Công tâm mà nói trước thế kẹt cứng bị TC lấn chiếm biển đảo, CS Hà nội có nỗ lực tìm cách hóa giải. Gần như đồng thời Tân Tổng Bí Thư Đảng CSVN Nguyễn phú Trọng đi Trung Cộng và Tân Chủ Tịch Nước Trương tấn Sang đi Ấn độ. Chuyến đi của hai người mới lên này có thể mới về người, chớ không mới về việc bảo vệ biển đảo của VN đâu. Trước đây Nguyễn minh Triết lúc là Chủ Tịch Nước VNCS còn đi xa hơn nữa, gặp ông lớn hơn nhìều,qua tận Mỹ với tư cách Chủ Tịch luân phiên của Hiệp Hội các Quốc gia Đông Nam Á gọi tắt là ASEAN họp thượng đỉnh cùng chủ tọa với TT Obama tại New York thay vì Washington; coi vậy chớ Mỹ dù muốn trở lại Đông Nam Á, qua con đường ASEAN, cũng phải nễ Bắc Kinh, "vuốt mũi cũng phải nể mặt" Trung Cộng.
Thủ Tướng Nguyễn tấn Dũng người có quyền lực nhứt nước VN cũng đã đi Ấn độ rồi mà Biển Đông chẳng có gì mới vẫn bị bản đồ lưởi bò của TC chiếm 80%, hai đảo Hòang sa và Trường sa vẫn còn là huyện Tam sa thuộc lãnh thổ TC.
Trừ một vài việc nhỏ là Mỹ, Úc, Nhựt, Phi họp ở San Francisco khuyến nghị Ấn Độ "hướng đông" và tàu Ấn độ thăm dò dầu khí cho VNCS bị TC phản đối nhưng Ấn độ không rút lui.
Dưới cái nhìn đối ngọai, chuyến đi của hai người mới sang Ấn và sang Tàu, một số dấu chỉ cho thấy Trọng đi Tàu có vẻ để "cầu phong" và hóa giải một vài bất đồng về biển đảo với TC. Nhưng chắc chắn TC sẽ hề hà nói 16 chữ vàng và 4 tốt, tình đồng chí để kéo dài thời gian và hiện tình biển đảo của VN mà họ đã kiểm sóat, đang có lợi cho TC.
Còn Sang đi Ấn có vẻ muốn chơi trò mâu thuẩn chánh trị, khai thác xung khắc giữa TC và Ấn độ, hai nước đông dân nhứt Á châu, từng xung đột võ lực vì vấn đề biên giới.
Dưới cái nhìn đối nội hai chuyến đi này cho thấy lãnh đạo CS trong Đảng Nhà Nước CS Hà nội chạy đôn chạy đáo ở ngọai quốc để gỡ thế kẹt. CS Hà nội có một điểm chung là ham xa, vọng ngọai mà quên gần, không phát huy nội lực dân tộc, không dựa vào sức mạnh của quần chúng nhân dân là nguồn gốc, là sức mạnh cơ hữu không có không được trong mọi công cuộc chống xâm lăng, bảo vệ bờ cõi, bất cứ nước nào thời nào trong lịch sử VN cũng như lịch sử các nước trên thế giới.
CS Việt Nam khó mà khai thác trò chơi mâu thuẩn chánh trị quốc tế để thủ lợi riêng. Nhìn kỹ người ta thấy ở hội nghị San Francisco Mỹ đã thành lập vòng vây TC gồm Mỹ, Úc, Nhựt, Phi nhưng không có VNCS. Mỹ chỉ khuyến khích Ấn độ "hướng Đông", tức là Ấn độ làm việc trực tiếp với CS Hà nội, chớ không phải Mỹ. Có thể có nhiều lý do. Mỹ không thể ký một hiệp ước phòng thủ chung với một chế độ CS, như Mỹ đã ký với Phi luật tân tự do, dân chủ. Tân Đại sứ Mỹ họp báo ở Hànội không ngần ngại nói, phải qua một giai đọan lâu dài nữa thì Mỹ mới có thể bán vũ khí cho Hà nội được. Bán vũ khi mà không được phép thí họp tác quân sự có tính võ trang chắc còn lâu.
