường, nhưng tựu trung là dặn dò giải quyết tranh chấp ôn hòa kiên trì phương châm 16 chữ vàng và 4 tốt và, ông Trọng vui vẻ nâng bi.

"Tại hội đàm, tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng một lần nữa khẳng định ủng hộ thực hiện nhất quán chính sách một nước Trung quốc, ủng hộ sự nghiệp lớn thống nhất Trung quốc"(Thanh Niên online ngày 11-10-2011)

Khi các đồng chí vĩ đại ôm nhau hôn hít, giải quyết "tầm cao chiến lược" ở bàn hội nghị" theo tinh thần tuần tự tiệm tiến", "chín mùi",( nuốt luôn khỏi nhai) kiên quyết giải quyết qua đàm phán hòa bình mọi tranh chấp trên biển Đông thì ngay khi chữ ký chưa ráo mực, tờ Hoàn Cầu Thời Báo, một tiếng nói chính thức của đảng CS Trung quốc đã trịch thượng hăm dọa" phá hỏng" dự án thăm dò dầu khí giữa Việt Nam và Ấn Độ ngay trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.

"Không chỉ lên tiếng phản đối, Trung quốc cần phải có" những hành động kiên quyết" để phá hỏng dự án đó. Tờ Hoàn Cầu Thời Báo đề nghị, một khi Ấn Độ và Việt Nam khởi động thăm dò dầu khí chung, Trung quốc có thể gửi các lực lượng phi quân sự đến phá rối và gây bất hòa giữa hai nước để ngăn chận việc thăm dò này". (RFI online ngày 14-10-2011)

8- Trung tướng thứ trưởng bộ QP: Thái thú Nguyễn Chí Vịnh

Ngoài những vị tổng bí thư của đảng CSVN ra còn một ông tướng thường hay nổi đình đám nhiều tai tiếng là ông trung tướng thứ trưởng bộ QP Nguyễn Chí Vịnh, theo cụ Lê Hữu Hà, người có 65 tuổi đảng và là cựu tư lệnh chiến dịch Tây Bắc trả lời thông tín viên Hà Giang đài RFA, cụ nói về ông tướng" lưng cong" này như sau:

"Tôi biết là nó rất hư xấu, nhưng mà rất ranh mãnh từ nhỏ. Tôi là người đề nghị đình chỉ công tác Nguyễn Chí Vịnh đi cô ạ, bởi vì hiện tại thì tôi biết nó là tay sai của một thế lực nước ngoài đang phá hoại công trình của đất nước chúng tôi". (RFA online ngày 23-6-2010)

Tiến sĩ địa chất Nguyễn Thanh Giang chua chát nhận định về những nhà lãnh đạo của đảng CSVN như sau:

" …nhiều vị lãnh đạo của ta còn bị Trung quốc sập bẫy biến thành kẻ dâng hiến các phần lãnh thổ: công hàm 14 tháng 9 năm 1958 của thủ tướng Phạm Văn Đồng đang đẩy Hoàng Sa vào thế kẹt, năm 1988 Lê Khả Phiêu đi Trung quốc hiến thác Bản Giốc, Mục Nam Quan, Vịnh Bắc bộ, năm 2001 Nông Đức Mạnh  đi Trung quốc mở đường cho họ vào khai thác bauxite và nằm vùng ở Tây Nguyên…!
" Từ khi ông Trọng lên nắm quyền, chỉ trong vòng ba tháng, từ tháng 6 tới tháng 9 vừa qua, ít nhất ba phái đoàn cấp cao đã được cử sang Bắc kinh…Những chuyến công du mở đường để ông Trọng sẽ được khoản đãi long trọng ấy đã đạt được những kết quả gì?
" Phải chăng chỉ đạt được những lời rủ rê mà như lệnh truyền:" cùng Việt Nam cảnh giác trước âm mưu của các thế lực thù địch nhằm chia rẽ sự hợp tác hữu nghị, truyền thống tốt đẹp giữa 2 nước".
(Đàn Chim Việt online ngày-10-2011)

Điểm qua các vị lãnh đạo đảng CSVN từ khi có đảng đến nay thì không có vị nào là không bị Trung cộng khống chế cả. Tất cả đều răm rắp làm theo sự chỉ đạo của ngoại bang thì làm sao mà lãnh đạo đất nước một cách tốt đẹp được. Giành quyền lãnh đạo mà lãnh đạo như thế ư? Ngày xưa khi quân giặc sang xâm chiếm bờ cõi thì nhà vua huy động sự quyết tâm chống giặc của toàn dân qua "Hội Nghị Diên Hồng", còn ngày nay "vua quan" không có lòng chống giặc thì làm sao có được.

