THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

20 November 2012

Nặng trách nhiệm với đảng nhẹ trách nhiệm với dân?



2012-11-19
Vừa qua đại biểu Dương Trung Quốc trình bày về lời xin lỗi của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mà người dân không hài lòng, cùng “văn hoá từ chức” trước quốc hội đã gây khá nhiều lời bình luận và châm biếm trên các mạng xã hội tại Việt Nam
Chinhphu.vn
Đại biểu Dương Trung Quốc chất vấn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. ngày 14/11/2012
Chỉ biết có Đảng
Tại nghị trường Quốc Hội VN hồi sáng 14 tháng 11 vừa rồi, sau khi Đại biểu Dương Trung Quốc trình bày về lời xin lỗi của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mà người dân không hài lòng, cùng “văn hoá từ chức”, như sau:
Kính thưa Thủ tướng tóm lại xin có hai câu hỏi. Một: Thủ tướng nghĩ gì về ý kiến cho rằng mình đã nặng trách nhiệm với Đảng mà nhẹ trách nhiệm với dân? Thứ hai: Thủ tướng có tán thành sự khởi đầu cho một sự tiến bộ của chính phủ hướng tới một văn hóa từ chức để từng bước đoạn tuyệt với những lời xin lỗi hay không, xin cám ơn Thủ tướng.
Thì Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng – nói theo blog Dân Làm Báo – “không trả lời trực tiếp đi vào câu hỏi mà bắt đầu vòng vo câu giờ”, nhưng rồi “cũng buộc phải quay trở lại với câu hỏi đã nêu” bằng câu trả lời “lạc đề” khiến blogger Trương Duy Nhất cho rằng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng “không phân rạch được chỗ nào là trách nhiệm trước dân, chỗ nào là trách nhiệm trước đảng”. Ông Nguyễn Tấn Dũng quên hẳn trách nhiệm với dân, mà say sưa với trách nhiệm với đảng:
Đối với tôi thì hôm nay còn ba ngày nữa là tròn 51 năm tôi theo Đảng hoạt động cách mạng. Chịu sự lãnh đạo quản lý trực tiếp của Đảng. Trong 51 năm qua tôi không xin với Đảng cho tôi làm, cho tôi đảm nhiệm một
Biểu ngữ ngày Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam (minh hoạ)AFP
Biểu ngữ ngày Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam (minh hoạ)AFP
chức vụ này hay một chức vụ khác và mặt khác thì tôi cũng không từ chối, không thối thoát bất cứ nhiệm vụ gì mà Đảng, nhà nứơc giao phó cho tôi.
Vẫn theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thì gần suốt cuộc đời “đi theo đảng” của ông và được đảng và nhà nước phân công như vậy, ông nguyện sẽ “tiếp tục thực hiện nghiêm túc như đã làm trong suốt 51 năm qua”. Qua bài “Dân-đảng”, blogger Trương Duy Nhất nhận xét:
Nghe Thủ tướng nói càng thấy đúng là ông chỉ nói về trách nhiệm trước đảng, về sự tận tụy, lòng trung thành với đảng mà không hề ý thức được trách nhiệm trước dân
blogger Trương Duy Nhất
Nghe Thủ tướng nói càng thấy đúng là ông chỉ nói về trách nhiệm trước đảng, về sự tận tụy, lòng trung thành với đảng mà không hề ý thức được trách nhiệm trước dân. Tôi có cảm giác dường như Thủ tướng nhầm lẫn quốc hội với đảng. Quốc hội là đại diện của dân, trả lời chất vấn trước quốc hội là trách nhiệm trước dân chứ không phải trách nhiệm trước đảng.Trách nhiệm trước dân luôn phải được đề cao và coi trọng hơn trách nhiệm trước đảng.
