THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

04 January 2013

20,000 Thợ TQ Xây Đường Sắt Qua Lào, Cơ Nguy Mai Phục Bên Hông VN

BIỂN ĐÔNG/TRƯỜNG SƠN (VB) --  Trong khi tàu hải giám Trung Quốc tuần tra Biển Đông kể từ ngày đầu năm nay để thực hiện chính sách công khai lấn chiếm biển của VN, nhà nước Bắc Kinh lặng lẽ đưa 20,000 công nhân vào Lào trong vài tuần nữa để tiến hành xây dựng tuyến xe lửa nối nhiều quốc gia Đông Nam Á.

Số lượng 20,000 công nhân là tương đương quân số 2 sư đoàn -- tuy nhiên, báo New York Times trong khi tường thuật không ghi rõ là 20,000 công nhân TQ sau khi xây xong đường sắt có sẽ ở lại ăn đời ở kiếp tại Lào hay không.

Bản tin ghi lời ông chủ người Hoa tên là Wang Quan, một ông chủ khách sạn mới mở ở thị trấn Oudom Xai, ở phía Bắc Lào Quốc, hy vọng rằng đợt đầu của 20,000 công nhân TQ sẽ tới đây sớm để xây tuyến xe lửa mới.

Bản tin báo New York Times nói rằng tại thành phố Luang Prabang, nơi thu hút nhiều du khách và sẽ được tuyến xe lửa mới sẽ xuyên qua, TQ đã xây các bệnh viện và đã nâng cấp phi trường rồi.

Một số dân Lào không hài lòng vì dân TQ vào đông, “than phiền rằng đất nước Lào bây giờ đang trở thành nhiều hơn một tỉnh cuả TQ, hay nói khéo léo, chính là một quốc gia chư hầu.”

Oudom Xai hiện đã có một trường dạy tiếng Trung Quốc sáng lập bởi doanh nhân TQ, có 400 học sinh và 28 giáo viên, một số lãnh lương từ chính phủ TQ.

Wang, người chủ khách sạn, nói rằng vài tuần nữa, dự án xây tuyến xe lửa sẽ khởi động.

Tuyến xe lửa này sẽ đi từ Kunming (Côn Minh), thủ phủ tỉnh Yunnan (Vân Nam của TQ) xuyên qua Oudom Xai để tới   Vạn Tượng, thủ đô Lào, sẽ noôi tới Bangkok, từ đây nối sang Dawei, tới Vịnh Bengal của Miến Điện và như thế sẽ giúp TQ tránh eo biển Malacca, một điểm chận giữa Ấn Độ Dương và bờ biển phía đông TQ.

Riêng khoảng đường sắt dài 260 dặm trị giá 7 tỷ đôla trên đất Lào, nghĩa là gần bằng tổng sản lượng quốc dân 8 tỷ đô GDP của Lào là do Lào vay từ TQ để rồi sẽ gánh nợ mà trả bằng khoáng chất, kể cả chất potash và đồng.

Các cơ quan quốc tế -- như Ngân Hàng thế Giới WB, Ngân Hàng Phát Triển Á Châu... -- đều cảnh giác Lào rằng không thể gánh nợ gần bằng GDP như thế, và sai lầm đắt giá naỳ sẽ biến Lào trở thành bãi rác khổng lồ do tác động xây dựng...

Nhưng ảnh hưởng tới VN ra sao? Nếu có chiến tranh, chắc chắn VN sẽ gặp sơ hở bên hông từ xứ Lào, nơi TQ có thể sẽ ém nhiều người hoặc binh sĩ nằm vùng.

Về phía Biển Đông, bản tin VOA hôm Thứ Tư ghi nhận rằng Tàu hải quân INS Sudarshini của Ấn Độ ngày 1/1 đã cập cảng Tiên Sa của Đà Nẵng, bắt đầu chuyến thăm hữu nghị trong ba ngày.

VOA nói, Tân Hoa xã trích dẫn báo chí Việt Nam cho hay ngoài các sinh hoạt giao lưu, sĩ quan-thủy thủ trên tàu sẽ tham quan các thắng cảnh và di tích văn hóa nổi tiếng của thành phố Đà Nẵng.

Chuyến thăm của tàu huấn luyện hải quân Ấn diễn ra giữa bối cảnh Ấn Độ kỷ niệm 20 năm quan hệ với các nước ASEAN và đánh dấu 40 năm quan hệ Việt-Ấn.

New Delhi nói Việt Nam là một trong những ưu tiên của Ấn trong chiến lược hướng về phương Đông.

Việt Nam và Ấn Độ đang tăng cường quan hệ trong nhiều lĩnh vực đặc biệt về quốc phòng và an ninh trong lúc căng thẳng ngoại giao với Trung Quốc về tranh chấp Biển Đông đang leo thang.

Trung Quốc nhiều lần mạnh mẽ phản đối Ấn hợp tác với Việt Nam trong các dự án thăm dò dầu khí ở Biển Đông. Truyền thông Trung Quốc mới đây còn tố cáo rằng Việt Nam ăn cắp tài nguyên của Trung Quốc ở Biển Đông với sự hỗ trợ của một nước thứ ba.

VOA ghi nhận thêm, Ấn Độ nói Biển Đông là tài sản của thế giới và tuyên bố sẵn sàng điều động lực lượng tới bảo vệ các lợi ích quốc gia trên vùng biển này.

Đặc biệt, báo Tiền Phong đã kể chuyện Thuyền trưởng tàu Hoàng Sa kể chuyện bị tàu Trung Quốc đẩy, đuổi...

Bản tin ghi lời thuyền trưởng tàu cá ĐNa 90072 Lê Văn Ninh báo nguy:

“...Thuyền trưởng Lê Văn Ninh nói: “Cần phải làm một cái gì đó, phải làm khẩn trương nếu không, tương lai gần, ngư dân Việt sẽ không còn ngư trường để đánh bắt. Bây giờ, phía Trung Quốc đã xua hàng ngàn tàu cá tràn ra biển Đông. Tàu chiến của họ cũng bắt đầu mở không gian kiểm soát. Theo ước tính của tôi, họ nới rộng tầm kiểm soát khoảng 60 hải lý về 3 hướng Tây, Nam và Đông. Đặc biệt là hướng Tây, tức về phía Việt Nam”.

Anh Ninh kể, trong năm 2012, tính riêng ngư dân Đà Nẵng, cứ mỗi đợt ra khơi Hoàng Sa, nhìn đi nhìn lại chỉ thấy đội tàu chừng 10 – 15 chiếc mạnh dạn bám biển.

Tính cả ngư dân Quảng Nam, Quảng Ngãi thì con số lên hơn trăm chiếc, nhưng chừng đó là chưa ăn thua so với đội tàu hùng hậu của phía Trung Quốc...”