Thanh Quang, phóng viên RFA
2012-07-16
Dù Phương Bắc chứng tỏ không cần che giấu hành động ngày càng gây hấn, xâm chiếm ở Biển Đông – nhất là đối với lãnh hải Việt Nam, nhưng những hành động ấy xem chừng như trở nên ráo riết mạnh mẽ đáng ngại sau khi Quốc Hội Việt Nam thông qua Luật Biển khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa.
Hành động bá quyền không che dấu của Trung Quốc
Và hiện nay, điểm ngày càng rõ nét là hành động của Bắc Kinh có thể nhằm đưa Việt Nam vào cái thế “đụng đầu khó tránh” – nói theo lời blogger Tiến Hồng.
Trong mấy ngày nay, báo chí trong nước mạnh mẽ báo động “Lại thêm một hành vi gây hấn mới của Trung Quốc trên Biển Đông”, hay “Trung Quốc gây hấn, đưa 30 tàu cá đến Trường Sa”, hoặc “Tàu cá hay là đội tiền trạm chiến tranh?”.
Blogger Thu Thuỷ đề cập tới các báo in, báo mạng Việt Nam “trong luồng lẫn ngoài luồng” đều “hết sức bực bội” trước hành động khiêu khích gia tăng của Trung Quốc: Điều cùng lúc 30 chiếc tàu cá tới gọi là “làm nhiệm vụ” và đánh bắt ở vùng Trường Sa của Việt Nam dù chính Bắc Kinh trước đó đơn phương ra lệnh cấm đánh bắt trong thời gian từ tháng 5 tới tháng 8 này để bảo vệ “mùa cá đẻ”.
Tân Hoa Xã và báo chí khác của Trung Quốc gần như đồng loạt đề cập tới “lễ khởi hành rầm rộ” tại cảng Tam Á, đưa một đoàn tàu mà họ mô tả là “hoạt động đánh bắt quy mô nhất kể từ nhiều năm
nay”, có tàu ngư chính hộ tống, xuống xâm phạm ngư trường gần đảo Chữa Thập – mà Trung Quốc gọi là đảo Vĩnh Thử - của Việt Nam thuộc quần đảo Trường Sa.“lễ khởi hành rầm rộ” tại cảng Tam Á, đưa một đoàn tàu mà họ mô tả là “hoạt động đánh bắt quy mô nhất kể từ nhiều năm nay”, có tàu ngư chính hộ tống, xuống xâm phạm ngư trường gần đảo Chữa Thập – mà Trung Quốc gọi là đảo Vĩnh Thử - của Việt Nam thuộc quần đảo Trường Sa.
Được biết trong số 30 chiếc tàu vỏ thép 140 tấn này có một tàu tiếp tế hạng nặng 3.000 tấn lo cung cấp dầu, nước, nhu yếu phẩm kiêm thu mua, chế biến thuỷ sản tại chỗ, trong hành động xâm lấn lãnh hải mà phía Hoa Lục khoe là một chiến dịch đánh bắt với sự tham dự đầy đủ của các tàu ngư chính, các đài thông tin trên bộ, các cơ quan liên hệ để
“kịp thời ứng phó với những tình huống bất ngờ” nhằm bảo vệ việc đánh cá trái phép của họ.
Qua bài “Bảo vệ ngư dân là bảo vệ chủ quyền” đất nước, tác giả Tống Văn Công lưu ý:
Trong tình hình Trung Quốc đơn phương gây hấn trên Biển Đông, ngư dân không chỉ là lực lượng đi đầu hoạt động khai thác thủy sản mà còn có vai trò khẳng định chủ quyền biển đảo…Họ là những dân binh không có vũ khí, chỉ có trái tim nóng hổi dòng máu Việt, dám làm “cột mốc sống” trên lãnh hải thiêng liêng. Do đó, bảo vệ ngư dân có ý nghĩa là bảo vệ chủ quyền quốc gia.