Khác với các đảng khác, thậm chí cả các đảng Cộng sản khác, không chỉ chính quyền, đoàn thể mà đảng Cộng sản Việt Nam cũng ăn từ đồng thuế dân nuôi. Người ngoài đảng cũng phải đóng thuế nuôi đảng. Vì thế, không quan chức đảng viên nào được quyền đặt trách nhiệm, lợi ích đảng lên trên trách nhiệm và lợi ích của dân, với dân. Chính khách hàng nguyên thủ càng phải ý thức, phân rạch rõ điều này…Xem ra bài học vỡ lòng dân-đảng còn quá nhiều người chưa thuộc.
Blogger Vũ Đông Hà đề nghị “Đừng chửi một mình thủ tướng! Ông đang nói giùm cho nhiều cha nội khác!”, nhưng tác giả không quên lưu ý rằng:
Người dân chất phát bán rong kiếm từng đồng. AFP
Người dân chất phát bán rong kiếm từng đồng. AFP
Thủ tướng tui 51 năm theo đảng chứ có đếch theo DÂN à nghe. Cái ghế đang ngồi, cái dinh đang ở, cái nhà họ đã xây, mớ ngân hàng con Phượng làm chủ... là nhờ ơn Bác và Đảng cả. Chẳng có thằng dân đen nào vào đây. Đừng có lộn xộn để rồi lạng quạng!
Không chỉ chính quyền, đoàn thể mà đảng Cộng sản Việt Nam cũng ăn từ đồng thuế dân nuôi. Người ngoài đảng cũng phải đóng thuế nuôi đảng. Vì thế, không quan chức đảng viên nào được quyền đặt trách nhiệm, lợi ích đảng lên trên trách nhiệm và lợi ích của dân, với dân
blogger Trương Duy Nhất
Blog Dân Làm Báo nhắc tới chuyện ông Nguyễn Tấn Dũng “đi theo đảng” đã 51 năm khiến “khá nhiều lời bình luận và châm biếm trên các mạng xã hội tại Việt Nam”, như Facebook của Anh Chí phân tích rằng “đồng chí X sinh năm 1949, năm nay 2012. Như vậy ông Nguyễn Tấn Dũng từ năm 12 tuổi (năm 1961) đã đi theo Đảng”. Và
Facebook này kết luận: “Thảo nào đồng chí X tài thế. Tài thật, tài đến thế là cùng…!”. Một người khác nói tiếp, “ Đảng lừa thằng bé 12 tuổi đi theo, nay nó quay sang lừa lại Đảng”.
Blog Dân Làm Báo không quên trích dẫn độc giả Nặc Danh nhận xét rằng:
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có đầy đủ tố chất để là một nhà chính trị giỏi và là một người lãnh đạo sáng suốt của đảng:
Trung thành, tuyệt đối trung thành: ông Dũng theo đảng gần 51 năm, chưa bao giờ ông làm trái ngược ý kiến của lảnh đạo đảng... cho dù ý kiến ấy sai (thí dụ đề cử một anh y tá miệt vườn lên làm lảnh đạo kinh tế, văn hóa, chính trị cho cả một đất nước gần 90 triệu dân).
Đảng, Nhà nước và Pháp luật?
Qua bài “51 năm ‘đi theo đảng’ ”, tác gia Lê Phục Văn “thành thật mà nói” rằng nếu LHQ hay Uỷ ban Nobel có giải thưởng “Chính khách Chai mặt” thì ứng viên sáng giá nhất trong năm phải là ông Nguyễn Tấn Dũng - còn được biết đến với biệt danh “đồng chí X” sau đại hội trung ương 6 vừa rồi. Tác giả Lê Phục Văn giải thích:
Nhiều công ty doanh nghiệp nhà nước sử dụng hàng trăm tỷ đồng mua sắm những tàu biển, ụ nổi phế thải với tiền của dân...RFA file
Nhiều công ty doanh nghiệp nhà nước sử dụng hàng trăm tỷ đồng mua những tàu biển, ụ nổi phế thải của nước ngoài với tiền của dân...rồi mang bỏ.RFA file
Lý do đoạt giải là ông Dũng đã trả lời một cách lưu loát mà không biến sắc mặt, tựa hồ như ông đã biết rõ câu hỏi của ông đại biểu Dương Trung Quốc và đã chuẩn bị sẵn câu trả lời. Xuất sắc hơn nữa là ông còn biết tận dụng con số 51 năm để nhắn nhủ là mình có quá trình đóng góp xương máu và mồ hôi nước mắt cho đảng cộng sản, vượt xa nhiều đối thủ đang rắp tâm muốn hạ gục ông.
