Nhắc đến Vietnam Airline (VNA), hẳn nhiều người sẽ mỉm cười nghĩ đến diễn viên hài Công Lý với “Bài ca Sorry Airline” nổi tiếng.
Người khác sẽ thở dài trước những chướng tai gai mắt. Hoặc tệ hơn, sẽ chửi thề
Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Phạm
Quý Tiêu hôm 4/4/2013 bất ngờ ký một công văn gửi VNA và một số Hãng
Hàng không khác yêu cầu “chấn chỉnh thái độ và chất lượng phục vụ hành
khách trên các chuyến bay và tại các Cảng Hàng không”.
Công văn này có nhắc tới “chất lượng
dịch vụ, thái độ phục vụ của nhân viên Hàng không trên một số chuyến bay
và tình trạng hủy chuyến bay..”, dù là trong phòng khách VIP.
Có lẽ là không vô tình, công văn không
nêu đích danh, nhưng nhắc tới “kể cả một số hành khách là khách ưu tiên
và cán bộ cấp cao Nhà nước”.
Nhắc đến VNA, hẳn nhiều người sẽ mỉm
cười nghĩ đến diễn viên hài Công Lý với “Bài ca Sorry Airline” nổi
tiếng. Người khác sẽ thở dài trước những trướng tai gai mắt.
Hoặc tệ hơn, sẽ chửi thề.
Người cần phải cảm ơn, không phải là Thứ
trưởng Tiêu, khi cái công văn chấn chỉnh này giờ là quá chậm trễ, và
cũng chẳng ai tin là văn hóa sẽ được tạo lập luôn và ngay chỉ sau một
mệnh lệnh hành chính chung chung.
Người cần cảm ơn chính là vị “Cán bộ Cao
cấp Nhà nước” nào đó, khi ông bị đối xử và có phản ứng về những điều
người dân vẫn bị đối xử và không bao giờ dám phản ứng, nếu không muốn bị
gô cổ, phạt tiền, thậm chí, bị “cấm bay”.
Nếu bạn không nhớ, thì xin nhắc lại,
người từng bị còng tay như tội phạm là một HLV tuyển Taekwondo Quốc gia
chứ không phải diện quần thoa, hay thư sinh trói gà không chặt như đa số
“khách bị hành”.
Hồi đầu năm 2011, sau vụ còng tay, cư
dân mạng đã sáng tác ra một nội quy mới, dành cho khách hàng của “Hãng
Sorry Airline”, đến giờ vẫn là câu chuyện cười ra nước mắt:
1. Khi bạn không gọi đồ ăn, nếu Tiếp
viên mang đến cho bạn, bạn bắt buộc phải ăn vì nếu không sẽ bị khép vào
tội “Dám bật lại Tiếp viên”.
2. Khi hành khác đã lên máy bay nếu muốn
xuống phải được sự đồng ý của Tiếp viên, nếu không sẽ phải xuống theo
phương song song với mặt đất.
3. Khi hành khách trọn đời không muốn bay với Sorry Airline, hãy lên báo và có ý kiến “góp ý, xây dựng”.
4. Đừng bao giờ cố gắng tranh cãi với Sorry Airline, hoặc bạn sai hoặc Sorry Airline luôn đúng.
5. 80% tiếp viên của Sorry Airline là bất lịch sự, 20% còn lại thì không biết “lịch sự” nghĩa là gì.
6. Nếu bạn bay với Sorry Airline và
chuyến bay của bạn đến sân bay đích đúng giờ, bạn nên xem lại đồng hồ,
có thể bạn đã bị trễ chuyến 24 tiếng.
Thưa thứ trưởng Tiêu, những điều ông hôm nay ra công văn chấn chỉnh đã ít nhất tồn tại từ bấy giờ.
Lê la sân bay đã trở thành “Chuyện thường ngày ở huyện”.
18% số chuyến bay bị chậm, hủy. 540
chuyến bay phải “sorry” chỉ trong mấy ngày tết. Và, với một giọng dịu
dàng nhất, chúng ta được giải thích là do “Lỗi kỹ thuật”.
Xin lỗi là một hành vi văn hóa, đáng
được trân trọng, nhưng một lời xin lỗi sáo rỗng, với một lý do nhạt toẹt
“sự cố kỹ thuật” nói đi nói lại cả vạn lần, tạo ra sự bất bình, ức chế
đến nỗi người ta gán luôn cho hàng hàng không là “Sorry Airline” thì nói
thật, đó không còn là văn hóa nữa.
Êm ái quá, êm ái đến phát sởn da gà. Cười nhạt quá, lạnh quá, đôi khi nó giống với việc nhe răng.
Liệu có văn hóa nào tạo lập trên sự độc quyền?..
Có người nói lối hành xử của ngành Hàng không y như ngành điện, lơ mơ là cắt điện liền, không nói nhiều.
Và lối hành xử đó chỉ có thể tồn tại khi khách hàng của những ngành này không còn bất cứ sự lựa chọn nào khác.
Trong những lời đàm tiếu về “Sorry
Airlines”, có những điều hoàn toàn nghiêm túc: “Từ Sorry Airlines, Hiệp
hội Hàng không thế giới đưa ra định nghĩa mới về hãng Hãng không mẫu mực
như sau: “Một hãng Hàng không mẫu mực là hãng hàng không biết tha thứ
cho khách hàng khi… chính họ sai”; “Sorry Airline không có thời gian để
sửa hình ảnh của mình bởi vì họ quá bận rộn trong việc quảng bá hình ảnh
của đất nước”..
Khi người dân đàm tiếu, diễu nhại, có nghĩa họ không còn tin vào sự nghiêm túc nữa rồi…
Theo Đào Tuấn Blog