TQ kêu gọi các nước tôn trọng thỏa thuận Việt-Trung về Biển Đông, cảnh cáo Ấn Độ, áp lực VN hủy dự án thăm dò dầu khí ở Biển Đông
VOA - Trung Quốc và Việt Nam đã nhất trí giải quyết các tranh chấp trên biển bằng các cuộc đàm phán, và vì vậy, không cần sự can thiệp của một bên thứ ba. Đó là lời phát biểu của phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc đưa ra tại buổi họp báo ngày 17/10 được Tân Hoa Xã trích dẫn.
Ông
Lưu Vi Dân nói Bắc Kinh hy vọng các nước tôn trọng nỗ lực của các quốc
gia liên quan hầu giải quyết tranh chấp qua các cuộc đối thoại.
Trung Quốc cho rằng nói các cuộc đàm phán đa phương có thể sẽ làm tình hình thêm phức tạp, chứ không giúp giải quyết được vấn đề tranh chấp ở Biển Đông.
Người
phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhấn mạnh thỏa thuận vừa đạt được
giữa Bắc Kinh với Hà Nội là quan trọng và sẽ dẫn dắt sự phát triển lành
mạnh, ổn định, lâu dài của các mối quan hệ song phương Việt-Trung.
Phát biểu của ông Lưu được đưa ra sau khi có tin rằng Philippines phản đối bản thông cáo chung mới
đây giữa Việt Nam và Trung Quốc, đồng thời kêu gọi một đường lối đa
phương, thay vì thỏa thuận song phương, để giải quyết các tranh chấp
liên quan đến Biển Đông.
Ngoại trưởng Nhật Bản, Koichiro Gemba, trong chuyến công du Indonesia và các nước Đông Nam Á hồi tuần rồi, cũng đề nghị một chương trình làm việc đa phương để giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông.
Nhân
chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 11 đến ngày 15/10 của Tổng Bí thư đảng
cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, Việt Nam và Trung Quốc đã ký thỏa
thuận tái khẳng định lập trường giải quyết các tranh chấp bằng các cuộc
đàm phán-tham vấn hữu nghị, cam kết tự chế và không có hành động làm
phức tạp hoặc mở rộng thêm các tranh chấp.
Thông cáo chung ban hành ngày 15/10 trước khi ông Trọng lên đường về nước nêu rõ Việt Nam và Trung Quốc không cho phép bất kỳ thế lực thù địch nào phá hỏng mối quan hệ giữa hai đảng và hai quốc gia.
Nguồn: Xinhua, China Daily
http://www.voanews.com/vietnamese/news/vietnam/china-vietnam-accord-10-17-2011-131976403.html
*
TQ cảnh cáo Ấn Độ, áp lực VN hủy dự án thăm dò dầu khí ở Biển Đông
*
TQ cảnh cáo Ấn Độ, áp lực VN hủy dự án thăm dò dầu khí ở Biển Đông
Hình: AP - Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang (trái) và Thủ tướng Ấn Ðộ Manmohan Singh trước cuộc họp tại New Delhi hôm 12/10/11
Một tờ báo của nhà nước Trung Quốc kêu gọi chính phủ Bắc Kinh phải có hành động ngăn chặn tham vọng và các ý đồ liều lĩnh của Ấn Độ muốn đối đầu với Trung Quốc sau khi New Dehli ký thỏa thuận hợp tác thăm dò dầu khí với Việt Nam ở Biển Đông.
Hãng tin IANS của Ấn Độ ngày 17/10 trích dẫn bài bình luận bằng Anh ngữ đăng trên tờ Global Times của Trung Quốc viết rằng cả Việt Nam và Ấn Độ hiểu rõ thỏa thuận hợp tác đó có ý nghĩa như thế nào với Trung Quốc.
Vẫn theo bài viết này, Trung Quốc nên tính tới các hành động khẳng định lập trường và cần phải phản hồi bằng các biện pháp trả đũa cứng rắn trước việc Ấn Độ nhúng tay vào vùng lãnh hải đang có tranh chấp ở Biển Đông.