Chỉ cần con số 51 năm "đi theo đảng" và câu nói "đảng đã chọn lựa và phó thác chiếc ghế thủ tướng", thì cả đảng (chứ đừng nói là cái quốc hội nghị gật) sẽ không dám truy hỏi thêm một câu nào khác. Với tội trạng ngập đầu cả nước đều biết mà đại đa số ban chấp hành trung ương đảng không dám đề nghị kỷ luật ông Dũng thì quốc hội là cái thá gì mà dạy dỗ cho ông biết về hành động từ chức để giữ tiết tháo và liêm sỉ của tiền nhân?
Chỉ cần con số 51 năm "đi theo đảng" và câu nói "đảng đã chọn lựa và phó thác chiếc ghế thủ tướng", thì cả đảng (chứ đừng nói là cái quốc hội nghị gật) sẽ không dám truy hỏi thêm một câu nào khác
Tác giả Lê Phục Văn
Nhân chuyện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng “đi theo đảng” được 51 năm nay, blogger Hiệu Minh bỗng nhớ chuyện “Từ anh Ba (Duẩn) đến danh Ba (Dũng)”, rồi kể rằng “ Mình nhớ những năm 1980, Giáo sư Phan Đình Diệu, lúc đó là đại biểu QH trẻ nhất, có nói đại ý về TBT Lê Duẩn, anh Ba (Duẩn) rất vĩ đại vì đã đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ đến thắng lợi, nhưng anh sẽ vĩ đại hơn nếu từ chức. Lý do góp ý là bởi Giáo sư nhìn thấy, người lãnh đạo thành công trong chiến tranh nhưng thất bại trong hòa bình.
Bảo vệ đất nước cần một lãnh đạo khác và xây dựng đất nước đòi hỏi một lớp người khác”. Blogger Hiệu Minh đưa ra bằng chứng cụ thể về những gì đã xảy, từ chủ trương hợp tác xã, làm ăn, làm chủ tập thể, cải tạo công thương, ngăn sông cấm chợ.v.v…khiến “cả nước ăn bo bo, đói khát lầm than, đất nước đi vào ngõ cụt” sau 10 năm gọi là “hoà bình”. Tác giả cho biết tiếp:
Người dân chỉ mong Tổng Bí Thư Lê Duẩn ra đi. Ông mất đi rồi, đất nước mới có đổi mới năm 1986 và Việt Nam bước sang trang sử khác. Hôm nay, đại biểu Dương Trung Quốc nói trước VTV truyền hình trực tiếp cho cả nước nghe. History repeated. Lịch sử nhắc lại một lần nữa. Có lẽ chúng ta phải đợi thêm 10 năm nữa… Giả sử hôm nay Tổng Bí Thư Lê Duẩn sống lại thì ông sẽ khuyên gì cho Thủ tướng Dũng? Riêng tôi, có một câu cho Thủ tướng đây, liệu ông có thấy 51 năm, một nửa thế kỷ phục vụ Đảng, còn quá ít hay sao?
Sau chuyện 51 năm say sưa “đi theo đảng” như vừa nói của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng,  Blogger Thuỳ Linh nhấn mạnh rằng “ trách nhiệm đầu tiên về tình trạng của đất nước hiện nay thuộc về đảng cầm quyền”. Qua bài “Exit” (Lối thoát), nhà văn Thuỳ Linh lưu ý rằng “ Chính ông thủ tướng cũng đã thừa nhận là vẫn đang được đảng tin dùng sau tất cả những gì ông thể hiện trong việc điều hành đất nước hết sức tồi tệ trong những năm qua.
