THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

26 October 2012

Mỹ âm thầm thả katamaran thứ 2 xuống biển

Ngày 3/10 hải quân Mỹ đã chính thức hạ thuỷ tàu đổ bộ siêu tốc đa chức năng Katamaran thứ hai JHSV-2 Choctaw County. Thông tin này trở thành tin vui với quân đội Mỹ nhưng lại là mối lo dành cho các cường quốc khác.


JHSV-2 Choctaw County là chiếc tàu thứ hai trong số 7 tàu đổ bộ loại này được Austal đóng theo hợp đồng với Bộ Quốc phòng Mỹ



JHSV-2 Choctaw County được khởi công vào ngày 8/11/2011. Theo các chuyên gia, thời gian đóng tàu JHSV-2 Choctaw County đã giảm hơn 30% nhờ áp dụng các kinh nghiệm có được trong việc sản xuất con tàu đầu tiên JHSV-1 USNS Spearhead






Hình ảnh chụp JHSV-2 Choctaw County từ trên cao trong ngày hạ thủy…






Theo dự kiến trong năm 2013 hải quân Mỹ sẽ tiếp tục có chiếc JHSV thứ 3 được hoàn thành đóng mới...






Mục đích chế tạo loại tầu này của Hải quân Mỹ là để vận chuyển nhanh binh lính, trang thiết bị kỹ thuật quân sự và khí tài tới các khu vực hoạt động tác chiến






Ngoài ra, những chiếc tàu này có thể sẽ được sử dụng để hỗ trợ và yểm trợ cho các phân đội đặc nhiệm, sử dụng trong các chiến dịch chống khủng bố cũng như các hoạt động nhân đạo






Loại tàu JHSV có khả năng vận chuyển gần 700 tấn hàng hoá hoặc người trong phạm vi hoạt động hơn 2.100 km. Tốc độ hoạt động tối đa của tàu sẽ vào khoảng gần 35 hải lý/giờ






Hình vẽ thiết kế của tầu đổ bộ siêu tốc trong quân đội Hoa Kỳ JHSV






Mô phỏng hình ảnh tầu đổ bộ JHSV nhận vận chuyển khí tài, phương tiện chiến đấu.






Hình ảnh bộ khung của tầu đổ bộ JHSV-2 Choctaw County khi trong giai đoạn lắp ráp






Theo thiết kế loại tàu này có thể hoạt động ở các hải cảng, các nhánh sông nhỏ, nông, đồng thời có thể chở cả các phương tiện vận tải bọc thép hạng nặng. Tàu được trang bị cả bãi đỗ cho máy bay trực thăng ở trên khoang chính.






JHSV có chiều dài 103m, lượng giãn nước 635 tấn, gồm 4 động cơ diesel MTU 20V 8000 M71L công suất 9100 kW. (Trong ảnh là thiết kế chí tiết bên trong của tầu JHSV)






Theo nhận định của nhiều chuyên gia quân sự thì việc Mỹ chế tạo ra JHSV là nhằm tăng cường sức mạnh cho lục quân và hải quân nước này, đồng thời tạo ra lợi thế so sánh với các cường quốc khác về công nghệ chế tạo tầu đổ bộ thế hệ mới..



theo PNTD