Dân mới biểu tỏ quyết tâm chống giặc qua các cuộc biểu tình ôn hòa thì đã bị đảng CSVN đã thẳng cẳng" đạp vào mặt", " khiêng đi" rồi còn gì mà chống. Họ đã ngang nhiên chà đạp lên tình yêu nước của dân tộc. Không có gì đau lòng hơn nhìn mấy thanh niên mặc áo màu vàng " NO.U" phía sau lưng cỡi xe chạy trong mưa nói lên lòng yêu nước chống quân xâm lược mà phải có hành động trốn chạy như kẻ chống đảng CSVN không bằng.

Ôi, còn nổi nhục nào hơn!!!

© Đại Nghĩa (Sưu tầm)

© Đàn Chim Việt

**************

Cung đàn lỗi nhịp

Chỉ trong năm ngày từ 11 đến 15-10-2011 có nhiều sự kiện chính trị liên quan đến sinh mệnh của tập đoàn lãnh đạo độc tài Hà nội. 

 

Trước tiên là Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đi Bắc Kinh, lần này không dùng từ 'viếng thăm hữu nghị', mà thay bằng 'viếng thăm chính thức'. 

 

Cùng đi với ông Trọng là một phái đoàn hùng hậu gồm ba ủy viên bộ chính trị là đại tướng Phùng Quang Thanh, chủ nhiệm ủy ban kiểm tra trung ương đảng Ngô Văn Dụ và trưởng ban tuyên giáo Đinh Thế Huynh; phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh; chưa kể trưởng các ban, văn phòng của Trung ương Đảng. 

 

Vừa tới nơi, thấm mệt, được Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo đón tiếp với bộ mặt nghiêm nghị, không cười, và ký ngay văn kiện chính trong chuyến viếng thăm này là 'Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.' 

 

Thỏa thuận nhằm giải quyết ôn hòa các tranh chấp trên biển trong khu vực Biển Đông, nhưng mơ hồ về thời gian, không quy định thời hạn cho việc tiến hành đàm phán. Văn kiện được thứ trưởng ngoại giao Hồ Xuân Sơn của Việt Nam ký với người tương nhiệm phía Trung Quốc là ông Trương Chí Quân ngày 11/10 tại Bắc Kinh. 

 

Chữ ký chưa khô mực, hải quân Trung Quốc loan báo vừa thiết lập một trạm xá quân y tại một đảo thuộc Trường Sa, gần nơi hải chiến 1988. 

 

Còn Tổng thống Philippines B. Aquino III lên tiếng chỉ trích Việt Nam chấp nhận đàm phán song phương với Trung Quốc, thay vì đa phương trong khuôn khổ Asean. (Ghi nhận thêm là cùng lúc Miến Điện sau khi bỏ xây một đập thủy điện do Trung quốc đầu tư, đã tuyên bố cởi mở tự do thông tin, thả tù nhân chính trị và chấp nhận quyền thành lập nghiệp đoàn và đình công của công nhân). 

 

Austin Ramzy (Time) nhận định: "Thỏa thuận giữa hai nước Việt-Trung -- vốn đã có cuộc chiến ngắn dọc đường biên giới đất liền hồi năm 1979 và đụng độ tại Trường Sa ở Biển Đông năm 1988 -- được cho như một sự hòa hoãn đáng hoan nghênh, nhưng nó chưa phải là giải pháp lâu dài. Thỏa thuận này, nói một cách giản lược nhất, là thỏa thuận tiếp tục đối thoại với nhau về vấn đề Biển Đông. Tuy chưa phải là đột phá, nhưng có đối thoại còn hơn là không đối thoại." 

 

Thứ đến, chuyến công du Ấn Độ của chủ tịch nước Trương Tấn Sang. 

 

Việt Nam và Ấn Độ đồng ý mở đối thoại an ninh hai năm một lần; tăng hơn gấp đôi kim ngạch thương mại từ mức 2,7 tỷ đô la lên thành 7 tỷ đô la vào năm 2015, đồng thời thúc đẩy đầu tư hai chiều. Hai bên cũng nhất trí tăng cường trao đổi trong công tác phòng chống khủng bố.

 

Thủ tướng Manmohan Singh của Ấn Ðộ mô tả mối quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam là một yếu tố của hòa bình, ổn định, và phát triển trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.