...ngư dân không chỉ là lực lượng đi đầu hoạt động khai thác thủy sản mà còn có vai trò khẳng định chủ quyền biển đảo. Họ là những dân binh không có vũ khí, chỉ có trái tim nóng hổi dòng máu Việt, dám làm “cột mốc sống” trên lãnh hải thiêng liêng. Do đó, bảo vệ ngư dân có ý nghĩa là bảo vệ chủ quyền quốc giaTống Văn Công
Câu hỏi từng được nêu lên nhưng xem chừng như chưa có câu trả lời rằng ngư dân Việt Nam được bảo vệ ra sao ?
Các lực lượng của Việt Nam, từ cảnh sát biển, biên phòng, hải quân, không quân cho tới các quan chức hữu trách có bảo vệ ngư dân bị phía Trung Quốc tấn công, bắn giết, đánh đập, trấn lột thuỷ sản, bắt cóc đòi tiền chuộc…hay không ?
Báo Sàigòn Tiếp thị trích dẫn lời một ngư dân thuộc huyện Lý Sơn, Quảng Ngãi, cho biết “cứ ra biển cách đất liền mấy chục hải lý là gặp nhan nhản tàu cá Trung Quốc. Hải hùng nhất là cách tàu Trung Quốc đánh cá…hàng chục tàu dàn hàng ngang trên biển, cào tất tần tật cá, tôm, cua cùng các loải hải sản”, cào cả lưới của ngư dân Việt Nam.
Blogger Hồ Cương Quyết, tức André Manras, cho biết:
Tôi đã phỏng vấn rất nhiều người ở đảo Lý Sơn, Bình Châu về những chuyến đi ra biển đầy gian nan của chồng con họ. Có gia đình bây giờ không còn ai chăm sóc và chị vợ phải
vừa làm mẹ vừa làm cha. Ông chồng chết vì Trung Quốc bắn và xác mất luôn không tìm ra. Nhiều gia đình rất đau khổ vì không thể kiếm ăn trên vùng biển Hoàng Sa là vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam… Tôi nghĩ rằng nếu nhà nước Việt Nam có một người lãnh đạo xứng đáng thì phải hết sức bảo vệ ngư dân.
Muốn làm vừa lòng Trung Quốc?
Nhưng, trong khi nhà nước chưa có hành động cụ thể nào chứng tỏ “bảo vệ ngư dân”, thì người dân yêu nước biểu tình chống Trung Quốc xâm lược lại bị nhà nước tiếp tục thẳng tay đàn áp. Nếu cách đây chưa lâu, tướng Nguyễn Chí Vịnh khi đi sứ sang Tàu long trọng cam kết với Trung Nam Hải rằng “kiên quyết xử lý vấn đề tụ tập đông người ở Việt Nam” và “dứt khoát không để sự việc tái diễn”, thì hồi thứ Sáu ( 13 tháng 7) tuần rồi, một quan chức khác của Việt Nam, ông Nguyễn Thế Thảo, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân TP Hà Nội, lưu ý tại kỳ họp bế mạc của Hội đồng Nhân dân TP Hà Nội cũng về tình trạng “tập trung đông người” kéo về Hà Nội “theo chỉ đạo của đối tượng xấu”.