Tờ Global Times chỉ trích việc Việt Nam ký thỏa thuận hợp tác dầu khí với Ấn Độ chỉ 1 ngày sau khi ký thỏa thuận với Trung Quốc về việc giải quyết các tranh chấp trên biển.
Tờ Global Times đặt dấu hỏi liệu đây có phải là kiểu đi nước đôi của Hà Nội hay một sự bất nhất giữa các nhà lãnh đạo hàng đầu của Việt Nam.
Bài báo còn đề nghị Trung Quốc đưa các lực lượng phi quân sự đến quấy nhiễu và gây hấn để ngăn chặn dự án một khi Việt-Ấn bắt đầu công tác thăm dò dầu khí tại Biển Đông.
Nguồn: IANS, IBN Live, Global Post
Một tờ báo của nhà nước Trung Quốc kêu gọi chính phủ Bắc Kinh phải có hành động ngăn chặn tham vọng và các ý đồ liều lĩnh của Ấn Độ muốn đối đầu với Trung Quốc sau khi New Dehli ký thỏa thuận hợp tác thăm dò dầu khí với Việt Nam ở Biển Đông.
Hãng tin IANS của Ấn Độ ngày 17/10 trích dẫn bài bình luận bằng Anh ngữ đăng trên tờ Global Times của Trung Quốc viết rằng cả Việt Nam và Ấn Độ hiểu rõ thỏa thuận hợp tác đó có ý nghĩa như thế nào với Trung Quốc.
Vẫn theo bài viết này, Trung Quốc nên tính tới các hành động khẳng định lập trường và cần phải phản hồi bằng các biện pháp trả đũa cứng rắn trước việc Ấn Độ nhúng tay vào vùng lãnh hải đang có tranh chấp ở Biển Đông.
Tờ Global Times chỉ trích việc Việt Nam ký thỏa thuận hợp tác dầu khí với Ấn Độ chỉ 1 ngày sau khi ký thỏa thuận với Trung Quốc về việc giải quyết các tranh chấp trên biển.
Tờ Global Times đặt dấu hỏi liệu đây có phải là kiểu đi nước đôi của Hà Nội hay một sự bất nhất giữa các nhà lãnh đạo hàng đầu của Việt Nam.
Bài báo còn đề nghị Trung Quốc đưa các lực lượng phi quân sự đến quấy nhiễu và gây hấn để ngăn chặn dự án một khi Việt-Ấn bắt đầu công tác thăm dò dầu khí tại Biển Đông.
Nguồn: IANS, IBN Live, Global Post
-------------------------------------------------------------------------------------
Tuyên bố chung mang tên Nô Lệ
Dân Làm Báo - Một tuyên bố chung dài 3208 chữ có thể được tóm lại bằng một câu 41 chữ: "Khẳng định tình hữu nghị đời đời Việt - Trung là tài sản quý báu chung của hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước, cần được không ngừng củng cố, phát triển,truyền mãi cho các thế hệ mai sau". Ngắn gọn hơn chỉ cần: Nô lệ.
Quan
hệ ngoại giao giữa hai quốc gia dựa vào tương quan quyền lợi của mỗi
quốc gia để mà có lúc này, lúc khác. Lịch sử Việt Nam hơn 4000 năm đã
chứng minh điều đó với 4 lần Bắc thuộc và nhiều thăng trầm. Những nấm mồ
của các chiến sĩ Việt Nam vùng biên giới 1979 vẫn y nguyên đó. Vừa
khẳng định nó là "đời đời" vừa để "truyền MÃI cho các thế hệ mai sau" là một điều vừa vô lý, không tưởng. Nó chỉ có thể giải thích bằng tinh thần "đời đời thần phục thiên triều".
Bên
cạnh khía cạnh quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia, quan hệ giữa Việt
Nam và Trung Quốc là quan hệ giữa hai dân tộc. Nếu coi đó là "tài sản"
thì đó là "tài sản" của 2 quốc gia. Tại sao ông Tổng bí thư của một đảng
nắm quyền coi đó là tài sản của đảng ông với trò ma thuật trong cách
viết vừa ăn ké vừa ăn trùm "là tài sản quý báu chung của hai đảng, hai
nước và nhân dân" trong đó đảng đứng trước.