 

Ngày 12/10, Thủ tướng Ấn Ðộ và Chủ tịch nước Việt Nam đã chứng kiến lễ ký kết thỏa thuận giữa công ty dầu khí quốc doanh ONGC Videsh của Ấn Ðộ với Tập đoàn dầu khí PetroVietnam có hiệu lực trong 3 năm, bao gồm các dự án đầu tư, khai thác, và cung cấp dầu khí. Trung Quốc phản đối dự án này. 

 

Ấn Độ thuộc Tiểu lục địa Ấn Độ nằm ở phía nam Châu Á cùng với Afganistan, Pakistan, Bangladesh, Nepal và vài nước nhỏ khác như Bhutan, Sikkim, Sri Lanca, Maldives. Là nền kinh tế lớn thứ 9 của thế giới, dân số 1,2 tỉ, thu nhập đầu người thấp hơn 3000 đô la, vẫn thuộc khối Nam. Quan hệ Việt Nam-Ấn Độ chỉ là hợp tác Nam – Nam, nên tầm quan trọng không nhiều lắm. 

 

Rời Ấn Độ, ông Trương Tấn Sang đi thăm Sri Lanka, có tính cách ngoại giao.

 

Sau cùng, gây chú ý là Thủ Tướng Đức bà Angela Merkel Merkel đến thăm Việt Nam ngày 12-10-2011. 

 

Hai bên ra tuyên bố chung tại Hà Nội 'Việt Nam và Đức - đối tác chiến lược về tương lai'. Hai bên không chỉ hợp tác trong lĩnh vực kinh tế - thương mại; mà còn cả trong lĩnh vực chính trị, ngoại giao, giáo dục, khoa học ... Nhưng qua cuộc họp báo ở Hà Nội, Việt Nam chỉ nhấn mạnh đến hợp tác kinh tế- thương mại, giáo dục và văn hóa; còn lĩnh vực chính trị, luật pháp ông Nguyễn Tấn Dũng tìm cách tránh né. 

 

Cũng như Hoa Kỳ và nhiều nước trong Cộng đồng Âu Châu, Bà Merkel nhấn mạnh: Để phát triển, Việt Nam phải tôn trọng quyền con người, tự do báo chí và tự do tôn giáo. 

 

 

Trong khi ba sự kiện chính trị quan trọng Nguyễn Phú Trọng sang Bắc Kinh, Trương Tấn Sang đi Ấn Độ và Merkel đến Việt Nam, thì phía Mỹ bà ngoại trưởng H. Clinton cho đăng bài xã luận trên tạp chí Chính sách Ngoại giao (Foreign Policy) khẳng định: 

 

Khai phá đà tăng trưởng và sức năng động của Châu Á – Thái Bình Dương là lợi ích trung tâm về kinh tế và chiến lược của Mỹ và ưu tiên quan trọng cho Tổng thống Obama. 

 

Mở cửa thị trường ở Châu Á cho Hoa Kỳ những cơ hội chưa từng có về đầu tư, thương mại, đường vào kỹ-thuật-cao của Mỹ. 

 

Phục hồi kinh tế Mỹ sẽ phụ thuộc vào xuất khẩu và khả năng của các công ty Mỹ khai thác thị trường tiêu dùng rộng lớn và ngày càng tăng của khu vực Châu Á. 

 

Về mặt chiến lược, duy trì hòa bình và an ninh ở Châu Á - Thái Bình Dương ngày càng quan trọng cho tiến bộ toàn cầu, qua tự do hàng hải, chống chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên; hay đảm bảo tính minh bạch trong các hoạt động quân sự của các đối thủ quan trọng của khu vực. 

 

Chính vì Châu Á là quan trọng đối với tương lai của Mỹ, nên vai trò Mỹ tham gia là quan trọng đối với tương lai của Châu Á. Điều này thúc đẩy vai trò lãnh đạo và mậu dịch của Mỹ -- có lẽ là ghê gớm hơn bất kỳ thời điểm nào trong lịch sử hiện đại. 

 

Trợ lý ngoại trưởng Hoa Kỳ, đặc trách Á Châu – Thái Bình Dương Kurt Campbell khai triển rõ hơn ở Đại Học Choulalongkorn (Bangkok) 

 

Đề cập đến vấn đề tế nhị về mối tương quan giữa các nước trong khu vực với một cường quốc đang lớn mạnh là Trung Quốc, trợ lý ngoại trưởng Mỹ Kurt Campbell nói:

 

Điểm quan trọng ở đây là chiến lược địa lý của từng quốc gia trong bang giao với Trung Quốc. Hoa Kỳ hiểu rõ sự cố gắng cải thiện bang giao giữa từng nước đối với Hoa lục và luôn ủng hộ nỗ lực đó. 

