THÔNG BÁO !

Trang blog diễn đàn đã được dời sang địa chỉ mới http://ptlambao.blogspot.com/ . Vui lòng vào đây để theo dõi tin tức mới và tiện việc ủng hộ. Trang này sẽ lưu giữ những thông tin cũ . Xin cả ơn sự ủng hộ của mọi người

TM Ban Điều Hành Blog

23 June 2012

Campuchia – Việt Nam thúc đẩy quan hệ hợp tác đầu tư



2012-06-22
Ngày 24/6, Campuchia và Việt Nam sẽ tổ chức kỷ niệm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao của hai nước.
(ảnh Quốc Bình).cpv.org
Đoàn công tác đặc biệt của Ủy ban liên hợp biên giới hai nước Việt Nam – Campuchia tại vị trí 314 là vị trí mốc cuối cùng trên tuyến biên giới
Hội nghị xúc tiến đầu tư lần thứ 3 cũng sẽ diễn ra trong ngày nhằm thúc đẩy mối quan hệ hợp tác đầu tư, thương mại giữa hai nước. Từ Campuchia, thông tín viên Quốc Việt có bài tường trình như sau:
Thủ tướng Campuchia Hun Sen và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng sẽ đồng chủ trì lễ khánh thành cột mốc biên giới giữa hai nước, đồng thời kỷ niệm 45 năm hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao (24/6/1967 – 24/6/2012).
Cột mốc biên giới số 314 dự kiến được Thủ tướng hai nước khánh thành nằm trên biên giới giữa huyện Kampong Trach, tỉnh Kampot của Campuchia và huyện Hà Tiên thuộc tỉnh Kiên Giang của Việt Nam.
Sau lễ khánh thành cột mốc vừa nói, Thủ tướng hai nước sẽ cùng chủ trì Hội nghị xúc tiến thương mại và đầu tư lần thứ ba, diễn ra tại huyện Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang. Dự kiến tham dự Hội nghị có đại diện lãnh đạo các bộ, ngành và gần 200 doanh nghiệp hai nước.
Nhiều ưu đãi cho các nhà đầu tư Việt Nam
Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia, hai bên sẽ ký nhiều văn kiện pháp lý về hợp tác song phương trên hầu hết các lĩnh vực và hình thành các cơ chế hợp tác cần thiết, phù hợp với tình hình và yêu cầu phát triển của hai nước. Trong đó, cũng có văn kiện pháp lý thỏa thuận về việc xúc tiến đầu
Sản phẩm nước tương Nam Dương của Việt Nam tại hội chợ triển lãm ở thủ đô Phnom Penh ngày 11/8/2011
Sản phẩm nước tương Nam Dương của Việt Nam tại hội chợ triển lãm ở thủ đô Phnom Penh ngày 11/8/2011
tư và bảo vệ các nhà đầu tư giữa chính phủ Campuchia – Việt Nam.
Trong những năm gần đây, Campuchia đã thu hút lượng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài rất mạnh. Đặc biệt là các doanh nghiệp Việt Nam khi chính phủ của đảng Nhân dân đang cầm quyền có mối quan hệ mật thiết với ĐCS Việt Nam và tiếp tục đẩy mạnh việc thu hút luồng đầu tư từ Việt Nam. Chính phủ Phnom Penh cũng đang tiếp tục tiến hành cải tổ trên một số lĩnh vực nhằm thúc đẩy thương mại và đầu tư, nhất là những lĩnh vực mà Campuchia có thế mạnh như thủy điện, khoáng sản, viễn thông, trồng cao su…v.v.
..Campuchia đã thu hút lượng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài rất mạnh. Đặc biệt là các doanh nghiệp Việt Nam khi chính phủ của đảng Nhân dân đang cầm quyền có mối quan hệ mật thiết với ĐCS Việt Nam và tiếp tục đẩy mạnh việc thu hút luồng đầu tư từ Việt Nam