...tướng Nguyễn Chí Vịnh khi đi sứ sang Tàu long trọng cam kết với Trung Nam Hải rằng “kiên quyết xử lý vấn đề tụ tập đông người ở Việt Nam” và “dứt khoát không để sự việc tái diễn
Blogger Người Buôn Gió phản ứng rằng sự ngang ngược của Trung Quốc khiến những kẻ trong nước muốn chỉ trích biểu tình phải “nín thinh chờ cơ hội”, vì sợ “bị lộ bản chất thân Tàu”. Nhưng, vẫn theo Người Buôn Gió, “một chính khách có tầm cỡ, lão luyện như Nguyễn Thế Thảo…chọn thời điểm để bộc lộ quan điểm của mình”, “tranh thủ lời phát biểu về các vấn đề mà các đại biểu quan tâm đề trình bày cái quan tâm của ông ta. Đó là dân biểu tình, khiếu kiện” tại Hà Nội, mà “trọng tâm của chủ tịch Nguyễn Thế Thảo là phê phán, chỉ tích biểu tình”, phân tích rằng những người biểu tình, khiến kiện là bị thế lực thù địch, cơ hội xúi giục, dù ông ta không nói nguyên nhân nào khiến dân chúng phải biểu tình. Theo Blogger Người Buôn Gió thì “ Đáng ra nếu đổ cho người dân đi khiếu kiện là do thế lực thù địch xúi giục như quan điểm suy diễn của ông Thảo, thì công bằng phải nói những kẻ tạo ra nguyên nhân khiến dân chúng đi biểu tình, khiếu kiện là thế lực đại thù địch”. Và blogger này nhận xét:
Ở bên kia biên giới chắc chắn có những cái gật gù hài lòng vì một quan chức lớn nhất thủ đô Việt Nam đã bày tỏ thái độ mở màn như vậy, sau một tuần im ắng của ngôn luận Việt Nam với các cuộc biểu tình. Lý do bởi loạt gây hấn của Trung Quốc tại biển Đông và trên bàn hội nghị bộ trưởng ngoại
giao các nước Đông Nam Á....trọng tâm của chủ tịch Nguyễn Thế Thảo là phê phán, chỉ tích biểu tình”, phân tích rằng những người biểu tình, khiến kiện là bị thế lực thù địch, cơ hội xúi giục, dù ông ta không nói nguyên nhân nào khiến dân chúng phải biểu tình.
Khi nêu lên câu hỏi có phải “Ông Nguyễn Thế Thảo bị Trung Quốc lợi dụng !?”, blogger Nguyễn Tường Thuỵ phân tích:
Nói về ý mới, ông Thảo cho rằng, vừa qua, những người nông dân khiếu kiện về đất đai bị lợi dụng tham gia vào cuộc biểu tình chống Trung Quốc để gây phức tạp về an ninh – trật tự. Ai xúi giục, lôi kéo họ đây? Họ biểu tình chống Trung Quốc là trách nhiệm công dân của họ. Không thể nói những người dân oan không có tình yêu đối với Tổ quốc. Việc họ bị cướp đất, đi đấu tranh đòi quyền lợi và việc đi biểu tình chống Trung Quốc là hai chuyện khác nhau. Cảm phục những người nông dân vừa bị cướp đất, vừa bị đánh mà vẫn không quên trách nhiệm của một con dân nước Việt. Còn ý cũ, vẫn là những luận điệu mà chính quyền, báo chí nói ra rả từ hơn một năm nay. Đó là việc gán cho những người biểu tình bị thế lực thù địch và bọn cơ hội chính trị lợi dụng, lôi kéo, kích động. Nói thế, ông Thảo đã đứng ở vị trí bề trên mà nhìn xuống dưới, coi thường những người biểu tình. Ông làm như thể họ là những người không hiểu biết nên dễ bị lợi dụng, còn ông mới là người kiên định. Nói thế là ông đã xúc phạm đến họ. Họ không còn là bầy cừu để cho kẻ khác chăn dắt. Xin hỏi ông, tại sao ông không lợi dụng họ mà lại nhường sân cho cái thằng vô hình nào đó...Và, khi ông nhận xét về những người biểu tình như thế, khi ông chủ trương không để dân bị xúi giục tụ tập biểu tình, ông có nghĩ rằng ông đang bị Trung Quốc nó lợi dụng không?
Blogger Hồ Cương Quyết lên tiếng với lãnh đạo Việt Nam rằng đã đến lúc họ phải chọn con đường của họ trước cuộc tấn công đang tăng của Trung Quốc nhắm vào đất nước và các tài nguyên Việt Nam, chống lại nhân dân và tương lai của dân tộc Việt. Blogger Hồ Cương Quyết cảnh báo rằng “Tình thế đang ngày càng nghiêm trọng chẳng còn chừa chỗ cho những bào chữa, cho chỉ những tuyên bố về nguyên tắc, cho những chần chừ tránh né, cho những cuộc thăm viếng hữu nghị dối trá. Gỡ mặt nạ xuống đi mà chọn lấy chỗ đứng rõ ràng và tỏ rõ mình là ai”.