 

Về tình hình khá phức tạp và nhạy cảm tại vùng biển Nam Trung Hoa, trợ lý ngoại trưởng Hoa Kỳ Kurt Campbell nói tiếp: 

 

Hoa Kỳ muốn khẳng định không thể đứng về phía nào, mà chỉ có thể khuyến khích cổ vũ cho những cuộc họp hoặc những vòng đối thoại để giải quyết vấn đề, đồng thời hoan nghênh thái độ thận trọng, tự chế của từng quốc gia. 

 

 

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Asean) đang vươn mình trở thành tổ chức hợp tác vùng để cùng nhau phát triển với mẫu số chung là Dân Chủ. 

 

Việt Nam lỗi nhịp Asean, bơ vơ lạc đàn giữa chợ đời thế giới, không bắt kịp lịch sử loài người. 

 

Làm theo Miến Điện mới là đi vào sinh lộ, thoát tử lộ. 

 

Chung qui chỉ vì không sớm chịu học hai 'nốt nhạc' Nhân Quyền và Dân Chủ mà ra nông nỗi này ./. 

 

10-2011 

 

Nguyễn Đan Quế

 

*****************************

Một ngôi sao LẠ "lạc" trên cờ Trung Quốc ở kênh VTV

Trong khi đưa tin về chuyến thăm Trung Quốc của ông Nguyễn Phú Trọng, bản tin thời sự VTV 19h ngày 14/10 đã đăng hình cờ Trung Quốc có 6 ngôi sao - 1 sao lớn và 5 sao nhỏ.

Cờ Trung Quốc hiện nay chỉ có 5 ngôi sao tượng trưng cho 5 dân tộc lớn ở Trung Quốc. Ngôi sao lớn là dân tộc Hán, 4 ngôi sao nhỏ là tượng trưng cho các dân tộc Hồi, Mông, Tạng, Mãn.

Vậy thì một dân tộc nào đã được VTV gắn thêm vào lá cờ của một nước mà ông Nguyễn Phú Trọng vừa tuyên bố "Khẳng định tình hữu nghị đời đời Việt - Trung là tài sản quý báu chung của hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước, cần được không ngừng củng cố, phát triển, truyền mãi cho các thế hệ mai sau"

Trước đây đã có những nghi vấn nêu lên về việc Trung Quốc thêm ngôi sao thứ 5 trên lá cờ của mình trong cộng đồng mạng với lo lắng về việc đồng hóa dân tộc Việt Nam qua hình anh ngôi sao thứ 5. Tuy nhiên, tất cả chỉ là giả thiết. 

Cho đến bản tin tối ngày 14/10 do Đài Truyền hình Việt Nam phát sóng, thì có lẽ ai cũng thấy rằng:

Đây chắc chắn không thể nào là lỗi của "cậu đánh máy".
Đây chắc chắn không thể nào là "hành động vô tình" cho một cái ngôi sao thừa.
Đây lại càng không thể là âm mưu của thế lực thù địch bên ngoài.


Mới ngày trước đó, cũng trên chương trình thời sự của VTV cũng có hình cờ Trung Quốc, nhưng chỉ với 5 ngôi sao tổng cộng:

Vậy thì ai, tập đoàn nào đã ra lệnh cho đài VTV ngang nhiên, công khai dâng cho Trung Cộng ngôi sao thứ 6 này và trình chiếu khắp nước Việt Nam vào ngày 14 tháng 10?

Comments

Đây là bằng chứng rõ ràng việc thôn dân báo đã có mặt trên mọi nẻo đường của ĐẤT NƯỚC.
Ngôi sao thứ 6 đó là dân tộc KINH đấy các bạn ạ. Ngôi sao này được lấy ra từ quốc kỳ của của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Tôi không hiểu sao, GS.TS TBT Nguyễn Phú Trọng vẫn " Kỳ kèo được " với Tàu để "dán tạm ngôi sao " này vào lá cờ ĐỎ nữa. Đúng là " Chuyến đi buôn mua lấy sống còn ", thoáng cái đã thành công dân của cường quốc KINH TẾ thứ 2 thế giới. Đúng là Tỉnh của những chuyện "bình thường"./.