Ông Kong Putheara, Vụ trưởng vụ thống kê và thông tin thương mại thuộc Bộ Thương mại Campuchia cho biết Campuchia – Việt Nam là hai quốc gia láng giềng được thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1967. Chính phủ thường tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đến từ Việt Nam. Việt Nam là quốc gia có cơ hội làm ăn tại Campuchia nhiều nhất do điều kiện biên giới thuận lợi và người dân thấu hiểu nền văn hóa, truyền thống của dân xứ chùa Tháp.
Ngoài vấn đề biên giới, ông Kong Putheara cho biết thêm:“Còn có luật thương mại, ưu đãi thuế của chính phủ Campuchia và có chiến lược ưu đãi cho nhà đầu tư nước ngoài. Đặc biệt, trong đó cũng có Việt Nam nhận được ưu đãi hạ thuế. Bên cạnh đó, chính phủ cần tạo việc làm cho dân, thứ nhất. Thứ hai, Campuchia có thị trường nước ngoài. Trong đó, quá trình xuất khẩu gạo sang Châu Âu (EU) thì giá khác, còn xuất sang Việt Nam thì giá khác. Ở đây, là do chính phủ hai nước có thương lượng ưu đãi thuế.
Ngoài ra, chính phủ còn tạo điều kiện cho Việt Nam để nhận được đất tô nhượng (land concession). Hiện nay, Việt Nam đang tập trung đầu tư vào lĩnh vực trồng cây cao su rất nhiều. Đặc biệt là ở các tỉnh giáp biên giới Việt Nam như tỉnh Mondolkiri, Ratanakiri, Kampong Cham… Đất đai ở Campuchia giàu tiềm năng hơn Việt Nam, còn giá đầu tư thì rất rẻ.”
Qua Hội nghị xúc tiến đầu tư lần thứ hai và các cuộc họp của Ủy ban hỗn hợp Campuchia – Việt Nam, lãnh đạo các bộ, ngành và doanh nghiệp hai nước càng tin cậy nhau hơn. Hai nước nhất trí thúc đẩy hợp tác về lĩnh vực thương mại, giáo dục và đào tạo, nông lâm và ngư nghiệp, công nghiệp mỏ và năng lượng, xây dựng cơ sở hạ tầng và giao thông vận tải, lĩnh vực du lịch, y tế, văn hóa nghệ thuật và thể thao, an ninh quốc phòng, chương trình phát triển vùng tam giác Campuchia – Việt Nam – Lào, hoạt động tìm kiếm hài cốt quân tình nguyện Việt Nam…v.v.
Ngoài ra, chính phủ còn tạo điều kiện cho Việt Nam để nhận được đất tô nhượng (land concession). Hiện nay, Việt Nam đang tập trung đầu tư vào lĩnh vực trồng cây cao su rất nhiều. Đặc biệt là ở các tỉnh giáp biên giới Việt Nam như tỉnh Mondolkiri, Ratanakiri, Kampong Cham
ông Kong Putheara
Về công tác cắm mốc biên giới trên bộ, hai nước đã cắm được 280/314 cột mốc biên giới trên thực địa. Hai nước sẽ hoán đổi một số ngôi làng theo sự thỏa thuận của Ủy ban biên giới hỗn hợp Campuchia – Việt Nam sau kỷ niệm 45 năm hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao và lễ khánh thành cột mốc số 314 vào ngày 24/6/2012.
Hai mặt của các hoạt động đầu tư kinh doanh
Ông Nguyễn Văn Định, Chủ tịch Hội doanh nghiệp người Việt tại Campuchia cho biết nguyên nhân khiến các doanh nghiệp Việt Nam tập trung đầu tư mạnh là do tình hình chính trị xã hội xứ này ổn định. Chính phủ xứ chùa Tháp có chính sách ưu đãi phát triển cho các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài còn các nhà đầu tư nước ngoài trong đó có Việt Nam đều tuân thủ luật đầu tư và quyền lợi công dân bản xứ.