Từ
cái "tài sản chung" nhưng thực chất là bản ký kết "đời đời thần phục
thiên triều cho đến mãi các thế hệ mai sau", ông Nguyễn Phú Trọng trong
vai trò chỉ là người đứng đầu một đảng, không có thẩm quyền gì được quy
định bởi hiến pháp đã "mở rộng toàn diện và đi sâu hợp tác hữu nghị trên các lĩnh vực giữa hai nước".
Phải
nói bản tuyên bố nô lệ dài 3208 chữ không bỏ xót một lãnh vực nào. Từ
giao lưu hợp tác giữa nội bộ hai đảng để dạy nhau (hay đúng ta là đảng
viên CSVN đi học Trung Quốc giống như thời đi học làm Cải cách ruộng
đất!?) phương thức đào tạo cán bộ, xây dựng đảng, cai trị đất nước,
đến... y hệt như vậy chỉ cần thay chữ đảng thành quân đội; Từ pháp luật
an ninh (điều này thì không phải xen vào nội bộ Việt Nam!) của công an
đến tòa án, viện kiểm sát, hành chính tư pháp; Và mọi lãnh vực kinh tế
quốc gia như "thương mại, đầu tư, tài chính, ngân hàng, nông lâm nghiệp,
giao thông, điện lực, công nghệ thông tin, khoáng sản, năng lượng, du
lịch, khoa học kỹ thuật, giáo dục, phát triển nguồn nhân lực, văn hóa, y
tế, thể thao, báo chí, giao lưu nhân dân, tuyên truyền tình hữu nghị
Việt - Trung, tăng cường định hướng dư luận và quản lý báo chí…". Không
một góc xó nào mà không có sự hiện diện của Trung Quốc dưới danh nghĩa "thúc đẩy hợp tác".
Nhưng lẫn lộn trong bức tranh nô lệ toàn phần ấy là 2 hiểm họa đáng lo nhất, ảnh hưởng ngay lập tức đến chủ quyền của đất nước.
Thứ
nhất là ông Tổng bí thư đảng CSVN đã đồng ý để quân đội Trung Quốc
chính thức có mặt dọc vùng biên giới Việt Nam qua cái gọi là "tuần tra chung biên giới đất liền" mà ông mập mờ gọi thêm là "thí điểm" và "vào thời điểm thích hợp".
Thế nào là "biên giới đất liền"? Nếu nó là những vùng dọc biên giới bên
phía của Việt Nam thì tại sao lại phải có sự hiện diện của quân đội
Trung Quốc trong cái gọi là "tuần tra chung".
Trong
nhiều năm qua, hiện tượng cho thuê rừng đầu nguồn, các công trường khai
thác của Trung Quốc mọc lên vùng biên giới và sự có mặt đông đảo của
binh lính Trung Quốc đóng vai công nhân, lao động. Bây giờ lại qua tuyên
bố chung này, ông Trọng đã đóng dấu cho sự có mặt chính thức của quân
đội Trung Quốc ở vùng biên giới Việt Nam.
Quân
đội Trung Quốc hiện diện dọc theo biên giới chưa đủ, ông Trọng đã mở
cửa cho Trung Quốc ở những tỉnh giáp giới Trung Quốc bằng tuyên bố đồng
thuận "Mở
rộng hơn nữa sự giao lưu, hợp tác giữa các địa phương hai nước, nhất là
các tỉnh giáp biển, giáp biên giới của hai nước như Lạng Sơn, Lào Cai,
Cao Bằng, Quảng Ninh, Điện Biên, Hà Giang, Lai Châu của Việt Nam với
Quảng Tây, Quảng Đông, Vân Nam, Hải Nam của Trung Quốc".
Điều này lại nhắc nhớ đến sự cố ra lệnh treo lồng đèn Trung Quốc và lén
lút đổi ngày tái tỉnh Lào Cai trùng với ngày Quốc khánh Trung Quốc để kỷ
niệm 20 năm.
