(Dân trí) - Sau một ngày làm việc, HĐXX Toà phúc thẩm TAND tối cao đã tuyên bị cáo Nguyễn Văn Khanh, cựu Phó chủ tịch huyện Tiên Lãng 30 tháng tù nhưng cho hưởng án treo. Các bị cáo còn lại đều nhận mức án tương tự như phiên toà xét xử sơ thẩm.
Theo
đó, sau quá trình xét hỏi và tranh tụng tại phiên toà, HĐXX đã chấp
nhận kháng cáo của bị cáo Nguyễn Văn Khanh tuyên mức án 30 tháng tù
nhưng cho hưởng án treo (phiên sơ thẩm vào tháng 4/2013, ông Khanh bị
tuyên mức án 30 tháng tù giam).
Cũng
tại buổi tuyên án chiều nay, HĐXX đã tuyên đọc không chấp nhận kháng
cáo của các bị cáo còn lại trong phiên xét xử phúc thẩm gồm: Phạm Xuân
Hoa, Lê Thanh Liêm và Phạm Đăng Hoan. Cả 3 bị cáo còn lại đều nhận mức
án treo như phiên toà sơ thẩm trước đó - gồm: Phạm
Xuân Hoa 24 tháng, 48 tháng thử thách; Lê Thanh Liêm 24 tháng, 48 tháng
thử thách và Phạm Đăng Hoan 15 tháng, 30 tháng thử thách.
Tất cả các bị cáo bị tuyên án trong vụ án " Huỷ hoại tài sản" và " Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng"đều
bị cấm đảm nhiệm chức vụ ở trong các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội
trong thời hạn một năm kể từ thời gian sau khi thi hành xong án phạt tù.
Bị
cáo Nguyễn Văn Khanh, cựu Phó chủ tịch huyện Tiên Lãng, Hải Phòng được
giảm án từ tù giam sang án tù treo tại phiên phúc thẩm do TAND Tối cao
xét xử.
Tại
phiên toà, tuy bị cáo Lê Văn Hiền, nguyên Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng
không kháng cáo và bị kháng nghị nhưng trong phiên tòa phúc thẩm này,
HĐXX vẫn triệu tập ông Hiền đến tòa để làm rõ một số tình tiết liên quan
đến bị cáo trong vụ án.
4
bị hại của vụ án là vợ chồng ông Đoàn Văn Vươn, bà Nguyễn Thị Thương và
vợ chồng ông Đoàn Văn Quý, bà Phạm Thị Báu ( tức Hiền). 6
nhân chứng và một thành viên Hội đồng định giá tài sản có mặt tại phiên
tòa. 5 luật sư tham gia phiên tòa đều bảo vệ cho các bị hại. Các bị cáo
không mời luật sư.
Bị cáo Khanh được tại ngoại từ ngày 28/6/2013. Về
phía các bị hại Vươn, Quý, Thương và Báu đều đề nghị Hội đồng xét xử
tuyên huỷ bản án sơ thẩm và yêu cầu điều tra lại vụ án. Cũng tại toà, cả
4 bị hại đều đề nghị giảm hình phạt cho bị cáo Khanh và tăng hình phạt
đối với các bị cáo Hoa, Liêm và Hoan. Về yêu cầu bồi thường tài sản thiệt hại, gia đình ông Vươn cho biết đang khởi kiện đòi bồi thường gần 60 tỷ đồng.
Sau
khi các luật sư đưa ra các lí lẽ, căn cứ, quan điểm của vụ án và vị đại
diện viện kiểm sát lần lượt trả lời. Kiểm sát viên nhận định kết quả
định giá tài sản bị huỷ hoại là khách quan, có căn cứ. Vì vậy, ông Vươn
đề nghị tăng bồi thường là không có cơ sở. Vị đại diện viện kiểm sát
cũng nhận định không có đủ căn cứ để khẳng định là bỏ lọt tội phạm,
không đủ căn cứ, tình tiết để tăng nặng hình phạt đối với các bị cáo mà
các bị hại đề nghị, không có căn cứ để hủy bản án sơ thẩm...
5 bị cáo là cựu quan chức huyện Tiên Lãng, xã Vinh Quang tại phiên toà phúc thẩm ngày 1/8.
Toàn
bộ tài sản bị hủy hoại theo kết quả định giá là hơn 295 triệu đồng. Ông
Nguyễn Văn Tuấn, thành viên Hội đồng giám định nêu ra các căn cứ để
định giá tài sản hủy hoại là dựa trên các căn cứ thực tế và qui định của
nhà nước đúng theo qui định pháp luật.
Tại
phiên tòa phúc thẩm, cả 5 bị cáo đều thừa nhận hành vi phạm tội của
mình, trong đó có 4 bị cáo là Khanh, Hoa, Liêm và Hoan bày tỏ thái độ ăn
năn xin HĐXX phúc thẩm cho giảm nhẹ hình phạt. Còn bị cáo Lê Văn Hiền
không có kháng cáo, không xin giảm nhẹ hình phạt, song vẫn thừa nhận vi
phạm tội và xin chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Bị cáo
Khanh cho rằng, bản án sơ thẩm 30 tù giam là quá nặng nên xin được tòa
phúc thẩm cho hưởng án treo vì có nhiều tình tiết giảm nhẹ như: Trong
quá trình thực hiện cưỡng chế, bị cáo không có động cơ xấu, không có thù
hẳn gì với gia đình ông Vươn.
Hơn
nữa, gia đình ông Khanh là một gia đình có truyền thống cách mạng, bản
thân ông Khanh có nhiều đóng góp cho đại phương. Trong khi đó, bị cáo
Hoa xin giảm nhẹ hình phạt vì lý dó khi thực hiện hành vi phạm tội chỉ
là một cán bộ công chức có vai trò thực thi nhiệm vụ cấp trên giao.
Đối
với 2 cựu quan chức xã Vinh Quang là Liêm và Hoan thẳng thắn đề nghị
HĐXX phiên tòa phúc giảm tội từ án treo xuống hình thức cảnh cáo trước
tòa vì chung lý do là khi thực hiện cưỡng chế họ chỉ là những cán bộ
công chức, Đảng viên thực nhiệm vụ cấp trên giao nên phải phục tùng và
hơn nữa họ đã thưc hiện hiện việc bồi thường cho phía bị hại.
Quốc Đô