Ông phát biểu: “Nói chung, bao giờ chúng tôi cũng có trách nhiệm tạo điều kiện, tạo cầu nối thông tin tốt cho các doanh nghiệp ở Việt Nam sang đầu tư Campuchia về những thông tin về đất nước Campuchia, tình hình Campuchia và kinh tế Campuchia. Và điều kiện ưu đãi của chính phủ Campuchia như thế nào để họ an tâm đầu tư. Về lợi ích, sau khi người nước ngoài đầu tư vào thì tạo công ăn việc làm cho dân Campuchia, tạo điều kiện phát triển kinh tế Campuchia trong những năm sau này.
Các công ty Việt Nam đã và đang tăng cường đầu tư vào lĩnh vực trồng cây cao su nhưng chính các công ty từ nước này đang chặt phá rừng bừa bãi, lấn chiếm đất dân và không đền bù thỏa đáng.
các tổ chức nhân quyền
Sau khi trồng cao su, 7 năm hoặc 10 năm sau đó mới khai thác thì kinh tế Campuchia có nguồn, xuất khẩu rất lớn. Nó tăng thu nhập ngoại tệ, tăng doanh thu trong ngân sách, tăng thuế cho ngân sách. Đặc biệt, tạo công ăn việc làm cho người dân khỏi phải thất nghiệp, thoát khỏi cảnh nghèo của người dân nông thôn.”
Tuy nhiên, các tổ chức nhân quyền và người quan sát vụ tranh chấp đất đai ở xứ chùa Tháp nói các doanh nghiệp đến từ Trung Quốc và Việt Nam đang làm xấu đi tình trạng nhân quyền và luật đất đai tại xứ này. Các công ty Việt Nam đã và đang tăng cường đầu tư vào lĩnh vực trồng cây cao su nhưng chính các công ty từ nước này đang chặt phá rừng bừa bãi, lấn chiếm đất dân và không đền bù thỏa đáng.
Riêng các doanh nghiệp Việt Nam thường gây khó dễ cho người dân địa phương. Các khu vực rừng xanh ở tỉnh Kampong Thom, Preah Vihear, Kratie và Strung Treng là một điển hình. Người dân phải kéo nhau hàng trăm người để khiếu nại chống đối các hoạt động lấn đất và khai thác gỗ trái phép
ông Our Virak
Giám đốc Trung tâm Nhân quyền Campuchia là ông Our Virak nhận xét: “Tất cả quan hệ hợp tác kinh tế với mọi nước trên thế giới, chúng tôi đều đặc biệt coi trọng vì đó là mục đích thành lập một cộng đồng ASEAN năm 2015. Song đó, chính phủ cũng phải có chính sách rõ ràng nhằm bảo vệ người dân bị tước đoạt quyền lợi, đất đai hay cưỡng chế nhà cửa sau khi các công ty nước ngoài nhận được đất tô nhượng.
Riêng các doanh nghiệp Việt Nam thường gây khó dễ cho người dân địa phương. Các khu vực rừng xanh ở tỉnh Kampong Thom, Preah Vihear, Kratie và Strung Treng là một điển hình. Người dân phải kéo nhau hàng trăm người để khiếu nại chống đối các hoạt động lấn đất và khai thác gỗ trái phép.”
Trong những năm qua, quan hệ Campuchia – Việt Nam có những bước phát triển tích cực và có hiệu quả trên nhiều lĩnh vực. Đặc biệt kim ngạch buôn bán hai chiều giữa hai nước không ngừng tăng. Kim ngạch thương mại song phương năm 2011 đạt 2,4 tỷ USD. Chính phủ hai nước còn quyết tâm đưa kim ngạch hai chiều tăng gấp hai lần trong 5 năm tới, đạt 5 tỷ USD.
Nhân Hội nghị xúc tiến đầu tư lần thứ 3, các tổ chức ngoài chính phủ cũng yêu cầu Thủ tướng chính phủ hai nước kiểm điểm, đánh giá lại tình hình đầu tư. Hai bên phải tháo gỡ và giải quyết những khó khăn vướng mắc để giúp cho hoạt động đầu tư, kinh doanh đạt hiệu quả hơn.