 

Đất nước chúng ta là một tỉnh thành lớn của Trung Cộng rồi. Tất cả đồng bào trong cả nước, hãy đứng lên, mỗi người một tay và lật đổ chính quyền này, giành lấy chính quyền của dân tộc ta và giành lấy lại đất nước. Hỡi những người dân vô cảm hãy mau thức tỉnh. 
Thật là hèn hạ cho bọn cầm quyền cộng sản này. Ngu sao mà ngu dữ. Chửi thề cũng không biết dùng từ nặng lời như thế nào để chửi nữa. 
ĐÚNG LÀ ĐẠI HỌA MẤT NƯỚC ĐÃ ĐẾN RỒI.

Láng giềng khốn nạn

Cướp đất toàn diện

Lấn biển lâu dài

Thôn tình tương lai

**********************

 

Còn mấy bước nữa?

 

- Bố ơi, nước mình là nước xã hội chủ nghĩa à bố? 

- Ừ, nước xã hội chủ nghĩa. Con cứ xem quốc hiệu thì biết 

- Thế xã hội chủ nghĩa là gì ạ?

 

- Xã hội chủ nghĩa là giai đoạn đầu của cộng sản chủ nghĩa. Xã hội cộng sản chủ nghĩa là là tuyệt đỉnh của nhân loại. Lúc ấy không có người bóc lột người, không có kẻ giàu người nghèo. Lúc ấy của cải tuôn ra như nước chảy, mọi người lao động tùy sức nhưng lại hưởng theo nhu cầu. Như bố đây, hết tuổi lao động rồi nhưng muốn gì cũng có, muốn đi du lịch khắp thế giới vẫn được. Lúc ấy … 

 

- Ôi thích quá bố nhỉ. Thế bao giờ thì tiến lên được chủ nghĩa xã hội hở bố? 

 

- Cái đó còn phụ thuộc vào thời kỳ quá độ con ạ. 

 

- Thế thời kỳ quá độ là gì cơ? 

 

- Đó là thời kỳ chuyển hóa từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội rồi chủ nghĩa cộng sản. Nhưng ở nước ta thì không cần phát triển tư bản chủ nghĩa để tránh đau thương cho nhân loại mà cứ từ chế độ phong kiến tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội cho nhanh. 

 

- Thế nước ta tiến đến đâu rồi ạ? 

 

- ? 

 

- Con biết rồi nhá. Mỗi năm nước ta tiến một bước vững chắc lên chủ nghĩa xã hội. Vậy là bây giờ tiến được 66 bước rồi bố nhỉ. 

 

- Ờ ờ … 

 

- Thế còn bao nhiêu bước nữa thì lên được chủ nghĩa xã hội hở bố? 

 

- Hỏi gì mà hỏi lắm thế. Đi chơi chỗ khác

 

*****************************

 

Tuyên bô chung thì 'hợp tác toàn diện' – Biển Đông thì muốn chiếm một mình

BẮC KINH (TH) - Ngày Thứ Bảy, 15 tháng 10, 2011, trước khi kết thúc chuyến thăm viếng 5 ngày của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, Trung Quốc và Việt Nam ra bản tuyên bố chung 8 điểm dài 3,163 từ cam kết hai nước "mở rộng hợp tác thiết thực" "theo các nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi."

Một ngày trước đó, Bộ Ngoại Giao Bắc Kinh khuyến cáo Hà Nội đừng đụng đến dầu khí Biển Ðông trong "Lưỡi Bò."

Bản thông cáo chung bản tiếng Việt phổ biết trên TTXVN kêu gọi "hai nước Việt Nam-Trung Quốc tăng cường hơn nữa sự tin cậy chiến lược, hợp tác chặt chẽ toàn diện, xử lý thỏa đáng các vấn đề còn tồn tại hay mới nảy sinh giữa hai nước, là phù hợp với lợi ích căn bản và lâu dài của hai đảng, hai nước và nhân dân hai nước."

Từ cái nền tảng 6 điểm căn bản "thỏa thuận các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển" mới ký ngày 12 tháng 10, 2011, hai nước "đẩy mạnh đàm phán vấn đề trên biển, tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được, đồng thời tích cực trao đổi tìm kiếm giải pháp có tính quá độ, tạm thời, không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của mỗi bên, bao gồm việc tích cực nghiên cứu và trao đổi về vấn đề hợp tác cùng phát triển."