Và với tư cách đảng viên, ông an lòng ngồi lại ghế thủ tướng vì được đảng phân công, vì ý thức trách nhiệm của người đảng viên. Nhận là quản lý yếu kém, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế, nhưng ông thủ tướng vẫn ‘không thoái thác’ nhiệm vụ được đảng giao, theo lý lẽ, là đảng viên nên ông chịu sự phân công của đảng”. Blogger Thuỳ Linh nhận xét:
Đến đây câu chuyện đi hay ở của ông thủ tướng không còn liên quan đến hơn 80 triệu người dân. Đó là chuyện lãnh đạo của đảng. Khó mà nói đây là nhiệm vụ “nhân dân giao phó” cho thủ tướng nữa
Blogger Thuỳ Linh
Đến giờ phút này dân chúng có thể hiểu thông điệp của đảng rằng, lối thoát ra khỏi khủng hoảng trầm trọng của đất nước là những “bảo bối”: phê, tự phê, nhận lỗi, nhận trách nhiệm chính trị, sẽ xem xét, sửa chữa, nỗ lực phấn đấu, khắc phục hạn chế yếu kém…Đến đây câu chuyện đi hay ở của ông thủ tướng không còn liên quan đến hơn 80 triệu người dân. Đó là chuyện lãnh đạo của đảng. Khó mà nói đây là nhiệm vụ “nhân dân giao phó” cho thủ tướng nữa…
Qua bài “Văn hoá từ chức: bánh vẽ mới của thời đại”, blogger Vũ Đông Hà lưu ý rằng “Nếu Quốc Hội là cơ quan quyền lực tối cao, có quyền hạn bãi nhiệm Thủ tướng theo như Điều 84 Hiến pháp thì thay vì áp dụng một nền pháp trị công minh, ông ĐBQH Dương Trung Quốc đã mang ‘đức trị’ qua cái gọi là ‘văn hóa từ chức’ vào nghị trường. Và nhiều người vỗ tay, phụ họa ‘văn hóa từ chức phải khởi đầu từ Thủ tướng’. ” Nhà báo Vũ Đông Hà khẳng định:
Không! Từ chức, bãi nhiệm không bắt đầu từ cá nhân nào cả. Nó phải bắt đầu từ việc thi hành nghiêm chỉnh vai trò và trách nhiệm của mỗi bộ phận được quy định trong Hiến pháp quốc gia. Nó phải được áp dụng nghiêm khắc lên mọi thành viên - từ những đại biểu quốc hội cho đến Thủ tướng, Chủ tịch nước...Và không phải ai cũng không biết điều này. Biết nhưng lờ đi vì bất lực trước một xã hội rừng rú và quyền hạn nằm hết trong tay của một tập đoàn tha hóa, sâu bọ mà chính những kẻ đứng đầu tập đoàn cũng phải thú nhận - thú nhận về những điều mà xã hội đã quá tỏ tường.
Tác giả không quên lưu ý về sự sợ hãi lẫn nhau của chính những kẻ cầm quyền trong nước hiện nay, chứ không phải chỉ có người dân thấp cổ bé miệng mới ngày đêm lo sợ trước hành động đàn áp tuỳ tiện, vô cảm và vô nhân của phe cầm quyền. Tại sao ? Tại vì kẻ cầm quyền hiểu rằng “chính mình cũng đang là kẻ phạm tội ít nhiều như những tên đồng chí bên cạnh, như tên đồng chí đứng trên kia đang quanh co đạo đức và bề dày cách mạng 51 năm. Nếu đem đặt để con cá kia nằm trên thớt thì tự họ cũng đang cho mình lên thớt”.
Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.