Còn ngay với Ấn độ, tuy nước này trong thời Chiến tranh Lạnh có chiến tranh biên giới với Trung Cộng, có ngọai giao với Hà nội, nhưng thường đóng vai trò phi liên kết trên thế giới. Mâu thuẩn biên giới giữa TC và Ấn độ gần đây không còn căng thẳng nữa. Quyền lợi của Ấn độ cũng như quyền lợi của Mỹ về kinh tế, chánh trị, ngọai giao đối với TC quan trọng, lớn lao hơn đối với VNCS. Nếu vấn đề Biển Đông được quốc tế hóa cùng lắm Mỹ cũng như Ấn độ, Nhựt, Úc cũng chỉ đặt vấn đề tự do lưu thông hànghải trên con đường huyết mạch từ Eo Biển Mã lai chạy ngang Biển Đông mà thôi. Mỹ đã từng tuyên bố bảo vệ tự do hải hành, chớ không đứng về bên nào trong cuộc tranh chấp biển đảo mà VN và TC đang tranh chấp chủ quyền.
Tuy Ấn Độ khẳng định quyết tâm tiếp tục thăm dò dầu khí ở hai lô thuộc lãnh hải của Việt Nam trên Biển Đông, bất chấp phản đối quyết liệt của Trung Quốc. Dù VNCS đã cho Ấn độ sử dụng cảng Nha Trang gần Cam Ranh, có thể cho Ấn Độ hợp đồng làm lò nguyên tử như Nga và Nhựt, điều đó không có nghĩa là Ấn Độ sẽ thắt chặt tương quan quân sự với Hà nội trong vấn đề bảo vệ biển đảo của VN. Tuy Hà nội khẳng định lập trường Ấn độ thăm dò dầu khí cho VN là đúng luật quốc tế về biển, nhưng nếu TC sách nhiểu như đã làm với tàu Wiking thì liệu VN có bảo vệ không và liệu Ấn độ vì một việc nhỏ này mà kéo quân từ Ấn độ dương qua tiếp cứu. Nên nhớ có lần tàu Ấn độ vào Biển Đông, TC ngăn chận trên đường về bảo tại Ấn độ xâm phạm lãnh hải TC, Ấn độ và VNCS dấu nhẹm tin này, sau này Wikileaks mới tiết lộ.
Còn chuyến đi TC của Tổng Bí Thư Nguyễn phú Trọng có vẻ là chuyến cầu phong như mọi chuyến đi của tân Tổng bí Thứ của CSVN. Kỳ này Tân Tổng Bí Thứ Trọng trước làn sóng chống TC của người dân, TC né một chút, dành chuyến công du đầu tiên cho Lào, qua chuyến thứ hai mới đi TC.
Gần đây hầu hết những chuyến đi của các giới chức CS Hà nội sang Bắc Kinh, từ Thứ Trường Ngọai Giao Hồ xuân Sơn đến Thứ Trưởng Quốc Phòng đi Bắc Kinh về đều đem thiệt thòi và thiệt hại về cho quốc gia dân tộc Việt. Sơn nhận lịnh "định hướng dư luận" của TC, về tới Hà nội là triệt hạ các người dân Việt biểu tình chốngTC xâm lấn biển đảo VN. Vịnh khẳng định hứa giải quyết vân để biển đảo song phương với TC, như ý muốn trước sau như một của CS.
Với mấy ngày công du như vậy, Tổng Bí Thư Trọng không thể nào thay đổi cả những định chế bất lợi cho VN, thay đổi quyết tâm và hành động quyết liệt của TC chiếm biển đảo của VN. Việc làm này của TC làm cho các nước Á châu Thái Bình Dương, nổi bật là Mỹ, Úc, Nhựt, và cả chục nước của ASEAN và Ấn độ từ Ấn Độ Dương cũng lo ngại. Hành động có vẻ thách thức những nước lớn mạnh như vậy mà TC vẩn kiên trì và kiên quyết làm, bất chấp phản đối. Thì có "ăn nhằm gì ba cái lẻ tẻ" những ý kiến, xin xỏ của một tổng bí thư của một đảng CS nhỏ như VN. Cùng lắm lãnh đạo đảng CS Trung Quốc hành động như quan thầy, sẽ hề hà "tình đồng chí", mười mấy chữ vàng, bốn tốt, trải thảm đỏ, mở yến tiệc linh đình cho qua chuyện, để "đệ tử" mát mặt khi về nước nhà thôi.
Vi Anh