Tuy nhiên, hôm Thứ Sáu, 14 tháng 10, 2011, Bộ Ngoại Giao Bắc Kinh cho phát ngôn viên Lưu Duy Minh ra tuyên bố lập lại như cũ là "Trung Quốc có chủ quyền không thể chối cãi đối với quần đảo Trường Sa và các vùng nước chung quanh." Dù họ chỉ đem quân tới xâm chiếm một số đảo nhỏ và bãi đá ngầm vào năm 1988 đến 1995.

Tờ Trung Quốc Nhật Báo tường thuật cuộc họp báo đó không thấy nói gì đến quần đảo Hoàng Sa và cái "Lưỡi Bò" nhưng Lưu Duy Minh lại nói rằng, "Chúng tôi được thông tin (về thỏa thuận hợp tác dò tìm dầu khí giữa Việt Nam và Ấn Ðộ) và hy vọng các bên liên quan đi các bước tích cực để bảo đảm hòa bình và ổn định ở vùng Biển Ðông." (mà họ gọi là Nam Hải).

Ðiều này gián tiếp cho hiểu Bắc Kinh coi chuyện đánh cướp quần đảo Hoàng Sa hồi tháng 1, 1974 nay đã xong, không có gì để nói qua nói lại dù Việt Nam vẫn luôn luôn tuyên bố chủ quyền không thể chối cãi đối với cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Bản thông cáo chung giữa Việt Nam và Trung Quốc, với lời lẽ tổng quát, vẽ ngầm ra chiều hướng để nếu Việt Nam muốn đụng chạm tới những mỏ dầu khí nằm trong vòng "Lưỡi Bò" thì phải nói chuyện với Trung Quốc và phải theo các điều kiện của Trung Quốc. Ấn Ðộ sẽ bị đẩy ra ngoài.

Báo chí của Bắc Kinh từ khi biết có mối hợp tác dò tìm dầu khí ở thềm lục địa giữa Việt Nam và Ấn Ðộ đã nhiều lần đe dọa.

Tân Hoa Xã hôm Thứ Bảy thì vẫn tường thuật sự cam kết của lãnh tụ hai đảng và nhà nước sẽ thường xuyên tiếp xúc và trao đổi về các vấn đề trên biển và chỉ thị giải quyết đúng cách các vấn đề trên biển căn cứ theo sự đồng thuận chung ở cấp cao.

Tân Hoa Xã cũng lập lại bản thông cáo chung Việt Nam-Trung Quốc là trong khi chờ đợi các tranh chấp được giải quyết, các bên cần kềm chế để giữ hòa bình, ổn định trên Biển Ðông và "không bên nào cho phép các lượng lượng thù địch phá hoại các mối quan hệ giữa hai đảng và hai nước."

Chỉ mới ngày hôm trước, người ta vẫn thấy tờ Hoàn Cầu Thời Báo vẫn còn dọa đánh Việt Nam để "làm thất bại" kế hoạch hợp tác dò tìm dầu khí giữa Việt Nam và Ấn Ðộ.

Báo chí ở Việt Nam vẫn chỉ đưa ra các bản tin ca ngợi cuộc viếng thăm Trung Quốc tốt đẹp của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, không hề có báo nào nói gì đến các bài bình luận hay bản tin của Hoàn Cầu Thời Báo, Trung Quốc Nhật Báo. Trên đường về nước, ông Nguyễn Phú Trọng còn gửi điện văn cảm ơn ông Hồ Cẩm Ðào đã dành cho ông cuộc tiếp đón nồng hậu.

"Rời thành phố Thâm Quyến của tỉnh Quảng Ðông, kết thúc chuyến thăm chính thức nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, tôi xin gửi đến đồng chí và qua đồng chí đến các đồng chí lãnh đạo đảng, nhà nước và nhân dân Trung Quốc lời cảm ơn chân thành về sự đón tiếp nồng nhiệt, chu đáo, thắm tình đồng chí, anh em mà đảng, nhà nước và nhân dân Trung Quốc cũng như cá nhân đồng chí dành cho chúng tôi trong suốt chuyến thăm đầy ấn tượng tốt đẹp này." TTXVN dẫn bức thư cảm ơn của ông Trọng.

Những cam kết viết trong bản tuyên bố chung đưa ra ngày 15 tháng 10, 2011 ở Bắc Kinh và 6 điểm nền tảng hướng dẫn các cuộc thương thuyết sẽ được áp dụng ra sao, diễn tiến thời sự những ngày sắp tới sẽ cho người ta câu trả lời.