Qua bài “Trông người mà ngẫm đến ta”, TS Nguyễn Minh Hoà cũng báo động về 2 bức tranh tương phản khiến rất có lợi cho Trung Quốc mà rất có hại cho Việt Nam, qua đó, “nhà cầm quyền Trung Quốc thành công trong chiến dịch tuyên truyền không chỉ với người bình dân mà cả với giới trí thức và phần nào thành công trên trường quốc tế” trong khi “có một thực tế không phủ nhận được là truyền thông về vấn đề Biển Đông của ta rất yếu ớt”.
Tình thế đang ngày càng nghiêm trọng chẳng còn chừa chỗ cho những bào chữa, cho chỉ những tuyên bố về nguyên tắc, cho những chần chừ tránh né, cho những cuộc thăm viếng hữu nghị dối trá. Gỡ mặt nạ xuống đi mà chọn lấy chỗ đứng rõ ràng và tỏ rõ mình là aiBlogger Hồ Cương Quyết
Theo TS Nguyễn Minh Hoà thì nếu ai đến Trung Quốc hay có điều kiện xem báo chí, các chương trình truyền hình, radio của Trung Quốc phát đi bằng nhiều thứ tiếng khác nhau thì mới thấy Bắc Kinh “đang huy động có chủ đích toàn bộ sức mạnh của bộ máy truyền thông đại chúng với tần số, tần suất rất cao, dày đặc, phủ sóng rộng khắp để tuyên trường về chủ quyền biển đảo của Trung Quốc”. Thậm chí họ đưa vấn đề trên các diễn đàn quốc tế, đưa vào giáo trình, cho các học giả hàng đầu xuất hiện thường xuyên trên hệ thống truyền hình để “tung ra các luận điệu, trưng ra các bằng chứng” gọi là lịch sử rằng Biển Đông là của họ. TS Nguyễn Minh Hoà báo động:
Họ đã đạt được mục đích. Bằng chứng là hầu hết người Trung Quốc lục địa và người Trung Quốc hải ngoại đều hiểu rằng những gì Việt Nam, Philippines đang làm là không “phải đạo”, là “phi nghĩa” và chuẩn bị gây hấn với Trung Quốc… Nhà cầm quyền Trung Quốc thành công trong chiến dịch tuyên truyền không chỉ với người bình dân mà cả với giới trí thức và phần nào thành công trên trường quốc tế.
Thế còn phía Việt Nam thì sao ? Theo TS Nguyễn Minh Hoà thì “Rõ ràng chúng ta có chính nghĩa, có rất nhiều bằng chứng về lịch sử, địa lý, dân số và pháp lý về Hoàng Sa, Trường Sa nhưng thử hỏi bao nhiêu người dân được nghe, được thấy nó trên báo chí và đặc biệt là trên truyền hình”. TS Nguyễn Minh Hoà nhận xét:
Người dân yêu đất nước, người dân phẫn nộ trước sự lộng hành, lộng ngôn của Trung Quốc, nhưng tình cảm máu thịt đó không thể chỉ xuất phát từ trái tim mà cần phải được nuôi dưỡng bằng sự thật chân lý, bằng kiến thức và sự hiểu biết. Ngay cả các trí thức Việt Nam nếu không được trang bị những kiến thức như thế rất khó nói trong các hội nghị, hội thảo quốc tế. Thật tiếc là những thông tin tối cần thiết như thế lại không được trình bày ngọn ngành hàng đêm trên truyền hình quốc gia (chứ không phải như là một điểm tin hay một thông báo ngắn gọn). Lẽ nào vì thời gian phát sóng một giờ quá đắt, lẽ nào các nhà khoa học của chúng ta không tự tin và không đủ kiến thức?...
Thanh Quang cảm ơn quý vị vừa theo dõi Tạp chí Điểm Blog hôm nay, và mong gặp lại quý vị trong chương trình kỳ tới.