Thứ
hai, ông Nguyễn Phú Trọng qua tuyên bố chung đã "khéo léo" đồng ý cho
sự có mặt của hải quân Trung Quốc trên vùng biển Đông thuộc chủ quyền
của Trung Quốc qua cái điều "tiếp tục tổ chức tuần tra chung giữa hải quân hai nước trong Vịnh Bắc Bộ".
Hiệp
định Phân định Vịnh Bắc Bộ đã được người tiền nhiệm của ông Nguyễn Phú
Trọng âm thầm ký kết với đảng cộng sản Trung Quốc vào năm 2000 và làm
mất đi một vùng lãnh hải, thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của
Việt Nam vào tay Trung Quốc. Chính vì vậy là mãi đến năm 2004 nội dung
hiệp định này mới được công bố. Dù đã mất đi phần nào nhưng trên nguyên
tắc lãnh hải cũng đã phân định, vùng biển thuộc chủ quyền của nước nào
thì nước ấy tuần tra. Tại sao lại có chuyện "tiếp tục tổ chức tuần tra chung giữa hải quân hai nước trong Vịnh Bắc Bộ" khi
mà hiện nay rất nhiều vùng biển của Việt Nam đang bị Trung Quốc dán
nhãn là vùng đang tranh chấp hay "chủ quyền không thể tranh cãi" của
Trung Quốc?
Và trong cái không khí phải căn dặn nhau "Trước
khi giải quyết dứt điểm tranh chấp trên biển, hai bên cùng giữ gìn hòa
bình, ổn định trên Biển Đông, giữ thái độ bình tĩnh và kiềm chế, không
áp dụng hành động làm phức tạp hoá hoặc mở rộng thêm tranh chấp, không để các thế lực thù địch phá hoại quan hệ hai Đảng,
hai nước, xử lý các vấn đề nảy sinh với thái độ xây dựng, không để ảnh
hưởng tới quan hệ hai Đảng, hai nước và hòa bình, ổn định ở Biển Đông",
thì "tuần tra chung" đúng ra là một âm mưu để từng bước bình thường hóa
sự có mặt của hải quân Trung Quốc trên vùng biển thuộc chủ quyền của
Việt Nam mà Trung Quốc đang muốn biến thành vùng đang tranh chấp để bước
đến giai đoạn vùng thuộc chủ quyền của Trung Quốc không thể tranh cải
được.
Tất
cả những điều trên không phải ông Nguyễn Phú Trọng và tùy tùng của ông
15 UVTƯĐ đi cùng ông không biết. Bản tuyên bố chung này đã được soạn
thảo và chờ sẵn ông tại Bắc Kinh từ trước khi ông rời Hà Nội. Nó đã được
lãnh đạo hai đảng thảo luận và đồng tình như một cuộc buôn bán và đổi
chác. Ông Nguyễn Phú Trọng và phe nhóm của ông không bị sụp bẫy Trung
Quốc và bản tuyên bố chung là kết quả sau cùng của một cuộc đi buôn mua lấy sự sống còn của
đảng CSVN. Món hàng trong túi là đất nước Việt Nam mà đảng CS đã bằng
điều 4 hiến pháp đã dành quyền độc tài lãnh đạo - lãnh đạo thì dở nhưng
đem buôn, đem bán thì rất giỏi.
Trong bản tuyên bố chung ông Nguyễn Phú Trọng đã "tin tưởng vững chắc Đảng Cộng sản Trung Quốc nhất định sẽ đoàn kết chặt chẽ và dẫn dắt nhân dân Trung Quốc thực hiện thắng lợi mục tiêu vĩ đại xây dựng toàn diện xã hội khá giả và đẩy nhanh hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa" thì
chắc hẵn ông Trọng và tập đoàn phe phái của ông cũng tin tưởng rằng
những người như ông sẽ dẫn dắt nhân dân Việt Nam mau chóng đi vào vòng
nô lệ hoàn toàn của Trung Quốc.